* quyếT ĐỊnh số 47/QĐ-tctk ngàY 22 tháng 02 NĂM 2016 CỦa tổng cục trưỞng tổng cục thống kê VỀ việc tổ chứC ĐIỀu tra doanh nghiệp năM 2016



tải về 1.89 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.89 Mb.
#26519
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Địa chỉ HTX: Ghi địa chỉ trụ sở giao dịch chính của HTX. Ghi đầy đủ, không viết tắt các thông tin theo yêu cầu vào các dòng tương ứng trong phiếu điều tra để ghi mã đúng. Các ô mã trong mục địa chỉ do Cơ quan Thống kê ghi.


2. Sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã cung ứng cho thành viên

Điều tra viên lựa chọn các sản phẩm dịch vụ của HTX, LH HTX cung ứng cho thành viên bằng cách khoanh tròn vào các phương án.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh của thành viên như: phân bón, giống cây trồng, tưới tiêu, làm đất, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, xăng, điện, thức ăn gia súc, kỹ thuật canh tác, cung ứng phương tiện, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ thành viên…

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của thành viên như: thu mua, chế biến, bán sản phẩm do thành viên sản xuất ra (lúa, ngô, cà phê, tiêu, hải sản, sữa, thịt gia súc, gia cầm…).

- Hợp tác xã tạo việc làm cho thành viên: Thành viên của hợp tác xã là lao động trong hợp tác xã.

- Hợp tác xã cung ứng hoạt động, dịch vụ khác cho thành viên như: Dịch vụ vệ sinh môi trường, mua chung sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống của thành viên v.v...



3. Trình độ cán bộ chủ chốt của HTX

Phỏng vấn và ghi trình độ của các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị (Trưởng Ban quản trị), Giám đốc (chủ nhiệm HTX), Trưởng Ban kiểm soát, Kế toán trưởng.

Cột 1: Tuổi: Ghi theo tuổi dương lịch làm tròn = Năm 2016 - (trừ) năm sinh.

Cột 2: Giới tính: Nam = 1, nữ = 2.

Cột 3: Trình độ chuyên môn được đào tạo: Ghi theo mã qui định trong phiếu. Nếu cán bộ có nhiều bằng chuyên môn kỹ thuật thì ghi theo bằng cấp cao nhất mà cán bộ đó đạt được.

4. Thành viên và lao động của hợp tác xã

ĐTV phỏng vấn, ghi số lượng thành viên và lao động của HTX tại thời điểm 31/12/2015.



Tổng số thành viên: Ghi tổng số thành viên của HTX bao gồm thành viên là cá nhân, thành viên là hộ, thành viên là pháp nhân và thành viên khác (tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân) tại thời điểm 31/12/2015.

Trong đó: Số lượng thành viên sử dụng dịch vụ của HTX.

+ Ghi số lượng thành viên là cá nhân: Là những công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, có góp vốn, tán thành Điều lệ HTX, tự nguyện xin gia nhập HTX và được công nhận là thành viên HTX;

+ Ghi số lượng thành viên là hộ: Là những hộ gia đình có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, có góp vốn, tán thành Điều lệ HTX, tự nguyện xin gia nhập HTX và cử người có năng lực đại diện cho hộ trong HTX. Một hộ gia đình khi tham gia HTX được tính là một thành viên.

+ Ghi số lượng thành viên là pháp nhân: Là những đơn vị, tổ chức được pháp luật công nhận có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, có góp vốn, tán thành Điều lệ HTX, tự nguyện xin gia nhập HTX và cử người đại diện trong HTX được HTX công nhận đơn vị tổ chức này như một thành viên.

+ Ghi số lượng thành viên khác: Là những doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, có góp vốn, tán thành Điều lệ HTX, tự nguyện xin gia nhập HTX và được HTX công nhận đơn vị tổ chức này như một thành viên.

Phiếu số 1A.1.2/ĐTDN-NN

HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NĂM 2015
3. Máy móc, thiết bị chủ yếu (tại thời điểm 31/12/2015)

Ghi số l­ượng các loại máy chủ yếu của doanh nghiệp, chỉ ghi những máy còn sử dụng đư­ợc (kể cả máy đang sửa chữa lớn) thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, tính cả số máy của doanh nghiệp cho thuê, cho mư­ợn, không tính số máy mà doanh nghiệp thuê hoặc m­ượn của đơn vị, cá nhân khác; các máy móc là sản phẩm hàng hóa kinh doanh buôn bán của doanh nghiệp.



3.1. Máy móc, thiết bị chủ yếu

- Ô tô (tổng số): Ghi tổng số ô tô hiện có của doanh nghiệp, bao gồm: xe ô tô con (từ 4 đến 7 chỗ), xe ô tô chuyên chở hành khách và xe ô tô chuyên vận chuyển hàng hóa.

Trong đó: Ô tô vận tải hàng hoá, hành khách: Ghi số ô tô chuyên vận chuyển hàng hoá và hành khách.

- Động cơ điện, là những động cơ phát lực nhờ nguồn năng lượng điện.

- Động cơ chạy xăng, dầu diezen là các loại động cơ phát lực chạy bằng các nguồn năng lượng: xăng, dầu diezen.

- Máy phát điện: Là các loại máy phát ra nguồn điện năng, gồm các loại máy chạy bằng nhiên liệu: xăng, dầu diezen, khí Biogas; chạy bằng sức n­ước, sức gió.

- Máy phát điện dùng cho sản xuất nông, lâm, thủy sản là máy phát điện chỉ dùng với mục đích phục vụ cho công việc thuộc lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản.

- Máy gieo sạ: Là công cụ kéo tay hoặc chạy bằng động cơ điện chuyên dùng để gieo sạ lúa theo hàng.

- Máy gặt đập liên hợp: Là một loại máy chuyên dụng có đồng thời hai chức năng gặt, đập (tuốt lúa).

- Máy gặt khác (máy gặt xếp hàng, máy gặt cầm tay): Là các loại máy gặt chỉ thực hiện được duy nhất 1 chức năng là gặt.

- Máy tuốt lúa có động cơ: Là máy có gắn động cơ chuyên dùng để tuốt lúa. Không tính máy tuốt lúa đạp chân được gia cố thêm một số chi tiết để có thể gắn với mô tơ mà mô tơ này đã được tính cho máy chuyên dùng khác.

- Lò, máy sấy sản phẩm nông nghiệp: Là loại thiết bị dùng để sấy khô các loại sản phẩm nông nghiệp như: lúa, ngô,...

- Máy chế biến lương thực: Là các loại máy dùng để xay xát, đánh bóng sản phẩm, làm bánh cuốn...

- Máy chế biến thức ăn gia súc: Gồm các loại máy nghiền, trộn thức ăn gia súc.

- Máy bơm nước dùng cho sản xuất nông nghiệp: Là các loại máy bơm nước dùng cho sản xuất nông nghiệp. Bao gồm cả những loại máy bơm sử dụng kết hợp cho sản xuất nông nghiệp và bơm nước sinh hoạt. Không tính là máy bơm với những động cơ đã được tính là máy phát lực có gắn thiết bị chuyên dụng để bơm nước.

- Bình phun thuốc trừ sâu có động cơ. Là loại bình phun có gắn động cơ và thiết bị điều khiển dùng trong nông, lâm nghiệp để phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...

- Tàu, thuyền, xuồng phục vụ sản xuất nông nghiệp: Là các loại tàu, thuyền, xuồng có gắn động cơ được sử dụng với mục đích hỗ trợ trong việc sản xuất nông nghiệp như chuyên chở hàng hóa sau thu hoạch. Chỉ tính những tàu, thuyền, xuồng có cabin lái (không tính các loại xuồng nhỏ gắn động cơ).

- Máy khác: Ghi loại máy theo yêu cầu nghiên cứu của địa phương.

3.2. Máy kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp

Là loại thiết bị chuyên dụng tự hành gắn động cơ nổ dùng để kéo các loại máy công tác như­: cày, bừa, phay, lồng, rơ moóc vận chuyển hàng hoá, có thể là bánh hơi hoặc bánh xích.

Công suất của máy kéo thường tính bằng CV, hay còn gọi là mã lực (viết tắt là HP), để chuyển đổi giữa các đơn vị mã lực và kilo wat (KW) người ta dùng các hệ số sau:

1 CV = 0,736kW; hoặc 1 kW = 1,36 CV.

Hiện nay, nhiều loại máy kéo phục vụ trong sản xuất nông nghiệp với các công việc rất đa dạng: làm đất, chăm sóc cây trồng, vận chuyển, … Tùy theo loại công việc mà người ta sử dụng loại máy kéo khác nhau ví dụ: để cày hoặc vận chuyển thì sử dụng máy kéo có lực kéo lớn, để chăm sóc giữa các hàng cây thì dùng máy kéo có gầm cao và có khả năng điều chỉnh khoảng cách giữa hai bánh, …

Dựa vào công dụng, máy kéo nông nghiệp được phân thành 3 nhóm:

- Nhóm máy kéo công dụng chung: Được liên hợp với các máy nông nghiệp khác để làm đất (cày, phay, bừa, lồng,...) và các công việc nặng nhọc khác. Loại máy kéo này thường có công suất động cơ lớn và khả năng bám đất tốt, nhờ vậy tăng được
lực kéo khá lớn. Chiều cao gầm máy ở những loại máy kéo này nhỏ, không vượt quá 360 mm.

- Nhóm máy kéo chăm sóc vạn năng: Dùng để cơ giới hóa các công việc chăm sóc giữa hàng cây và để thực hiện nhiều công việc nông nghiệp khác. Lực kéo ở những loại máy kéo này nhỏ hơn ở loại máy kéo công dụng chung, nhưng lại có chiều cao gầm máy khá lớn, loại máy kéo này thường có nhiều cấp số truyền công tác và khoảng cách giữa hai bánh có thể thay đổi tương ứng để phù hợp cho mỗi loại cây trồng khác nhau trong thực tế sản xuất nông nghiệp.

- Nhóm máy kéo chuyên dùng: Được tạo trên cơ sở các máy kéo chăm sóc vạn năng hoặc công dụng chung, nhưng sử dụng có hạn chế hơn và có điểm khác chủ yếu là ở cấu trúc phần di động. Ví dụ máy kéo chuyên dùng để cơ giới hóa trồng bông chỉ có một bánh trước và hai bánh sau; máy kéo làm việc trên đồi dốc được cấu trúc thích ứng để làm việc trên những vùng mấp mô và trên đất có độ dốc 160 trở lên.

Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, phổ biến sử dụng loại máy kéo công dụng chung.



Lưu ý: Máy kéo không bao gồm các loại xe công nông đầu ngang thực chất là phương tiện vận chuyển nhỏ có thùng hàng gắn liền với đầu kéo. Trường hợp doanh nghiệp có trên 07 cái máy kéo, ĐTV sử dụng tờ phiếu thứ 2 để ghi.

Ghi lần lượt từng máy kéo cùng với công suất tương ứng của mỗi máy.



4. Diện tích đất nông nghiệp (tại thời điểm 31/12/2015)

(1) Đất trồng cây hàng năm

- Là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm; kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

- Đất trồng lúa: Là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương.

- Đất trồng cây hàng năm khác: Là đất chủ yếu để trồng rau, màu, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.



Lưu ý: Đất trồng cây hàng năm còn được tính vào một số loại cây trồng và chiếm đất trong 1 số năm như: cói, sả, mía, sen, sắn (lưu gốc).

(2) Đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho... Đất trồng cây lâu năm bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.

- Đất trồng các loại cây công nghiệp lâu năm là đất trồng các loại cây như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, dừa, ca cao, v.v...

- Đất trồng các loại cây ăn quả lâu năm là đất trồng các loại cây như cam, quýt, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, nho, chuối, dứa, v.v...

- Đất trồng cây lâu năm khác là đất trồng cây với mục đích lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan trong các đô thị, khu dân cư nông thôn; đất vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm nhưng không được công nhận là đất ở.

(3) Đất nông nghiệp khác

Là đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.



Lưu ý: Diện tích đất của các dự án lâm nghiệp trên thực tế trồng các loại cây nông nghiệp thuộc loại nào thì ghi cho loại đó. Ví dụ trồng lâu năm thì ghi phần diện tích thực tế có trồng cây lâu năm đó vào mục “đất trồng cây lâu năm”.

Cột 1: Ghi tổng số diện tích đất thực tế của doanh nghiệp cụ thể theo từng loại đất.

Cột 2: Ghi diện tích đất thực tế mà doanh nghiệp đang trực tiếp sử dụng để sản xuất.

Cột 3: Ghi diện tích đất thực tế mà doanh nghiệp đã giao khoán cho cá nhân, hộ, tổ chức khác sử dụng.

5. Diện tích trồng một số cây chủ yếu

Ghi diện tích đất trồng một số loại cây của doanh nghiệp.



Cột 1:

- Ghi tổng diện tích đất cây hàng năm (mỗi vụ trong năm tính một lần diện tích). Ghi tổng diện tích thực tế gieo trồng lúa, rau các loại của các vụ trong năm.

- Ghi tổng diện tích đất cây lâu năm, đất từng loại cây lâu năm trồng tập trung (diện tích trồng liền khoảnh từ 100 m2 trở lên, mật độ cây trồng cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của địa phương) hiện có tại thời điểm 31/12/2015 bao gồm: diện tích trồng mới, diện tích đang chăm sóc và diện tích cây lâu năm đã cho sản phẩm;

Cột 2: Ghi diện tích đất trồng cây lâu năm của doanh nghiệp đang cho thu hoạch sản phẩm;

Cột 3: Ghi số cây trồng phân tán cho sản phẩm.

6, 7. Sử dụng và tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật năm 2015 (từ 01/01 đến 31/12/2015)

Nếu doanh nghiệp/hợp tác xã có sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong 12 tháng qua thì ĐTV hỏi thông tin cụ thể về việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.



Cột 1: Ghi tổng diện tích thực tế gieo trồng theo từng loại cây. Đối với cây hàng năm, trong đó trồng lúa thì mỗi vụ trong năm tính một lần diện tích, như vậy nếu trong năm trồng nhiều vụ thì được tính tổng diện tích của các vụ;

Cột 2, 3, 4, 5: Ghi diện tích gieo trồng của từng loại cây tương ứng có sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hữu cơ, phân hóa học.

Lưu ý:

- Diện tích gieo trồng được sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hữu cơ, phân hóa học tính cho từng vụ sản xuất.

- Trong cùng một vụ và trên cùng 1 diện tích gieo trồng có sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hữu cơ, phân hóa học nhiều lần thì cũng chỉ tính một lần diện tích.

Ví dụ 1: Trong 12 tháng qua doanh nghiệp/hợp tác xã có diện tích 02 ha trồng 3 vụ rau, cả 3 vụ đều có sử dụng thuốc trừ sâu cho toàn bộ diện tích. Trong trường hợp này ghi diện tích gieo trồng phun thuốc trừ sâu trong 12 tháng qua của doanh nghiệp/hợp tác xã là 06 ha.

Ví dụ 2: Doanh nghiêp có diện tích lúa đông xuân là 01 ha đã bón phân hóa học 2 lần trong vụ cho toàn bộ diện tích. Trong trường hợp này ghi diện tích lúa đông xuân bón phân hóa học của doanh nghiệp là 01 ha.

Cột 6: Ghi số lượng phân hoá học đã bón cho từng loại cây: ĐTV hỏi số lượng các loại phân hoá học như: Urê, lân, NPK, DPK, kali, SA... đã bón cho từng loại cây trồng trong 12 tháng qua.

Lưu ý:

- Số lượng phân hoá học đã bón cho lúa được tính theo vụ;

- Số lượng phân hoá học các loại đã bón cho từng loại cây được tính bằng tổng số lượng phân các lần bón cho dù là cùng vụ hay khác vụ trong 12 tháng qua.

8. Chăn nuôi

Ghi số lượng gia súc, gia cầm, vật nuôi khác của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2015.



Cột 1: Ghi số con hiện có của doanh nghiệp.

Cột 2: Ghi số con doanh nghiệp giao cho các đơn vị, hộ, cá nhân nuôi (nuôi gia công).

1. Trâu: Số trâu hiện có bao gồm cả những con nghé mới sinh trước 24 giờ so với thời điểm điều tra.

2. Bò: Số bò hiện có bao gồm cả những con bê mới sinh trước thời điểm điều tra 24 giờ.

- Bò sữa: Là giống bò được nuôi với mục đích sản xuất sữa tươi, bao gồm cả số bò đực, bò cái trên và dưới 24 tháng tuổi.

- Bò cái sữa: Là giống bò sữa đã đẻ và cho sữa (trên 24 tháng tuổi).

3. Dê: Số con hiện có của doanh nghiệp.

4. Cừu: Số con hiện có của doanh nghiệp.

5. Lợn/heo (không kể lợn/heo sữa): Tổng số lợn/heo bao gồm lợn/heo nái, lợn đực giống, lợn thịt (không kể lợn con dưới 2 tháng tuổi).

5.1. Lợn/heo nái: Là loại lợn/heo được tách ra, chọn lọc để nuôi với mục đích cho sinh sản.

5.1a. Lợn/heo nái đẻ: Là lợn/heo nái đã phối giống có chửa hoặc đã đẻ từ một lứa trở lên.

5.2. Lợn/heo đực giống: Lợn đực được nuôi với mục đích để phối giống.

5.3. Lợn/heo thịt: Là loại lợn/heo được nuôi với mục đích giết thịt.

6. Gà: Ghi tổng số hiện có tại thời điểm điều tra. Đối với đàn gà ta chỉ tính những con đã tách mẹ, riêng gà công nghiệp chỉ tính những con 7 ngày tuổi trở lên.

6.1. Gà thịt: Ghi riêng số lượng gà nuôi thịt (gồm cả gà ta và gà công nghiệp)



Trong đó: Gà công nghiệp: Bao gồm một số giống gà nhập ngoại hoặc lai ngoại có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh nên thời gian nuôi thịt thường ngắn hơn các giống gà thịt địa phương; nuôi nhốt và sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp.

6.2. Gà đẻ trứng: Ghi số gà đẻ trứng (gồm cả gà ta và gà công nghiệp),



Trong đó: Ghi riêng số gà công nghiệp.

7. Vịt: Ghi tổng số con hiện có của hộ, chỉ tính những con vịt từ 1 tháng tuổi trở lên.



Trong đó: Vịt đẻ: Ghi riêng số vịt đẻ trứng.

8. Ngan/vịt xiêm, ngỗng: Ghi tổng số con hiện có của doanh nghiệp, chỉ tính những con ngan/vịt xiêm, ngỗng từ 1 tháng tuổi trở lên.

9. Chim cút: Ghi tổng số con hiện có của doanh nghiệp.

10. Ong (đàn): Ghi số tổ ong (đàn ong) nuôi để khai thác mật hiện có của


doanh nghiệp.

9. Liên kết sản xuất trong 12 tháng qua (tính đến 31/12/2015)

- Liên kết trong sản xuất nông nghiệp là hình thức hợp tác, liên kết trên cơ sở có hợp đồng ký kết giữa các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp trong các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp thông qua việc cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Gọi tắt là liên kết theo chuỗi giá trị.

10. Các hình thức liên kết sản xuất năm 2015 (tính đến 31/12/2015)

(1) Góp vốn đầu tư sản xuất: Là hình thức góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật (đất đai, máy móc, thiết bị,...) giữa doanh nghiệp và các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

(2) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đầu vào cho sản xuất: Là hình thức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh giữa doanh nghiệp và các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác.

(3) Tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra: Là hình thức liên kết trong việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của doanh nghiệp với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác. Bao gồm cả hoạt động mua và bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra của doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp có thể ký hợp đồng mua sản phẩm, dịch vụ đầu ra của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác để làm đầu vào cho sản xuất của mình cũng như cung ứng sản phẩm của mình cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác (siêu thị, tư thương…).

(4) Hình thức khác: Các hình thức liên kết trong sản xuất khác.

11. Hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp năm 2015 (từ 01/01 đến 31/12/2015)

- Hỗ trợ, ưu đãi về sử dụng đất bao gồm các hỗ trợ, ưu đãi về tiền (phí) sử dụng đất, tiền thuê đất...

- Hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp: Các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi như chương trình vay vốn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định 41/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hoặc vay vốn từ các chương trình khác cho sản xuất nông nghiệp.

12. Loại hình dịch vụ nông nghiệp: Điều tra viên ghi thông tin về các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp trong 12 tháng qua.

Phiếu số 1A.1.3/ĐTDN-LN

HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP NĂM 2015
3. Máy móc, thiết bị chủ yếu (tại thời điểm 31/12/2015)

Ghi số l­ượng các loại máy chủ yếu của doanh nghiệp, chỉ ghi những máy còn sử dụng đư­ợc (kể cả máy đang sửa chữa lớn) thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, tính cả số máy của doanh nghiệp cho thuê, cho mư­ợn, không tính số máy mà doanh nghiệp thuê hoặc m­ượn của đơn vị, cá nhân khác; các máy móc là sản phẩm hàng hóa kinh doanh buôn bán của doanh nghiệp.



3.1. Máy móc, thiết bị chủ yếu

- Ô tô (tổng số): Ghi tổng số ô tô hiện có của doanh nghiệp, bao gồm: xe ô tô con (từ 4 đến 7 chỗ), xe ô tô chuyên chở hành khách và xe ô tô chuyên vận chuyển
hàng hóa.

Trong đó: Ô tô vận tải hàng hoá, hành khách: Ghi số ô tô chuyên vận chuyển hàng hoá và hành khách.

- Động cơ điện, là những động cơ phát lực nhờ nguồn năng lượng điện.

- Động cơ chạy xăng, dầu diezen là các loại động cơ phát lực chạy bằng các nguồn năng lượng: xăng, dầu diezen.

- Máy phát điện: Là các loại máy phát ra nguồn điện năng, gồm các loại máy chạy bằng nhiên liệu: xăng, dầu diezen, khí Biogas; chạy bằng sức n­ước, sức gió.

- Máy phát điện dùng cho sản xuất lâm nghiệp là máy phát điện chỉ dùng với mục đích phục vụ cho công việc thuộc lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp.



- Lò, máy sấy sản phẩm lâm nghiệp: Là loại thiết bị dùng để sấy khô các loại sản phẩm lâm nghiệp: gỗ, mây tre,...

- Máy bơm nước dùng cho sản xuất lâm nghiệp: Là các loại máy bơm nước dùng cho sản xuất lâm nghiệp. Bao gồm cả những loại máy bơm sử dụng kết hợp cho sản xuất lâm nghiệp và bơm nước sinh hoạt. Không tính là máy bơm với những động cơ đã được tính là máy phát lực có gắn thiết bị chuyên dụng để bơm nước.

- Bình phun thuốc trừ sâu có động cơ. Là loại bình phun có gắn động cơ và thiết bị điều khiển dùng trong nông, lâm nghiệp để phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...

- Máy khác: Ghi loại máy theo yêu cầu nghiên cứu của địa phương.

3.2. Máy kéo phục vụ sản xuất lâm nghiệp

Là loại thiết bị chuyên dụng tự hành gắn động cơ nổ dùng để kéo các loại máy công tác như­: cày, bừa, phay, lồng, rơ moóc vận chuyển hàng hoá, có thể là bánh hơi hoặc bánh xích.

Công suất của máy kéo thường tính bằng CV, hay còn gọi là mã lực (viết tắt là HP), để chuyển đổi giữa các đơn vị mã lực và kilo wat (KW) người ta dùng các hệ số sau:

1 CV = 0,736kW; hoặc 1 kW = 1,36 CV.

Hiện nay, nhiều loại máy kéo phục vụ trong sản xuất nông nghiệp với các công việc rất đa dạng: làm đất, chăm sóc cây trồng, vận chuyển, … Tùy theo loại công việc mà người ta sử dụng loại máy kéo khác nhau ví dụ: để cày hoặc vận chuyển thì sử dụng máy kéo có lực kéo lớn, để chăm sóc giữa các hàng cây thì dùng máy kéo có gầm cao và có khả năng điều chỉnh khoảng cách giữa hai bánh, …

Dựa vào công dụng, máy kéo nông nghiệp được phân thành 3 nhóm:

- Nhóm máy kéo công dụng chung: Được liên hợp với các máy nông nghiệp khác để làm đất (cày, phay, bừa, lồng,...) và các công việc nặng nhọc khác. Loại máy kéo này thường có công suất động cơ lớn và khả năng bám đất tốt, nhờ vậy tăng được lực kéo khá lớn. Chiều cao gầm máy ở những loại máy kéo này nhỏ, không vượt quá 360 mm.

- Nhóm máy kéo chăm sóc vạn năng: Dùng để cơ giới hóa các công việc chăm sóc giữa hàng cây và để thực hiện nhiều công việc nông nghiệp khác. Lực kéo ở những loại máy kéo này nhỏ hơn ở loại máy kéo công dụng chung, nhưng lại có chiều cao gầm máy khá lớn, loại máy kéo này thường có nhiều cấp số truyền công tác và khoảng cách giữa hai bánh có thể thay đổi tương ứng để phù hợp cho mỗi loại cây trồng khác nhau trong thực tế sản xuất nông nghiệp.

- Nhóm máy kéo chuyên dùng: Được tạo trên cơ sở các máy kéo chăm sóc vạn năng hoặc công dụng chung, nhưng sử dụng có hạn chế hơn và có điểm khác chủ yếu là ở cấu trúc phần di động. Ví dụ, máy kéo chuyên dùng để cơ giới hóa trồng bông chỉ có một bánh trước và hai bánh sau; máy kéo làm việc trên đồi dốc được cấu trúc thích ứng để làm việc trên những vùng mấp mô và trên đất có độ dốc 160 trở lên.

Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, phổ biến sử dụng loại máy kéo công dụng chung.



Lưu ý: Máy kéo không bao gồm các loại xe công nông đầu ngang thực chất là phương tiện vận chuyển nhỏ có thùng hàng gắn liền với đầu kéo. Trường hợp doanh nghiệp có trên 07 cái máy kéo, ĐTV sử dụng tờ phiếu thứ 2 để ghi.

Ghi lần lượt từng máy kéo cùng với công suất tương ứng của mỗi máy.



Каталог: Upload -> file -> dieutradoanhnghiep2016
file -> SỰ tham gia của cộng đỒng lưu vực sông hưƠNG, SÔng bồ trong xây dựng và VẬn hành hồ ĐẬp thủY ĐIỆN Ở thừa thiêN – huế Nguyễn Đình Hòe 1, Nguyễn Bắc Giang 2
file -> Tạo Photo Album trong PowerPoint với Add In Album
file -> Thủ tục: Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trình tự thực hiện: Bước 1
file -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
file -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BỘ TÀi chính số: 2114/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
dieutradoanhnghiep2016 -> TỔng cục thống kê CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương