Đề Tài: gvhd : LÊ thị kim oanh svth : LÊ thị LỆ thu nguyễn lê phưƠng uyên huỳNH thị MĨ trang



tải về 1.71 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích1.71 Mb.
#36580
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

Hình 2.14 Hội nghị về quản lý nguồn nước

Dự thảo Chiến lược đề ra mục tiêu trước mắt đến năm 2010 phải ngăn chặn được việc khai thác quá mức đối với nước ngầm; xác định chất lượng nước các sông hồ, các tầng chứa nước trọng điểm; khôi phục các vùng đất ngập nước và các sông lớn trọng điểm bị suy thoái; xây dựng cơ chế chia sẻ công bằng nguồn nước giữa các đối tượng sử dụng nước cạnh tranh tại các khu vực trọng điểm.

Tình trạng thiếu nước ngọt ở nhiều nơi của Việt Nam đang diễn ra, nguyên nhân chủ yếu là do lượng nước mặt phân bố tại các vùng sinh thái không đồng đều; tình trạng khai thác, sử dụng nước không hợp lý, gây thất thoát, lãng phí, sụt lún, nhiễm mặn đã phổ biến ở các địa phương gây ảnh hưởng không nhỏ tới tài nguyên nước dưới đất.

Việt Nam có khoảng 80 triệu dân, mức nước đảm bảo sử dụng bình quân mỗi năm đã giảm từ 12.500 m3/người/năm 1990 xuống dưới 10.000 m3/người/năm hiện nay.

Trước thực trạng này, để hoàn thiện dự thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chỉ đạo ngành nước các tỉnh, thành phố rà soát việc thực hiện Luật Tài nguyên nước, qua đó xem xét, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới; xây dựng các khung chính sách tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, hội chuyên ngành và cộng đồng dân cư tích cực tham gia công tác quản lý tài nguyên nước. Bộ cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nước, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tài nguyên nước. Bao gờm các mục tiêu sau

- Phấn đấu tiết kiệm từ 8% -10% tổng mức sử dụng nước trong 10 năm tới.

+ Tài nguyên nước có ý nghĩa sống còn đối với con người và cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong thời gian gần đây, những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tình hình suy giảm nguồn nước ở các hệ thống sông quốc tế do các quốc gia ở thượng nguồn tăng cường khai thác đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia.

+ Tăng cường các biện pháp quản lý tài nguyên nước, nhất là các biện pháp điều hòa nguồn nước, các công cụ kỹ thuật, biện pháp kinh tế nâng cao hiệu quả sử dụng nước... trên nền tảng hệ thống thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước toàn diện, thông suốt; đề cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và huy động sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động giám sát bảo vệ tài nguyên nước, chống lãng phí, kém hiệu quả.

+ Bảo đảm an ninh nguồn nước Quốc gia để sử dụng cho trước mắt và lâu dài trong điều kiện diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự suy giảm nguồn nước các sông quốc tế chảy vào Việt Nam. Tập trung nguồn lực để bảo đảm tính toàn diện và thông suốt của thông tin, số liệu về tài nguyên nước; phấn đấu tiết kiệm từ 8% - 10% tổng mức sử dụng nước so với dự báo hiện nay về nhu cầu sử dụng của các ngành; chủ động ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ô nhiễm, hạn hán, thiếu nước trong mùa khô.

+ Hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước; Tăng cường điều hòa, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên nước; Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước và các loài thủy sinh đặc hữu; Kiểm kê, đánh giá được tài nguyên nước quốc gia; thiết lập mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên nước và các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước; Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tài nguyên nước quốc gia; Tăng cường thể chế, bộ máy, nâng cao năng lực quản lý ở các cấp; Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động công đồng, nâng cao nhận thức về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước.

- Hướng tới đảm bảo an ninh về nước cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

+ Những dấu hiệu của tình trạng biến đổi khí hậu đã làm nguy cơ khan hiếm, thiếu nước, căng thẳng về nước biểu hiện rõ ràng trên nhiều vùng, lưu vực sông. Chất lượng nước trên nhiều dòng sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong khi việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước chưa phát huy hiệu quả và hợp lý do thiếu các giải pháp đồng bộ. Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng nước không theo chương trình cụ thể, hiệu quả nên dẫn đến tình trạng tại các đô thị,  mực nước ngầm bắt đầu có nhiều dấu hiệu sụt lún.

+ Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.

+ Trong vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu, có 5 nhóm giải pháp cơ bản. Đó là, tăng cường quản lý hệ thống pháp luật quản lý tài nguyên nước; xây dựng các hệ thống công trình đê sông, đê biển và phòng chống nước biển dâng; ứng dụng thích ứng xanh, xây dựng các hồ chứa trữ nước trong điều kiện nước ngọt ngày càng khan hiếm; điều chỉnh quy hoạch không gian sử dụng đất; tăng cường nâng cao nhận thức giáo dục. Những nội dung trên đã được lồng ghép, gắn kết đưa vào Chương trình Mục tiêu quốc gia.

2.2.5 Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước

Theo cục quản lý Tài nguyên Nước, hiện nay 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, phổ biến nhất là bệnh lỵ, tiêu chảy, thương hàng…vv. Chủ yếu ở các địa phương nghèo. Nhiều người, chủ yếu là trẻ em bị tử vong do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm. Chỉ trong vòng bốn năm gần đây cả nước đã có khoảng 6 triệu ca thuộc sáu loại bệnh liên quan đến nước, chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét khoảng 400 tỷ đồng. Riêng ở TP.HCM (Theo bản đồ dịch tễ học, năm 2007) có 6.740 ca mắc các bệnh đường ruột, xuất hiện ở 24 quận huyện. Trong đó, quận 6, 8, Bình Chánh là những quận có số ca mắc cao nhất, đặc biệt là các ca tiêu chảy. Cụ thể, quận 6 có 714 ca, quận 8 có 1217 ca và Bình Chánh có 588 ca. Sau đây là một số loại bệnh điển hình:



-Bệnh dịch tả (cholera)



Hình 2.15 Bệnh dịch tả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người

Được lây truyền từ nguồn nước, bệnh dịch tả tấn công tất cả các lục địa, mạnh bạo nhất ở những nơi vệ sinh còn kém. Tác nhân gây bệnh là do một vi khuẩn rất nhanh nhẹn (khuẩn phẩy) mà con người là bình dự trữ. Bệnh là kết quả của việc ăn uống thực phẩm bị nhiễm độc. thời gian ủ bệnh là từ vài giờ cho đến 5 ngày và độc tố tiết ra trong ruột bởi vi khuẩn sẽ gây những cơn tiêu chảy nặng, đặc trưng của bệnh là nôn ói mà không có kèm theo sốt. Mất nước có thể xảy ra từ 10-15 lần mỗi ngày. Phân thải ra là nguồn lây lan rất nhanh và mạnh. Nhưng 90% người bị lây nhiễm lại không có triệu chứng nào mặc dù hàng ngày họ thải ra tỷ lệ vi khuẩn rất cao trong phân, trong vài ngày. Những người mang yếu tố triệu chứng thường được bảo vệ một cách di truyền, cũng góp vào sự lây lan của chứng bệnh. Can thiệp kịp thời bằng cách bù nước, dùng kháng sinh và giải quyết tình trạng nước môi trường sẽ giữ được tỷ lệ tử vong dưới 1%. Trong trường hợp ngược lại, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%.



- Gây bệnh ung thư



Hình 2.16 Người dân bị bệnh ung thư do sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asenic

Do nguồn nước dưới đất bị nhiễm thạch tín (Arsenic). Những trường hợp sử dụng nguồn nước, arsenic (hay còn gọi là thạch tín)... sẽ tích tụ dần và gây ngộ độc cho người sử dụng. Tình trạng bệnh do ngộ độc thậm chí xuất hiện sau 10 năm thường xuyên sử dụng nguồn nước có những độc chất này quá hạn cho phép. Biểu hiện của ngộ độc ban đầu có thể là hư răng... Với tình trạng nhiễm độc thạch tín, sẽ tổn thương vùng da như u sừng (hột cơm, mụn cóc) vết cào trên da, rụng tóc, đau mắt, đau tai hoặc nặng hơn có thể gây nên rối loạn tuần hoàn, gan... Nói chung, ảnh hưởng rất lớn và nguy hiểm cho hệ xương, não hoặc những bệnh liên quan đến thần kinh. Nếu phải sử dụng nguồn nước này thời gian lâu, tiếp xúc với độc chất ngày càng nhiều, sẽ dẫn đến nhiều loại ung thư".



2.3 Môi trường không khí

2.3.1 Môi trường không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh

a. Ô nhiễm do hoạt động giao thông

Ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải đường bộ đang là vấn đề bức xúc có tính thời sự của thành phố.

- Tại các nút giao thông như: vòng xoay Hàng Xanh, vòng xoay Phú Lâm, ngã 4 Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ, các kết quả quan trắc năm 2000 cho thấy hàm lượng các khí thải như SO2,CO,NO2 đều không vượt tiêu chuẩn quy định.

- Nồng độ chì trong không khí các con đường theo thành phố: lưu ý rằng tuy chưa vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937-2005(5 µm/m3) nhưng nồng độ chì tại các trạm quan trắc đều vượt tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế giới (0.5 – 1 µm/m3) từ 1,4 đến 3,3 lần.

- Các giá trị của hàm lượng bụi trong không khí tại vòng xoay Hàng Xanh, vòng xoay Phú Lâm, ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ vẫn luôn vượt quá tiêu chuẩn quy định từ 2,9 – 3,6; 1,8 – 2,7; 6,1 – 8,2 lần tương ứng. Nồng độ bụi cao tại Đinh Tiên Hoàng – Điên Biên Phủ chịu ảnh hưởng của việc cải tạo hạ tầng giao thông khu vực xung quanh.

Theo một số liệu được Chi cục Bảo vệ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh công bố trong tháng 7.2009, kết quả quan trắc từ đầu năm 2009 cho thấy, mức độ ô nhiễm bụi tại nhiều khu vực dân cư của thành phố tăng đáng lo ngại. Kết quả quan trắc trong 7 tháng đầu năm 2009 cho thấy, 90% giá trị nồng độ bụi đo được không đạt tiêu chuẩn cho phép; trong đó, tại trạm ngã tư An Sương có 100% giá trị không đạt, có thời điểm nồng độ ô nhiễm vượt 5,6 lần tiêu chuẩn cho phép. Kết quả quan trắc một số khu vực khác như ngã sáu Gò Vấp, ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, xa lộ Hà Nội đều có nồng độ ô nhiễm bụi thuộc mức cao nhất.





Hình 2.17 Ô nhiễm không khí ở thành phố tăng cao

Các chỉ số khác như chì, benzen, tiếng ồn tại nhiều tuyến đường có đặt thiết bị quan trắc trên địa bàn thành phố cũng đang có dấu hiệu tăng lên so với một năm trước. Trong đó, đáng báo động là hàm lượng chì tăng lên 2,2 lần, nồng độ benzen tăng 1,4 lần tại cả 8 trạm quan trắc - đặt rải rác tại các khu vực dân cư. Kết quả quan trắc phản ánh trung thực chất lượng không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả này không gây bất ngờ cho các chuyên gia, bởi nó là kết quả tất yếu của tình trạng mật độ xe máy lưu thông quá cao, chất lượng đường sá thấp và nạn kẹt xe liên tục tại các khu vực có thiết bị quan trắc.

Trong khi chất lượng không khí mỗi ngày một xuống cấp thì phương tiện tham gia giao thông - mỗi ngày một gia tăng. Hiện nay, toàn thành phố có khoảng 4 triệu xe gắn máy, trên 300 ngàn xe ôtô các loại. Đáng lo ngại là có đến gần 60% lượng xe máy không đạt tiêu chuẩn khí thải.





Каталог: file -> downloadfile8 -> 219
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
219 -> Xử lý nước thải sinh hoạt từ nhà hàng khách sạn công suất 350 m3 / ngày đêm LỜi mở ĐẦU
219 -> Đề tài Tìm hiểu về lipid trong thực phẩm phần mở ĐẦU

tải về 1.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương