Đề Tài: gvhd : LÊ thị kim oanh svth : LÊ thị LỆ thu nguyễn lê phưƠng uyên huỳNH thị MĨ trang



tải về 1.71 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích1.71 Mb.
#36580
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Hình 2.5 Rác đưa về bãi rác Đa Phước chỉ mới được chôn lấp

Hiện nay, khu mới xử lý được 280 m3/ngày so với yêu cầu là 800m3/ngày. Như vậy, trung bình mỗi tháng còn gần 20.000 m3 nước rỉ rác chưa được xử lý và trong hai năm qua lượng nước rỉ từ rác thải đã lên con số quá lớn. Và dù đã nhận được khoản chi phí khá lớn cho việc xử lý rác nhưng đến nay, sau 2 năm đi vào hoạt động, khu Đa Phước vẫn chưa hoàn thiện 10 hạng mục quan trọng như nhà máy xử lý nước rỉ rác công suất 1.200 m3 nước/ngày, nhà máy tái chế nhựa, nhà máy làm phân compost, sàn trung chuyển rác...

Thực tế, bãi chôn lấp Đa Phước đang lập lại hiện trạng của các bãi chôn lấp trước đây là gây ô nhiễm môi trường do nước rỉ rác và công nghệ xử lý chưa triệt để. Không chỉ “phát tán” mùi hôi nồng nặc, bãi rác còn là là nơi sinh sôi nảy nở của rất nhiều ấu trùng ruồi, gây phát sinh dịch ruồi ở huyện Bình Chánh, gây ô nhiễm nguồn nước và có thể nguy hại đến cả khu vực quanh vùng như Nhà Bè và Cần Giuộc (Long An)... Tỉ lệ người dân mắc bệnh về hô hấp vì thế mà ngày càng gia tăng, nhất là trẻ dưới 10 tuổi.








2.1.3 Quản lý rác thải

Sở Tài nguyên-Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có gần 10 nhà máy tái chế rác sinh hoạt đang được xây dựng, trong đó có một số nhà máy đang được khẩn trương hoàn thành và đi vào hoạt động ngay trong năm 2010.



Các nhà máy này bao gồm nhà máy chế biến phân compost công suất 500 tấn/ngày của Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam, nhà máy chế biến phân compost của Công ty Vietstar có công suất giai đoạn 1 là 600 tấn/ngày đã vận hành thử và sẽ chính thức đi vào hoạt động ổn định vào năm 2010.




Hình 2.6 Dự án giai đoạn II của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Vietstar

Ngoài ra, nhiều nhà máy xử lý rác khác đang được khẩn trương xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong những năm kế tiếp như nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh công suất 1.000 tấn/ngày của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tâm Sinh Nghĩa dự kiến sẽ vận hành từ năm 2011; nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn công suất 500 tấn/ngày theo công nghệ Seraphin của Công ty Thành Công dự kiến sẽ vận hành từ năm 2012; nhà máy đốt rác thành điện đầu tiên của thành phố có công suất xử lý 1.000-2.000 tấn rác/ngày của Công ty Keppel Seghers Engineering sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2014, nhà máy xử lý rác công suất 500 tấn/ngày do Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư dự kiến sẽ đi vào vận hành từ năm 2012.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày, Thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 6.800 tấn rác sinh hoạt, trong đó rác có nguồn gốc từ thực phẩm có thể tái chế thành những loại phân bón hoặc được đốt để tạo ra khí gas làm nhiên liệu phát điện chiếm tỷ lệ từ 80-90%.

Tuy nhiên, đến nay, 100% lựợng rác thải sinh hoạt của thành phố chỉ được xử lý bắng biện pháp chôn lấp ở hai bãi rác chính của thành phố là bãi Đa Phước (huyện Bình Chánh) và bãi Phước Hiệp (huyện Củ Chi) vừa tốn kém kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý (khoảng trên 600 tỷ đồng/năm) mà còn tốn một diện tích đất khá lớn để chôn lấp.

Do vậy, từ năm 2005, dự án phân loại rác tại nguồn để thu gom, xử lý và tái chế rác thành phân compost và các loại nguyên, vật liệu hữu ích khác đã được thành phố triển khai thí điểm ở quận 6 và nhân rộng ra các quận 5, 6, 10... Theo Sở Tài nguyên-Môi trường việc phân loại rác tại nguồn thành công sẽ giúp thành phố tiết kiệm được khoảng 1 tỉ đồng mỗi ngày.

Thế nhưng vì thực hiện thiếu đồng bộ và chưa chuẩn bị đủ các phương tiện thu gom, vận chuyển rác chuyên dùng nên thời gian qua chương trình phân loại rác tại nguồn chưa mang lại hiệu quả thiết thực vì khi người dân thực hiện xong việc phân loại thì công tác thu gom rác lại nhập chung. Sau đó, rác đem về bãi chỉ chôn lấp chứ chưa có nhà máy chế biến rác, gây lãng phí công sức của người dân và tiền của Nhà nuớc rất lớn.



Vì vậy, cách đây gần 10 năm, thành phố đã có nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đầu tư… và thu phí xử lý rác khá cao nhằm kêu gọi các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các dự án xây dựng các công trình xử lý rác thải, xây dựng nhà máy tái chế rác thải thành phân compost, khí gas sản xuất điện...để hạn chế việc phải chôn lấp rác thải như hiện nay và biến rác thành tiền.



Hình 2.7 Một góc khu xử lý chất thải rắn ở bãi chôn lấp Đa Phước

Kết quả, đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào xử lý và tái chế rác thải của thành phố như Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS), một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã đầu tư trên 90 triệu USD xây dựng khu xử lý rác tại xã Đa Phước huyện Bình Chánh có quy mô 128ha và xây dựng nhà máy chế biến rác thải thành phân compost.

Tuy nhiên hiện nay VWS cũng mới thực hiện việc tiếp nhận khoảng 3.000 tấn rác/ngày và xử lý bằng cách đem chôn lấp, còn nhà máy phân loại, chế biến phân compost có công suất 500tấn/ngày vẫn chưa đi vào hoạt động.

Tương tự, hiện còn nhiều công trình xử lý rác của các doanh nghiệp khác được đầu tư công nghệ hiện đại, vốn đầu tư cao.... đang trong quá trình xây dựng chưa hoạt động như nhà máy của Công ty Vietstar xây dựng từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư khoảng 53 triệu USD với công suất xử lý rác là 1.200 tấn/ngày hoặc nhà máy xử lý chất thải rắn của Công ty Tâm Sinh Nghĩa xây dựng ở xã Thái Mỹ ( huyện Củ Chi) trên diện tích 20ha với tổng vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng có công suất xử lý 1.000 tấn rác/ngày.

Nguyên nhân, theo ông nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, là do vốn đầu tư vào các nhà máy chế biến rác khá lớn, nhưng lại gặp khủng hoảng kinh tế và một số khó khăn về mặt thủ tục... nên tiến độ xây dựng nhà máy của nhiều nhà đầu tư nuớc ngoài bị chậm lại.

Ngoài ra, do chương trình phân loại rác tại nguồn của Thành phố Hồ Chí Minh chưa thực hiện được cũng làm cho việc tái chế rác thành phân compost chưa thực hiện nhanh được.



2.1.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Ô nhiễm từ rác thải sẽ làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của dân cư thành phố.

Chất thải y tế là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, nghiên cứu... trong các cơ sở y tế. Chất thải y tế nếu không được thu gom, phân loại, xử lý đúng sẽ tạo nên nguy cơ cho sức khỏe và môi trường sống của con người. Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật sắc nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Như vậy những vật sắc nhọn ở đây được coi là loại chất thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thưởng kép (vừa gây tổn thường, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV...). Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Nước thải bệnh viện còn là nơi "cung cấp" các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như trong các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan các bệnh truyền nhiễm thông  qua đường tiêu hóa. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống... Như vậy, nếu việc thu gom, phân loại và xử lý các chất thải y tế không đảm bảo đó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nhất là của những người trực tiếp tiếp xúc với chất thải. (Nguồn: INFOTERRA VN (số liệu theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần, TTO, 11/8/2008)

Ngoài ra, việc ô nhiễm nghiêm trọng tại các bãi chôn lấp đã dẫn đến những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân sống xung quanh các bãi chôn lấp. Như ta đã biết, việc xử lý rác thải ở nước ta hiện nay chủ yếu là bằng biện pháp chôn lấp, tuy nhiên các bãi chôn lấp này hầu hết được xây dựng đã lâu, công nghệ lạc hậu và đang trong tình trạng quá tải. Vì vậy, rác thải sẽ không được xử lý triệt để, nước rỉ rác sinh ra từ quá trình phân hủy rác thải cũng không được xử lý mà được thải thẳng ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm các nguồn nước lân cận, phá hủy hệ sinh thái tự nhiên trong các khu vực đó. Nước rỉ rác có hàm lượng COD rất cao khi bị thải ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt sẽ gây ra mùi hôi thối, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.



Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không được xử lý, cho biết đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột bọ... và là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh đó là chưa kể đến gây mất mỹ quan môi trường xung quanh

2.2 Tình hình ô nhiễm nguồn nước

2.2.1 Giới thiệu sơ lược về nguồn nước tại thành phố Hồ Chí Minh



Hình 2.8 Sông sài gòn

Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn và chảy ra biển Đông.. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.Khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc MônCủ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng. Tuy nhiên Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã làm cho các nguồn nước tại thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm và trong tương lai đang đứng trước nghi cơ thiếu nước nghiêm trọng.



2.2.2 Tình hình ô nhiễm

a. Ô nhiễm nguồn nước mặt



Каталог: file -> downloadfile8 -> 219
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
219 -> Xử lý nước thải sinh hoạt từ nhà hàng khách sạn công suất 350 m3 / ngày đêm LỜi mở ĐẦU
219 -> Đề tài Tìm hiểu về lipid trong thực phẩm phần mở ĐẦU

tải về 1.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương