* quyếT ĐỊnh số 47/QĐ-tctk ngàY 22 tháng 02 NĂM 2016 CỦa tổng cục trưỞng tổng cục thống kê VỀ việc tổ chứC ĐIỀu tra doanh nghiệp năM 2016



tải về 1.89 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.89 Mb.
#26519
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

4. Diện tích đất lâm nghiệp (tại thời điểm 31/12/2015)

- Đất lâm nghiệp: Là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng (diện tích liền khoảnh 0,5 ha, độ che phủ của tán cây rừng (độ tàn che) từ 10% trở lên. Thông thường rừng trồng tập trung từ 3 năm trở lên là đạt tiêu chuẩn rừng); đất đang khoanh nuôi để phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính); đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Đất lâm nghiệp bao gồm:

- Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.

- Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ.

- Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng.

Trong đó: Đất đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn là đất có rừng do con người trồng và đất tự nhiên đang có rừng với diện tích liền khoảnh từ 0,5 ha trở lên, có độ che phủ của tán cây rừng (độ tàn che) từ 10% trở lên. Thông thường rừng trồng tập trung từ 3 năm trở lên là đạt tiêu chuẩn rừng.

5. Diện tích trồng và nuôi rừng trong năm 2015 (tính đến 31/12/2015)

Ghi tổng diện tích cụ thể theo từng loại.

(1) Diện tích rừng trồng mới tập trung: Là diện tích trồng mới các loại cây lâm nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và có quy mô diện tích từ 0,5 ha trở lên, thực hiện trong một thời kỳ nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm). Bao gồm diện tích rừng trồng mới tập trung các loại cây lâm nghiệp có quy mô diện tích từ 0,5 ha trở lên của các loại hình kinh tế, từ các nguồn kinh phí đầu tư trồng rừng. Không tính diện tích các loại cây nông nghiệp như cao su, cà phê, chè... trồng trên đất lâm nghiệp bằng nguồn vốn của các dự án trồng rừng (như Dự án 5 triệu ha rừng). Diện tích rừng trồng mới tập trung trong kỳ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phải phá đi trồng lại lần thứ hai, thứ ba chỉ được tính một lần diện tích trồng mới. Căn cứ vào mục đích trồng, rừng trồng mới tập trung được chia thành rừng sản xuất trồng mới, rừng phòng hộ trồng mới và rừng đặc dụng trồng mới.

(2) Diện tích rừng sản xuất trồng mới: Là diện tích rừng trồng mới nhằm mục đích khai thác gỗ, củi, nguyên liệu giấy và các lâm sản khác phục vụ cho sản xuất và đời sống.

(3) Diện tích rừng trồng được chăm sóc: Là diện tích rừng trồng được làm cỏ, vun gốc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh trong thời gian 3-4 năm đầu sau khi trồng. Trên một diện tích rừng trồng nếu trong năm được chăm sóc 2-3 lần cũng chỉ được tính 1 lần diện tích rừng được chăm sóc.

Diện tích rừng trồng được chăm sóc cũng được chia thành 3 loại rừng: trồng sản xuất; trồng phòng hộ; trồng đặc dụng.

(4) Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh: Là diện tích đất trống có cây bụi, gỗ, tre rải rác hoặc cây gỗ tái sinh (rừng nghèo kiệt) có tán che dưới 10% được khoanh nuôi, bảo vệ và tác động bằng các biện pháp lâm sinh (trồng dặm, chăm sóc, chống cháy, chống chặt phá) để tái sinh, phục hồi, phát triển thành rừng trong thời kỳ nhất định.

6. Doanh nghiệp có liên kết sản xuất trong 12 tháng qua (từ 01/01 đến 31/12/2015)

- Liên kết trong sản xuất nông nghiệp là hình thức hợp tác, liên kết trên cơ sở có hợp đồng ký kết giữa các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp trong các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp thông qua việc cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Gọi tắt là liên kết theo chuỗi giá trị.

7. Các hình thức liên kết sản xuất năm 2015 (tính đến 31/12/2015)

(1) Góp vốn đầu tư sản xuất: Là hình thức góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật (đất đai, tài sản, máy móc thiết bị...) giữa doanh nghiệp và các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

(2) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đầu vào cho sản xuất: Là hình thức ký kết, thỏa thuận việc cung cấp, bán sản phẩm vật chất, dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác.

(3) Tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra: Là hình thức liên kết trong việc bao tiêu, thu mua sản phẩm, dịch vụ đầu ra của doanh nghiệp với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác.

(4) Hình thức khác: Các hình thức liên kết trong sản xuất khác.

8. Hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp năm 2015 (từ 01/01 đến 31/12/2015)

- Hỗ trợ, ưu đãi về sử dụng đất bao gồm các hỗ trợ, ưu đãi về tiền (phí) sử dụng đất, tiền thuê đất...

- Hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp: Các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi như chương trình vay vốn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định 41/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hoặc vay vốn từ các chương trình khác cho sản xuất lâm nghiệp.



9. Loại hình dịch vụ lâm nghiệp: Điều tra viên ghi thông tin về các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp trong 12 tháng qua.
Phiếu số 1A.1.4/ĐTDN-TS

HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN NĂM 2015
3. Máy móc, thiết bị chủ yếu (tại thời điểm 31/12/2015)

Ghi số l­ượng các loại máy chủ yếu của doanh nghiệp, chỉ ghi những máy còn sử dụng đư­ợc (kể cả máy đang sửa chữa lớn) thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, tính cả số máy của doanh nghiệp cho thuê, cho mư­ợn, không tính số máy mà doanh nghiệp thuê hoặc m­ượn của đơn vị, cá nhân khác; các máy móc là sản phẩm hàng hóa kinh doanh buôn bán của doanh nghiệp.



- Ô tô (tổng số): Ghi tổng số ô tô hiện có của doanh nghiệp, bao gồm: xe ô tô con (từ 4 đến 7 chỗ), xe ô tô chuyên chở hành khách và xe ô tô chuyên vận chuyển hàng hóa.

Trong đó: Ô tô vận tải hàng hoá, hành khách: Ghi số ô tô chuyên vận chuyển hàng hoá và hành khách.

- Động cơ điện, là những động cơ phát lực nhờ nguồn năng lượng điện.

- Động cơ chạy xăng, dầu diezen là các loại động cơ phát lực chạy bằng các nguồn năng lượng: xăng, dầu diezen.

- Máy phát điện: Là các loại máy phát ra nguồn điện năng, gồm các loại máy chạy bằng nhiên liệu: xăng, dầu diezen, khí Biogas; chạy bằng sức n­ước, sức gió.

- Máy phát điện dùng cho sản xuất thủy sản là máy phát điện chỉ dùng với mục đích phục vụ cho công việc thuộc lĩnh vực sản xuất thủy sản.



- Lò, máy sấy sản phẩm thuỷ sản: Là loại thiết bị dùng để sấy khô các loại sản phẩm thuỷ sản như: cá, mực,...

- Máy chế biến thức ăn thủy sản: Gồm các loại máy nghiền, trộn, ép, đùn thức ăn thủy sản.

- Máy sục khí, đảo nước dùng trong nuôi thuỷ sản: Là các loại máy, giàn máy chuyên dụng dùng để sục khí, đảo khí để đảm bảo lượng ô xy đủ cho sự phát triển bình thường của loại thuỷ sản nuôi. Máy sục khí, đảo nước thường được dùng trong nuôi thủy sản công nghiệp/bán công nghiệp.



- Máy bơm nước dùng cho sản xuất thủy sản: Là các loại máy bơm nước dùng cho sản xuất thủy sản. Bao gồm cả những loại máy bơm sử dụng kết hợp cho sản xuất thủy sản và bơm nước sinh hoạt. Không tính là máy bơm với những động cơ đã được tính là máy phát lực có gắn thiết bị chuyên dụng để bơm nước.

- Thuyền, xuồng đánh bắt thủy sản không động cơ: Là loại thuyền, xuồng đánh bắt thủy sản chỉ dùng sức ng­ười, sức gió để vận hành, không tính các loại ph­ương tiện thủ công khác như­ bè, mảng, thúng.

- Máy khác: Ghi loại máy theo yêu cầu nghiên cứu của địa phương.

4. Tàu, thuyền, xuồng phục vụ sản xuất thủy sản (tại thời điểm 31/12/2015)

4.1. Tàu, thuyền, xuồng khai thác thủy sản có động cơ

Là các loại tàu, thuyền, xuồng có gắn các loại động cơ dùng cho khai thác thủy sản bao gồm:

- Tàu khai thác thủy sản: Là những tàu mà vỏ tàu có thể được đóng bằng gỗ, nhựa hoặc bằng sắt thép, lắp động cơ cố định, có ngăn đặt máy và bộ phận điều khiển riêng.

- Thuyền, xuồng gắn máy khai thác thủy sản: Là những thuyền, xuồng gắn động cơ ngoài, có thể tháo hoặc lắp động cơ vào thuyền, xuồng dễ dàng.



Lưu ý: Tính tất cả các tàu, thuyền, xuồng khai thác thủy sản có động cơ của doanh nghiệp có tại thời điểm điều tra, bất kể tàu, thuyền, xuồng đó đang đi khai thác hay đậu bến. Không tính những tàu, thuyền, xuồng không còn dùng được nữa hoặc để thanh lý.

Cột 1: Ghi công suất động cơ chính (theo thiết kế) được gắn cho tàu, thuyền, xuồng. Những tàu, thuyền, xuồng dùng nhiều động cơ thì ghi tổng công suất của các động cơ chính không bao gồm những động cơ chuyên dùng để thắp sáng;

Cột 2: Ghi nghề khai thác chính của tàu, thuyền, xuồng theo từng mã cụ thể đã được ghi chú trong phiếu.

Cột 3: Ghi phạm vi khai thác chính của tàu, thuyền, xuồng theo từng mã cụ thể đã được ghi chú trong phiếu.

4.2. Tàu, thuyền, xuồng dịch vụ thủy sản có động cơ

Ghi số lượng và tổng công suất của từng loại tàu, thuyền, xuồng vào các ô tương ứng.

- Tàu, thuyền, xuồng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản: Là các loại tàu, thuyền, xuồng có gắn động cơ được sử dụng với mục đích hỗ trợ trong việc nuôi trồng thủy sản như chuyên chở hàng hóa sau thu hoạch, các công việc khác liên quan đến các khâu chăm sóc, cho ăn đối với thủy sản nuôi trồng... Chỉ tính những tàu, thuyền, xuồng có cabin lái (không tính các loại xuồng nhỏ gắn động cơ).

- Tàu, thuyền, xuồng dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thủy sản biển: Là các loại tàu, thuyền, xuồng có gắn động cơ chuyên dùng để làm dịch vụ thủy sản như vận chuyển, cung cấp nguyên, nhiên liệu, đá để ướp thủy sản, lương thực, thực phẩm cho các tàu chuyên đánh bắt thủy sản; thu gom sản phẩm thủy sản của các tàu đánh bắt vận chuyển vào bờ.



5. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản (tại thời điểm 31/12/2015)

- Tổng diện tích đất: Ghi tổng diện tích đất của doanh nghiệp.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi cá, nuôi tôm, nuôi trồng các loại thủy sản khác và nuôi giống thuỷ sản; bao gồm: đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt, không kể diện tích đất lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất đồng muối, đất hồ đập thủy lợi, sông ngòi, biển có kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Cột 1: Ghi tổng số diện tích đất nuôi trồng thủy sản thực tế của doanh nghiệp cụ thể.

Cột 2: Ghi diện tích đất thực tế mà doanh nghiệp đang trực tiếp sử dụng để sản xuất.

Cột 3: Ghi diện tích đất thực tế mà doanh nghiệp đã giao khoán cho cá nhân, hộ, tổ chức khác sử dụng.

6. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản không sử dụng lồng, bè, bể bồn trong năm 2015 (từ 01/01 đến 31/12/2015)

Ghi diện tích thực tế nuôi trồng thủy sản trong năm của doanh nghiệp/hợp tác xã trong năm 2015, tính cả diện tích doanh nghiệp đã nuôi trồng thủy sản trong năm 2015 nhưng không còn quản lý, sử dụng tại thời điểm điều tra.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản trong thời kỳ, bao gồm: Diện tích ao, hồ, đầm, ruộng lúa, ruộng muối, sông cụt, vũng, vịnh, đầm, phá, ao đào trên cát, bãi triều ven biển... kể cả hồ, đập thuỷ lợi được khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản để thu hoạch, diện tích được quây lại ở sông, hồ lớn, ven biển để nuôi trồng thuỷ sản, diện tích của các công trình phụ trợ như bờ bao, kênh dẫn nước vào, ra; các ao lắng, lọc... Những nơi diện tích mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo thời vụ hoặc thuỷ triều...) chỉ tính ở mức trung bình và tương đối ổn định phần diện tích có nuôi trồng thuỷ sản trong kỳ báo cáo. Đối với ruộng trũng nuôi tôm, cá… chỉ tính phần diện tích mặt nước có độ sâu từ 30 cm trở lên và có nuôi trồng thuỷ sản từ 3 tháng trở lên.

(1) Diện tích nuôi cá: Là phần mặt nước chủ yếu được sử dụng để nuôi các loại cá mà sản phẩm chính là cá thịt.

(2 Diện tích nuôi tôm: Là phần mặt nước sử dụng nuôi các loại tôm là chủ yếu như nuôi tôm sú, tôm càng xanh, v.v...

(3) Diện tích nuôi thuỷ sản khác: Là phần mặt nước chủ yếu sử dụng nuôi trồng các loại thuỷ sản không thuộc hai tổ trên như cua, ốc, nghêu, ngao, sò, rong câu, …



(4) Diện tích nuôi giống thủy sản: Là phần mặt nước chủ yếu được sử dụng để nuôi các loại cá giống, tôm giống và giống thủy sản khác.

Lưu ý:

- Đối với những diện tích nuôi trồng trong 12 tháng qua nuôi nhiều vụ (thường là ở diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh) thì được tính tổng diện tích của các vụ nuôi;

- Trên cùng một diện tích có nuôi đồng thời hai loại thủy sản trở lên thì tính diện tích nuôi trồng cho loại thủy sản chính. Loại thủy sản chính được xác định theo mục đích ban đầu của người nuôi và thường là loại thủy sản thu được giá trị lớn nhất hoặc loại cho thu hoạch sản lượng lớn nhất.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có 15 ha trong năm 2015 nuôi 2 vụ tôm thì ghi diện tích nuôi tôm 30 ha.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có 10 ha trong năm 2015 nuôi 2 vụ, trong đó 1 vụ nuôi tôm thu được 500 triệu đồng, 1 vụ nuôi cá thu được 400 triệu đồng thì ghi diện tích nuôi tôm là 10 ha.

(1) Tổng số: Lần lượt ghi tổng số diện tích nuôi cá, nuôi tôm, nuôi thủy sản khác, diện tích nuôi giống thuỷ sản theo loại mặt nước (mặn, lợ, ngọt).

(2) Nuôi nước mặn: Là nuôi trồng thuỷ sản (nuôi và ương giống) trong môi trường nước ở khu vực biển (thường có độ mặn của nước trên 20‰).

(3) Nuôi nước lợ: Là nuôi trồng thuỷ sản (nuôi và ương giống) trong môi trường nước ở vùng cửa sông, cửa lạch,… nơi giao hoà giữa nước mặn và nước ngọt từ đất liền chảy ra (thường có độ mặn của nước dao động từ 0,5 - 20‰).

(4) Nuôi nước ngọt: Là nuôi trồng thuỷ sản (nuôi và ương giống) trong môi trường nước do nguồn nước ngọt tự nhiên tạo ra (thường ở trong đất liền hoặc hải đảo) chưa có sự xâm thực của nước biển như: nước sông, suối, hồ đập thuỷ lợi, đất trũng ngập nước (ruộng trũng, sình lầy,…), v.v... (thường có độ mặn của nước dưới 0,5‰).

(5) Nuôi trong ruộng lúa: Ghi diện tích ruộng lúa thực tế có nuôi trồng các loại thủy sản từ 3 tháng trở lên trong năm 2015.

(6) Thâm canh, bán thâm canh: Ghi diện tích nuôi trồng thủy sản trong năm 2015 đạt trình độ nuôi thâm canh hay bán thâm canh. Việc phân các loại diện tích nuôi trồng thủy sản theo các trình độ thâm canh như sau:

Nuôi thâm canh: Là nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo qui tắc kỹ thuật chặt chẽ tác động mạnh vào quá trình phát triển và sinh trưởng của đối tượng nuôi đạt năng suất cao hơn nhiều so với nuôi truyền thống: Từ chọn giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật (thuần, đủ kích cỡ và sức sống) môi trường được chuẩn bị chu đáo trước khi thả giống - mật độ nuôi theo qui định, chăm sóc thường xuyên hàng ngày, quản lý ao, phòng trừ bệnh, cho ăn thức ăn công nghiệp, bảo đảm điều kiện môi trường phù hợp với phát triển của thuỷ sản nuôi. Trong nuôi thâm canh, cơ sở hạ tầng được đầu tư toàn diện như hệ thống ao, đầm, thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước, sục khí. Hệ thống nuôi tuần hoàn nước (hệ thống nuôi kín) cũng là một hình thức nuôi thâm canh cao.

Ví dụ: Nuôi tôm sú thâm canh: Yêu cầu kích cỡ con giống là P12-P15; mật độ thả nuôi từ 30-40 con/m2, cho ăn hàng ngày bằng thức ăn công nghiệp, có hệ thống máy sục khí, quạt đảo nước, ao lắng, ao lọc bảo đảm môi trường sống cho tôm phát triển tốt.

Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi với trình độ kỹ thuật ở mức trung gian giữa thâm canh và quảng canh: thả giống nhân tạo hoặc giống tự nhiên, hệ thống ao, hồ, đầm nuôi được đầu tư một phần, cũng có máy sục khí (đối với nuôi tôm), cũng cho ăn hàng ngày nhưng thức ăn có thể tự chế và bổ sung một lượng thức ăn công nghiệp.

7. Thể tích nuôi thủy sản lồng, bè, bể bồn trong năm 2015

(từ 01/01 đến 31/12/2015)

Nuôi lồng là hình thức nuôi thủy sản trong các lồng hình khối có khung làm bằng vật liệu cứng, được bao quanh bằng các phên tre hoặc lưới có kích cỡ rất khác nhau, từ dưới 10m3/lồng đến hơn 1000 m3/lồng.

Nuôi bè (thuật ngữ này thường dùng tại các tỉnh phía Nam) là hình thức nuôi giống như nuôi lồng nhưng có kích thước lớn hơn. Kích cỡ bè thường từ 100 đến
2000 m3/bè. Bè có thể chỉ là một hình khối duy nhất hoặc bao gồm nhiều ô lồng nhỏ liên kết lại thành dàn vững chắc để tránh bị xô dạt do sóng nước.

Nuôi lồng, bè thường cho năng suất cao. Các đối tượng hiện đang được nuôi lồng bè phổ biến là cá bống tượng, cá diêu hồng, cá tra, cá basa trên sông; cá mú, cá giò, tôm hùm, ốc hương, trai ngọc trên biển...

Nuôi bể, bồn: Nuôi thủy sản bể, bồn là nuôi thủy sản trong các bể, bồn làm bằng composite hoặc thép, bê tông trên đất liền, hình dáng bề mặt có thể là hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn... Loại hình nuôi này có chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng tiện lợi và cho năng suất cao. Những đối tượng nuôi theo hình thức này thường là cá hồi, cá tầm, cá bống tượng, tôm sú, tôm thẻ, cua bể, tảo, giống thủy sản...

- Thể tích lồng, bè: Bằng (=) diện tích mặt nổi của lồng bè nhân (x) với chiều sâu.

Đối với các lồng, bè có bể nổi là hình vuông hoặc hình chữ nhật thì thể tích lồng bè = chiều dài x chiều rộng x chiều sâu.



Lưu ý: Thể tích nuôi cá, tôm, thủy sản khác và giống thuỷ sản bằng tổng diện tích, thể tích đã nuôi các vụ/lứa trong 12 tháng qua.

Cột 1: Ghi tổng thể tích theo từng loại (cá, tôm, thủy sản khác, giống thủy sản).

Cột 2, 3, 4: Ghi thể tích nuôi cá, tôm, thủy sản khác, giống thủy sản theo từng loại mặt nước (mặn, lợ, ngọt).

8. Doanh nghiệp có liên kết sản xuất với cá nhân hoặc các tổ chức khác không (từ 01/01 đến 31/12/2015)

- Liên kết trong sản xuất nông nghiệp là hình thức hợp tác, liên kết trên cơ sở có hợp đồng ký kết giữa các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp trong các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp thông qua việc cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Gọi tắt là liên kết theo chuỗi giá trị.

9. Các hình thức liên kết sản xuất năm 2015 (từ 01/01 đến 31/12/2015)

(1) Góp vốn đầu tư sản xuất: Là hình thức góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật (đất đai, tài sản, máy móc thiết bị...) giữa doanh nghiệp và các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

(2) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đầu vào cho sản xuất: Là hình thức ký kết, thỏa thuận việc cung cấp, bán sản phẩm vật chất, dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác.

(3) Tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra: Là hình thức liên kết trong việc bao tiêu, thu mua sản phẩm, dịch vụ đầu ra của doanh nghiệp với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác.

(4) Hình thức khác: Các hình thức liên kết trong sản xuất khác.

10. Hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp năm 2015 (từ 01/01 đến 31/12/2015)

- Hỗ trợ, ưu đãi về sử dụng đất bao gồm các hỗ trợ, ưu đãi về tiền (phí) sử dụng đất, tiền thuê đất...

- Hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp: Các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi như chương trình vay vốn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định 41/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hoặc vay vốn từ các chương trình khác cho sản xuất thủy sản.
Phiếu số 1A.2/ĐTDN-CN

KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
A. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng phiếu này là toàn bộ các doanh nghiệp đơn/cơ sở có hoạt động công nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm 31/12/2015 và hiện đang tồn tại, bao gồm cả những doanh nghiệp thực hiện phiếu 1A/ĐTDN-DN và phiếu 1B/ĐTDN-DS, nếu có hoạt động công nghiệp thì phải thực hiện phiếu số 1A.2/ĐTDN-CN.



B. Cách ghi biểu

I. Sản phẩm công nghiệp sản xuất và tiêu thụ năm 2015

Cột A: Tên sản phẩm: Ghi tên của tất cả các mặt hàng công nghiệp chủ yếu do DN/cơ sở sản xuất trong năm 2015.

Cột B: Mã sản phẩm: Điều tra viên của Cục Thống kê ghi và đánh mã theo danh mục sản phẩm công nghiệp.

Cột C: Đơn vị tính: Ghi đơn vị tính tương ứng cho từng loại sản phẩm sản xuất đã ghi ở cột A theo đúng đơn vị tính quy định trong bảng danh mục sản phẩm công nghiệp áp dụng cho cuộc điều tra.

Cột A và C nếu do DN ghi thì điều tra viên phải kiểm tra chỉnh lý theo đúng bảng danh mục sản phẩm quy định.



Cột 1, 2, 3, 4, 5, 6: Ghi số lượng sản phẩm thực tế DN đã sản suất, tiêu thụ và tồn kho được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho trong năm 2015.

Cột 7: Ghi trị giá toàn bộ sản phẩm do DN đã tiêu thụ trong năm 2015 (không bao gồm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu tương ứng với khối lượng sản phẩm đã ghi ở cột 3) (triệu đồng).

Cột 8: Ghi giá trị dịch vụ gia công sản phẩm cho bên ngoài.

Lưu ý: Sản phẩm sản xuất của DN là sản phẩm sản xuất tại DN, gồm: sản phẩm sản xuất từ nguyên, vật liệu của DN và sản phẩm làm gia công cho bên ngoài bằng nguyên, vật liệu do khách hàng đưa đến (không tính những sản phẩm do bên ngoài gia công cho doanh nghiệp).

II. Hàng hóa gia công

Thông tin này nhằm mục đích đánh giá thực trạng hoạt động gia công, lắp ráp hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài.

1. Năm 2015 doanh nghiệp có nhận gia công, lắp ráp hàng hóa cho nước ngoài không ?

Trường hợp doanh nghiệp nhận toàn bộ nguyên liệu, thiết bị do nước ngoài sở hữu (Mã 1) về gia công, lắp ráp hàng hóa, đề nghị ghi tổng số phí gia công nhận được từ chủ sở hữu nước ngoài vào ô tương ứng.

Trường hợp doanh nghiệp nhận một phần nguyên liệu, thiết bị của nước ngoài sở hữu về gia công, lắp ráp hàng hóa (Mã 2), phần nguyên liệu, thiết bị còn lại do chính DN sở hữu, đề nghị ghi rõ tỷ lệ (%) nguyên liệu, thiết bị do phía nước ngoài cung cấp và tỷ lệ (%) nguyên liệu, thiết bị do chính doanh nghiệp sở hữu vào ô tương ứng.

2. Năm 2015 doanh nghiệp có gửi nguyên liệu, thiết bị ra nước ngoài để gia công, lắp ráp không?

Trường hợp doanh nghiệp gửi toàn bộ nguyên liệu, thiết bị của mình ra nước ngoài để gia công, lắp ráp hàng hóa (Mã 1), đề nghị ghi tổng số phí mà doanh nghiệp phải trả cho phía nước ngoài cho việc gia công, lắp ráp vào ô tương ứng.

Trường hợp doanh nghiệp gửi một phần nguyên liệu, thiết bị (do DN sở hữu) ra nước ngoài để gia công, lắp ráp hàng hóa (Mã 2), phần còn lại do phía nước ngoài cung cấp (sở hữu), đề nghị ghi rõ tỷ lệ (%) nguyên liệu, thiết bị do DN sở hữu và tỷ lệ (%) nguyên liệu, thiết bị do phía nước ngoài cung cấp vào ô tương ứng.



III. Nguyên, vật liệu nông sản doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất và tồn kho năm 2015

Thông tin thu thập trong mục này làm căn cứ để lập Bảng cân đối một số sản phẩm nông sản chủ yếu của toàn quốc. Thông tin liên quan đến việc sử dụng nông sản như: thóc, gạo, ngô, sắn, cao su, chè (chè búp tươi),… làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất, chế biến thành các sản phẩm tiêu dùng của Doanh nghiệp công nghiệp mà qua quá trình sản xuất, chế biến làm thay đổi hẳn kết cấu hình thái ban đầu của nông sản. Ví dụ như: thóc, gạo được sử dụng để sản xuất rượu, bia, bánh; cao su được sử dụng để làm săm, lốp,...; lá chè búp tươi được sử dụng để sản xuất chè đen, chè túi lọc,…



Cột A:Loại nông sản được sử dụng làm nguyên, vật liệu:

Điều tra viên tham khảo danh mục sản phẩm nông sản cần thu thập thông tin như trong phụ lục 1 đính kèm.



Cột C: Đơn vị tính: quy ước là Tấn (trừ trứng gia cầm đơn vị tính là 1000 quả)

Cột 1, 2, 3, 4: Ghi số lượng nông sản thực tế DN đã sử dụng để sản xuất và tồn kho trong năm 2015.

Chú ý: Không thống kê những nông sản dùng làm nguyên liệu đầu vào cho những hoạt động sau đây:

- Hoạt động sơ chế. Ví dụ sơ chế mủ cao su tươi thành các tảng, miếng cao su.

- Hoạt động bóc vỏ, đánh bóng sản phẩm. Ví dụ bóc vỏ hạt điều, xay sát thóc, đánh bóng hạt gạo.

- Nông sản do các đơn vị bên ngoài sử dụng làm nguyên liệu để gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Phiếu số 1A.3/ĐTDN-XD

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Câu 3. Kết quả hoạt động xây dựng

3.1. Tổng chi phí cho hoạt động xây dựng

Tổng chi phí cho hoạt động xây dựng là các chi phí phát sinh thực tế cho hoạt động xây dựng trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp, gồm cả chi phí của hoạt động xây lắp và các chi phí của hoạt động khác ngoài xây lắp được quy ước tính vào xây dựng như: Chi phí cho thuê máy móc, thiết bị có kèm theo người điều khiển, chi phí thu hồi và tiêu thụ phế liệu xây dựng…



Chia ra:

+ Chi phí vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ giá trị thực tế của vật liệu, cấu kiện xây dựng thực tế kết cấu vào công trình.

Số liệu để ghi vào mục này lấy từ số phát sinh bên Có của Tài khoản “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” và từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh về vật liệu.

Chỉ tính vào mục này giá trị vật liệu xây dựng, nhiên liệu trực tiếp sử dụng vào công trình xây dựng, loại trừ giá trị vật liệu, nhiên liệu đã xuất kho nhưng sử dụng không hết phải nhập lại kho.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ chi phí phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong hoạt động xây dựng (Không bao gồm tiền lương và bảo hiểm xã hội của những lao động thuộc bộ phận quản lý và tiền lương của những công nhân trực tiếp điều khiển máy móc thi công), gồm: toàn bộ tiền công, tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương và các khoản chi phí khác cho người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất.

Số liệu để ghi vào mục này lấy từ số phát sinh bên Có của tài khoản “Chi phí nhân công trực tiếp” và các sổ kế toán lương.

+ Chi phí sử dụng máy móc thi công: Là các chi phí phục vụ cho hoạt động của các loại máy móc thi công, bao gồm: Chi phí nhân công của công nhân trực tiếp điều khiển máy móc (gồm lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương), chi phí nhiên liệu, điện năng, chi phí về các thiết bị phụ tùng thay thế trong quá trình sửa chữa, chi phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ; chi phí khấu hao máy móc thiết bị; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động của máy móc thi công.

Số liệu để ghi vào mục này lấy từ số phát sinh bên Có của tài khoản “Chi phí sử dụng máy thi công”.

+ Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phục vụ cho hoạt động của các tổ, đội hoạt động sản xuất tại công trường, bao gồm: Chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý tổ, đội (bộ phận sản xuất tại công trường); Các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) của công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, công nhân điều khiển máy thi công; Chi phí vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, công cụ dụng cụ… ở tổ, đội sản xuất; chi phí khấu hao TSCĐ (thiết bị, máy móc…) sử dụng tại đội sản xuất; các chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại…) phục vụ cho hoạt động sản xuất tổ, đội và chi phí bằng tiền khác.

Số liệu lấy từ số phát sinh bên Có của tài khoản “Chi phí sản xuất chung” loại trừ phần ghi giảm chi phí sản xuất chung, chi phí dịch vụ mua ngoài của nhà thầu phụ (nếu đã ghi ở phần chi phí do nhà thầu phụ thi công).

+ Chi phí quản lý kinh doanh gồm: Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm chi phí nhân viên quản lý (Lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của lao động trong bộ máy quản lý doanh nghiệp), chi phí vật liệu phục vụ trực tiếp cho quản lý doanh nghiệp, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho quản lý của doanh nghiệp (nhà văn phòng, thiết bị máy móc của văn phòng), chi phí về các khoản thuế, phí và lệ phí khác (không gồm thuế giá trị gia tăng), chi phí dự phòng, chi phí cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác bằng tiền (tiền công tác phí, hội nghị, tiếp khách,...).

Số liệu lấy từ số phát sinh bên Có của tài khoản “Chi phí quản lý doanh nghiệp” loại trừ phần hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả.

Trường hợp doanh nghiệp xây dựng có hạch toán riêng tài khoản “Chi phí bán hàng” của hoạt động xây dựng, ghi gộp số liệu phát sinh bên Có của tài khoản này vào dòng “Chi phí quản lý kinh doanh”.

+ Chi phí thực hiện hạng mục công trình do nhà thầu phụ thi công: Là tổng chi phí thực tế trong kỳ báo cáo của nhà thầu phụ đã thực hiện cho các hạng mục công trình mà doanh nghiệp là nhà thầu chính đã thuê nhà thầu phụ.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp có chi phí này thì số liệu được lấy từ bên Nợ tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” hoặc bên Có của tài khoản “Chi phí sản xuất chung - dịch vụ mua ngoài của nhà thầu phụ”.

+ Chi trả lãi tiền vay cho hoạt động xây dựng: Là lãi phải trả do doanh nghiệp vay để tiến hành hoạt động xây dựng.

Số liệu lấy từ số phát sinh bên có tài khoản “Chi phí tài chính”, phần dùng cho hoạt động xây dựng.

+ Chi phí khác: Là các khoản chi khác để có các khoản thu khác liên quan đến hoạt động xây dựng.



3.2. Giá trị vật liệu xây dựng, nhiên liệu, vật tư do chủ đầu tư cung cấp: Là giá trị vật liệu xây dựng, nhiên liệu, vật tư phụ tùng khác do bên A cấp được sử dụng trong kỳ, nhưng chưa được tính vào “Tổng chi phí cho hoạt động xây dựng”.

3.3. Lợi nhuận hoạt động xây dựng: Gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động xây dựng; Lợi nhuận khác phát sinh có liên quan đến hoạt động xây dựng. Không tính lợi nhuận từ các hoạt động tài chính. Trường hợp doanh nghiệp không tính được đầy đủ lợi nhuận trong kỳ thì có thể căn cứ vào khối lượng công trình hoàn thành để tính lợi nhuận theo định mức.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động xây dựng bằng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi trả lãi tiền vay phục vụ hoạt động xây dựng.



3.4. Giá trị sản xuất xây dựng: Là kết quả hoạt động sản xuất xây dựng bao gồm giá trị của các công việc: chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình, lắp đặt máy móc thiết bị, hoàn thiện công trình và những hoạt động khác được quy định tính cho ngành xây dựng như khảo sát, thiết kế qui hoạch phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, giá trị cho thuê máy móc thiết bị có người điều khiển đi kèm. Tính vào giá trị sản xuất ngành xây dựng các hoạt động sản xuất phụ khác nếu không tách riêng được nhưng không quá 10% so với hoạt động chính.

Giá trị sản xuất xây dựng bao gồm:

(1) Tổng chi phí hoạt động xây dựng;

(2) Giá trị VLXD, nhiên liệu, vật tư do chủ đầu tư cung cấp (nếu có);

(3) Lợi nhuận hoạt động xây dựng.



Phân bổ giá trị sản xuất của hoạt động xây dựng cho các loại công trình: Nhà ở, nhà không để ở, công trình kỹ thuật dân dụng và hoạt động xây dựng
chuyên dụng.

Nhà ở: Là nhà cho một gia đình và nhà cho nhiều gia đình bao gồm cả các tòa nhà cao tầng. Nhà ở bao gồm nhà chung cư và nhà ở riêng lẻ.

Nhà không để ở: Là nhà dành cho sản xuất công nghiệp (nhà máy, xưởng sản xuất…); nhà dùng cho thương mại (trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng, nhà hàng ăn uống giải khát, nhà kho, nhà ga, bãi đỗ xe…); công trình giáo dục (nhà trẻ, trường học…); công trình y tế (bệnh viện, phòng khám, trạm y tế, nhà điều dưỡng…); công trình thể thao trong nhà; công trình văn hoá (trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hoá, rạp chiếu phim, rạp xiếc, bảo tàng, thư viện, nhà thờ, chùa…); công trình thông tin, truyền thông (bưu điện, bưu cục…); nhà đa năng, khách sạn, ký túc xá, nhà khách, nhà nghỉ, trụ sở làm việc;…

Công trình kỹ thuật dân dụng: Là các công trình lớn như đường ô tô, đường phố, cầu cống, đường sắt, sân bay, cảng và các dự án thủy lợi khác, hệ thống thủy lợi, các công trình công nghiệp, đường ống và đường điện, các khu thể thao ngoài trời. Tính vào loại công trình này toàn bộ công trình mới, sửa chữa, mở rộng và cải tạo, lắp ghép các công trình đúc sẵn trên công trường và xây dựng mang tính tạm thời.

Hoạt động xây dựng chuyên dụng gồm các hoạt động đòi hỏi thiết bị và trình độ tay nghề được chuyên môn hóa như: Đóng cọc, san nền, đổ khung, đổ bê tông, xếp gạch, xây ốp đá, bắc giàn giáo, lợp mái, lắp đặt kết cấu thép; Hoạt động lắp đặt hệ thống sưởi hoặc làm mát, thông gió, đặt ăng-ten, chuông báo động, cầu thang máy, hệ thống chống cháy nổ, chiếu sáng, ...; Hoạt động hoàn thiện công trình như lắp kính, trát vữa, quét vôi, trang trí, làm sạch ngoại thất...

Việc thuê thiết bị có người điều khiển đi kèm được phân theo hoạt động xây dựng liên quan.



Phân bổ giá trị sản xuất xây dựng cho các tỉnh/thành phố: Giá trị sản xuất xây dựng theo tỉnh/thành phố được quy ước công trình do doanh nghiệp thực hiện trên địa bàn nào, thống kê theo địa bàn đó, mặc dù trụ sở chính doanh nghiệp đóng tại tỉnh/thành phố khác.

Cột 1: Ghi số thực hiện trong năm báo cáo của các công trình và hạng mục công trình không phải là các công trình hoàn thành trong kỳ. Với các công trình đã hoàn thành, chỉ tính giá trị xây dựng đã thực hiện được trong kỳ, không tính phần xây dựng trong các kỳ trước chuyển qua; Với các công trình xây dựng dở dang, chỉ tính giá trị xây dựng phát sinh trong kỳ.

Câu 4. Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành trong năm

*Cột A: Tên công trình: Ghi lần lượt từng công trình nhà ở hoàn thành trong năm doanh nghiệp đã thực hiện.

* Cột B: Mã công trình: Cơ quan thống kê ghi mã công trình theo danh mục công trình nhà ở như sau:

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NHÀ Ở


STT

Tên công trình

Đơn vị tính

Mã công trình

1

Nhà chung cư dưới 4 tầng

m2 sàn

41000111

2

Nhà chung cư từ 4-8 tầng

m2 sàn

41000112

3

Nhà chung cư từ 9-25 tầng

m2 sàn

41000113

4

Nhà chung cư từ 26 tầng trở lên

m2 sàn

41000114

5

Nhà ở riêng lẻ dưới 4 tầng

m2 sàn

41000115

6

Nhà ở riêng lẻ từ 4 tầng trở lên

m2 sàn

41000116

7

Nhà biệt thự

m2 sàn

41000117

Trong đó:

- Nhà chung cư: Là những ngôi nhà có từ 2 tầng trở lên được xây dựng dùng để ở, trong đó có nhiều căn hộ riêng biệt, có lối đi, cầu thang và hệ thống kỹ thuật hạ tầng sử dụng chung.

Căn hộ: là nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư.

- Nhà ở riêng lẻ: Là những ngôi nhà được xây dựng dùng để ở trên một khuôn viên độc lập với nhau, có tường riêng, lối đi riêng. Những ngôi nhà một tầng chung móng, chung tường cũng được tính là nhà riêng lẻ.

- Nhà biệt thự: Là nhà ở riêng biệt, có sân, vườn (cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa…), tường rào và lối ra vào riêng biệt; có cấu trúc hoàn chỉnh, khép kín (đầy đủ các phòng ngủ, sinh hoạt chung, bếp ăn, vệ sinh, kho, để xe…); có ít nhất 02 mặt nhà liền kề trông ra sân hoặc vườn.



* Cột 1 và 2: Ghi tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành và tổng chi phí xây dựng theo từng loại nhà.

Tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành:

Diện tích sàn xây dựng nhà ở được tính bao gồm diện tích sàn căn hộ/ nhà ở xây mới và diện tích sàn căn hộ/nhà ở tăng thêm do nâng tầng hoặc mở rộng, không tính diện tích của các nhà ở cũ được cải tạo.

Diện tích sàn xây dựng nhà ở xây mới không phân biệt thời gian khởi công công trình, bao gồm: Khởi công xây dựng từ những năm trước đó nhưng đến năm báo cáo mới hoàn thành bàn giao, khởi công và hoàn thành bàn giao trong năm báo cáo.

Diện tích sàn xây dựng được tính theo m2, bao gồm cả diện tích tường chịu lực và tường ngăn, bao gồm:

(1) Tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở mới của các nhà chung cư: Là tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở mới được sử dụng cho mục đích ở và sinh hoạt của từng căn hộ cộng lại.

Không tính diện tích sàn xây dựng được sử dụng chung cho các hộ gia đình trong nhà chung cư như: Diện tích cầu thang, diện tích đường đi, hành lang chung và diện tích các phòng dùng cho mục đích khác không phải ở như: phòng văn hoá, hội trường, trạm xá, nhà vệ sinh sử dụng chung, phòng bảo vệ...

(2) Tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở mới xây dựng của các ngôi nhà riêng lẻ và nhà biệt thự: là tổng diện tích sàn xây dựng dùng cho mục đích để ở và sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân bao gồm diện tích các phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng đọc sách, giải trí... và diện tích hành lang, cầu thang, tiền sảnh ngôi nhà, không tính diện tích phục vụ cho mục đích chăn nuôi, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà kho được xây dựng riêng ngoài ngôi nhà chính để ở.

+ Đối với nhà ở một tầng, thì ghi tổng diện tích phần nền nhà tính cả tường (phần có trần, mái che) của ngôi nhà đó; trường hợp có tường, khung cột chung thì chỉ tính 1/2 diện tích mặt bằng của tường, khung cột chung đó.

+ Đối với nhà nhiều tầng, thì ghi tổng diện tích (phần có trần, mái che) của các tầng; trường hợp có tường, khung cột chung ở các tầng, thì chỉ tính 1/2 diện tích mặt bằng của tường, khung cột chung đó.

+ Phần sàn và gầm sàn nhà không được bao che và không được sử dụng để ở, thì không tính diện tích. Trường hợp phần gầm sàn nhà cao từ 2,1 mét trở lên, có bao che và được sử dụng để ở, thì được tính diện tích.



Phiếu số 1A.4/ĐTDN-TN

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG NGHIỆP
A. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng phiếu này là các doanh nghiệp đơn/cơ sở có các hoạt động thương nghiệp gồm bán buôn, bán lẻ, đại lý và môi giới hàng hoá, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm 31/12/2015 và hiện đang tồn tại, bao gồm cả những cơ sở hoạt động theo thời vụ, không kinh doanh đủ 12 tháng trong năm 2015, các cơ sở đang dừng hoạt động tạm thời để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và mở rộng sản xuất.



B. Giải thích thuật ngữ và cách ghi phiếu

1. Bán buôn: Là bán hàng hoá cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh (kể cả xuất khẩu), không gồm những hàng hoá bán trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình.

2. Bán lẻ: Là bán hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình.

Lưu ý: Một số nhóm hàng như: phân bón, thuốc trừ sâu, quặng, dầu thô, hoá chất công nghiệp, thiết bị máy móc chuyên dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng,... luôn luôn được tính là bán buôn kể cả khi chúng được bán cho các cá nhân và hộ gia đình do tính chất đặc thù của những hàng hóa này chỉ nhằm phục vụ mục đích sản xuất.

3. Doanh thu thuần (mã số 01 & mã 16 ): Ghi doanh thu thuần do cơ sở thực hiện hoạt động bán buôn, bán lẻ (hoặc hoạt động sửa chữa) trong năm 2015 vào dòng tương ứng với mã 01 (hoặc mã 16) và tách riêng doanh thu thuần của từng hoạt động vào các ô tương ứng (nếu có).

Riêng hoạt động bán buôn và bán lẻ: chia chi tiết doanh thu thuần theo từng nhóm ngành hàng (từ mã số 02 đến mã số 14).

4. Trị giá vốn hàng bán ra (Mã số 15): Ghi trị giá vốn của hàng hoá đã được bán ra trong năm 2015 tương ứng với doanh thu thuần đã ghi ở mã số 01.

5. Trị giá vốn phụ tùng, linh kiện thay thế: Ghi tổng trị giá vốn của những phụ tùng, đồ vật hoặc linh kiện mà cơ sở đã dùng để thay thế cho khách hàng trong quá trình sửa chữa và đã được tính trong doanh thu thuần của hoạt động sửa chữa.

Phiếu số 1A.5.1/ĐTDN-VT

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI, BƯU CHÍNH, CHUYỂN PHÁT
A. Đối tượng áp dụng

Phiếu này áp dụng cho các doanh nghiệp đơn/cơ sở có hoạt động vận tải, bưu chính, chuyển phát đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm 31/12/2015 và hiện đang tồn tại, bao gồm cả những cơ sở hoạt động theo thời vụ, không kinh doanh đủ 12 tháng trong năm 2015, các cơ sở đang dừng hoạt động tạm thời để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và mở rộng sản xuất.



B. Giải thích và hướng dẫn ghi phiếu

Căn cứ vào hoạt động của cơ sở để ghi số liệu vào mục, dòng tương ứng. Trên một dòng các chỉ tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, khi đã xuất hiện số liệu ở một dòng nào đó thì cần điền đủ ở các cột (không ghi số liệu vào các ô đã bôi đen).



I. Hoạt động vận tải

1. Vận tải hành khách

Vận tải hành khách được chia theo 5 ngành đường, chỉ tiêu thu thập là doanh thu thuần; tổng số hành khách vận chuyển, luân chuyển; hành khách vận chuyển, luân chuyển ngoài nước.



Tổng doanh thu thuần bao gồm: Doanh thu thuần của các hoạt động vận tải theo các phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không.

Tổng số doanh thu thuần được yêu cầu chi tiết theo từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp thực hiện theo các dòng và cột tương ứng trong biểu.

- Số lượng hành khách vận chuyển (đơn vị tính là 1000 hành khách).

- Số lượng hành khách luân chuyển (đơn vị tính là 1000 Hk.km).

Căn cứ để tính số lượng hành khách vận chuyển là số lượng vé bán ra, kể cả số vé miễn giảm cước. Số lượng hành khách luân chuyển là tích của số lượng hành khách vận chuyển với cự ly vận chuyển thực tế. Cự ly vận chuyển thực tế là quãng đường làm căn cứ để tính giá vé đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.

Vận chuyển ngoài nước gồm vận chuyển từ trong nước ra nước ngoài, từ nước ngoài vào trong nước và vận chuyển giữa các nước ngoài.



2. Vận tải hàng hóa

Vận tải hàng hóa được chia theo 5 ngành đường, chỉ tiêu thu thập là doanh thu, tổng số khối lượng vận chuyển, tổng số khối lượng luân chuyển, khối lượng vận chuyển, luân chuyển ngoài nước.



Tổng doanh thu thuần bao gồm: Doanh thu thuần của các hoạt động vận tải theo các phương thức vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không.

Lưu ý: Doanh thu thuần cũng bao gồm cả doanh thu thuần các hoạt động phụ do đơn vị vận tải thực hiện nhưng không đủ cơ sở thông tin bóc tách để đưa vào ngành sản xuất dịch vụ thích hợp khác.

Các đơn vị vận tải có bán hàng cần phải tách trị giá vốn hàng hóa, lợi nhuận thương mại ra khỏi kết quả hoạt động vận tải hàng hóa (Ví dụ: Trường hợp bán vật liệu xây dựng tại chân công trình, không được tính trị giá phần vật liệu xây dựng,..).

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển (1000 tấn).

- Khối lượng hàng hoá luân chuyển (1000 tấn.km).

Khối lượng hàng hoá vận chuyển là số tấn hàng hoá thực tế (kể cả bao bì nếu có) ghi trong hợp đồng vận chuyển, giấy vận chuyển hoặc trên bao bì của hàng hoá. Đối với hàng rời thì căn cứ vào khối lượng riêng và thể tích hàng hoá thực tế xếp trên phương tiện để tính khối lượng hàng hoá vận chuyển. Không dùng tấn tính cước hoặc tấn trọng tải của phương tiện để tính khối lượng hàng hoá vận chuyển thực tế. Đơn vị tính khối lượng hàng hoá vận chuyển là Tấn.

Khối lượng hàng hoá luân chuyển tính bằng cách nhân khối lượng hàng hoá vận chuyển với cự ly vận chuyển thực tế. Cự ly vận chuyển thực tế là quãng đường đi ngắn nhất mà phương tiện có thể đi được từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng đã được Bộ Giao thông Vận tải hoặc cơ quan được Nhà nước uỷ quyền công bố, hoặc thỏa thuận giữa chủ hàng và chủ phương tiện trong hợp đồng vận tải. Đơn vị tính khối lượng hàng hoá luân chuyển là Tấn.km.

Không được tính vào sản lượng vận tải những khối lượng hàng hoá đang trong quá trình vận tải. Quá trình vận tải kết thúc vào thời kỳ nào thì tính sản phẩm vận tải vào thời kỳ đó. Căn cứ để tính sản phẩm vận tải là giấy đi đường, giấy vận chuyển, giấy gửi hàng, hợp đồng vận chuyển, hoặc các chứng từ vận tải khác của chủ hàng. Như vậy những khối lượng hàng hoá vận tải chưa có đủ chứng từ giao nhận xong với chủ hàng hoặc cơ quan được chủ hàng ủy quyền thì đều coi là dang dở trên đường và chưa được tính.

3. Phương tiện vận tải có đến 31/12/2015

Ghi số lượng phương tiện có đến 31/12/2015 của cơ sở đang tham gia hoạt động kinh doanh vận tải, không kể những phương tiện phải ngừng hoạt động trên 2/3 thời gian trong năm vì lý do kỹ thuật, pháp lý, đưa vào xưởng sửa chữa, xe bị tạm giữ... và xe chờ thanh lý.

Phương tiện vận tải có đến 31/12/2015 được chia theo:

- Loại hình vận tải của phương tiện: Phương tiện hành khách, phương tiện


hàng hóa;

- Ngành đường: Bao gồm các loại phương tiện của các ngành đường: đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường không. Doanh nghiệp ghi số liệu tương ứng với phương tiện hoạt động của mình;

- Với mỗi loại phương tiện của loại hình vận tải, theo các ngành đường có đơn vị tính phù hợp. Về số lượng tính theo đầu phương tiện (đơn vị là chiếc), cộng dồn trọng tải của phương tiện cùng loại để có được tổng trọng tải phương tiện cùng loại (đơn vị tính với hành khách là số chỗ, với hàng hóa là số tấn).

II. Hoạt động bưu chính, chuyển phát

1. Doanh thu bưu chính, chuyển phát: Là tổng số tiền đã và sẽ thu về do việc cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát trong nước và quốc tế cho khách hàng của cơ sở trong kỳ báo cáo.

- Dịch vụ bưu chính bao gồm: Dịch vụ nhận, phân loại, vận chuyển và phân phối (trong nước và quốc tế) thư, bưu phẩm, bưu kiện bằng dịch vụ bưu chính qua mạng lưới bưu điện (không bao gồm dịch vụ chuyển tiền bưu điện, tiết kiệm bưu điện).

- Dịch vụ chuyển phát bao gồm: Dịch vụ nhận, phân loại, vận chuyển và phân phối (trong nước và quốc tế) thư, bưu phẩm, bưu kiện của các cơ sở không hoạt động theo giao ước dịch vụ chung; dịch vụ này cũng bao gồm cả dịch vụ giao hàng tận nhà.



2. Sản lượng

- Bưu phẩm: Là số lượng bưu phẩm thường các loại, bưu phẩm phát trong ngày, bưu phẩm chuyển phát nhanh có tính cước được chuyển đi trong nước và quốc tế. Không bao gồm: Các bưu phẩm không phải trả cước như bưu phẩm nghiệp vụ (được gửi và nhận giữa các đơn vị bưu chính, viễn thông với nhau).

- Bưu kiện: Là số lượng bưu kiện thường, bưu kiện chuyển phát nhanh có tính cước được chuyển đi trong nước và quốc tế. Không bao gồm: Các bưu kiện không phải trả cước như bưu kiện nghiệp vụ được gửi và nhận giữa các đơn vị bưu chính, viễn thông với nhau.

- Số thư chuyển tiền, điện chuyển tiền: Là số lượng thư, điện chuyển tiền trong nước và quốc tế qua bưu điện.

- Tổng số báo chí phát hành qua bưu điện: Là tổng số lượng các loại báo, tạp chí trung ương, ngành, địa phương, báo, tạp chí nhập khẩu được phát hành trong nước và quốc tế qua bưu điện.

Phiếu số 1A.5.2/ĐTDN-KB

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHO BÃI, BỐC XẾP, HỖ TRỢ VẬN TẢI
A. Đối tượng áp dụng

Phiếu này áp dụng cho các doanh nghiệp đơn/cơ sở có hoạt động dịch vụ kho bãi, bốc xếp và hỗ trợ vận tải đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm 31/12/2015 và hiện đang tồn tại, bao gồm cả những cơ sở hoạt động theo thời vụ, không kinh doanh đủ 12 tháng trong năm 2015, các cơ sở đang dừng hoạt động tạm thời để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và mở rộng sản xuất.



B. Giải thích và hướng dẫn ghi phiếu

1. Kho, bãi lưu giữ hàng hóa

Tổng doanh thu thuần bao gồm doanh thu cho thuê dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa (trừ hoạt động cho thuê kho bãi thuộc dịch vụ kinh doanh bất động sản).

2. Hoạt động bốc xếp

Sản lượng hàng hoá doanh nghiệp bốc xếp thông qua cảng là lượng hàng hoá thực tế đã được bốc xếp xuất cảng và nhập cảng. Đơn vị tính là TTQ (tấn thông qua). Riêng đơn vị tính đối với đường sắt và đường bộ là 1000T.

Tổng số hàng hoá cơ sở bốc xếp thông qua cảng bao gồm: Hàng xuất khẩu, nhập khẩu và bốc xếp hàng nội địa.

- Hàng xuất khẩu: Là số hàng hoá thực tế đã được cơ sở xếp lên phương tiện để vận tải ra nước ngoài.

- Hàng nhập khẩu: Là số hàng hoá thực tế do phương tiện vận tải từ nước ngoài vào cảng và đã được bốc ra khỏi phương tiện đó.

- Hàng nội địa bao gồm hàng xuất nội, nhập nội.

+ Xuất nội: Là số hàng hoá đã được doanh nghiệp xếp lên phương tiện vận tải để vận chuyển đến các cảng khác ở trong nước.

+ Nhập nội: Là số hàng hoá từ các nơi khác trong nước gửi đến cảng đã được bốc ra khỏi phương tiện.

- Hàng nước ngoài quá cảnh: Là lượng hàng được vận chuyển từ nước ngoài, vào cảng Việt Nam vì mục đích quá cảnh, chuyển phương tiện để đi tiếp đến một nước khác, được bốc xuống và xếp lên phương tiện để đi tiếp.

3. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải

Doanh thu thuần bao gồm: dịch vụ cảng, đại lý vận tải, quản lý bay, hoa tiêu, tín hiệu dẫn dắt tàu bè (đối với vận tải thuỷ)…

Cột 2 và cột 3 ghi số lượng hành khách và hàng hóa thông qua các cảng hàng không, cảng biển, nhà ga đường sắt thực tế trong kỳ.

Lưu ý: Không tính vào khối lượng hàng hoá thông qua cảng những khối lượng sau đây:

- Khối lượng hàng hoá do cảng bốc xếp nhưng ở ngoài phạm vi cảng.

- Khối lượng hàng hoá lỏng qua cảng như nước ngọt, nhiên liệu cho tàu.

- Khối lượng hàng hoá tổn thất trong quá trình bốc xếp ở cảng.



Trường hợp cảng biển làm nhiệm vụ tiếp nhận hàng hoá vận chuyển bằng phương thức tàu Lash thì:

- Tàu Lash (tàu mẹ) vào phạm vi quản lý của cảng biển, được cảng làm thủ tục giao nhận với tàu Lash (tàu mẹ) để lai dắt sà lan Lash vào cầu tàu bốc dỡ, hoặc bàn giao cho phương tiện vận tải đường sông, đường biển, biển pha sông để kéo ra khỏi phạm vi quản lý của cảng thì cảng đó được tính sản lượng hàng Lash vào sản lượng hàng hoá thông qua cảng (mục nhập khẩu).

- Ngược lại, cảng tiếp nhận hàng Lash của các phương tiện vận tải sông, biển, biển pha sông đưa tới phạm vi cảng quản lý để cảng tiếp tục làm thủ tục giao nhận với tàu Lash (tàu mẹ) trong phạm vi cảng quản lý, thì cảng đó được tính sản lượng hàng hoá thông qua cảng (mục xuất khẩu).

- Hàng Lash được vận chuyển từ cảng biển này đến cảng biển, cảng sông khác trong nước do phương tiện đường thuỷ vận chuyển thì các cảng biển, cảng sông này được tính sản lượng vào hàng thông qua cảng biển, cảng sông (mục hàng hoá xuất nội, nhập nội).



Phiếu số: 1A.6.1/ĐTDN-LTAU

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ, ĂN UỐNG
A. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng phiếu này là các doanh nghiệp đơn/cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống, đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm 31/12/2015 và hiện đang tồn tại, bao gồm cả những cơ sở hoạt động theo thời vụ (không sản xuất đủ 12 tháng trong năm 2015), những cơ sở tạm ngừng kinh doanh để đầu tư đổi mới, sửa chữa, xây dựng, mở rộng sản xuất.



B. Giải thích và hướng dẫn ghi phiếu

I. Dịch vụ ăn uống

1. Dịch vụ ăn uống bao gồm các hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, quán bar và căng tin cung cấp các dịch vụ ăn, uống cho khách hàng tại chỗ (khách hàng được phục vụ hoặc tự phục vụ) hoặc mang về, các dịch vụ phục vụ ăn uống lưu động; cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác.

Lưu ý: Không bao gồm dịch vụ ăn, uống do các cơ sở lưu trú cung cấp đã tính chung vào tiền lưu trú (tiền thuê phòng/buồng).

2. Doanh thu thuần dịch vụ ăn uống là tổng số tiền đã và sẽ thu về cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng trong năm, bao gồm số tiền bán hàng ăn, đồ uống do doanh nghiệp tự chế biến và hàng ăn uống mua từ bên ngoài để bán mà không cần qua chế biến, không cần dịch vụ phục vụ thêm của cơ sở (hàng chuyển bán).

- “Hàng chuyển bán” là các loại hàng hóa thực phẩm, đồ uống được bán tại các cơ sở dịch vụ ăn uống nhưng không do cơ sở dịch vụ ăn uống đó chế biến, tức là hàng hóa mua về để bán (ví dụ như: rượu bia, thuốc lá nhà hàng mua về để phục vụ khách hàng uống, hút tại nhà hàng).

- “Hàng chuyển bán” là các loại hàng hóa không do đơn vị kinh doanh trong ngành dịch vụ ăn uống chế biến, tức là hàng hóa mua về để bán trong năm (ví dụ như: rượu bia, thuốc lá nhà hàng mua về để phục vụ khách hàng uống, hút tại nhà hàng).


  • Doanh thu thuần hàng chuyển bán là tổng số tiền mà các cơ sở dịch vụ ăn uống - đã và sẽ thu được do bán các loại hàng chuyển bán.

3. Trị giá vốn hàng chuyển bán

Chỉ tính trị giá vốn của hàng chuyển bán đã bán trong năm tương ứng với phần doanh thu hàng chuyển bán trong năm. Thông thường "trị giá vốn hàng chuyển bán” phải nhỏ hơn "doanh thu hàng chuyển bán”, nếu ngược lại là kinh doanh hàng hóa đó không có lãi hoặc bị lỗ (mua vào lúc giá cao, bán khi giá bị thấp).



II. Dịch vụ lưu trú

1. Dịch vụ lưu trú bao gồm các hoạt động kinh doanh của các cơ sở chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày và các cơ sở cung cấp đồng thời cả dịch vụ lưu trú ngắn ngày và dịch vụ ăn uống/phương tiện giải trí cho khách du lịch, khách vãng lai. Các cơ sở cung cấp những hoạt động này gồm: khách sạn, biệt thự hoặc căn hộ, nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh lưu trú ngắn ngày; ký túc xá học sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động; lều quán, trại dùng để nghỉ tạm. Dịch vụ lưu trú cũng bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ lưu trú dài hạn cho sinh viên (chẳng hạn như hoạt động của các làng sinh viên) và nhà điều dưỡng.

Lưu ý: Hoạt động cho thuê nhà ở dài ngày (tháng, năm) và hoạt động cho thuê văn phòng, nơi sản xuất kinh doanh không thuộc phạm vi của hoạt động lưu trú, các hoạt động đó thuộc phạm vi của hoạt động kinh doanh bất động sản.

2. Doanh thu thuần dịch vụ lưu trú là toàn bộ số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú đã và sẽ thu được từ hoạt động cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày cho khách hàng.

3. “Số buồng” hoặc “Số giường” có đến thời điểm 31/12/2015: ghi tổng số buồng (hoặc giường) có thể sử dụng để cho khách thuê nghỉ của các cơ sở lưu trú có đến thời điểm 31/12/2015.

Lưu ý: Không tính số buồng mà cơ sở lưu trú luôn dành riêng với mục đích cho người nước ngoài thuê để sinh sống hoặc cho các văn phòng nước ngoài thuê để làm việc.

4. “Số ngày sử dụng buồng” hoặc “Số ngày sử dụng giường”: Tổng hợp toàn bộ số ngày mà các buồng (giường) của cơ sở được sử dụng cho khách thuê nghỉ qua đêm trong thời kỳ một năm. Nguồn số liệu để tổng hợp chỉ tiêu này căn cứ vào hoá đơn, chứng từ, bảng kê thanh toán với khách của kế toán hoặc sổ theo dõi khách đến, đi của bộ phận lễ tân của khách sạn, nhà trọ và các cơ sở lưu trú khác để ghi cho thống nhất.

  • Lưu ý: Trường hợp chỉ có 1 lượt khách nhưng thuê cả phòng có nhiều giường thì số ngày sử dụng giường của cơ sở đó sẽ là 1 nhân với tổng số giường của buồng đó. Như vậy trong trường hợp này số ngày sử dụng giường sẽ lớn hơn số ngày khách. Ngược lại đối với trường hợp chỉ có 1 giường nhưng vì một lý do nào đó khách sạn vẫn đồng ý cho 2 người thuê (hoặc trẻ em đi cùng) thì ở đó có 2 lượt khách nhưng số ngày sử dụng giường chỉ là 1 ngày giường. Trong trường hợp này thì số ngày sử dụng giường sẽ nhỏ hơn số ngày khách. Trường hợp thông thường nếu khách sạn không có giường đôi mà mỗi khách chỉ sử dụng một giường thì số ngày sử dụng giường sẽ bằng số ngày khách.

  • Quan hệ giữa các chỉ tiêu trong biểu phân loại chi tiết cơ sở lưu trú:

  • Tổng số giường luôn lớn hơn hoặc bằng tổng số buồng. Thông thường mỗi buồng có từ 1 đến 2 hoặc 3 giường, vì vậy nếu có sự chênh lệch quá lớn cần kiểm tra lại.

  • Số ngày sử dụng buồng (hoặc giường) trong năm thường nhỏ hơn số buồng/ giường có trong năm nhân với 365 ngày. Tuy nhiên chỉ tiêu số buồng, giường có đến 31/12/2015 trong biểu là chỉ tiêu thời điểm nên so sánh này sẽ không áp dụng được đối với các cơ sở có sự biến động về số buồng (giường) trong năm (như xây thêm hoặc phá dỡ bớt buồng, giường).

  • Chỉ tiêu ngày khách phục vụ thường xoay quanh và chênh lệch không quá lớn so với chỉ tiêu số ngày sử dụng giường trong năm.

5. Lượt khách phục vụ: Là số lượt người đến thuê buồng/giường, nghỉ tại cơ sở lưu trú, bao gồm cả số lượt khách thuê theo giờ trong ngày (khách không nghỉ qua đêm) và lượt khách thuê buồng (giường) để ngủ qua đêm. Ví dụ: Khách sạn A trong ngày 1/7/2015 tiếp nhận 2 đoàn khách: đoàn 1 có 10 người đến nghỉ trong 3 ngày; đoàn 2 có 4 người chỉ đến nghỉ buổi trưa trong 3 giờ. Như vậy số lượt khách ngày 1/7 mà khách sạn A phục vụ là: 10 người + 4 người = 14 người. Trong đó chia ra khách trong ngày có 4 người và khách ngủ qua đêm là 10 người.

Lưu ý:

- Lượt khách đến thuê buồng/giường tại cơ sở lưu trú không phân biệt lứa tuổi, có nghĩa là những người già (trên 64 tuổi) và trẻ em (dưới 15 tuổi) đi cùng đều được tính là lượt khách cho mỗi người.

- Trong năm 2015, nếu một người khách đến thuê phòng nghỉ nhiều lần tại một cơ sở thì mỗi lần đến đều được tính là một lượt khách.

- Trong trường hợp khách đến đăng ký thuê phòng ngủ qua đêm (đã thanh toán tiền phòng) nhưng vì một lý do nào đó không ngủ lại đêm tại cơ sở thì người khách này vẫn được tính là khách có ngủ qua đêm.

- Trường hợp khách của đơn vị này đưa đến các đơn vị khác thì khách thuê buồng ngủ ở đâu thì đơn vị đó được tính, ví dụ đoàn công tác của Tổng cục Thống kê có 5 người đến nghỉ tại khách sạn A nhưng vì khách sạn A đông khách nên chỉ xếp chỗ được cho 3 người và 2 người còn lại được khách sạn A gửi sang nghỉ tại khách sạn B thì số lượt khách được tính cho khách sạn A là 3 lượt khách (khách sạn B là 2 lượt khách).

6. Ngày khách phục vụ: Là số ngày mà khách có ngủ lại qua đêm do các đơn vị lưu trú phục vụ. Chỉ tiêu này có thể tính được theo hai cách: (1) Nhân số lượng người với số ngày lưu lại của từng đoàn khách, sau đó tổng hợp chung trong kỳ; (2) Cộng số khách của tất cả các ngày trong kỳ báo cáo. Ngày khách ở đây được qui định là lượt ngày đêm có ngủ. Cũng tương tự như lượt khách, việc xác định ngày khách là căn cứ vào chứng từ thanh toán của khách hàng. Ví dụ ông Nam đến khách sạn A nghỉ mặc dù chưa ngủ lại đêm ở khách sạn nhưng vì quá thời gian cho phép thuê ngày của khách sạn nên ông Nam vẫn phải trả tiền thuê phòng 1 ngày thì ông Nam vẫn được khách sạn A tính là khách có ngủ qua đêm và tính là 1 ngày khách.

Hai chỉ tiêu "Lượt khách phục vụ" và "ngày khách phục vụ" được thống kê riêng đối với khách quốc tế (khách mang quốc tịch nước ngoài và Việt kiều) và khách trong nước.



Quan hệ giữa chỉ tiêu lượt khách và ngày khách trong các cơ sở lưu trú: Chỉ tiêu ngày khách phục vụ chỉ tính đối với khách ngủ qua đêm nên chỉ so sánh giữa lượt khách ngủ qua đêm với ngày khách phục vụ vì vậy ngày khách phục vụ luôn lớn hơn hoặc bằng lượt khách ngủ qua đêm.

Phiếu số: 1A.6.2/ĐTDN-DL

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH


  1. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp đơn/cơ sở kinh doanh du lịch lữ hành trước thời điểm 31/12/2015 và hiện đang tồn tại, bao gồm cả những cơ sở hoạt động theo thời vụ (không sản xuất đủ 12 tháng trong năm 2015), những cơ sở tạm ngừng kinh doanh để đầu tư đổi mới, sửa chữa, xây dựng, mở rộng sản xuất.

  1. Giải thích và hướng dẫn ghi phiếu

  1. Dịch vụ du lịch lữ hành (tour) và các hoạt động hỗ trợ du lịch bao gồm các hoạt động bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói hoặc không trọn gói phục vụ khách du lịch nội địa và quốc tế, cung cấp thông tin du lịch, tư vấn, chào mời, lập kế hoạch du lịch và hướng dẫn khách du lịch, kể cả đại lý du lịch cho đơn vị khác.

2. Lượt khách du lịch theo tour: Là tổng số lượt khách đi du lịch theo từng tour do cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành đảm nhiệm, trong đó tách riêng lượt khách quốc tế, lượt khách trong nước và khách Việt Nam đi ra nước ngoài. Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với các chuyến phục vụ du lịch theo tour, các đơn vị đại lý du lịch và cơ sở chuyên hoạt động hỗ trợ cho du lịch không tính chỉ tiêu này. Khách do các đơn vị lữ hành phục vụ có thể do bản thân đơn vị tự khai thác hoặc do tiếp nhận từ các đơn vị khác.

3. Ngày khách du lịch theo tour: Là tổng số ngày khách đi du lịch của tất cả các tour du lịch do cơ sở thực hiện trong kỳ. Số ngày khách du lịch của từng tour được tính bằng cách lấy số khách tham gia tour nhân với độ dài (số ngày) của tour tương ứng.

Quan hệ giữa các chỉ tiêu và điểm chú ý đối với các cơ sở có hoạt động lữ hành:

- Chỉ tiêu lượt khách chỉ được tính đối với các cơ sở chuyên hoạt động lữ hành (tức là hoạt động của các cơ sở chuyên tổ chức các chuyến du lịch trọn gói hoặc không trọn gói). Còn các cơ sở có hoạt động hỗ trợ cho du lịch như đại lý cho đơn vị khác, môi giới, chào mời, tư vấn… thì không được tính số lượt khách đã phục vụ này.

- Chỉ tiêu ngày khách đối với các cơ sở lữ hành được tính cho toàn bộ số khách (kể cả khách đi trong ngày và khách đi dài ngày) mà được cơ sở phục vụ.

- Chỉ tiêu ngày khách du lịch theo tour luôn lớn hơn hoặc bằng lượt khách du lịch theo tour.



4. Doanh thu thuần của hoạt động du lịch lữ hành (tour) là tổng số tiền đã và sẽ thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành, kể cả phần thu của khách để chi trả cho các đơn vị kinh doanh khác như tiền vé, tiền ăn, ngủ, tiền vui chơi, giải trí…

- Thu từ khách quốc tế là số tiền mà cơ sở cung cấp dịch vụ lữ hành thu từ người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích chính của chuyến đi không phải để thực hiện các hoạt động đem lại thù lao hoặc thu nhập.

- Thu từ khách trong nước là số tiền mà cơ sở cung cấp dịch vụ lữ hành thu từ người Việt Nam rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đi nơi khác (trong nước) để tham quan, du lịch hoặc cho các mục đích khác trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích chính của chuyến đi không phải để thực hiện các hoạt động đem lại thù lao hoặc thu nhập.

- Thu từ khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài là số tiền mà cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch theo tour thu từ khách là người thường trú tại Việt Nam đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích chính của chuyến đi không phải để thực hiện các hoạt động đem lại thù lao hoặc thu nhập.

5. Doanh thu thuần khác là số tiền hoa hồng mà các cơ sở chuyên làm đại lý du lịch được hưởng do bán các chương trình du lịch của một cơ sở lữ hành khác cho khách du lịch và số tiền thu được của các cơ sở chuyên cung cấp các dịch vụ nghiên cứu thị trường, tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch,…

6. Tổng số tiền chi trả hộ khách phục vụ tour là số tiền mà các cơ sở du lịch lữ hành thu của khách hàng để chi trả cho các đơn vị khác thực hiện các dịch vụ không do đơn vị lữ hành trực tiếp cung cấp để phục vụ khách du lịch, như: chi mua vé máy bay, tàu hỏa, ô tô... để đi lại, chi trả tiền lưu trú, chi ăn uống, mua vé tham quan, vui chơi, giải trí….

Phiếu số: 1A.7.1/ĐTDN-TC

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
VÀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH

Áp dụng cho các cơ sở thuộc các tổ chức tín dụng; ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân. Biểu này không áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán.

Các đơn vị thuộc đối tượng điều tra là đơn vị thường trú của Việt Nam, các chỉ tiêu trong biểu này đều thống nhất với nội dung, phương pháp tính được quy định trong chế độ báo cáo thống kê, kế toán áp dụng cho các Tổ chức tín dụng.

Các chỉ tiêu trong biểu này phải được ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời, được tính theo giá thực tế và bằng đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ được quy đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức bình quân do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.


Каталог: Upload -> file -> dieutradoanhnghiep2016
file -> SỰ tham gia của cộng đỒng lưu vực sông hưƠNG, SÔng bồ trong xây dựng và VẬn hành hồ ĐẬp thủY ĐIỆN Ở thừa thiêN – huế Nguyễn Đình Hòe 1, Nguyễn Bắc Giang 2
file -> Tạo Photo Album trong PowerPoint với Add In Album
file -> Thủ tục: Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trình tự thực hiện: Bước 1
file -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
file -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BỘ TÀi chính số: 2114/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
dieutradoanhnghiep2016 -> TỔng cục thống kê CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương