Đề Tài: gvhd : LÊ thị kim oanh svth : LÊ thị LỆ thu nguyễn lê phưƠng uyên huỳNH thị MĨ trang



tải về 1.71 Mb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích1.71 Mb.
#36580
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Hình 2.20 Bệnh nhân bị bệnh hen suyễn

Đặc biệt, ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất lớn tới trẻ nhỏ. Theo bác sĩ Hà Mạnh Tuấn - Phó giám đốc BV Nhi đồng 1 (TP.HCM): "Các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ vào viện đó là: viêm phổi, viêm tai giữa, suyễn... Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài môi trường tại Việt Nam là rất cao, điều này được lý giải bằng việc bệnh lý có liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Ô nhiễm không khí là kẻ giết người thầm lặng, ảnh hưởng đến hô hấp, sự phát triển của thai nhi, làm chậm phát triển thần kinh, trí não, tâm thần vận động ở trẻ em".

Một số bệnh có mối liên quan chặt với ô nhiễm không khí đến khám, chữa trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) ngày càng gia tăng như: suyễn (từ 3.074 trường hợp vào năm 1996 tăng lên 11.491 trường hợp vào năm 2005); nhiễm khuẩn hô hấp dưới (từ 2.727 trường hợp vào năm 1996 tăng lên 3.772 trường hợp vào năm 2005); viêm tai giữa (từ 441 trường hợp năm 1996 vào lên 1.999 trường hợp vào năm 2005)...

Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), PGS-TS Võ Công Đồng - Phó giám đốc bệnh viện cho biết, trong khi số lượng trẻ mắc các bệnh ký sinh trùng; nhiễm trùng nhập viện ngày càng giảm, thì bệnh lý hô hấp trẻ mắc phải ngày càng gia tăng (chiếm 40% - 50% số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng 2 trong thời gian qua). Một số bệnh do ảnh hưởng của môi trường, không khí ô nhiễm như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản...





Hình 2.21 Trẻ em bị mắc bệnh đường hô hấp

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các quận, huyện như: quận Tân Bình, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, quận 8, quận 11... là những địa bàn chiếm tỷ lệ cao (trên mức 6%) trong tổng số các bệnh đường hô hấp ở trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Nguyên nhân là do những quận, huyện trên có mật độ dân cư đông, có nhiều nhà máy sản xuất, phương tiện giao thông... gây ô nhiễm, khiến trẻ em mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn những nơi khác.

Theo bác sĩ Hà Mạnh Tuấn, ngoài các bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm không khí, một số bệnh có liên quan đến ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm trong nhà đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu cũng gia tăng trong thời gian qua tại Bệnh viện Nhi đồng, đó là các bệnh: bại não, lymphoma, bạch cầu cấp, dị tật bẩm sinh. Đây là vấn đề cần phải khảo sát thêm vì mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và các bệnh trên khá phức tạp. Có thể thông qua người mẹ truyền qua nhau thai tác động lên bào thai gây ra các biến đổi, dị tật trên trẻ.

Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi cơ thể trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, đồng thời ở lứa tuổi này trẻ hoàn toàn bị thụ động trước các ảnh hưởng có hại của môi trường do người lớn gây ra. Vì vậy, mỗi người cần góp phần làm giảm ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe, nhất là cho con em chúng ta.

Ô nhiễm không khí cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở thành thị.

Dù chỉ tiếp xúc ngắn hạn, cấp thời với không khí ô nhiễm thì vẫn có thể xảy ra biến cố xấu đối với hệ tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và suy tim. Trong trường hợp tiếp xúc dài hạn với không khí ô nhiễm, nguy cơ tử vong vì bệnh mạch vành tim hoàn toàn có thể xảy ra. Thành phần chính của không khí bị ô nhiễm là các tiểu phân cực nhỏ (kích thước tính bằng nanomet) trong khói thải từ xe cộ hay từ nhà máy, xí nghiệp. Không khí ô nhiễm có hai cách tác động lên trên tim mạch. Thứ nhất, gây ra viêm nhiễm trong phổi, rồi từ đó sẽ tác động tới toàn thân, trong đó có hệ tim mạch. Thứ hai, từ phổi các tiểu phân độc hại đi vào hệ tuần hoàn qua màng mạch máu - phế nang, gây tác động độc hại đối với hệ tim mạch. Qua sự tác động của stress oxy hóa trên tế bào và qua các đường tiền viêm, các tiểu phân này thúc đẩy sự phát triển và tiến triển xơ vữa động mạch qua các tác động bất lợi trên tiểu cầu, mô mạch máu và cơ tim. Các tác động này làm cơ sở cho chuỗi thuyên tắc mạch sau đó do tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn với không khí bị ô nhiễm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân của ba triệu trường hợp tử vong sớm hàng năm trên toàn thế giới. Có một sự liên kết đặc biệt của tình trạng này với sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở các quốc gia nghèo và trung bình. Ở các quốc gia phát triển, chất lượng không khí đã được cải thiện từ những năm 1950 và vẫn còn bằng chứng về sự liên quan giữa ô nhiễm không khí với tử vong.

Các tiểu phân như các chất khí NO2, ozone, SO2 và nhiều chất hữu cơ dễ bay hơi khác có trong không khí bị ô nhiễm là các thành phần độc hại đối với sức khỏe con người. Các tác động bất lợi cho sức khỏe thường là do hỗn hợp khí của các tiểu phân này.

Cách chính xác mà qua đó các tiểu phân trong không khí ô nhiễm tác động trên hệ tim mạch vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, nhưng có hai giả thuyết được đề nghị và đã được đánh giá. Đó là tác dụng gián tiếp qua viêm nhiễm ở phổi và tác dụng trực tiếp do đi thẳng vào hệ tuần hoàn. Với giả thuyết thứ nhì, các tiểu phân độc hại được hít vào có thể nhanh chóng được chuyển vào hệ tuần hoàn, ảnh hưởng trực tiếp trên sự đông máu và tính thống nhất của hệ tim mạch. Một khi đã vào hệ tuần hoàn, các tiểu phân độc hại này có thể tương tác với tế bào nội mô mạch máu hay tác dụng trực tiếp trên các mảng xơ vữa động mạch và gây stress oxy hóa tại chỗ.

Số liệu dịch tễ học gợi ý rằng ô nhiễm không khí có thể thúc đẩy cả sự hình thành xơ vữa động mạch mạn tính lẫn thuyên tắc mạch cấp tính. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở gần 800 cư dân tại Los Angeles (California, Hoa Kỳ), Künzli và cộng sự đã thấy rằng tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể làm tăng độ dày của lớp nội mạc động mạch cảnh dày lên 6% khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí cao và sau khi điều chỉnh để giảm đi mức độ ô nhiễm không khí thì độ dày này giảm được tới 4% (động mạch cảnh chạy dọc theo bên cổ, là một trong những động mạch cung cấp máu nuôi não, động mạch này thường được dùng để khảo sát mức độ xơ vữa động mạch). Một kết quả tương tự về xơ vữa động mạch vành, Hoffmann và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên 4.944 người và thấy rằng có đến 60% người sống gần con đường chính của thàng phố có lượng canxi lắng đọng trong động mạch vành (động mạch vành là mạch máu cung cấp máu nuôi tim, khi động mạch vành bị xơ vữa sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim hay nặng hơn là nhồi máu cơ tim). Cũng vậy, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh có có một sự liên quan mật thiết giữa ô nhiễm không khí ở những thành phố lớn với tỷ lệ người dân bị bệnh huyết khối, rối loạn chức năng mạch máu, rối loạn nhịp tim. Những rối loạn này góp phần làm cho bệnh lý tim mạch trầm trọng hơn. Ví dụ, rối loạn chức năng mạch máu kích hoạt cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp. Rối loạn nhịp tim nặng có thể làm nặng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim.


Tóm lại, có một sự liên quan chặt chẽ giữa ô nhiễm không khí và bệnh tim mạch. Dù cơ chế vẫn chưa được xác định hoàn toàn, nhưng với những bằng chứng rõ ràng về nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của các tiểu phân cực nhỏ trong khói bụi phát sinh từ sự cháy trong các động cơ xe cộ. Để giảm thiểu tình trạng này, dĩ nhiên cần nhiều sự phối hợp đồng bộ, nhưng trước mắt, ta cần giảm thiểu hoặc cải thiện chất lượng khí thải từ các phương tiên giao thông, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông. Khi tắc nghẽn giao thông trầm trọng, thiết nghĩ người tham gia giao thông nên tắt máy xe. Mọi cải thiện chất lượng không khí, dù ít dù nhiều cũng góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ví dụ cụ thể như bệnh hen suyễn: Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính ở phế quản, quá trình viêm này có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự nhạy cảm quá mức của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Các triệu chứng này đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị. Hen suyễn là một bệnh mạn tính - bệnh mạn tính có nghĩa là nó luôn đi



b. Gây thiệt hại kinh tế

Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ, bao gồm các khoản chi phí: Khám, chữa bệnh, thiệt hại cho sản xuất và nền kinh tế. Dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng” do Cục Bảo vệ môi trường (2007) tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho kết quả ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ trên đầu người mỗi năm trung bình là 295.000 đồng. Giả thiết, tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ đối với người dân Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tương tự như người dân ở Phú Thọ và Nam Định thì Hà Nội với 6,5 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,3 tỷ đồng và thành phố Hồ Chí Minh với 7 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,7 tỷ đồng. Thực tế, môi trường không khí ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm cao hơn so với các tỉnh Phú Thọ và Nam Định, nên thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí thực tế còn cao hơn con số nêu trên.



c. Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu

Ô nhiễm không khí cũng đang ảnh hưởng tới điều kiện sinh sống của con người, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Ảnh hưởng tổng hợp nhất là đối với sự biến đổi khí hậu. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra và trái đất đang nóng lên là do các hoạt động của con người chứ không phải thuần tuý do biến đổi khí hậu tự nhiên. Do các hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, gas) trong công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp... lượng phát thải các loại khí nhà kính, đặc biệt là CO2 không ngừng tăng nhanh và tích lũy trong thời gian dài, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu toàn cầu.





Hình 2.22 Hạn hán do biến đổi khí hậu

Chương 3

Nguyên nhân ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh

3.1 Thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ

Để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của người dân và các hoạt động kinh doanh, sản xuất công nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành mạng lưới và cơ sở dịch vụ khổng lồ được cung cấp từ các cơ sở công và tư gồm: cấp nước, thoát nước, cấp điện và năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục và đào tạo, cung cấp lương thực và thực phẩm, nhà hàng khách sạn, bệnh viện… Trong quá trình vận hành hệ thống trên, thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp của quản lý đô thị. Một trong các khó khăn là thiếu vốn đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng ( phục vụ cho các hoạt động cung cấp dịch vụ công) và thiếu nguồn nhân lực.



Tình trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường ở đô thị, nông thôn, vùng ven biển và hải đảo cũng như trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất, đặc biệt của các cơ sở vừa và nhỏ của thành phố còn rất lạc hậu và thấp kém. Tuy nền kinh tế ở thành phố phát triển nhưng những yêu cầu về phát triển bền vững ít có đủ điều kiện vật chất để thực hiện. Các nguồn đầu tư của thành phố chỉ được tập trung chủ yếu cho những công trình mang lại lợi ích trực tiếp mà ít có sự đầu tư cho tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Để giải quyết các vấn đề đang tồn tại về môi trường và hạn chế mức gia tăng ô nhiễm trong thời gian tới đòi hỏi phải có nguồn lực đầu tư rất lớn cho môi trường, trong khi khả năng tài chính của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đều rất hạn hẹp.



Каталог: file -> downloadfile8 -> 219
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
219 -> Xử lý nước thải sinh hoạt từ nhà hàng khách sạn công suất 350 m3 / ngày đêm LỜi mở ĐẦU
219 -> Đề tài Tìm hiểu về lipid trong thực phẩm phần mở ĐẦU

tải về 1.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương