Đề tài Phân tích các chỉ tiêu của nước


Kỹ thuật lấy mẫu: 2.1.1 Dụng cụ lấy mẫu



tải về 329.93 Kb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích329.93 Kb.
#28287
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2.1 Kỹ thuật lấy mẫu:

2.1.1 Dụng cụ lấy mẫu:


Can, thùng (thuỷ tinh hay nhựa) có nút kín, chai, lọ bình (thủy tinh hay nhựa) có nút kín.

Túi nilon có nút, các ống có nút kín .

Các chai lấy mẫu cần được dán nhãn ghi đầy đủ các chi tiết: địa điểm, ngày, giờ, tên người lấy mẫu, kết quả đo được tại chỗ, nhận xét sơ bộ, màu sắc, mùi vị, ngoại cảnh, vị trí lấy mẫu .

Ghi rõ công trình, nhà máy lấy mẫu.

Trước khi lấy mẫu dụng cụ lấy mẫu phải sạch và được tráng rửa kỹ bằng nước cất. Khi lấy mẫu cần tráng rửa bình lấy mẫu 2 đến 3 lần bằng dung dịch mẫu.

Cần lưu ý là chai để lấy mẫu không đựng các chất lỏng khác.


2.1.2 Phương thức lấy mẫu:

2.1.2.1 Lấy mẫu trên đường ống dẫn:


Mở vòi nước chảy mạnh 5 đến 10 phút, sau đó mở nút dụng cụ cho miệng dụng cụ vào đầu vòi nước và để chảy tràn 2 đến 3 phút. Vặn nút bình mẫu lại.

2.1.2.2 Lấy mẫu nơi ao, hồ, giếng , ruộng:


Ta lấy mẫu ở các điểm khác nhau với độ nông sâu khác nhau. Có thể lấy mẫu trực tiếp hoặc bằng dụng cụ lấy mẫu riêng theo chế độ nông sâu (độ sâu có thể từ mức 0.5m; 1m; 1.5m; 2m). Nếu là nước bề mặt thì lấy điểm giữa, xung quanh và những điểm bất kỳ.

2.1.2.3 Lý lịch mẫu phân tích:


* Mẫu nước em trình bày trong quyển báo cáo này lấy trên đường ống dẫn. Quy cách lấy mẫu giống như cách lấy mẫu em đã trình bày ở trên đường ống dẫn .

Sau khi lấy mẫu xong ta ghi chép lập hồ sơ lấy mẫu:



    • Ký hiệu mẫu: Mẫu 01.

    • Tên cơ sở: Cơ sở sản xuất nước đóng bình Thiên Hương.

    • Địa chỉ lấy mẫu : Thôn 5 – An phú _ Pleiku – Gia Lai.

    • Vị trí lấy mẫu : Khu vực xử lý nước đóng chai, bình.

    • Loại mẫu : Nước đóng chai, bình.

    • Ngày, giờ, tháng, năm lấy mẫu: 24/07/2009 lúc 8h 30’.

    • Thời gian lấy mẫu:25’.

    • Dạng mẫu: Dạng lỏng.

    • Điều kiện thời tiết: Ngày mưa phùn, nhiệt độ 250C.

    • Dung tích mẫu :2000ml.

    • Người lấy mẫu: Nguyễn Thị Minh Châu.

2.2 Bảo quản mẫu phân tích:

2.2.1 Chuyên chở mẫu từ nơi lấy về kho và phòng thí nghiệm:


Để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích, việc chuyên chở cũng phải đảm bảo các điều kiện:

  • Bằng các phương tiện phù hợp, không tốn kém, kịp thời.

  • Lấy mẫu cần phải đưa ngay về kho và phòng thí nghiệm.

  • Không làm hư hỏng mẫu,long tróc nhãn, hư hỏng đồ bao gói, chứa đựng.

  • Sắp xếp mẫu sao cho các chai, lọ, bình tránh va chạm vào nhau tránh giao động mẫu.

  • Nếu thời gian vận chuyển quá 2h thì mẫu phải được bảo quản nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ trực tiếp.

  • Vận chuyển mẫu không quá 24h .

2.2.2 Quản lý và bảo quản mẫu phân tích:


Việc quản lý, bảo quản mẫu là một khâu kế tiếp của công việc lấy mẫu phân tích. Lấy mẫu tốt, nhưng bảo quản không tốt, thì sẽ làm hỏng mẫu phân tích. Để riêng từng loại ,từng lô, từng nhóm.

  • Nhiệt độ thích hợp theo yêu cầu của mẫu phân tích.

  • Không cho các phản ứng hóa học xảy ra làm mất chất phân tích….

  • Bảo vệ chất phân tích không bị phân hủy, sa lắng…

2.2.3 Xử lý mẫu phân tích:


Xử lý mẫu là giai đoạn đầu tiên, nhưng rất quan trọng của quá trình phân tích. Mọi sai sót trong giai đoạn này đều ra nguyên nhân tạo ra sai số cho kết quả phân tích, có khi sai sót lớn. Vì thế mọi cách sử lý mẫu để phân tích, cùng với việc tuân thủ các điều kiện của xử lý mẫu đảm bảo yêu cầu cụ thể như sau:

  • Lấy được hoàn toàn, không làm mất chất phân tích.

  • Không làm nhiễm bẩn thêm chất phân tích đã chọn.

  • Dùng các hóa chất phải đảm bảo độ sạch đúng yêu cầu.

  • Không đưa thêm các chất có ảnh hưởng vào mẫu.

  • Đối với mẫu nước đóng chai, bình thì không cần phải xử lý mẫu.




HÌNH II SƠ ĐỒ CHUNG VỀ VIỆC LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU

PHẦN III PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CỦA MẪU NƯỚC Ở CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC ĐÓNG CHAI, BÌNH THIÊN HƯƠNG.



3.1 Các chỉ tiêu cảm quan:


Để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt chúng ta cần phải kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan như: nhiệt độ, mùi vị lạ, màu sắc,… trước khi đưa vào sử dụng.

Sau khi kiểm tra quan sát, phân tích và đánh giá rồi đi đến kết luận.


3.1.1 Xác định nhiệt độ:


Nhiệt độ của nước phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện như: thời tiết, thời gian mẫu nước tiếp xúc với nguồn nước. Cần xác định nhiệt độ của nước tốt nhất là khi lấy mẫu về.

Nhiệt độ của nước thường được biểu thị bằng oC



** Tiến hành xác định nhiệt độ của nước:

Dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ nước. Sau khi nhúng bầu thuỷ ngân vào trong nước, để yên vài phút tránh dao động nhiệt độ. Đợi nhiệt độ ổn định ghi số liệu máy đo được.

Xả vòi nước ở cơ sở sản xuất nước đóng chai, bình Thiên Hương vào cốc 500ml nhúng đầu thủy ngân của nhiệt kế vào trong nước giữ yên 2 đến 3 phút. Sau khi giá trị nhiệt độ mà nhiệt kế ổn định ghi số liệu máy đo được là 25oC.

3.1.2 Mùi của nước:


Việc xác định mùi của nước phụ thuộc vào nhiệt độ và thành phần của các chất hoà tan có trong nước như xác động thực vật bị phân huỷ, các chất vô cơ, khí H2S.

** Tiến hành xác định mùi của nước:

Lấy 100ml nước chuyển vào bình cầu nút mài 250ml đậy nút lại, lắc mạnh mẫu. Sau đó, mở nút ra rồi dùng khứu giác của mình để xác định mùi của nước.



  • Nếu bằng cảm giác mà không nhận thấy mùi ta có thể đánh giá là không có mùi.

  • Nếu người bình thường không nhận thấy nhưng phát hiện được trong phòng thí nghiệm ta đánh giá nước có vị và vị lạ ở mức độ 1.

  • Nếu người bình thường chú ý sẽ phát hiện được thì ta đánh giá nước có mùi ở mức độ 2.

  • Nếu dễ nhận biết và gây cảm giác khó chịu thì ta đánh giá nước có mùi ở mức độ 3.

  • Gây mùi khó chịu và không uống được thì ta đánh giá nước có mùi ở mức độ 4.

  • Có mùi rất khó chịu và không thể uống được thì ta đánh giá nước có mùi ở mức độ 5.

Dựa trên các mức đánh giá ở trên thì mẫu nước đóng chai, bình ở cơ sở sản xuất nước Thiên Hương tỉnh Gia Lai được đánh giá ở mức độ không có mùi.


tải về 329.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương