Đề tài Phân tích các chỉ tiêu của nước



tải về 329.93 Kb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích329.93 Kb.
#28287
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3.2.9 Xác định hàm lượng NaCl:

3.2.9.1 Đại cương :


Độ mặn thường tồn tại ở dạng NaCl , có nguồn gốc từ thiên nhiên và có nhiều trong nước thải và các nước thải công nghiệp. Nếu hàm lượng NaCl nhỏ thì không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng có hàm lượng lớn hơn 250 mg/l thì sẽ làm cho nước có vị mặn khó uống. Bên cạnh đó nó còn làm ảnh hưởng đến những dụng cụ, đường ống kim loại về cả phương diện công nghiệp và nông nghiệp. Để xác dịnh chỉ tiêu này ta dùng phương pháp chuẩn độ kết tủa.

3.2.9.2 Nguyên tắc :


Dựa trên cơ sở của phương pháp chuẩn độ kết tủa hình thành một hợp chất ít tan, người ta dùng dung dịch AgNO3 tiêu chuẩn chuẩn độ trực tiếp xuống mẫu nước cần phân tích. Phản ứng thực trong môi trường trung tính hoặc axít yếu pH = 6,5 – 7,2.
AgNO3 +NaCl = AgCl + NaNO3
Nhận biết điểm tương đương bằng chỉ thị K2CrO4 5%. Tại điểm tương đương dung dịch xuất hiện màu đỏ gạch .
2AgCl + K2CrO4 =Ag2CrO4 + 2KCl
Dừng chuẩn độ ghi thể tích AgNO3 tiêu tốn rồi tính kết quả theo công thức :

mg/l Cl- = Đg Cl-*(mg/l)


N : Nồng độ đương lượng gam của dung dịch AgNO3 tiêu chuẩn .

V : Thể tích dung dịch AgNO3 tiêu tốn đối với mẫu nước phân tích .

V1 : Thể tích dung dịch AgNO3 tiêu tốn đối với mẫu trắng .

V2 : Thể tích mẫu nước hút phân tích.


3.2.9.3 Dụng cụ và hóa chất:


Tất cả các dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm.

Dung dịch AgNO3 0,02N tiêu chuẩn .

Dung dịch NaCl 0,02N tiêu chuẩn .

Chỉ thị K2CrO4 5%.


3.2.9.4 Quy trình xác định :


Hút chính xác 50ml mẫu nước chuyển vào bình nón 250 ml thêm 5 giọt chỉ thị K2CrO4 5% lắc đều.Rồi dùng dung dịch AgNO3 0,02N tiêu chuẩn chuẩn trực tiếp xuống mẫu nước cho đến khi dung dịch xuất hiện màu đỏ gạch ta ghi được thể tích tiêu tốn là 0,3ml .

Làm thí nghiệm song song sai lệch giữa 2 lần chuẩn không quá 0,1ml .

Thay thế mẫu nước bằng mẫu trắng rồi tiến hành làm thí nghiệm như trên .Kết quả chuẩn được là 0ml .

3.2.9.5 Kết quả :


mg/l Cl-= 58.44* = 7.01(mg/l)

3.2.10 Xác định hàm lượng mangan:

3.2.10.1 Đại cương:




3.2.10.2 Nguyên tắc:


Thêm dung dịch formandioxim vào mẫu thử và đo quang phức màu đỏ da cam ở bước sóng khoảng 450 nm.

Nếu mangan tồn tại dưới dạng huyền phù hoặc liên kết với các hợp chất hữu cơ, cần phải xử lí trước để chuyển mangan thành dạng phản ứng được với formandioxim.

Phức chất mangan đioxim bền ở pH =9,5 ÷ 10,5 và cường độ màu tỉ lệ với lượng mangan có trong dung dịch .

Quan hệ tuyến tính giữa nồng độ và độ hấp thu đạt tới nồng độ 5mg/l.hấp thụ cực đại ở bước sóng 450 nm.

mg/l Mn =(mg/l)

A: Mật độ quang của máy đo được.

0.1354:Hệ số quy đổi.

0.047: Mật độ quang của mẫu trắng.



Yếu tố ảnh hưởng:

Ion sắt (II) tạo phức màu tím với formanđoxim và cản trở việc xác định mangan. Thêm EDTA và hidroxylamoni clorua / ammoniac làm giảm cản trở này. Tuy mhiên cách tốt nhất để loại bỏ ảnh hưởng này là thêm một lượng chính xác như nhau ion sắt (II) vào dung dịch chuẩn, mẩu trắng và mẫu thử.



  • Coban ở nồng độ 1mg/l gây kết quả dương với 40 mgMn/l.

  • Nồng độ ion PO43- trên 2 mg/l (tính theo P) làm thấp kết quả như dung dịch chứa Ca.

  • Canxi và magiê có mặt đồng thời với tổng nồng độ trên 300 mg/l làm cao kết quả.

  • Nếu dung dịch bị đục sau khi tạo phức màu, có thể li tâm trước khi đo quang.

3.2.10.3 Hoá chất và dụng cụ


Các dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm và các thiết bị sau:

  • Máy trắc quang có thể đo được đô hấp thụ ở 450nm.

  • Bình thủy tinh dung tích 100 ml nút nhám có kẹp kim loại hoặc nút vặn bằng chất dẻo không màu thích hợp cho qui trình hấp.

  • Nồi hấp hoặc nồi áp lực, có khả năng duy trì nhiệt độ 120oC và áp lực 200 KPa.

  • Dung dịch EDTA 0,24 mol/l.

  • Dung dịch formanldioxim.

  • Dung dịch NH2OH.HCl/NH3.

  • Dung dịch NH2OH.HCl 6 mol/l.

  • Dung dịch NH3 4,7 mol/l.

  • Pha chế dung dịch NH2OH.HCl/NH3.

  • Dung dịch NaOH 4mol/l.

  • Dung dịch chuẩn mangan 100mg/l.

  • Dung dịch chuẩn mangan 1mg/l.

3.2.10.4 Quy trình xác định:

a) Xây dựng đường chuẩn:


Chuẩn bị 5 bình định mức loại 50 ml đã rửa sạch bằng nước cất rồi cho lần lượt thứ tự các thuốc thử theo trình trự sau:


STT

1

2

3

4

5

Dung dịch chuẩn Mn 1mg/l

0

5

10

20

40

EDTA 0,24 mol/l

2

2

2

2

2

Dung dịch NH2OH.HCl/NH3:

3

3

3

3

3

NaOH 4mol/l

3

3

3

3

3

Formandioxim

1

1

1

1

1

Định mức




100ml







Nồng độ

0

0.02

0.1

0.4

0.6

Mật độ quang

0.074

0.051

0.063

0.078

0.112

Sau khi hiện màu xong ta tiến hành đo mật độ quang của dãy mẫu chuẩn trên máy quang phổ ở bước sóng 450nm được các giá trị mật độ quang A(ABS) như trên bảng tiêu chuẩn.



Vẽ đồ thị chuẩn:

Mối quan hệ giữa nồng độ chuẩn của Man gan với giá trị mật độ quang được biểu thị theo phương trình sau:

y = 0.1534x+0.0478 (R2 = 0.9981)

x: Biểu diễn giá trị nồng độ Man gan trên đồ thị.

y: Biểu diễn giá trị của mật độ quang A (ABS) trên đồ thị

b) Tiến hành đo mẫu :


Hút 50ml mẫu thêm 2ml EDTA 0,24 mol/l, 3ml dung dịch NH2OH.HCl/NH3, 3ml NaOH 4mol/l 1ml dung dịch formanđioxim định mức 100ml. Đợi 10 phút sau đó tiến hành so màu với dãy chuẩn, hay đem đo ở bước sóng 450 nm.và tinh kết quả. Đo đ ư ợc A = 0.08 (ABS)

3.2.10.4 Kết quả:

mg/l Mn == 0.24(mg/l)




tải về 329.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương