* quyếT ĐỊnh số 47/QĐ-tctk ngàY 22 tháng 02 NĂM 2016 CỦa tổng cục trưỞng tổng cục thống kê VỀ việc tổ chứC ĐIỀu tra doanh nghiệp năM 2016


Câu 1. Tên doanh nghiệp: Ghi tên chính thức của doanh nghiệp bằng chữ in hoa theo quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp



tải về 1.89 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.89 Mb.
#26519
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Câu 1. Tên doanh nghiệp: Ghi tên chính thức của doanh nghiệp bằng chữ in hoa theo quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.


- Mã số thuế: Ghi mã số thuế do cơ quan Thuế/cơ quan Quản lý đăng ký kinh doanh cấp.

Câu 2. Địa chỉ doanh nghiệp: Ghi địa chỉ trụ sở giao dịch chính của doanh nghiệp. Ghi đầy đủ, không viết tắt các thông tin theo yêu cầu vào các dòng tương ứng trong phiếu điều tra để ghi mã đúng. Các ô mã trong mục địa chỉ do Cơ quan Thống kê ghi.


- Số điện thoại, số Fax, địa chỉ Email: Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều số điện thoại, Fax, địa chỉ email thì ghi số điện thoại, số Fax, địa chỉ Email của bộ phận chịu trách nhiệm chính thực hiện phiếu điều tra này hoặc bộ phận hành chính của doanh nghiệp.

Câu 3. Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp: Khoanh tròn chữ số thích hợp tương ứng với tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.

Lưu ý: Đối với tình trạng doanh nghiệp thuộc mã 2, mã 3, mã 4 mà trong năm 2015 không phát sinh thông tin về lao động, tài sản, doanh thu, nộp ngân sách thì điều tra viên kết thúc phỏng vấn.



Câu 5. Loại hình kinh tế của doanh nghiệp:

Khoanh tròn một chữ số phù hợp với loại hình tương ứng của doanh nghiệp.

- Nếu doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn nhà nước trên 50%, sau khi khoanh tròn chữ số 03, ghi tiếp phần trăm (%) vốn Nhà nước trung ương và vốn Nhà nước địa phương tính theo vốn điều lệ tham gia vào công ty cổ phần có đến cuối năm 2015. Nếu doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần, TNHH có vốn nhà nước dưới hoặc bằng 50%, sau khi khoanh tròn chữ số 10, ghi tiếp phần trăm (%) vốn Nhà nước theo vốn điều lệ tham gia vào công ty cổ phần có đến cuối năm 2015.

- Trường hợp doanh nghiệp nhà nước trong thực tế chưa chuyển đổi hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì khoanh tròn mã 04.

- Các doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong năm thì xếp doanh nghiệp theo đúng loại hình mới tại thời điểm 31/12/2015.

- Các doanh nghiệp được sáp nhập trong năm thì chỉ làm một phiếu điều tra cho doanh nghiệp mới được sáp nhập, nhưng số liệu là số cả năm của tất cả các doanh nghiệp trước khi sáp nhập.

- Các doanh nghiệp được chia tách thì mỗi một doanh nghiệp mới làm một phiếu điều tra. Số liệu của thời gian chưa chia tách sẽ được chia ra cho từng doanh nghiệp. Trường hợp không chia được thì quy ước ghi vào cho doanh nghiệp có quy mô lớn nhất.

- Nếu doanh nghiệp thuộc loại hình hợp tác xã, sau khi khoanh tròn mã 05, sẽ ghi tiếp mã là hợp tác xã (mã 5.1), liên hiệp hợp tác xã (mã 5.2), quỹ tín dụng nhân dân (mã 5.3).



Câu 6. Doanh nghiệp có xuất, nhập khẩu hàng hóa trong năm không?

Nếu doanh nghiệp ghi có hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa trong năm 2015 (mã 1), đề nghị ghi rõ xuất/nhập khẩu hàng hóa theo hình thức nào và ghi trị giá xuất/nhập khẩu vào ô tương ứng. Cụ thể:

Xuất/nhập khẩu trực tiếp: doanh nghiệp trực tiếp giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất/nhập khẩu hàng hóa của mình hoặc của doanh nghiệp khác với khách hàng nước ngoài, trong đó tách riêng trị giá xuất/nhập khẩu ủy thác: là trị giá hàng hóa do doanh nghiệp nhận xuất/nhập khẩu hộ doanh nghiệp khác và hưởng phí ủy thác XNK.

Ủy thác xuất/nhập khẩu: doanh nghiệp ủy thác và chi trả phí dịch vụ cho doanh nghiệp khác giao dịch, làm thủ tục và thực hiện hợp đồng xuất/nhập khẩu hàng hóa của mình với khách hàng nước ngoài (ủy thác cho doanh nghiệp khác xuất/nhập khẩu hộ).



Câu 7. Doanh nghiệp có thu, chi về dịch vụ với nước ngoài năm 2015 không?

Là tổng số tiền đã hoặc sẽ thu/chi về dịch vụ với nước ngoài, chi phí liên quan đến việc giao dịch, mua/bán hàng hóa không tính giá trị của hàng hóa mua bán.



Câu 8. Các ngành thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2015

Mục này chỉ liệt kê các ngành thực tế có hoạt động trong năm 2015. Nếu đăng ký kinh doanh có nhiều ngành nhưng thực tế năm 2015 không hoạt động thì không ghi.



8.1. Ngành SXKD chính: Ghi cụ thể tên ngành SXKD chính của doanh nghiệp. Ngành SXKD chính là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị sản xuất năm 2015. Nếu không xác định được giá trị sản xuất thì căn cứ vào ngành có doanh thu lớn nhất hoặc ngành sử dụng nhiều lao động nhất.

Lưu ý: Các công ty hoạt động chính trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm: Công ty chứng khoán (66120), Công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán (66300).

8.2. Ngành SXKD khác: Ngoài ngành SXKD chính, nếu doanh nghiệp còn các ngành SXKD khác thực tế có hoạt động trong năm 2015 thì ghi vào các dòng tiếp theo. Ngành SXKD khác phải là những ngành tạo ra các sản phẩm, dịch vụ là hàng hoá có bán ra ngoài phạm vi doanh nghiệp. Không ghi vào mục này những ngành SXKD nằm trong dây chuyền sản xuất chính nhằm phục vụ cho ngành sản xuất chính của doanh nghiệp như: Xưởng cơ khí làm nhiệm vụ sửa chữa thiết bị trong nội bộ doanh nghiệp; phân xưởng làm vỏ hộp trong các nhà máy hoa quả hộp,...

Căn cứ vào tên của các ngành SXKD, cán bộ Cục Thống kê tỉnh, TP ghi mã ngành kinh tế quốc dân theo mã VSIC 2007 (5 chữ số) cho ngành SXKD chính và các ngành SXKD khác vào ô mã quy định.



Câu 9. Lao động năm 2015

Ghi tổng số lao động mà doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương; Bao gồm lao động được trả công, trả lương và lao động không được trả công, trả lương (kể cả chủ doanh nghiệp tư nhân).



9.1. Lao động có tại thời điểm 01/01/2015: Ghi tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có trong danh sách tại thời điểm 01/01/2015. Trong đó ghi riêng số lao động là nữ.

9.2. Lao động có tại thời điểm 31/12/2015:

Cột A:


Tổng số: Là tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có trong danh sách tại thời điểm 31/12/2015. Trong tổng số, ghi riêng số lao động được đóng BHXH, số lao động không được trả lương, trả công; số lao động là người nước ngoài.

Phân theo ngành SXKD: Ghi đầy đủ lao động của các ngành SXKD chính và các ngành SXKD khác có hạch toán riêng trong số các ngành như đã ghi ở mục 8 (8.1 và 8.2). Trường hợp có ngành thực tế hoạt động được ghi ở mục 8.2 nhưng không hạch toán riêng được lao động thì quy ước tính vào ngành SXKD chính. Tổng số lao động của ngành SXKD chính và các ngành SXKD khác có hạch toán riêng bằng tổng số lao động toàn doanh nghiệp. Những lao động làm công tác quản lý, nghiệp vụ chung nếu không chia tách được theo các ngành SXKD thì quy định tính vào ngành SXKD chính.

Cột B: Mã số: Điều tra viên Cục Thống kê tỉnh, TP ghi mã ngành KTQD theo VSIC 2007 (cấp 5) cho các ngành SXKD tương ứng đã được ghi ở cột A.

Cột 1 và 2: Ghi số lao động của doanh nghiệp hiện có trong danh sách ở thời điểm cuối năm 31/12/2015. Cột 1 ghi tổng số; cột 2 ghi số lao động nữ.

Câu 10. Các khoản chi liên quan đến người lao động năm 2015

10.1. Tổng số tiền phải trả cho người lao động: Là tổng các khoản mà doanh nghiệp phải chi trả cho người lao động do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

- Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, các khoản chi trả khác có tính chất như lương: Gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng trong lương; Các khoản phụ cấp và chi trả khác của người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, vào giá thành sản phẩm như phụ cấp ca 3, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, phụ cấp tiền điện thoại cố định, điện thoại di động, tiền công tác phí, ăn giữa ca (trường hợp thuê dịch vụ ăn uống bên ngoài không tính vào yếu tố này), trợ cấp thuê nhà và các khoản phụ cấp thường xuyên, không thường xuyên khác cho người lao động, bao gồm các hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật như: thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động).



Chú ý: Đối với các doanh nghiệp có lao động không được trả lương, trả công (như: Chủ doanh nghiệp, những người trong gia đình chủ doanh nghiệp) thì quy ước tiền lương, tiền công lấy theo số mà cơ quan thuế ấn định để tính thuế thu nhập cho doanh nghiệp vào mục này.

- Các khoản chi trả khác cho người lao động không tính vào chi phí SXKD: Là các khoản chi trực tiếp cho người lao động nhưng không hạch toán vào chi phí sản xuất mà nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, lợi nhuận của chủ doanh nghiệp hoặc từ các nguồn khác (quà tặng, thưởng của cấp trên,...).

Số liệu các khoản trên là tổng số phát sinh của toàn doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động trong năm 2015, cho dù khoản đó đã được thanh toán hay còn nợ người lao động.



Chú ý:

+ Một số chi phí liên quan trực tiếp đến người lao động nhưng không được tính là thu nhập của người lao động, đó là chi về quần áo BHLĐ, đào tạo, tuyển mộ.

+ Chi phí vui chơi giải trí, tham quan, du lịch được tính là thu nhập của người lao động (thu nhập khác không tính vào chi phí SXKD).

+ Các khoản doanh nghiệp trả cho người lao động bằng hiện vật được tính theo giá mà sổ sách kế toán đã thực hiện.



10.2. Bảo hiểm xã hội trả thay lương: Là khoản BHXH chi trả cho người lao động của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,... (theo chế độ quy định của BHXH hiện hành).

10.3. Đóng góp BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của doanh nghiệp: Là những khoản mà doanh nghiệp trích nộp cho hệ thống BHXH; bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho người lao động. Đây là số phát sinh đã trích trong năm 2015, cho dù các khoản đó đã nộp hay còn nợ các cơ quan bảo hiểm và tổ chức công đoàn.

Cột 1: Ghi số phát sinh trong năm mà doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động hoặc phải đóng góp vào BHXH, thất nghiệp, y tế, kinh phí công đoàn.

Ghi chú: Nếu doanh nghiệp nào không đóng góp các quỹ và kinh phí trên thì bỏ trống mục này.

Câu 11. Tài sản và nguồn vốn năm 2015

11.1. Tổng cộng tài sản: Là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm 01/01/2015 và 31/12/2015, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

A. Tài sản ngắn hạn: Là tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài khoản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của DN có đến thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Trong đó:

- Các khoản phải thu ngắn hạn: Là toàn bộ giá trị của các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi).

- Hàng tồn kho: Là toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình SXKD của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường”, Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, Tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang”, Tài khoản 155 “Thành phẩm”, Tài khoản 156 “Hàng hoá”, Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” và Tài khoản 158 “Hàng hoá kho bảo thuế”.

Trong hàng tồn kho, tách riêng: Tồn kho ngành công nghiệp và ngành xây dựng.

B. Tài sản dài hạn: Là giá trị các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản tài sản dài hạn có ở thời điểm đầu năm và cuối năm, bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.

Trong đó:

I. Các khoản phải thu dài hạn: Là toàn bộ giá trị của các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, các khoản phải thu dài hạn khác và số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc, tại thời điểm đầu năm và cuối năm có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh.

II. Tài sản cố định: Là toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi hao mòn luỹ kế) của các loại tài sản cố định và chi phí XDCB dở dang hiện có tại thời điểm đầu năm (01/01/2015) và cuối năm (31/12/2015).

- Nguyên giá TSCĐ: Ghi Nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm đầu năm (01/01/2015) và cuối năm (31/12/2015) và chia theo nguồn hình thành: Mua trong năm, đầu tư xây dựng cơ bản hình thành và tăng khác.

- Giá trị hao mòn tài sản cố định năm 2015: Là số trích khấu hao tài sản cố định trong năm 2015, ghi vào cột 2.

- Giá trị hao mòn luỹ kế: Là toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại TSCĐ tại thời điểm đầu năm (01/01/2015) và cuối năm (31/12/2015) và chia ra theo loại tài sản.



11.2. Tổng cộng nguồn vốn: Bao gồm toàn bộ các khoản nợ phải trả và nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN.

A. Nợ phải trả: Là tổng các khoản nợ phát sinh mà DN phải trả tại thời điểm đầu năm và cuối năm, gồm nợ ngắn hạn (vay và nợ ngắn hạn, phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, chi phí phải trả, phải trả nội bộ, phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác, dự phòng phải trả ngắn hạn) và nợ dài hạn (phải trả dài hạn người bán, phải trả dài hạn nội bộ, phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng phải trả dài hạn).

B. Vốn chủ sở hữu: Là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên,... Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn chủ sở hữu (vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu, cổ phiếu quỹ, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư XDCB) và nguồn kinh phí và các quỹ (quỹ khen thưởng, phúc lợi, nguồn kinh phí, nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ).

Chú ý:

- Tổng cộng tài sản = Tổng cộng nguồn vốn



- Những DN mới đi vào hoạt động SXKD trong năm (sau thời điểm 01/01/2015) thì cột đầu năm ghi dấu (x).

Câu 12. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015

12.1. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong năm 2015, phát sinh từ các hoạt động tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, được khách hàng chấp nhận thanh toán.

12.2. Các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản được ghi giảm trừ vào doanh thu, gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong năm 2015. Trong đó, ghi riêng khoản giảm trừ từ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.

12.3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trừ (-) các khoản giảm trừ (mã 05 = mã 01- mã 03).

Doanh thu thuần chia theo ngành hoạt động: Ghi đầy đủ tên của các ngành SXKD chính và các ngành SXKD khác có hạch toán riêng như đã ghi ở mục 8 (8.1 và 8.2). Trường hợp có ngành thực tế hoạt động được ghi ở mục 8.2 nhưng không hạch toán riêng được thì quy ước tính vào ngành SXKD chính. Tổng số doanh thu thuần của ngành SXKD chính và các ngành SXKD khác có hạch toán riêng bằng tổng số doanh thu thuần toàn doanh nghiệp.

Lưu ý: Những doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng nếu có hàng hoá mua vào rồi bán ra không qua chế biến gì thêm trong doanh nghiệp thì doanh thu ghi vào ngành thương nghiệp.

12.4. Trị giá vốn hàng bán: Là tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn.

12.5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu thuần về bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trừ (-) trị giá vốn hàng bán (mã 07 = mã 05 - mã 06)

12.6. Doanh thu hoạt động tài chính: Nếu doanh nghiệp có hạch toán riêng doanh thu của các hoạt động tài chính thì ghi vào mục này (nếu không có thì bỏ trống).

Lưu ý: Những DN có hoạt động chính là tài chính, tín dụng thì doanh thu không ghi vào mục này mà phải ghi vào mục 1 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

12.7. Chi phí tài chính: Là tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh... phát sinh trong năm 2015 của doanh nghiệp

12.9. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm 2015 của doanh nghiệp như chi về lương nhân viên bộ phận quản lý, chi phí vật liệu văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài...

12.10. Chi phí bán hàng: Là tổng chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ phát sinh trong năm 2015 của doanh nghiệp như chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, chi phí hội nghị khách hàng, quảng cáo sản phẩm...

12.11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và bằng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo (mã 16 = mã 07 + mã 12 - mã 13 - mã 14).

12.12. Thu nhập khác: Là các khoản thu nhập khác trong năm 2015 của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; Thu các khoản nợ phải thu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước; Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại và các khoản thu khác.

12.13. Chi phí khác: Là tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong năm 2015 của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh...

12.14. Lợi nhuận khác: Bằng thu nhập khác trừ (-) chi phí khác (mã 19 = mã 17 - mã 18)

12.15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Là số lợi nhuận thực hiện trong năm 2015 của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác phát sinh trong năm 2015. Chỉ tiêu này bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng (+) với lợi nhuận khác (mã 20 = mã 16 + mã 19).

12.16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm 2015 của doanh nghiệp.

12.17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp). Chỉ tiêu này bằng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trừ (-) chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (mã 23 = mã 20 - mã 21).

12.18. Chi phí doanh nghiệp phải trả cho sử dụng dịch vụ bưu chính,
chuyển phát:

- Chi phí sử dụng dịch vụ bưu chính, chuyển phát tài liệu, hàng hóa năm 2015 là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã trả và sẽ phải trả cho việc sử dụng dịch bưu chính, chuyển phát phát sinh trong năm 2015, gồm: chi phí trả cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện các hoạt động nhận, phân loại, vận chuyển và phân phối (trong nước và quốc tế) tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện. Không bao gồm chi phí trả cho vận chuyển các hàng hóa có kích cỡ lớn, vượt qui định của hàng hóa chuyển phát (thường hàng hóa chuyển phát được qui định: trọng lượng tối đa của một gói hàng là 70kg; kích thước tối đa cho một gói hàng là 419 cm của tổng chiều dài cộng với chu vi [(2 x chiều rộng) + (2 x chiều cao)] và chiều dài tối đa của một gói hàng là 270 cm).

- Chi phí sử dụng dịch vụ bưu chính, chuyển phát trong nước: Chi phí trả cho hoạt động bưu chính, chuyển phát trong phạm vi lãnh thổ địa lý của Việt Nam.

- Chi phí sử dụng dịch vụ bưu chính, chuyển phát quốc tế: Chi phí trả cho hoạt động bưu chính, chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài về Việt Nam.

- Doanh nghiệp có vốn trong nước là các doanh nghiệp thuộc loại hình kinh tế từ 01-10 của Câu 5 “Loại hình kinh tế của doanh nghiệp”.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là các doanh nghiệp thuộc loại hình kinh tế từ 11- l3 của Câu 5 “Loại hình kinh tế của doanh nghiệp”.



Câu 13. Thuế và các khoản phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà nước năm 2015

Thuế (Tổng số): Là các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp và đã nộp vào ngân sách nhà nước trong năm 2015. Trong đó: Ghi riêng các loại thuế sau:

- Thuế GTGT hàng bán nội địa (Gồm: Thuế GTGT hàng bán nội địa theo phương pháp trực tiếp và theo phương pháp khấu trừ).

- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Thuế xuất khẩu.

- Thuế nhập khẩu.



Cột 1: Số phát sinh phải nộp trong năm: Là số thuế và các khoản khác phát sinh phải nộp ngân sách trong năm 2015 không bao gồm năm trước chuyển sang.

Cột 2: Số đã nộp trong năm: Là số thực tế đã nộp vào ngân sách nhà nước, bao gồm: Số nộp cho năm trước chuyển sang và số nộp cho phát sinh trong năm 2015.

+ Số thuế đã nộp trong năm 2015: Căn cứ vào chứng từ nộp thuế, bằng tổng giá trị bên Nợ TK 333 (3333 “Thuế xuất nhập khẩu” tách riêng NK và XK, 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”) của các bút toán hạch toán: Nợ TK 333 (3333, 3332); Có các TK 111, 112....

Câu 14. Thực hiện góp vốn điều lệ chia theo nước và vùng lãnh thổ (áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)

Cột A: Tổng số: Là tổng số vốn do các thành viên, các bên tham gia, các cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định, được ghi vào Điều lệ công ty, để triển khai xây dựng, mua sắm thiết bị máy móc... sản xuất kinh doanh. Vốn điều lệ gồm tiền mặt và các giá trị nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng đất, thiết bị máy móc, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty được biểu hiện dưới dạng tiền mặt. Tổng vốn điều lệ bằng vốn điều lệ của các bên Việt Nam và các bên nước ngoài đóng góp.

Bên Việt Nam: Là các đối tác của Việt Nam tham gia liên doanh góp vốn, gồm: Doanh nghiệp nhà nước, DN ngoài nhà nước, tổ chức khác như: các viện nghiên cứu, các trung tâm, trường...

Bên nước ngoài: Là các đối tác thuộc nước ngoài tham gia góp vốn. Ghi cụ thể tên tất cả các nước/vùng lãnh thổ.

Cột B: Mã số: Căn cứ tên các nước tham gia góp vốn do DN liệt kê, cán bộ Cục Thống kê tỉnh, TP ghi mã nước phù hợp với danh mục quy định.

Cột 1: Vốn điều lệ đến 31/12/2015: Là số vốn do các thành viên liên doanh, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty, doanh nghiệp tính đến thời điểm 31/12/2015 bao gồm vốn điều lệ bổ sung.

Cột 2: Thực hiện góp vốn điều lệ trong năm 2015: Là số vốn do các thành viên liên doanh, cổ đông thực tế đã góp cho công ty, doanh nghiệp từ 01/01/2015 đến 31/12/2015.

Cột 3: Góp vốn điều lệ lũy kế đến 31/12/2015: Là số vốn thực tế các bên tham gia đã đóng góp để triển khai xây dựng, mua sắm thiết bị máy móc... sản xuất kinh doanh từ khi thành lập công ty, doanh nghiệp cộng dồn đến thời điểm 31/12/2015 (gồm vốn góp của các bên khi thành lập doanh nghiệp cộng với vốn góp bổ sung, nếu có).

Câu 15. Tiêu dùng năng lượng cho sản xuất, kinh doanh năm 2015

Tồn kho đầu kỳ và tồn kho cuối kỳ: Là lượng năng lượng hiện có tại doanh nghiệp ở thời điểm 01/01/2015 và 31/12/2015.

Khối lượng mua vào: Là lượng năng lượng doanh nghiệp mua ngoài phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khối lượng tự sản xuất: Là lượng năng lượng doanh nghiệp tự sản xuất ra trong quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp tự sản xuất ra năng lượng và tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh, không bán ra ngoài doanh nghiệp thì ghi thông tin đồng thời vào mục khối lượng tự sản xuất và khối lượng tiêu dùng cho sản xuất kinh doanh.

Năng lượng tiêu dùng cho sản xuất: Là năng lượng được sử dụng cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm cả năng lượng sử dụng cho vận chuyển hàng hoá trong nội bộ doanh nghiệp.

Năng lượng tiêu dùng cho vận tải: Là năng lượng sử dụng cho vận chuyển hàng hoá trên đường, không tính năng lượng sử dụng cho vận chuyển hàng hoá trong nội bộ doanh nghiệp (được tính vào năng lượng tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm).

Ghi chú: Nếu doanh nghiệp có đội xe chuyên dùng để vận tải (1 hoặc nhiều xe) thì toàn bộ lượng năng lượng tiêu dùng cho đội xe này sẽ được ghi vào mục tiêu dùng năng lượng cho vận tải. Nếu đội xe vừa phục vụ cho vận tải trong nội bộ doanh nghiệp và vừa vận chuyển hàng hoá trên đường thì cũng quy ước đưa vào năng lượng cho vận tải. Năng lượng được tiêu dùng cho sản xuất chỉ bao gồm những phương tiện vận tải chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá trong nội bộ doanh nghiệp và không vận chuyển hàng hoá ra ngoài doanh nghiệp.

Tiêu dùng phi năng lượng: Là năng lượng sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không phải với mục đích là năng lượng, ví dụ như doanh nghiệp sử dụng xăng cho vệ sinh máy móc, dầu dung để bôi trơn…

Khối lượng bán ra: Là lượng năng lượng doanh nghiệp bán cho đơn vị khác ngoài phạm vi doanh nghiệp.

Giá trị năng lượng mua vào: Là tổng số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua các loại năng lượng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.



Cân đối năng lượng chung:


Khối lượng tồn kho cuối kỳ

=

Khối lượng tồn kho
đầu kỳ

+

Khối lượng mua vào

+

Khối lượng tự sản xuất

-

Khối lượng tiêu dùng

-

Khối lượng bán ra


Điện: Chỉ tính phần điện thương phẩm (điện thực tế được cung cấp cho tiêu dùng của doanh nghiệp theo chỉ số trên đồng hồ đo điện).

Than đá (còn gọi là than cứng): Bao gồm cả than cục và than cám.

Than bánh: Là loại nhiên liệu được đóng thành bánh từ than đá kết hợp với chất kết dính hoặc bằng khuôn đúc dưới sức ép lớn mà không cần chất kết dính.

Xăng động cơ (xăng ô tô, xe máy): Bao gồm cả xăng có pha chì và xăng không pha chì, loại cao cấp hoặc loại thông dụng, không bao gồm xăng máy bay.

Dầu hoả: Là loại dầu sử dụng để thắp sáng và dùng cho các động cơ đốt cháy nhiên liệu bằng tia lửa điện, các loại xe tải nông nghiệp hay các động cơ hoạt động tĩnh. Các tên gọi khác cho loại sản phẩm này là dầu cháy, dầu bốc hơi, dầu năng lượng và dầu thắp sáng.

Dầu diesel (DO): Là loại dầu nặng đ­ược sử dụng cho các động cơ đốt trong trong các động cơ diezel, cũng như­ làm nhiên liệu cho các hệ thống sản xuất hơi nóng hay các lò nung.

Dầu mazút (FO): Là một loại dầu nặng thường được sử dụng cho các tàu thuỷ và các nhà máy sản xuất hơi n­ước nóng quy mô lớn như­ một loại nhiên liệu để luyện hoặc đun sôi.

Ga hoá lỏng (LPG): Là chất hydrocacbon tồn tại ở dạng khí d­ưới điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường như­ng đ­ược hoá lỏng bằng cách nén hoặc làm lạnh để dễ dàng bảo quản trong kho, xách tay hay vận chuyển. LPG tồn tại trong thiên nhiên ở các mỏ dầu hoặc mỏ khí dầu và cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lọc dầu trong quá trình chưng cất dầu thô.

Khí thiên nhiên: Là một loại khí không màu sắc, chủ yếu là chất mêtan, bao gồm khí khô, khí ướt.

Khí thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu và nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến hoá chất như: được đốt trong các bếp ga, lò ga để nấu nướng, sấy khô, lò gạch, gốm và lò cao sản xuất xi măng. Khí thiên nhiên còn được sử dụng để đốt các lò đốt các tua-bin nhiệt điện để phát điện cũng như các lò nấu thuỷ tinh, lò luyện kim loại và chế biến thực phẩm.

Khí thiên nhiên được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành hoá dầu để tạo ra các chất hoá dầu. Các chất hoá dầu này được sử dụng làm sản phẩm cơ sở cho việc sản xuất phân đạm, bột giặt, dược phẩm, chất dẻo và nhiều loại hàng hoá khác.

Câu 16. Cán bộ khoa học và đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa học
công nghệ


16.1. Cán bộ trực tiếp hoạt động khoa học công nghệ có đến 31/12/2015

Là những người có trình độ học vị từ cao đẳng trở lên (hoặc tương đương không được cấp bằng nhưng được cấp có thẩm quyền công nhận) do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, có trách nhiệm chuyên trách nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học công nghệ.

Cột 1: Ghi tổng số cán bộ trực tiếp hoạt động khoa học công nghệ của doanh nghiệp có đến cuối năm 2015.

Cột 2, 3, 4, 5: Ghi cán bộ trực tiếp hoạt động khoa học công nghệ đạt các loại trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.



16.2. Chi phí đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ năm 2015

Cột A: Tổng chi phí đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ trong năm là toàn bộ các chi phí cho nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất, thay thế nguyên liệu mới, sản phẩm mới… (kể cả chi phí thử nghiệm trước khi đưa vào ứng dụng) và toàn bộ chi phí cho đầu tư ứng dụng để đổi mới công nghệ cũ, bao gồm chi phí thiết bị, chi phí XDCB, chi phí chạy thử.

Trong đó ghi riêng:


  • Chi phí đầu tư cho nghiên cứu triển khai (gồm nghiên cứu khoa học và nghiên cứu triển khai ứng dụng).

  • Chi phí đầu tư cho đổi mới công nghệ (chi phí thiết bị và xây lắp để tạo ra công nghệ mới).

Cột 1: Ghi tổng chi phí của doanh nghiệp trong năm 2015 cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ gồm: Tổng chi phí cho công tác nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ, cải tiến quản lý, chi phí cho đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ.

Cột 2: Ghi số tiền đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.

Cột 3: Ghi số tiền đầu tư từ vốn của doanh nghiệp là số tiền trích từ quỹ tích lũy mở rộng sản xuất, thanh lý TSCĐ để lại và các nguồn khác của doanh nghiệp.

Cột 4: Vốn nước ngoài: Là nguồn đầu tư, hỗ trợ của cá nhân tổ chức nước ngoài, vay của tổ chức, cá nhân nước ngoài kể cả ngân hàng nước ngoài đóng tại VN.

Cột 5: Từ nguồn khác: Gồm các khoản vay của cá nhân, tổ chức trong nước, huy động nhân viên…

16.3. Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ năm 2015

Cột A: Gồm nội dung hoạt động và sản phẩm hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ: số chương trình, đề tài nghiên cứu, dự án mà doanh nghiệp đã triển khai hoặc tham gia triển khai trong năm 2015 (Không bao gồm chương trình, đề tài, dự án của năm trước chuyển sang), ghi chi tiết số chương trình, đề tài, dự án do nữ làm chủ nhiệm; Số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được áp dụng trong năm gồm tất cả các cấp độ sáng kiến, giải pháp kỹ thuật của doanh nghiệp đã được áp dụng trong năm, không phân biệt sáng kiến, giải pháp đã được nghiên cứu khi nào).

Cột 1: Ghi tổng số chương trình, đề tài, sáng kiến, giải pháp được thực hiện mới trong năm 2015 theo các dòng tương ứng ở cột A.

Cột 2, 3, 4: Ghi tổng số chương trình, đề tài, sáng kiến, giải pháp được thực hiện mới trong năm 2015 theo cấp Nhà nước, Bộ, ngành, cơ sở (Cột 1=2+3+4).



Câu 17. Thực hiện đầu tư phát triển năm 2015

Khái niệm vốn đầu tư của doanh nghiệp

Vốn đầu tư của doanh nghiệp số vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà thực tế doanh nghiệp chi ra để thực hiện mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản (xây dựng trụ sở làm việc, xây dựng nhà xưởng sản xuất, kho tàng,..); mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản; sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định; bổ sung thêm vốn lưu động từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp; đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhằm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sau một chu kỳ hoạt động, hoặc sau một thời gian nhất định sẽ thu về một giá trị kinh tế lớn hơn giá trị vốn đã bỏ ra ban đầu.

Trong cuộc điều tra này, vốn đầu tư của doanh nghiệp quy định gồm các yếu tố sau:

- Vốn đầu tư chi ra với mục đích tăng thêm tài sản cố định của doanh nghiệp thông qua hoạt động xây dựng cơ bản, thông qua mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định (nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, tài sản cố định khác).

- Vốn đầu tư thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp bỏ ra để bổ sung thêm vào vốn lưu động, khoản vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động này là khoản vốn đầu tư thực tế đã được biểu hiện bằng hình thái vật chất tức là khoản chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp (không tính các nguồn vốn vay, vốn chiếm dụng, vốn huy động khác bổ sung vào vốn lưu động).

- Vốn đầu tư cho hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực của doanh nghiệp.



Lưu ý: Đối với doanh nghiệp, vốn đầu tư trong năm bao gồm cả các khoản đầu tư mang tính chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu giữa các cá nhân, các đơn vị, các tổ chức trong nội bộ nền kinh tế. Cụ thể là vốn đầu tư trong năm của doanh nghiệp được tính cả tiền mua quyền sử dụng đất, tiền mua các thiết bị, nhà cửa, kho tàng đã qua sử dụng của đơn vị, cá nhân trong nước trong kỳ báo cáo.
Thực hiện vốn đầu tư của doanh nghiệp năm 2015

Thực hiện vốn đầu tư của doanh nghiệp được chia theo các phân tổ sau: (1) theo nguồn vốn đầu tư; (2) theo khoản mục đầu tư; (3) theo mục đích đầu tư; (4) theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.



A. Chia theo nguồn vốn đầu tư: Bao gồm ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư phát triển, vốn vay, vốn tự có và vốn khác.

1. Vốn ngân sách nhà nước: Là vốn đầu tư do ngân sách nhà nước (gồm: ngân sách nhà nước trung ương, ngân sách nhà nước địa phương) cấp cho doanh nghiệp để đầu tư theo quy định của pháp luật.

2. Trái phiếu Chính phủ:

- Trái phiếu Chính phủ: Là trái phiếu do Chính phủ phát hành (hay các công cụ nợ nói chung) nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.

- Vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ trong doanh nghiệp là vốn đầu tư từ trái phiếu chính phủ cấp cho doanh nghiệp để đầu tư theo quy định của pháp luật.



3. Tín dụng đầu tư phát triển: gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài

- Vốn trong nước gồm:

+ Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh: Là vốn mà doanh nghiệp vay tại các tổ chức tín dụng được các cơ quan Nhà nước (Bộ Tài chính…) hoặc định chế tài chính được chỉ định (do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ) bảo lãnh.

+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Là vốn mà doanh nghiệp có thể được vay hưởng lãi suất ưu đãi hoặc không có lãi suất để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư, đảm bảo hoàn trả được vốn vay.

- Vốn nước ngoài (ODA): Là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA): Là nguồn vốn được hình thành từ hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ. ODA gồm có: cho vay không hoàn lại, vay ưu đãi và hỗn hợp.

+ ODA cho vay không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ.

+ ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): Là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

+ ODA vay hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

ODA trong nguồn tín dụng đầu tư phát triển là khoản phải hoàn lại theo các điều kiện ưu đãi nêu trên.

Nếu doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn ODA để đầu tư thì sẽ tính là vốn đầu tư của doanh nghiệp từ nguồn vốn này.

4. Vốn vay: Là số tiền đầu tư mà doanh nghiệp đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không bao gồm các tổ chức tín dụng đầu tư của Nhà nước), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế, vay các tổ chức và cá nhân dân cư khác ở trong nước và ở nước ngoài, vay của công ty mẹ hoặc công ty anh (em) để thực hiện vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Lưu ý:

- Nếu doanh nghiệp có phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước để đầu tư thì vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu doanh nghiệp này sẽ tính vào nguồn vốn vay các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước.

- Nếu doanh nghiệp có phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra nước ngoài để đầu tư thì vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu doanh nghiệp này sẽ tính vào nguồn vốn vay các tổ chức, cá nhân khác ở nước ngoài.

5. Vốn tự có: Là vốn được hình thành từ vốn tích lũy thuộc sở hữu của doanh nghiệp được hình thành từ thanh lý tài sản, từ nguồn vốn khấu hao TSCĐ, từ các quỹ, từ hình thức huy động vốn cổ phần, vốn góp liên doanh của các bên đối tác liên doanh được doanh nghiệp trích ra để thực hiện vốn đầu tư của doanh nghiệp.

6. Vốn huy động từ các nguồn khác: Là nguồn vốn đóng góp tự nguyện, cho, biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vốn huy động ngoài các nguồn nêu trên được sử dụng để thực hiện vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Quy ước: Đối với doanh nghiệp xây dựng kinh doanh bất động sản xây nhà ở để bán cho dân: Toàn bộ số tiền do người dân nộp cho doanh nghiệp (theo tiến độ thi công công trình) sẽ ghi vào mục này.

B. Chia theo khoản mục đầu tư: Bao gồm đầu tư xây dựng cơ bản; mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản; sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định; vốn lưu động bổ sung bằng vốn tự có; đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

1. Xây dựng cơ bản: Toàn bộ vốn bỏ ra để cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng công trình, chuẩn bị đầu tư, thiết kế; chi xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị; các chi khác được ghi trong tổng dự toán (bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất). Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:

- Vốn xây dựng và lắp đặt (vốn xây lắp).

- Vốn mua sắm thiết bị, máy móc (vốn thiết bị).

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác.



a. Vốn xây dựng và lắp đặt bao gồm:

+ Chi phá và tháo dỡ các vật liệu kiến trúc cũ (có tính đến giá trị vật tư, vật liệu được thu hồi (nếu có) để giảm vốn đầu tư).

+ Chi san lấp mặt bằng xây dựng.

+ Chi xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện nước, nhà xưởng...), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (nếu có).

+ Chi xây dựng các hạng mục công trình như làm mới, mở rộng, cải tạo và khôi phục các công trình xây dựng (bao gồm cả việc lắp ghép các cấu kiện trên mặt bằng xây dựng), các hoạt động như đóng cọc, đổ khung, đổ bê tông, ốp đá, bắc giàn giáo, lợp mái, sửa chữa làm thay đổi hoặc mở rộng các công trình...

+ Chi lắp đặt thiết bị gồm: lắp đặt trang thiết bị vật dụng mà chức năng xây dựng phải làm, những hoạt động này thường được thực hiện tại chân công trình xây dựng. Chi phí lắp đặt thiết bị còn bao gồm cả chi phí cho thăm dò, lắp đặt các hệ thống lò sưởi, điều hoà nhiệt độ, thiết bị thông gió, chống ẩm, lắp đặt ăng ten, hệ thống báo động và các công việc khác thuộc về điện, hệ thống ống tưới nước, thang máy, cầu thang tự động, lắp đặt ống dẫn trong xử lý công nghiệp, lắp máy lạnh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống tín hiệu...

+ Hoàn thiện công trình xây dựng gồm: các hoạt động khác nhau có liên quan đến hoàn thiện hoặc kết thúc một công trình như lắp kính, trát vữa, quét vôi, trang trí, lát sàn, hoàn thiện phần mộc, công việc kiến trúc âm thanh, làm sạch ngoại thất... kể cả việc tu sửa các loại trang thiết bị đã đề cập ở trên.

- Chi di chuyển thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trong trường hợp chỉ định thầu nếu có).



b. Vốn Mua sắm thiết bị, máy móc bao gồm: Toàn bộ chi phí để mua sắm thiết bị, máy móc dụng cụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, thí nghiệm... (kể cả thiết bị cần lắp đặt và thiết bị máy móc không cần lắp đặt) như:

+ Chi mua sắm thiết bị công nghệ gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình (bao gồm thiết bị lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt), kể cả phần đường ống, đường dây trực thuộc máy móc.

+ Chi mua những dụng cụ dùng trong sản xuất (bàn thợ, đá mài,…) dụng cụ đo lường, thiết bị trong phòng thí nghiệm, dụng cụ phục vụ quản lý kinh doanh (máy tính, máy in…).

+ Chi vận chuyển từ nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường; chi phí gia công, kiểm tra thiết bị, máy móc khi đưa vào lắp.

+ Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.

c. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác: ngoài vốn xây lắp và thiết bị, trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn có một bộ phận vốn đầu tư khác là:

- Vốn khác cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

+ Chi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi.

+ Chi tuyên truyền, quảng cáo (nếu có).

+ Chi nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án đầu tư.

+ Lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

- Vốn khác ở giai đoạn thực hiện đầu tư:

+ Chi khởi công công trình (nếu có).

+ Chi đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi).

+ Tiền thuê đất hoặc mua quyền sử dụng đất.

+ Chi khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm (nếu có), chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu, mua sắm vật tư thiết bị; chi phí giám sát thi công xây dựng và các chi phí tư vấn khác,...

+ Chi cho hoạt động của ban quản lý dự án.

+ Chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình (nếu có).

+ Chi kiểm định vật liệu vào công trình (nếu có).

+ Chi lập, thẩm tra đơn giá dự toán; chi phí quản lý.

+ Chi bảo hiểm công trình.

+ Lệ phí địa chính.

+ Lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công, tổng dự toán công trình.

- Vốn khác ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng:

+ Chi thực hiện việc quy đổi vốn; thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình.

+ Chi tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừ giá trị thu hồi)...

+ Chi thu dọn vệ sinh công trình; tổ chức nghiệm thu khánh thành và bàn giao công trình.

+ Chi đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất (nếu có).

+ Chi thuê chuyên gia vận hành và sản xuất trong thời gian chạy thử (nếu có).

+ Chi nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được)...

Cách khai thác thông tin giá trị đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp:

(1) Trường hợp 1: Trong năm doanh nghiệp có thực hiện việc xây dựng cơ bản (xây nhà xưởng, xây trụ sở làm việc…) phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cách khai thác thông tin như sau:

Cách 1: Giá trị đầu tư XDCB trong năm được lấy từ số phát sinh bên Nợ của tài khoản 241 (Xây dựng cơ bản dở dang) trong bảng cân đối tài khoản của doanh nghiệp.

Cách 2: Giá trị đầu tư XDCB trong năm được lấy từ số tăng trong năm trong Thuyết minh Xây dựng cơ bản.

Cách 3: Nếu không khai thác được theo Cách 1 hoặc Cách 2 thì Giá trị XDCB trong năm theo công thức:



Giá trị đầu tư XDCB trong năm = Chi phí XDCB dở dang cuối kỳ - Chi phí XDCB dở dang đầu kỳ + XDCB dở dang hoàn thành trong năm

++ Chi phí XDCB dở dang đầu kỳ và cuối kỳ: Lấy từ chỉ tiêu 230 trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

++ Giá trị XDCB dở dang hoàn thành trong năm: Lấy từ dòng XDCB dở dang hoàn thành trong năm trong bảng “Tổng hợp tăng giảm tài sản cố định” của Thuyết minh báo cáo tài chính.

(2) Trường hợp 2: trong năm doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh (không qua XDCB) như mua nhà dùng để làm việc hoặc mua nhà xưởng dùng để sản xuất thì sẽ ghi vào khoản a “Vốn xây dựng và lắp đặt” của mục 2.1 “Xây dựng cơ bản”. Cách khai thác thông tin như sau:

- Giá trị tài sản cố định gắn liền với đất được lấy từ mục mua trong năm và tăng khác (tăng do góp vốn) của cột Nhà cửa, vật kiến trúc trong bảng “Tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình” của Thuyết minh Báo cáo tài chính.

- Giá trị Quyền sử dụng đất được lấy từ mục mua trong năm và tăng khác (tăng do góp vốn) của cột Quyền sử dụng đất trong bảng “Tình hình tăng, giảm tài sản cố định vô hình” của Thuyết minh Báo cáo tài chính.

2. Mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản: Là toàn bộ vốn đầu tư mua TSCĐ bổ sung thêm trong kỳ và không liên quan đến hoạt động xây dựng cơ bản (thường là 1 năm). Bao gồm:

- Tài sản cố định hữu hình: Máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; TSCĐ hữu hình khác…

- Tài sản cố định vô hình: Quyền phát hành; Bản quyền, bằng sáng chế; Nhãn hiệu hàng hóa; Phần mềm máy vi tính; Giấy phép và giấy phép nhượng quyền; TSCĐ vô hình khác…

- Tài sản cố định thuê tài chính: Máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; TSCĐ hữu hình khác, Tài sản cố định vô hình… Tài sản cố định thuê tài chính phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính.

+ Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính.

+ Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Cách khai thác giá trị đầu tư Mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) dùng cho sản xuất không qua XDCB (qua Thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp):

- Đối với tài sản cố định hữu hình và vô hình: lấy giá trị tổng số từ dòng mua trong năm và tăng khác trừ đi giá trị mua trong năm và tăng khác của nhà cửa vật kiến trúc và quyền sử dụng đất trong bảng “Tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình và vô hình” của Thuyết minh Báo cáo tài chính.

- Đối với tài sản cố định thuê tài chính: thì lấy giá trị tổng số từ dòng thuê tài chính trong năm, mua lại tài sản cố định thuê tài chính và tăng khác trong bảng “Tình hình tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính” của Thuyết minh Báo cáo tài chính.

3. Sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ cho công việc sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng TSCĐ của doanh nghiệp (gồm chi phí phải thanh toán cho bên ngoài và chi phí cho phần doanh nghiệp tự làm)…

4. Vốn lưu động bổ sung bằng vốn tự có: Bao gồm vốn đầu tư bổ sung nhằm làm tăng vốn vật tư hàng hóa (chính là phần tăng hàng tồn kho) của doanh nghiệp. Phần đầu tư bổ sung vốn lưu động này được tính bằng phần chênh lệch mang giá trị dương giữa hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ.

Công thức tính:



Thay đổi vốn lưu động trong kỳ

=

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

-

Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ

Có 2 cách tính thay đổi vốn lưu động trong kỳ:

+ Cách 1: Sử dụng chỉ tiêu Hàng tồn kho (mã 140) trong bảng cân đối kế toán.

+ Cách 2: Sử dụng tài khoản 151,152,153,154,155,156,157,158,159 trong bảng cân đối tài khoản.

* Vốn lưu động bổ sung bằng vốn tự có của doanh nghiệp chỉ được tính khi thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

- Chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ của trị giá hàng tồn kho mang giá trị dương.

- Chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ của trị giá hàng tồn kho được sử dụng bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.

5. Đầu tư khác: Bao gồm vốn đầu tư của các dự án hỗ trợ kỹ thuật, vốn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực... của doanh nghiệp trong kỳ.

C. Vốn đầu tư chia theo mục đích đầu tư:

Mục đích đầu tư: Vốn đầu tư của doanh nghiệp chi ra nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nào thì tính mục đích đầu tư cho ngành đó (theo mã ngành cấp 2, VSIC 2007).

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành (một ngành chính và nhiều ngành khác): vốn đầu tư của doanh nghiệp cho ngành nào thì tính cho ngành đó.

Ví dụ: Doanh nghiệp A hoạt động 2 ngành: ngành chính là xây dựng, ngành khác là vận tải hàng hóa. Trong năm tài chính, doanh nghiệp có mua một máy trộn bê tông để tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp phục vụ việc đi thi công các công trình do doanh nghiệp nhận thầu trị giá 3 tỷ, một xe chở hàng phục vụ mục đích kinh doanh vận tải hàng hóa trị giá 2 tỷ. Như vậy, khi tính vốn đầu tư của doanh nghiệp chia theo mục đích đầu tư sẽ xác định như sau:

(1): Vốn đầu tư cho mục đích sản xuất ngành xây dựng (ngành 41, 42, 43): 3 tỷ

(2): Vốn đầu tư cho mục đích ngành dịch vụ vận tải (ngành 49): 2 tỷ.

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp có ngành hoạt động là ngành xây dựng thì vốn đầu tư của doanh nghiệp không được ghi giá trị của công trình doanh nghiệp nhận thi công xây dựng vì công trình đó không phải là công trình làm tăng năng lực của doanh nghiệp mà đó chỉ là sản phẩm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

D. Vốn đầu tư chia theo tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương: Là vốn đầu tư của doanh nghiệp để tăng năng lực của doanh nghiệp được thực hiện trên địa điểm đứng chân của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đứng chân tại tỉnh/thành phố nào thì vốn đầu tư được tính cho tỉnh/thành phố đó.

Câu 18. Công trình hoàn thành và năng lực mới tăng trong năm 2015

Ghi các công trình/hạng mục công trình xây dựng hoàn thành trong năm 2015 (trụ sở làm việc, nhà xưởng sản xuất,..) được tính là tài sản cố định của doanh nghiệp, bất kể công trình/hạng mục công trình được thực hiện từ những năm trước hoặc trong năm 2015.

Công trình hoàn thành là công trình đã hoàn thành đồng bộ, hoàn chỉnh toàn bộ các giai đoạn thực hiện đầu tư theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công đã được duyệt, đã nghiệm thu đạt các thông số kỹ thuật và đi vào sử dụng.

Trong thực tế có công trình tuy đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục bàn giao cho bên sử dụng (doanh nghiệp là bên sử dụng vì công trình là tài sản cố định của doanh nghiệp), hoặc đã bàn giao cho bên sử dụng trong năm nhưng chưa kết thúc công tác thanh quyết toán thì quy ước vẫn được tính là công trình hoàn thành trong năm. Trường hợp công trình đã hoàn thành, bàn giao cho bên sử dụng những hạng mục, phần việc chính nhưng vẫn còn một số khối lượng công việc phụ phải tiếp tục hoàn tất thì vẫn được tính là công trình hoàn thành trong năm.



Cột A: Số thứ tự: ghi lần lượt thứ tự các công trình, hạng mục công trình xây dựng đã thực hiện hoàn thành trong năm 2015 theo danh mục năng lực mới tăng của các dự án/công trình quy định cho cuộc điều tra này. Nếu công trình, hạng mục công trình không có trong danh mục quy định thì không ghi.

Cột B: Tên công trình: ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình xây dựng, sau đó ghi tên viết tắt (nếu có).

Cột C: Mã công trình: cơ quan Thống kê ghi mã số tương ứng với từng công trình, hạng mục công trình đã ghi ở cột B theo danh mục quy định.

Cột 1, 2: Địa điểm xây dựng (tên tỉnh/thành phố, mã tỉnh/thành phố): ghi tên tỉnh/thành phố nơi xây dựng công trình, hạng mục công trình. Điều tra viên ghi mã tỉnh/thành phố theo danh mục hành chính Việt Nam được quy định trong cuộc điều tra.

Cột 3: Năm khởi công: Ghi năm khởi công thực tế của công trình hoặc hạng mục công trình bàn giao.

Cột 4, 5: Năng lực mới tăng: Là khả năng sản xuất hoặc phục vụ sản xuất tính theo thiết kế khi nghiệm thu bàn giao công trình. Ghi cụ thể đơn vị tính và số lượng theo đơn vị tính của năng lực thiết kế khi bàn giao đưa vào sử dụng.

Trường hợp mở rộng, đổi mới thiết bị hoặc khôi phục từng phần của công trình, hạng mục công trình xây dựng thì chỉ tính phần năng lực mới tăng thêm do đầu tư mới tạo ra (không được tính năng lực của công trình, hạng mục công trình cũ).



Cột 6: Tổng vốn đầu tư thực hiện cho công trình: ghi tổng số vốn đầu tư đã hoặc sẽ được quyết toán cho công trình, hạng mục công trình xây dựng khi làm thủ tục nghiệm thu bàn giao.

Cột 7: Giá trị tài sản cố định mới tăng của công trình hoàn thành: ghi giá trị công trình, hạng mục công trình xây dựng đã được bàn giao đưa vào sử dụng. Giá trị công trình, hạng mục công trình gồm toàn bộ chi phí trực tiếp cấu thành nên thực thể công trình, gồm chi phí xây lắp và chi phí thiết bị. Giá trị tài sản cố định mới tăng của công trình hoàn thành luôn nhỏ hơn hoặc bằng tổng vốn đầu tư thực hiện cho công trình.

Câu 19. Danh sách các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp: Khai tổng số cơ sở trực thuộc doanh nghiệp không phân biệt loại hình cơ sở hay đặc điểm SXKD và ghi chi tiết số lượng cơ sở trực thuộc doanh nghiệp đóng ở tỉnh/thành phố khác với trụ sở chính của doanh nghiệp.

19.1. Doanh nghiệp có văn phòng trụ sở chính chỉ hoạt động quản lý khác địa điểm với cơ sở SXKD trực thuộc không?

Trụ sở chính là nơi điều hành chung hoạt động của doanh nghiệp. Trụ sở chính chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có ít nhất 01 đơn vị cơ sở trực thuộc khác địa điểm với trụ sở chính.

Nếu là Trụ sở chính thì kê khai:

1. Tổng số lao động làm việc tại văn phòng trụ sở chính thời điểm 01/01/2015 và 31/12/2015

2. Các khoản chi cho người lao động

3. Khấu hao tài sản cố định trong năm

Lưu ý: Đối với các đơn vị trực thuộc là văn phòng, chi nhánh văn phòng đại diện thì quy ước tính lao động, các khoản chi cho người lao động và khấu hao tài sản cố định vào văn phòng trụ sở chính.

19.2. Tổng số cơ sở trực thuộc doanh nghiệp: Ghi tổng số cơ sở trực thuộc doanh nghiệp (cơ sở trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh), trong đó tách riêng số lượng cơ sở trực thuộc đóng ở tỉnh/thành phố khác với trụ sở chính của doanh nghiệp.
GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI
CÁC PHIẾU CƠ SỞ THEO CHUYÊN NGÀNH NĂM 2015

Khái niệm:

Đơn vị cơ sở là một đơn vị thể chế hay một phần của đơn vị thể chế đóng tại một địa điểm và tiến hành một loại hoạt động kinh tế.

Đơn vị cơ sở là kết hợp thuộc tính của đơn vị ngành kinh tế và đơn vị địa bàn. Đơn vị cơ sở còn được gọi là đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn hay đơn vị hoạt động thuần nhất theo địa bàn.

Cơ sở SXKD trong cuộc điều tra này được xác định như sau:

(1) Là đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp có địa điểm cố định (cùng hoặc không cùng địa điểm với trụ sở chính của doanh nghiệp), có người quản lý.

(2) Trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho bên ngoài hoặc để sử dụng nội bộ trong doanh nghiệp (ngành kinh tế cấp II) và tính toán được một số chỉ tiêu như lao động, doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc chi phí SXKD.

(3) Đăng ký mã số thuế 13 số

Quy định:

- Doanh nghiệp đơn là doanh nghiệp không có cơ sở trực thuộc đóng tại địa điểm khác đồng thời là 01 đơn vị cơ sở SXKD.

- Doanh nghiệp có cơ sở trực thuộc đóng tại địa điểm khác là doanh nghiệp có trụ sở chính và ít nhất một cơ sở trực thuộc đóng ở nơi khác trụ sở chính, cụ thể:

+ Trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi điều hành chung hoạt động của toàn doanh nghiệp. Trụ sở chính chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có ít nhất 01 cơ sở trực thuộc đóng ở địa điểm khác;

+ Cơ sở trực thuộc là cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài trụ sở chính của
doanh nghiệp.

- Mỗi đơn vị cơ sở sẽ thực hiện 01 phiếu chuyên ngành từ 1A.1.2 - 1A.9.3 tương ứng với ngành hoạt động SXKD của cơ sở.



1. Mã số thuế:

- Nếu là doanh nghiệp đơn thì ô mã số thuế đơn vị kê khai trùng với mã số thuế ở phiếu 1A/ĐTDN-DN mã 10 số.

- Nếu là đơn vị cơ sở trực thuộc doanh nghiệp thì đơn vị kê khai mã số thuế 13 số trong đó 10 số đầu trùng với mã số thuế ở phiếu 1A/ĐTDN-DN.

2. Tên doanh nghiệp/cơ sở: Ghi đầy đủ (không viết tắt) tên doanh nghiệp/hợp tác xã (sau đây viết tắt là doanh nghiệp) hoặc tên cơ sở (nếu là đơn vị trực thuộc) bằng chữ in hoa có dấu theo tên trong giấy phép đăng ký sản xuất, kinh doanh hoặc tên khắc trên con dấu của doanh nghiệp.

3. Địa chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh: Ghi địa chỉ và mã tỉnh/TP, huyện/quận mà doanh nghiệp hoặc cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra ở đó.

4. Ngành sản xuất kinh doanh chính: Ghi cụ thể tên ngành SXKD chính của doanh nghiệp/cơ sở. Ngành SXKD chính là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị sản xuất năm 2015. Nếu không xác định được giá trị sản xuất thì căn cứ vào ngành có doanh thu lớn nhất hoặc ngành sử dụng nhiều lao động nhất.

5. Tổng số lao động thời điểm 31/12/2015: Là tổng số lao động mà doanh nghiệp/cơ sở trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương; bao gồm lao động được trả công, trả lương và lao động không được trả công, trả lương (kể cả chủ doanh nghiệp tư nhân).
Phiếu số 1A.1.1/ĐTDN-HTX

THÔNG TIN VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

NĂM 2015
Mã số thuế: Ghi mã số thuế do cơ quan Thuế/cơ quan Quản lý đăng ký kinh doanh cấp (ghi trùng với phiếu 1A/ĐTDN-DN Phiếu thu thập thông tin đối với doanh nghiệp, hợp tác xã).

1. Tên hợp tác xã: Ghi đầy đủ (không viết tắt) tên hợp tác xã (sau đây gọi tắt là HTX) bằng chữ in hoa có dấu theo tên trong quyết định thành lập hoặc giấy phép đăng ký sản xuất, kinh doanh hoặc tên khắc trên con dấu của HTX.


Каталог: Upload -> file -> dieutradoanhnghiep2016
file -> SỰ tham gia của cộng đỒng lưu vực sông hưƠNG, SÔng bồ trong xây dựng và VẬn hành hồ ĐẬp thủY ĐIỆN Ở thừa thiêN – huế Nguyễn Đình Hòe 1, Nguyễn Bắc Giang 2
file -> Tạo Photo Album trong PowerPoint với Add In Album
file -> Thủ tục: Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trình tự thực hiện: Bước 1
file -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
file -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BỘ TÀi chính số: 2114/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
dieutradoanhnghiep2016 -> TỔng cục thống kê CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương