Đề tài Phân tích các chỉ tiêu của nước


Xác định hàm lượng Clo dư



tải về 329.93 Kb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích329.93 Kb.
#28287
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3.2.2 Xác định hàm lượng Clo dư :

3.2.2.1 Đại cương:


Sau khi Clo hoá lỏng vào nước, vi khuẩn chưa phải hoàn toàn bị tiêu diệt ngay mà còn phải trải qua một thời gian tiếp xúc. Clo hoạt động tối thiểu là 30 phút thì việc tiêu diệt mới hiệu quả. Tuy nhiên trong nước cần phải còn lại một lượng Clo dư nhỏ để diệt khuẩn hoàn toàn đảm bảo an toàn về chất lượng nước khi đến nơi sử dụng. Lượng Clo này được gọi là Clo dư tính bằng( mg/l) . Nồng độ Clo dư nằm trong khoản 0,1 ÷ 0,3 (mg/l).

Nước sau khi diệt khuẩn, đặc biệt là nước sinh hoat, ăn uống theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế Việt Nam quy định 0.05 mg/l < Clo dư < 0.5 mg/l, nước phải đảm bảo Clo dư 0.3 ÷ 0,5 (mg/l).


3.2.2.2 Nguyên tắc:


Dựa theo phản ứng giữa Clo dư và thuốc thử DPD tạo ra màu hồng trong mẫu nước. Sau đó, trên máy đo Clo dư với đầu dò ánh sáng tế bào quang điện silicon . Để cho ra giá trị Clo dư có trong mẫu nước.

3.2.2.3 Hoá chất và dụng cụ:


Máy đo Clo và các dụng cụ.

Thuốc thử HI93701 – 0 DPD.

Thuốc thử HI 93734 B -0.

3.2.2.4 Tiến hành đo mẫu :


a) Chuẩn bị máy:

Nhấn ON / OFF để bật máy.

Nhấn phím FREF/ TOTAL để chọn chế độ đo Clo tổng hay tự do, màn hình hiển thị “T” hay “ C” ở góc phải để chỉ tương ứng chế độ đo Clo hay Clo tự do.

b) Tiến hành đo:

+ Dùng pipet 5 ml thuốc thử HI9374B cho vào trong cốc đo.

+ Cho thêm vào trong cốc đo một gói thuốc thử DPD và thêm mẫu nước cần đo vào trong cốc đo sao cho thể tích khoảng 10 ml .

+ Đậy nắp vặn chặc và lắc nhẹ, để yên 1 ÷ 2 phút.

+ Đặt cốc đo vào khoảng đo sao cho đảm bảo vết khắc hình chữ “V” trên nắp khoang đúng hướng. Chờ cho đến khi kết quả máy đọc được trên màn hình ổn định.

        1. Kết Quả:

Hàm lượng clo dư mà máy đọc được là 0.38.


3.2.3 Đo độ đục của nước:

3.2.3.1 Đại cương:


Độ đục của nước gây ra bởi các chất lơ lửng như đất sét, các chất hữu cơ và vô cơ , tảo và những vi sinh vật khác. Sự tương quan của độ đục và các chất lơ lững phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kích cỡ hạt, chỉ số tán sắc khúc xạ,…. Riêng đối với những chất có màu đen như than có thể hấp thụ ánh sáng và làm giảm trị số độ đục, nước đục gây trở ngại cho việc ăn uống và sinh hoạt.

Nước bị đục do hậu quả xử lý chưa đảm bảo hoặc do cặn lắng trong hệ thống phân phối . Độ đục cũng có thể tạo được bởi các chất vô cơ có mặt trong nước ngầm. Độ đục cao có tác dụng bảo vệ VSV khỏi ảnh hưởng của chất khử trùng và kích thích vi khuẩn phát triển, vì vậy trong mọi trường hợp độ đục của nước phải thấp thì việc khử trùng mới hiệu quả nên đo độ đục của nước rất cần thiết.

Một trong các tiêu chuẩn dể đánh giá chất lượng nước là độ đục. Đây là yếu tố đầu tiên được sự cảm nhận của giác quan. Bất kỳ nước dùng trong mục đích gì, nhất là trong việc sản xuất thức uống, thực phẩm và cấp nước sinh hoạt, nước cần phải được loại bỏ mọi thành phần gây nên độ đục.

Độ đục của nước bắt nguồn từ sự hiện hữu của vô số vật thể li ti ở trạng thái huyền phù như đất sét, vật chất hữu cơ,vi sinh vật gồm các loại phiêu sinh thực và động vật.Trong thiên nhiên, độ đục thay đổi theo mùa, tuỳ thuộc vận tốc dòng chảy, mức xáo trộn, kích cỡ, hình dáng và khối lượng riêng của các thành phần lơ lửng.



Ý nghĩa môi trường:

Trong công tác cấp nước sinh hoạt, độ đục mang một ý nghĩa quan trọng và không dược chấp nhận vì ba lý do sau:



    • Cảm quan: Khi nước không đủ trong, trước tiên gây ấn tượng cho người tiêu dùng về sự nhiễm bẩn bởi bùn đất, hoặt từ nước thải cống rảnh và cũng có thể bao hàm cả các vi khuẩn gây bệnh hay chất gây hại cho sức khoe.

    • Xử lý: Một nguồn nước quá nhiều chất huyền phù sẽ đòi hỏi chi phí cao cho hoá chất trong quá xử lý, xây dựng các công trình tương xứng. Bể lọc kém hiệu quả, chu kỳ lọc giảm nhanh, tốn kém bởi nhiều lần rửa xả, tất cả đều góp phần nâng cao giá thành.

    • Diệt khuẩn: Để đạt hiệu quả diệt khuẩn cao, yếu tố tất yếu là phải có sự tiếp xúc giữa vi khuẩn và chất diệt khuẩn dù là hoá chất hay tác nhân vật lý. Điều này không thể thực hiện tốt khi nước có độ đục vượt quá giới han. Thường các chất gây nên độ đục có tác dụng bao che vi khuẩn trước mọi tác động của chất diệt khuẩn. Vì thế đối với nước sinh hoạt độ đục tối đa được ấn định không vượt quá 5 đơn vị.

3.2.3.1 Nguyên tắc :


Dựa trên sự so sánh của cường độ phân tán ánh sáng bởi một chất lơ lửng trong những điều kiện xác định và cường độ phân tán ánh sáng của mẫu ở cùng điều kiện . Cường độ phân tán ánh sáng của mẫu càng cao thì độ đục càng cao ,tính độ đục theo công thức :

3.2.3.2 Hoá chất và dụng cụ :


Máy đo độ đục và các dụng cụ thông dụng.

Dung dịch chuẩn:



  • CAL1: 1000NTU.

  • CAL2: 100NTU.

  • CAL3: 10NTU.

  • CAL4: 0.02NTU.

3.2.3.3 Quy trình xác định:

a) Chuẩn bị máy:


  • Nhấn phím ON/OFF để bật máy

  • Nhấn phím CAL để chọn các mức đo dung dịch chuẩn

  • Đặt Cuvet thứ nhất có độ đục chuẩn là 1000 NTU, chờ cho đến khi giá trị chuẩn 1000NTU ổn định trên màn hình, ta nhấn phím enter trên màn hình để ghi nhận giá trị chuẩn cho máy.

  • Đặt Cuvet thứ hai có độ đục chuẩn là 100 NTU, chờ cho đến khi giá trị chuẩn 100NTU ổn định trên màn hình, ta nhấn phím enter trên màn hình để ghi nhận giá trị chuẩn cho máy.

  • Đặt Cuvet thứ nhất có độ đục chuẩn là 10 NTU, chờ cho đến khi giá trị chuẩn 10NTU ổn định trên màn hình, ta nhấn phím enter trên màn hình để ghi nhận giá trị chuẩn cho máy.

  • Đặt Cuvet thứ nhất có độ đục chuẩn là 0.02 NTU, chờ cho đến khi giá trị chuẩn 0.02NTU ổn định trên màn hình, ta nhấn phím enter trên màn hình để ghi nhận giá trị chuẩn cho máy.

b) Tiến hành đo mẫu :


Tráng rửa Cuvét đo máy từ 2÷3 lần bằng mẫu nước cần đo, cho mẫu vào trong Cuvet, đậy nắp Cuvét lại rồi đặc vào khoang đo. Chờ cho đến khi giá trị của độ đục của nước mà máy đọc được, ghi kết quả đo. Nhấn phím ON/OFF để tắt máy.

3.2.3.5 Kết Quả:



Máy đo đư ợc là 1.30 NTU



tải về 329.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương