Đề Tài: gvhd : LÊ thị kim oanh svth : LÊ thị LỆ thu nguyễn lê phưƠng uyên huỳNH thị MĨ trang



tải về 1.71 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích1.71 Mb.
#36580
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Hình 3.1 Hệ thống xử lý nước, rác thải không theo kịp tốc độ phát triển đô thị

Có thể nói, với những hệ thống các dịch vụ về môi trường khổng lồ trên, các dịch vụ công sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu cuộc sống đặt ra. Vì vậy, thành phố cần tranh thủ sự hợp tác của các đơn vị tư nhân, các tổ chức nước ngoài về công nghệ, nguồn vốn và cách thức tổ chức quản lý hiện đại. Việc ô nhiễm môi trường ở thành phố đang trở thành vấn đề cấp bách, tuy nhiên việc xử lý vẫn còn đang là một vấn đề nan giải. Ở các quận, huyện chỉ có nơi tập kết rác thải để chôn lấp, khi đấy lên lại tìm một nơi đất khác để tập kết và lại chôn lấp chứ không hề có biện pháp xử lý. Việc chôn lấp như vậy sẽ không tránh khỏi ô nhiễm rò rỉ từ nguồn rác thải, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt và môi trường sống của người dân nói riêng và hiện trạng vệ sinh môi trường ở thành phố nói chung. 



3.2 Đầu tư cho vệ sinh môi trường còn thấp

Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn chậm, không đồng bộ. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ khoa học - công nghệ bảo vệ môi trường, xử lý, giải quyết ô nhiễm môi trường còn thấp. Nguồn vốn đầu tư và chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều địa phương còn sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường cho các mục đích khác hoặc sử dụng không hiệu quả. Trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường còn thiếu và lạc hậu. Nhiều nơi trong chỉ đạo, điều hành chỉ quan tâm tới các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ các yêu cầu bảo vệ môi trường; có biểu hiện buông lỏng công tác quản lý nhà nước, thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chưa giải quyết dứt điểm các điểm nóng, bức xúc về ô nhiễm môi trường. Ở các xã, thị trấn thành lập được tổ vệ sinh môi trường ở từng khu dân cư thì thù lao cho người thu gom rác và kinh phí đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác vệ sinh môi trường hoàn toàn trông chờ vào ngân sách nhà nước trong khi sự đóng góp của nhân dân rất hạn chế.

Với quan điểm thả lỏng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường tính sau là lạc lõng vào thời điểm hiện nay. Đôi khi người ta quá coi nặng vấn đề phát triển kinh tế. Người ta lập luận rằng nếu không phát triển kinh tế thì làm sao bảo vệ môi trường được! Có thể ở đâu đó người ta thiên về vấn đề phát triển kinh tế hoặc có một số nơi lại thiên về vấn đề bảo vệ môi trường. Ở góc độ tổng thể thì phải cố gắng hài hòa vấn đề đó.

3.3 Ý thức người dân đô thị còn thấp

Những nguyên nhân ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường kể  trên còn là do ý thức của người dân vẫn thường xem nhẹ vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như sự tác động xấu của tình trạng này đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Và để nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường thì thành phố nên có các chương trình giáo dục, tuyên truyền trong nhà trường và các khu dân cư. Có thể tin chắc rằng nếu ý thức bảo vệ môi trường trở nên thường trực trong trường học thì không chỉ các giáo viên, học sinh, sinh viên được hưởng một môi trường học đường trong lành hơn, mà về lâu dài, thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ môi trường.



Một thực tế là hiện nay cũng còn khá nhiều người dân đô thị thiếu ý thức trong vấn đề giải quyết chất thải sinh hoạt hàng ngày. Việc tổ chức họp phổ biến, vận động đóng tiền thu gom rác ở một số khu dân cư nhiều lần vấp phải phản ứng tiêu cực của một số hộ dân với nhiều lý do khó chấp nhận được. Phí vệ sinh hàng tháng tùy khu vực tính bình quân cho một hộ gia đình rất nhỏ nhưng vẫn có nhiều hộ trì hoãn, viện nhiều lý do để khỏi phải đóng; có nhiều hộ lại chọn cách vứt rác ở nơi công cộng như trụ điện, vỉa hè hay vứt xuống kênh, rạch để tránh phí này. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước kênh rạch, ô nhiễm môi trường công cộng đáng báo động hiện nay ở thành phố.



Hình 3.2 Có bảng cấm cũng như không

Bên cạnh đó, hằng ngày, không ít người dân phố lầu thản nhiên ném bịch vỏ trái cây hay túi rác bẩn xuống đường. Lại có hộ đưa đoạn ống thoát nước tưới cây trên lầu hướng ra vỉa hè, thỉnh thoảng khách ngang qua vô tình lãnh đủ... cơn mưa bất chợt.  Các điểm họp chợ tự phát, hàng quán dạng "cóc nhảy" lấn chiếm đất công cũng góp phần làm ô uế môi trường và gây cực nhọc cho những người công nhân khi thu gom rác thải. Nhiều ý kiến, nhiều biện pháp chế tài, xử lý... được đưa ra, nhưng khi thực hiện lại theo kiểu vị nể, tắc trách, làm lấy có, không liên tục... nên sau một thời gian ngắn thì đâu lại vào đấy, sự thiếu tôn trọng kỷ cương lại trỗi dậy.

Đối với học sinh, sinh viên và tầng lớp tri thức thì việc nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đã được nâng cao rất nhiều thông qua tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường nhưng một bộ phận không nhỏ những thành phần này vẫn có ý thức bảo vệ môi trường ở nơi công cộng kém và rất kém. Thật không khó để nhận ra điều này. Ở những nơi công cộng như nhà hát, trường học và đặc biệt là công viên đều có thùng thu gom rác nhưng vẫn thấy những nhóm học sinh, sinh viên vô tư xả rác. Ý thức xấu này đã in sâu vào nhận thức mỗi người và tai hại hơn là nó có phản ứng dây chuyền, truyền từ người này sang người nọ và cuối cùng ít ai quan tâm đến việc giữ vệ sinh chung này.

Đối với đa số doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, vấn đề này nghiêm trọng hơn. Báo cáo của Thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh vừa qua đã cho thấy tình trạng doanh nghiệp đối phó với các đoàn thanh tra, kiểm tra bằng cách không tiếp đoàn kiểm tra với lý do: “không có người đại diện”, bất chấp cả sự hiện diện của lực lượng cảnh sát môi trường, rất phổ biến. Trong khi đó, để đối phó với cơ quan chức năng, hoạt động của các doanh nghiệp vi phạm  ngày càng tinh vi. Để có thể tối đa hóa lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã đối phó bằng cách xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải nhưng chỉ vận hành khi có sự kiểm tra nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Có trường hợp chỉ vận hành hệ thống xử lý nước thải vào ban ngày để hoạt động cầm chừng, đợi đến ban đêm mới hoạt động hết công suất trong khi hệ thống xử lý nước thải... ngủ yên!

Qua những vấn đề trình bày trên ta thấy, xây dựng nếp sống văn hóa rất cần ý thức của mỗi người từ những việc nhỏ, góp lại thành việc lớn, việc chung. Sự tự giác cá nhân trong bảo vệ môi trường, vệ sinh chung và nhân rộng toàn cộng đồng, ngoài nâng cao nhân cách còn bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình chúng ta. Bên cạnh đó rất cần sự quan tâm  tuyên truyền thường xuyên của các ban ngành, đoàn thể...

Singapore, quốc đảo có môi trường xanh sạch bậc nhất thế giới đã thành công trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Đất nước này áp dụng các biện pháp xử phạt rất nghiêm khắc với những người vi phạm luật môi trường như phạt tiền, phạt lao động, thậm chí còn bị đăng ảnh lên báo.



3.4 Trách nhiệm của chính quyền đô thị

Thực tế tình hình vệ sinh môi trường nhiều vùng trong thành phố đang diễn ra bê bối và gây ô nhiễm môi trường, trong khi năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường lại yếu kém. Vì sao? Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường còn yếu, còn thiếu, còn phải được tăng cường rất nhiều.

Để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay có nguyên nhân rất cơ bản là do các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chưa kiểm tra, giám sát được tốt. Bên cạnh đó, qui định về việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa hoàn thiện và việc tuân thủ những qui định về kiểm soát chưa nghiêm. Nguyên nhân nữa là do nhận thức của chúng ta đối với công tác bảo vệ môi trường chưa đầy đủ.

Nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường là do công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường ở các cấp, các ngành đối với vấn đề này chưa tích cực. Số cơ sở sản xuất vi phạm pháp luật về môi trường còn ở mức cao nhưng việc xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa triệt để. Tình trạng người dân đổ rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định vẫn chưa có hình thức xử phạt nghiêm minh.

Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, thiếu chế tài xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm. Mặc dù trong thời gian qua hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã có những bước phát triển, hoàn thiện đáng kể, song qua triển khai thực tế đã bộc lộ một số bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải sớm có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Nhiều ý kiến của các nhà quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên môi trường cho rằng, trong thời gian tới cần sớm xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; Tăng cường các chế tài xử phạt, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực môi trường. Đặc biệt, cần nhanh chóng triển khai các biện pháp quản lý môi trường như: Thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, nước thải, khí thải, đặt cọc ký quỹ môi trường...

3.5 Sự phát triển kinh tế xã hội

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.





Hình 3.3 Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế đến môi trường

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều đổi mới về chính sách phát triển kinh tế. Những thành tựu cơ bản đạt được bao gồm mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoảng 7,5% giai đoạn 1991 - 2008 (Ohno, 2008), tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Ngay trong năm 2009, mặc dù tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu càng trở nên ảm đạm, Việt Nam vẫn chứng tỏ khả năng vượt qua khó khăn và thách thức với mức tăng trưởng GDP đạt 5,2%.

Tuy nhiên cùng với nhịp độ tăng trường kinh tế cao và quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra sâu rộng, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi có nền kinh tế phát triển nhất của cả nước đã và đang phải đối đầu với với các vấn đề môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí từ các nhà máy, các hộ gia đình, lạm dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học, suy giảm tài nguyên thiên nhiên.

Để đảm bảo phát triển bền vững, thành phố cần nhanh chóng giải quyết các vấn đề môi trường thông qua nhiều giải pháp như pháp luật, công nghệ, chính sách kinh tế và môi trường… Chiến lược phát triển bền vững cần được xây dựng trên cơ sở hiểu biết toàn diện về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường. Các chính sách về môi trường và kinh tế nếu được áp dụng kịp thời sẽ giảm nhẹ các tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế, ngược lại hậu quả sẽ khôn lường.

Tăng trưởng hay sự thay đối trong các hoạt động kinh tế tạo nên các biến đổi về môi trường. Sản xuất và thương mại phát triển sẽ có nguy cơ tạo ra nhiều ô nhiễm. Sự thay đổi về mức độ ô nhiễm có tính chất thời gian và không gian. Bất cứ sự thay đổi về quan hệ kinh tế hay chính sách của một ngành sẽ gây ảnh hưởng tới ngành khác và thông qua đó ảnh hưởng tới chất lượng môi trường.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở thành phố đã và đang tạo ra sức ép lớn đối với môi trường. Tuy mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, vấn đề môi trờng ngày càng trở nên trầm trọng ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế, sự thiếu hiểu biết về chất lượng môi trường là những yếu tố cơ bản làm cho chất lượng môi trường ngày càng xuống cấp ở thành phố.

Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, sự tác động của nền kinh tế xã hội đối với môi trường tự nhiên cũng làm cho các nguồn tài nguyên bị suy thoái, gây ra các hiện tượng sạt lở đất, hạn hán, lũ lụt... và nó tác động lên môi trường sống con người.

3.6 Gia tăng dân số đô thị nhanh

Đúng như Báo Sài Gòn Giải Phóng nêu: Cứ đà tăng dân số cơ học “khủng khiếp” như hiện nay thì dù thành phố có quy hoạch chi tiết đến đâu cũng có nguy cơ bị … phá vỡ. Vì thành phố có cố gắng đầu tư tiền tỷ xây dựng đường sá, nhà ở, trường học, bệnh viện… cũng không thể đáp ứng xuể nhu cầu quá đông dân. Tình trạng kẹt xe, ngập nước, tệ nạn xã hội… giải quyết xong chỗ này sẽ “phình ra” ở chỗ khác.





Каталог: file -> downloadfile8 -> 219
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
219 -> Xử lý nước thải sinh hoạt từ nhà hàng khách sạn công suất 350 m3 / ngày đêm LỜi mở ĐẦU
219 -> Đề tài Tìm hiểu về lipid trong thực phẩm phần mở ĐẦU

tải về 1.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương