1. Kết quả nghiên cứu ban đầu về động vật có xương sống trên cạn ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội 97


Contribution to study on vegetation and flora in Da Dang river basin, upstream of Dong Nai river, Lam Dong province



tải về 343.44 Kb.
trang14/20
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích343.44 Kb.
#31619
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20

Contribution to study on vegetation and flora in Da Dang river basin, upstream of Dong Nai river, Lam Dong province

Nguyen Thi Mai, Le Ngoc Thong

Agriculture and Forestry University, Ho Chi Minh City

Our research results on the flora and vegetation systems from 4th to 8th December 2009 and from 7th to 25th May 2010 in Da Dang watershed of Dong Nai upriver, Lam Dong province showed that the plant species composition was rich and diverse with 679 species belonging to 360 genera. Of which, the Angiospermae was represented by 524 species in 279 genera and 78 families of Dicotyledons; 107 species belonging to 51 genera and 14 families of Monocotyledonae; the Gymnospermae consisted of 14 species of 10 genera and 4 families; the Lycodiophyta included five species of two genera and two families; The Polypodiophyta was represented by 29 species belonging to 18 genera and 7 families. These plants existed in many different types of ecosystems. However, four major natural forest vegetation types were classified: the medium-attitude closed subtropical evergreen moist and rainforests; the closed subtropical moist forests with mixed broadleaved and coniferous tree; the low-mountain subtropical sparse coniferous forests (Pinus khasya); the bamboo forests or the mixed forests of bamboos and broadleaved trees.

29. Thực vật nổi (phytoplankton)
vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ và phụ cận



Nguyễn Hoàng Minh, Vũ Minh Hào,

Nguyễn Văn Quảng, Thái Thị Kim Thanh

Viện Nghiên cứu Hải sản

Thực vật nổi (TVN) vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ và phụ cận đã được phân tích, đánh giá dựa trên nguồn số liệu thu thập được từ năm 1959 đến 2009. Tổng số loài TVN đã xác định được là 449 loài, 100 chi, 43 họ, 10 bộ, 4 lớp, 4 ngành và được chia thành 3 nhóm sinh thái chính. Các chỉ số sinh học (chỉ số da dạng - H’; chỉ số điều hòa -E, chỉ số giá trị tính đa dạng - Dv) cho thấy quần xã TVN ở vùng biển nghiên cứu khá ổn định và phong phú. Kết quả tính toán chỉ số tương đồng Sorensen và phân tích khoảng cách Manhattan cho thấy quần xã TVN ở vùng biển nghiên cứu giống với vùng biển Đông, Tây Nam Bộ hơn so với vùng biển Trung Bộ và Xa Bờ. Đã xác định được 27 loài thường xuyên chiếm ưu thế trong vịnh Bắc Bộ và phụ cận, trong đó có 7 loài thường xuyên chiếm ưu thế trong năm, 5 loài chiếm ưu thế trong một vài tháng và 15 loài chiếm ưu thế trong một thời gian nhất định.

Trong năm, quần xã TVN có hai đỉnh cao về số lượng (tháng 3, 8) và hai khe thấp (tháng 4, 12), khe thấp nhất vào tháng 12. Số lượng trung bình TVN trong mùa gió tây nam phong phú hơn mùa gió đông bắc.

Phytoplankton in Tonkin Gulf and its adjacent

Nguyen Hoang Minh, Vu Minh Hao, Nguyen Van Quang, Thai Thi Kim Thanh

Research Institute for Marine Fisheries



Based on phytoplankton data collected in Tonkin Gulf and adjacent from 1959 to 2009, phytoplankton are studied. The total of phytoplankton species have been identified to be 449 species, 100 Genus, 43 Family, 10 Order, 4 Class, 4 Phylum and is divided into three ecological groups. The biological index (diversity index - H’, Evenness index - E, diversity of value index - Dv) have shown phytoplankton community in Tonkin Gulf and adjacent is abundant and balance. Sorensen index and analysis Manhattan distance have also shown phytoplankton in Tonkin Gulf is similar south-east and south-west than middle and offshore of Vietnam seawater. There are 27 dominant species in Tonkin Gulf and adjacent, among those species have 7 dominant species is always present all year round, 5 species is dominant at a few month and 15 species is dominant at a short time in a year.

30. Sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn làm sinh vật
chỉ thị đáng giá chất lượng nước sông Đáy, sông Nhuệ
(thuộc địa phận tỉnh Hà Nam)

Ngô Xuân Nam, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quang Huy,

Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Thanh Sơn

Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Nghiên cứu được tiến hành tại 18 điểm thu mẫu sông Đáy, sông Nhuệ thuộc địa phận tỉnh Hà Nam từ 2005 đến 2007. Kết quả nghiên cứu đã thu được 34 họ động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn nằm trong hệ thống tính điểm BMWPVIET, tập trung chủ yếu vào các nhóm Gastropoda (7 họ), Hemiptera (5 họ) và Bivalvia (5 họ). Chỉ số ASPT tại các điểm thu mẫu sông Nhuệ dao động từ 1,1 - 3,5, tính chung cho cả sông dao động qua các năm từ 2,4 - 2,7, tương ứng với mức ô nhiễm rất bẩn (Polysaprobe). Chỉ số ASPT tại các điểm thu mẫu sông Đáy dao động từ 3,4 - 4,5, qua các năm chỉ số ASPT dao động trong khoảng 4,0 - 4,1, tương ứng với mức độ bẩn vừa (-Mesosaprobe). Chất lượng nước sông Đáy, sông Nhuệ có chiều hướng suy giảm qua các năm.



Using sing macroinvertebrates as bioindicators
to assess water quality of the Day and Nhue rivers
(the lengths in Ha Nam province)

Ngo Xuan Nam, Nguyen Xuan Quynh, Nguyen Quang Huy,

Nguyen Thai Binh, Nguyen Thanh Son

Faculty of Biology, Hanoi University of Science, VNU

An investigation was conducted at 18 collecting sites of the Day and Nhue rivers (the length in Ha Nam province) from 2005 to 2007. The analytical result consisted of 34 macroinvertebrate families listed in the BMWPVIET scoring system, mainly belonging to Gastropoda (7 families), Hemiptera (5 families) and Bivalvia (5 families). The ASPT values of collecting sites of the Nhue river varied from 1.1 to 3.5, resulting to yearly average values from 2.4 - 2.7, indicated as Very polluted Level (Polysprobe). Meanwhile, the values of ASPT index at the collecting sites of the Day river were from 3.4 to 4.5, leading to yearly average values from 4.0 to 4.1, represented as Quite polluted Level (-Mesosaprobe). The water quality of the Day and Nhue rives tent to decrease year by year.



31. Đặc điểm sinh học của cá Mối hoa

(Trachinocephalus myops) ở vùng biển Bình Thuận

Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Xuân Huấn

Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Kết quả phân tích 2000 số liệu chiều dài và 500 mẫu phân tích đặc điểm sinh học của cá Mối hoa được thu thập từ 42 mẻ lưới kéo trong 5 chuyến biển trong tháng 7 và tháng 8 năm 2009 trên các tầu giả đôi có công suất 74 sức ngựa ở vùng biển tỉnh Bình Thuận cho thấy:

- Cá đánh bắt có chiều dài 77 - 311 mm, trung bình 191 mm nhưng tập trung vào nhóm 170 - 220 mm và có trọng lượng từ 7 - 326 gr, trung bình 68.46 gr nhưng chiếm ưu thế là các cá thể có trọng lượng 25 - 85 gr.

- Quần thể cá khai thác gồm 5 nhóm tuổi, nhưng chiếm ưu thế là tuổi 2+ và 3+. Cấu trúc tuổi cá đực (chỉ có tuổi từ 1+ đến 3+) đơn giản hơn cá cái.

- Các tham số sinh trưởng của cá Mối hoa là: L = 332.11 mm,
W = 313.45 gr, t0 = - 0.78 và k = 0.2455. Phương trình tương quan chiều dài-trọng lượng của loài này có dạng: W = 0.0000109 L2.8583.

- Phổ thức ăn của cá tương đối rộng, bao gồm nhiều loại cá, tôm, mực, cua, ốc nhưng thức ăn quan trọng nhất là cá, đặc biệt có hiện tượng ăn thịt đồng loại ở cá Mối hoa. Có sự thay đổi thức ăn theo nhóm chiều dài, giới tính, tháng và thời gian kiếm ăn trong ngày.

- Cá cái có tỉ lệ cao hơn cá đực vào tháng 8 nhưng có tỷ lệ ngang nhau vào tháng 7. Các cá thể trên 1 năm tuổi có chiều dài trên 120 mm đối với cá đực và 165 mm đối với cá cái đã có thể tham gia vào đàn sinh sản. Cả 2 tháng nghiên cứu đều gặp cá chín sinh dục, nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 7.



tải về 343.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương