SỰ tham gia của cộng đỒng lưu vực sông hưƠNG, SÔng bồ trong xây dựng và VẬn hành hồ ĐẬp thủY ĐIỆN Ở thừa thiêN – huế Nguyễn Đình Hòe 1, Nguyễn Bắc Giang 2



tải về 140.63 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích140.63 Kb.
#167
SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, SÔNG BỒ TRONG XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỒ ĐẬP THỦY ĐIỆN Ở THỪA THIÊN – HUẾ

Nguyễn Đình Hòe 1, Nguyễn Bắc Giang 2

1 Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE)

2 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Huế.

Tóm tắt

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 3 quy hoạch thuỷ điện, trong đó có 5 công trình với tổng công suất 360 MW chiếm 80% tổng công suất trong tổng số 21 công trình theo quy hoạch. Mặc dù mới chỉ xem xét 2 dự án là Bình Điền, Hương Điền đang hoạt động và hồ Tả Trạch đang triển khai nhưng đã nảy sinh nhiều tác động tiêu cực ở vùng hạ lưu như: suy giảm chất lượng nước, suy giảm tài nguyên sinh học, sinh kế của người dân,...Những hậu quả trên có liên quan đến vai trò tham gia của cộng đồng vào xây dựng và vận hành các hồ đập, thủy điện. Kết quả điều tra cho thấy, sự tham gia của cộng đồng ở mức độ rất thấp, đặc biệt sự tham gia của giới khoa học không đáng kể. Khoảng 26,728,5% người dân ở lưu vực sông Hương, và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai biết sự hiện diện của hồ chứa, thủy điện, nhưng hầu hết không được tham gia đóng góp ý kiến (ngoại trừ người dân lưu vực sông Bồ tham gia khoảng 13,3%). Tương tự, nhà khoa học, nhà quản lý, đoàn thể biết sự hiện diện các hồ chứa, thủy điện 100% nhưng mức độ tham gia đóng góp ý kiến lại khác nhau, nhà quản lý 50%, các đoàn thể khoảng 42%, nhà khoa học không được tham gia. Giai đoạn vận hành hồ chứa, cộng đồng biết được việc tích và xả nước rất thấp, ngoại trừ nhà quản lý và cộng đồng ở sông Bồ ( dưới 50%). Do đó cần phải nhìn nhận lại sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và vận hành các hồ đập này.



Từ khóa: lưu vực, tham gia cộng đồng, thủy điện, sông Hương, Sông Bồ

1. Đặt vấn đề

Hệ thống sông Hương được bắt nguồn từ 2 trung tâm mưa lớn của cả tỉnh là Bạch Mã và A Lưới. Hệ thống sông này có đặc điểm độ dốc lớn, chảy qua nhiều vùng địa hình bị chia cắt mạnh, sông hầu như không có trung lưu nên lượng nước tập trung nhanh, cường suất lũ lớn gây ngập lụt vùng hạ lưu từ 8 đến 10 giờ. Để giải quyết vấn đề ngập lụt đồng thời đảm bảo cho phát triển kinh tế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai 3 quy hoạch liên quan đến các hồ chứa, thủy điện trên thượng nguồn hệ thống sông Hương.

Mặc dù đã có nhiều công trình đã triển khai, nhưng nếu chỉ xem xét hai dự án hồ chứa là thủy điện Bình Điền, Hương Điền đang hoạt động và hồ chứa Tả Trạch đang triển khai ở khu vực đã bộc lộ các tác động như thay đổi chế độ dòng chảy ở hạ lưu sông Bồ làm thiếu nước tưới cho nông nghiệp vào tháng 12 năm 2009. Sự suy giảm dòng chảy bùn cát ở hạ lưu của các sông do các công trình thủy điện không có thiết kế cống xả đáy làm thiếu hụt lượng phù sa, cát sạn sỏi,… dẫn đến ảnh hưởng hình thái sông và sinh kế của người dân sống bằng nghề khai thác này. Đáng lưu ý hơn chất lượng nước trong thời gian gian tích nước và xả nước của các thủy điện, hồ chứa đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ở hạ lưu do đó việc xử lý nước của nhà máy cấp nước Huế đang gặp khó khăn. Ngoài ra, sự suy giảm tài nguyên sinh học vùng hạ lưu do độ mặn thay đổi tăng về mùa khô đã đe dọa đến các loài nước ngọt và sinh kế của người dân ở vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.

Thực tế cho thấy, sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và vận hành các hồ chứa đều ở mức độ thấp, việc tham gia không rõ nét từ khâu thiết kế, xây dựng và khi hồ chứa vận hành. Nhìn chung cộng đồng trong khu vực đều quan tâm đến sự hiện diện và hoạt động của hệ thống hồ đập, thủy điện bởi lẽ nó gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cũng tiềm ẩn các rủi ro và đặc biệt là tính nguyên sơ của sông Hương.

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng, phân tích sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng và vận hành các thủy điện trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong xây dựng, quản lý hồ chứa .

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Khu vực nghiên cứu

(a). Khái quát về hệ thống sông Hương



Hình 1. Sơ đồ lưu vực hệ thống sông Hương, Thừa Thiên – Huế

Lưu vực sông Hương rộng 5,054 km2, độ dốc bình quân lưu vực 2,85o/o, chiều dài lưu vực 63,5 km, chiều rộng bình quân lưu vực 44,6 km, mật độ lưới sông 0,6 km/km2. Tổng lượng nước mặt trên toàn hệ thống sông Hương ước tính khoảng 9,975 tỷ m3, hệ thống sông Hương là nguồn nước mặt chủ yếu cung cấp cho thành phố Huế và các vùng phụ cận [1].

Sông Hương và vùng phụ cận có lượng mưa và dòng chảy phân bố không đều theo không gian và thời gian. Hàng năm các sông suối ở Thừa Thiên Huế có hai thời kỳ nước kiệt là thời kỳ tháng III, IV và tháng VII, VIII. Trong 2 thời kỳ này nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và các ngành khác lớn nhất cho nên sự thiếu hụt về nguồn nước thêm căng thẳng[2]. Ngoài ra, lũ xuất hiện ở các sông này tập trung nhanh và rút cũng nhanh. Lũ ở các sông này thường xuống trước chiếm lĩnh đồng bằng làm cho mực nước trong vùng tăng lên nhanh trước khi có lũ sông trực tiếp đổ vào đồng bằng. Do địa hình bằng phẳng, dòng sông sâu hơn mực nước biển nên ảnh hưởng của thuỷ triều lấn sâu vào nội địa và hiệu ứng của nó là sự tạo thành dòng chảy hai chiều trong sông và sự xâm nhập mặn.

(b). Khái quát về Quy hoạch các dự án thủy điện lưu vực sông Hương:

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 03 quy hoạch thuỷ điện: 02 quy hoạch do Bộ Công Thương lập, và 01 quy hoạch thuỷ điện nhỏ của tỉnh. Tổng công suất theo các quy hoạch thủy điện được duyệt trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 450 MW, cụ thể như sau:

(1) Quy hoạch thủy điện bậc thang sông Hương theo Quyết định số: 1646/QĐ-NLDK ngày 06/5/2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) gồm: thủy điện Bình Điền; Hương Điền, Tả Trạch, A Lưới với tổng công suất của 04 dự án là 314 MW.

(2) Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc theo Quyết định số: 3454/QĐ-BCN ngày 18/10/2005 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc, theo đó tỉnh Thừa Thiên Huế có các dự án, gồm: thủy điện A Roàng, Thủy điện Sông Bồ, Tà Lương, Thượng Nhật, Hồ Truồi với tổng công suất của 05 dự án là 27,5 MW

(3) Quy hoạch thủy điện nhỏ của tỉnh theo Quyết định số: 1666/QĐ-UBND ngày 23/7/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế), gồm: thủy điện Alin (2 bậc), Rào Trăng, Rào Trăng 4, Sông Bồ 1, Thượng Lộ, Ta Li, Ô Lâu (3 bậc), Vi Linh, Rào La với tổng công suất 12 dự án là 108,3 MW.

Như vậy, số lượng dự án thủy điện theo quy hoạch là khá lớn, gồm 21 dự án, tổng công suất quy hoạch khoảng 450MW nhưng tập trung chủ yếu vào 5 công trình: A Lưới, Hương Điền, Bình Điền, A Lin B1 và Tả Trạch, với tổng công suất 360 MW chiếm tỷ lệ 80% trên tổng số 21 công trình. Ngoài công trình hồ Truồi và Tả Trạch là công trình thủy lợi, nhiệm vụ chính là phòng chống lũ lụt và cấp nước cho hạ lưu, phát điện là nhiệm vụ kết hợp, còn lại các công trình khác đều có nhiệm vụ chính là phát điện thương mại, các nhiệm vụ khác chỉ là kết hợp [3].



2.2. Đối tượng nghiên cứu

Các đối tượng được tham vấn ý kiến gồm 107 người, trong đó gồm:

- 30 nhà khoa học, nhà quản lý thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế;

- 25 người dân vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai;

- 20 người dân hạ lưu sông Bồ;

- 32 người dân ở hạ lưu sông Hương.



2.3. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp chủ đạo được sử dụng là đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng với hình thức phỏng vấn sâu dành cho nhà khoa học, nhà quản lý, đoàn thể và phỏng vấn không chính thức đối với người dân địa phương. Nhóm các đối tượng được phỏng vấn bao gồm:

- Các nhà khoa học, chuyên môn liên quan ở địa phương

- Các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh

- Các đoàn thể: hội nông dân, hội phụ nữ

- Các ngư dân nuôi trồng thủy sản thuộc đầm phá Tam Giang-Cầu Hai

- Người dân sản xuất nông nghiệp ở lưu vực sông Hương, sông Bồ

b. Quan sát hiện trường và thu thập thông tin về thái độ của cộng đồng liên quan đến hồ chứa, thủy điện

c. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng các công cụ của MS. Excel để hỗ trợ cho việc xử lý các số liệu thu được.



3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng thủy điện, hồ chứa

a. Các hình thức tham gia và mức độ tiếp cận thông tin về hồ chứa của các đối tượng.

Sự tham gia của cộng đồng được trong giai đoạn xây dựng được thể hiện qua việc các đối tượng biết được sự hiện của các hồ chứa. Kết quả điều tra trình bày ở bảng 1 và hình 1 cho thấy, chỉ có các nhà quản lý, nhà khoa học và các đoàn thể biết được sự hiện diện của các hồ chứa chiếm 100%, trong khi người dân ở lưu vực sông Hương, sông Bồ và Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH) biết có hồ chứa, thủy điện lần lượt là 26,7%, 50 % và 28,6%. Tuy nhiên, việc người dân biết sự xuất hiện của hồ chứa không phải qua thông báo bằng văn bản chính thức mà qua các kênh như ti vi, đọc báo, truyền miệng hoặc sự tham vấn cộng đồng khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và liên quan đến công tác di dời, đền bù.



Bảng 1. Tỷ lệ các đối tượng biết sự hiện diện

hồ chứa, thủy điện


Đối tượng

Tông số phiếu

Số người biết

%

Nhà khoa học

8

8

100

Nhà quản lý

8

8

100

Đoàn thể

14

14

100

Người dân (TG-CH)

7

25

28,57

Người dân (Sông Bồ)

10

20

50,0

Người dân (Sông Hương)

10

32

26,67


Hình 1. Tỷ lệ các đối tượng biết

có hồ chứa, thủy điện

Cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến trong giai đoạn xây dựng cũng rất thấp, kết quả điều tra nêu ở bảng 2 và hình 2 cho thấy, hầu như nhóm các đối tượng nhà khoa học, người dân sông Bồ, đầm phá Tam Giang-Cầu Hai (TG-CH) ở địa phương chưa được tham gia đóng góp ý kiến, nhóm các đối tượng khác có liên quan ở lĩnh vực quản lý cũng chỉ tham gia ở mức dưới 50%.



Bảng 2. Tỷ lệ các đối tượng trong cộng đồng

được tham gia đóng góp ý kiến


Đối tượng

Tông số phiếu

n

%

Nhà khoa học

8

0

0,00

Nhà quản lý

8

4

50

Đoàn thể

14

6

42,86

Người dân (TG-CH)

25

0

0,00

Người dân (Sông Bồ)

20

3

15,0

Người dân (Sông Hương)

32

4

12,5


Hình 2. Tỷ lệ các đối tượng không được

tham gia đóng góp ý kiến
Mong muốn của cộng đồng trong việc tham gia đóng góp ý kiến ở giai đoạn xây dựng được trình bày ở bảng 3 và hình 3 cũng cho thấy đa số cộng đồng đều mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, bởi lẽ sự hiện diện của hồ chứa, thủy điện liên quan đến đời sống của người dân. Tuy nhiên mức độ tham gia cũng có sự khác nhau, nhóm nhà quản lý và đoàn thể mong muốn tham gia trên 90 %, trong khi cộng đồng ở các hạ lưu sông Hương, sông Bồ và Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH) lần lượt là 21,9%, 35% và 16%.

Bảng 3. Tỷ lệ các đối tượng mong muốn

được tham gia ở khâu xây dựng


Đối tượng

Tông số phiếu

Đóng góp ý kiến

Không có ý kiến

Nhà khoa học

8

-

-

Nhà quản lý

8

7

1

Đoàn thể

14

13

1

Người dân (TG-CH)

25

4

21

Người dân (Sông Bồ)

20

7

13

Người dân (Sông Hương)

32

7

25


Hình 3. Tỷ lệ các đối tượng mong

muốn được tham gia ở khâu xây dựng

Các hình thức mà người dân đề nghị tham gia đóng góp ý kiến bao gồm:

- Tổ chức hội thảo vừa thông báo sự xuất hiện các hồ đập thủy điện, vừa nghe đóng góp ý kiến của người dân

- Tiến hành họp dân ở những vùng bị tác động bởi hồ chứa

- Thông báo qua chính quyền địa phương và các cấp nhỏ hơn ở địa phương ( cấp thôn)

3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn vận hành thủy điện, hồ chứa

Thời gian qua, sự vận hành của hồ chứa đã gây nhiều tác động tiêu cực đến sinh kế, chất lượng môi trường nước, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,…của người dân vùng hạ lưu. Cụ thể đoạn sông từ Vạn Niên đến Giã Viên các thông số chất lượng nước (Mn, tổng Coliform, Fe, độ oxy hóa) năm 2010 tăng 3 lần so với năm 2008 [5]. Động vật nổi vùng đầm phá ở thời điểm 2009 giảm so với năm 2000 từ 7 đến 8 lần [6].

Hồ chứa, thủy điện tích nước và xả nước trong giai đoạn vận hành hồ chứa không theo quy định và chưa có cơ chế thông báo thông tin kịp thời đến cộng đồng. Nhìn chung người dân biết được thông tin liên quan về vận hành rất thấp, chỉ có các nhà quản lý, một số đoàn thể nắm được thông tin này. Kết quả điều tra trình bày ở bảng 4 và hình 4 cho thấy, người dân ở sông Bồ nắm được thông tin được 50%, còn lại người dân ở lưu vực sông Hương, vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai (TG-CH) biết được việc hồ chứa tích và xả nước rất thấp.

Bảng 4. Tỷ lệ các đối tượng biết thông tin

tích và xả nước thủy điện


Đối tượng

Tông số phiếu

n

%

Nhà khoa học

8

0

0

Nhà quản lý

8

4

50

Đoàn thể

14

2

14.29

Người dân (TG-CH)

21

0

0

Người dân (Sông Bồ)

20

10

50

Người dân (Sông Hương)

30

0

0


Hình 4. Tỷ lệ các đối tượng biết thông tin tích và xả nước thủy điện

Theo kết quả tham vấn cộng đồng, phần lớn các nhà khoa học chưa nhận được bất kỳ thông tin, hay các văn bản liên quan đến hồ chứa. Sự tham gia góp ý trong giai đoạn vận hành hồ rất quan trọng nhưng các nhà khoa học chưa được chính quyền tạo cơ hội và mời tham gia đóng góp ý kiến. Hậu quả là trận lụt năm 2009 do xả nước ở trủy điện Bình Điền làm tăng ngập lụt ở hạ lưu. Không có sự minh bạch trong vận hành nhà máy (công bố thời gian tích và xã nước), tăng ngập lụt ở hạ lưu làm dân không kịp ứng phó với tai biến này.

Một số cơ quan như: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh; Nhà máy cấp nước không được tham gia và không được thông báo hỏi ý kiến; Chi cục Nuôi trồng Thủy sản có biết việc xây dựng quy hoạch qua cuộc họp các phòng ban của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhưng khi quy hoạch và vận hành hồ thì không được tham gia và hỏi ý kiến; Phòng Trồng trọt là đơn vị trực thuộc sở NN&PTNT nên có biết các hồ đã, đang và sắp xây dựng trên thượng nguồn các sông của tỉnh nhưng khi xây dựng phòng không được thông báo, không tham gia ý kiến. Trong giai đoạn vận hành hồ, các đơn vị có liên quan đến hồ được mời tham gia đóng góp ý kiến nhưng chỉ có phòng thủy lợi đóng góp ý kiến; Phòng thủy lợi là đơn vị quản lý quy hoạch và thẩm định các hồ chứa và các công trình thủy lợi nên nắm bắt tất cả các hồ chứa trên địa bàn đã, đang và sẽ xây dựng. Phòng là đơn vị tham mưu cho giám đốc sở phê duyệt quy hoạch thủy lợi toàn tỉnh, do đó chủ trì các quy hoạch và thông qua các thiết kế cơ sở.

Trung tâm Nước sạch tỉnh là đơn vị trực thuộc sở NN&PTNT nên có biết các công trình đã, đang, sẽ xây dựng nhưng cũng không được tham gia ý kiến trong quy hoạch và xây dựng các công trình này. Ban Phòng chống lụt bão tỉnh (PCBL) là đơn vị nắm bắt kế hoạch, quy hoạch, xây dựng và vận hành các hồ để chủ động phòng chống lụt bảo, thiên tai. Khi quy hoạch , xây dựng có tổ chức lấy ý kiến đóng góp. Ban PCLB đã đề xuất các phương án đảm bảo cắt lũ ở hạ lưu, chống hạn, đảm bảo vận hành hiệu quả các công trình tránh gây các ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là các phương án có lợi cho người dân. Khi hồ chứa tích nước hay xả nước có thông báo cho ban PCLB. Ban PCLB thực hiện việc giám sát quản lý các hồ chứa theo quy trình vận hành đã được nhà nước phê duyệt. Chỉ có một số ban ngành liên quan được họp, phổ biến và đóng góp ý kiến nhưng việc sử dụng các ý kiến còn ít. Khi quy hoạch hồ đập chỉ có lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường tham gia, chi cục Bảo vệ Môi trường không được tham gia có lẽ vì là đơn vị cấp dưới của sở.

Người dân không được tham gia gì vào khâu quy hoạch và xây dựng hệ thống hồ/ đập. Ngay cả khi xả lũ hay tích nước hồ cũng không được thông báo.

Mong muốn của cộng đồng được tham gia ở khâu vận hành được thể hiện ở bảng 5. Theo kế quả điều tra, mong muốn được tham của cộng đồng ở các hạ lưu sông Hương, sông Bồ và Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH) lần lượt là 60%, 95% và 78,1%.



Bảng 5. Tỷ lệ nhóm cộng đồng mong muốn

được tham gia ở khâu vận hành


Đối tượng

Tông số phiếu

Đóng góp ý kiến

Không có ý kiến

Nhà khoa học

8

-

-

Nhà quản lý

8

7

1

Đoàn thể

14

13

1

Người dân (TG-CH)

25

15

10

Người dân (Sông Bồ)

20

19

1

Người dân (Sông Hương)

32

25

7

Hình 5. Tỷ lệ nhóm cộng đồng mong muốn

được tham gia ở khâu vận hành

Việc cộng đồng mong muốn của cộng đồng được tham gia ở khâu vận hành với các mục đích:

- Chủ động lịch thời vụ và đảm bảo lượng nước cho sản xuất nông nghiệp

- Ổn định về mặt tinh thần và đối phó với lũ lụt



3.3. Sự phối hợp giữa các ban ngành và đơn vị khai thác hồ, thủy điện trong xây dựng, vận hành và mong muốn của cộng đồng.

Sự phối hợp giữa đơn vị khai thác công trình hồ chứa và các đơn vị trong địa bàn tỉnh còn hạn chế, tập trung chủ yếu vào các khía cạnh sau:

- Chưa tạo ra hình thức đồng quản lý giữa các đoàn thể hoặc các hợp tác xã và đơn vị quản lý hồ

- Sự phối hợp vận hành giữa các hồ chứa với các đơn vị liên quan đến sản xuất nông nghiệp, cấp nước,…

- Sự tham gia của cộng đồng ở mức độ rất thấp đặc biệt ở giai đoạn vận hành hồ.

- Sự tham gia của giới khoa học không đáng kể, chỉ có một vài phát biểu trong hội thảo đối tượng tham gia chưa đại diện nên không phản ánh đúng các vấn đề trong xây dựng và vận hành hồ. Từ khâu quy hoạch, xây dựng, vận hành các hồ đập, người dân và đa phần các nhà quản lý các sở ngành cũng như giới khoa học hầu như không được nhận thông tin gì. Do đó cộng đồng hoàn toàn bị động trước các tác động tiêu cực của hồ đập trên thượng nguồn hệ thống sông Hương. Tác động của hệ thống hồ đập hiện có đến vấn đề An ninh môi trường Thừa Thiên - Huế cũng đã từng được phân tích gần đây [4].

Các nội dung cộng đồng mong muốn tham gia trong khâu xây dựng và vận hành hồ được được trình bày ở bảng 6.

Bảng 6. Các đối tượng mong muốn được tham gia ở các công đoạn xây dựng và vận hành hồ đập

Đối tượng

Nội dung

Nhà khoa học

- Thể hiện trách nhiệm đối với người dân

- Cùng nghiên cứu số lượng, quy trình vận hành hồ đập một cách hợp lý



Nhà quản lý

- Quy định ràng buộc giữa ban quản lý hồ điều tiết hợp lý nguồn nước

- Đảm bảo chất lượng nước cho các đối tượng sử dụng nước: nhà máy nước, nuôi trồng thủy sản,..

- Xác định các vùng nhạy cảm (khô hạn, ngập úng) để chủ động phương án phối hợp các ngành liên quan

- Đảm bảo sự thống nhất trong định hướng, quy hoạch và vận hành các công trình đạt hiệu quả

- Chủ động phòng tránh, giảm thiểu được các rủi ro và nâng cao trách nhiệm của nhà quản lý trong quản lý và vận hành


Đoàn thể

- Thuận lợi cho việc theo dõi nguồn nước, có kế hoạch chống ngọt hóa đảm bảo chất lượng nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản

- Có thông tin kịp thời để chủ động thời vụ sản xuất nông nghiệp khi hồ chứa xả nước hay tích nước

- Đảm bảo nguồn nước và chất lượng nước đảm bảo cho sản xuất


Người dân (TG-CH), (Sông Bồ), (Sông Hương)

- Chuẩn bị phương án di dời (khi xây dựng), chủ động phòng tránh lũ (khi vận hành)

- Nắm bắt được thông tin để chủ động thời vụ sản xuất

- Ổn định về mặt tinh thần trước các diễn biến về hồ chứa (vở đập, xả lũ,…)


Các yêu cầu của các nhóm đối tượng đối với chính quyền liên quan đến quá trình vận hành hồ được nêu ở bảng 7

Bảng 7. Các yêu cầu của người dân về quá trình vận hành hồ đập, thủy điện

Đối tượng

Nội dung

Nhà khoa học

- Tính toán lại số lượng các công trình hồ chứa, thủy điện trên thượng nguồn các lưu vực sông

- Khi quy hoạch và xây dựng phải tính toán liên hồ và bắt buộc cam kết các nhiệm vụ của từng hồ chứa trong việc cắt lũ, chống hạn

- Cần có nghiên cứu cụ thể về nhu cầu của địa phương để đề xuất số lượng hồ chứa và vận hành

- Chính quyền phải thể hiện trách nhiệm của mình trước nhân dân, người dân phải được quyền giám sát



Nhà quản lý

- Bổ sung quy trình vận hành hồ đập, đặc biệt quy trình vận hành liên hồ

- Xây dựng quy chế xã hội hóa để mọi người, ngành, cấp tham gia giám sát kiểm tra

- Quy định sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong việc vận hành để khai thác hồ đập hiệu quả


Đoàn thể

- Cần được tham gia ngay từ ban đầu để nắm bắt được các chính sách chủ trương từ đó triển khai cho nông dân được tốt ở những vùng bị ảnh hưởng, mất đất, tác động đến ngành nghề,..

- Tỉnh cần tiếp thu ý kiến phản ánh của đoàn thể để kịp thời điều chỉnh quá trình vận hành hồ sao cho có lợi cho người dân

- Cần được thông báo khi hồ tích nước và xả lũ để kịp thời báo cáo với dân.

Người dân (TG-CH), (Sông Bồ), (Sông Hương)



- Lắp đặt hệ thống còi báo hiệu khi xả nước ở đập Thảo long, tránh dồn nước đột ngột trong nuôi trồng thủy sản

- Hoạt động của hồ, thủy điện không được gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tích nước vào mùa hè. Cam kết đảm bảo nước tưới cho các vụ sản xuất nông nghiệp, không làm ngọt hóa hay mặn hóa vùng đầm phá để nuôi trồng thủy sản được thuận lợi hơn

- Chú ý lịch thời vụ của dân, tham khảo ý kiên của dân, tính toán nước về hạ lưu cho hợp lý, thông báo kịp thời cho dân để chủ động sản xuất

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo trực tiếp bắt buộc Ban quản lý hồ tuân thủ quy định thời gian xả nước, giám sát chặt chẽ hoạt động của hồ đập tránh để xảy ra những tác động xấu cho dân trong tương lai

- Tỉnh cần có quy định ưu tiên thu hút lao động địa phương khai thác các hoạt động dịch vụ sau khi hồ hoàn thành

- Tỉnh cần quy định về mức bồi thường khi hồ đập làm ảnh hưởng đến hoa màu, tài sản của người dân

- Thường xuyên thông báo biết tình hình hoạt động của hồ, độ an toàn của công trình để dân yên tâm hơn


Nguồn: Kết quả tham vấn cộng đồng của tác giả, 2010

Sự tham gia của cộng đồng liên quan đến sự phát triển của hồ đập được trình bày ở hình 6. Nhìn chung đa số các ý kiến đều cho rằng giữ nguyên số lượng các hồ, thủy điện hiện có và không nên tăng thêm chiếm đa số trên 56,67%. Các ý kiến tăng số lượng và giảm số lượng chiếm dưới 33,3 %. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát, đại đa số các ý kiến đều cho rằng chỉ cần 1 đến 2 hồ là đủ trong số các hồ hiện có và nếu khai thác vận hành hợp lý, ưu tiên mục đích phòng lũ sẽ đảm bảo được lưu lượng tới hạn và chống ngập úng, lũ lụt cho vùng hạ lưu.





Hình 6. Ý kiến của các nhóm đối tượng về sự số lượng hồ đập thủy điện
3.4. Nguyên nhân và trở ngại sự tham gia cộng đồng

Các phân tích ở trên đã chỉ rõ mức độ tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và vận hành hồ chứa ở mức độ thấp. Qua tìm hiểu các đối tượng cho thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như sau:

(i) Luật tài nguyên nước chưa quy định sự tham gia của cộng đồng

(ii) Chưa xây dựng được cơ chế phù hợp huy động khả năng của cộng đồng trở thành những người hỗ trợ chính cho việc giám sát bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và suy thoái;

(iii) Chưa tạo ra cơ chế quyền tiếp cận thông tin cho các đối tượng

(iv) Vai trò của các đối tượng sử dụng nước hoặc bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ít được chú trọng trong các hệ thống quản lý nước.

(v) Quyền ra quyết định thuộc về đơn vị quản lý hồ đập, thủy điện trong các giai đoạn xây dựng và vận hành hồ đập.

3.5. Đề xuất giải pháp đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào xây dựng và vận hành hồ đập bền vững

(i) Giải pháp lâu dài

- Cần xây dựng mô hình quản lý có sự liên kết hữu cơ giữa nhà quản lý, đài khí tượng thủy văn, nhà quản lý vận hành hồ và người dân

- Chuyển giao trách nhiệm và quyền để kiểm soát hệ thống tại địa phương, tăng cường sự phối hợp giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương

(ii) Gỉai pháp trước mắt

- Tỉnh cần có quy chế xã hội hóa để mọi người, mọi ngành, mọi cấp tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình quy hoạch và giám sát quá trình xây dựng và vận hành hồ chứa, thủy điện. Nhìn chung, yêu cầu hàng đầu của việc thực hiện sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của cộng đồng.

- Khi quy hoạch và xây dựng cần tham khảo thêm ý kiến của tất cả các ban ngành liên quan để đảm bảo sự thống nhất trong định hướng và quy hoạch thủy lợi và cấp nước.

- Trong giai đoạn vận hành hồ chứa cần quy định quy chế phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, địa phương và các sở ban ngành có liên quan



4. Kết luận

- Sự tham gia của cộng đồng ở mức độ rất thấp, người dân ở lưu vực sông Hương, và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai biết sự hiện diện của hồ chứa, thủy điện khoảng 26,728,5% nhưng hầu hết không được tham gia đóng góp ý kiến (ngoại trừ người dân lưu vực sông Bồ tham gia khoảng 13,3%).

- Các đối tượng nhà khoa học, nhà quản lý, đoàn thể biết sự hiện diện các hồ chứa, thủy điện 100% nhưng mức độ tham gia đóng góp ý kiến lại khác nhau, nhà quản lý 50%, các đoàn thể khoảng 42%, nhà khoa học không được tham gia. Giai đoạn vận hành hồ chứa, cộng đồng biết được việc tích và xả nước rất thấp, ngoại trừ nhà quản lý và cộng đồng ở sông Bồ ( dưới 50%).

- Mong muốn của cộng đồng trong việc tham gia đóng góp ý kiến ở giai đoạn xây dựng cũng có sự khác nhau rất lớn, nhóm nhà quản lý và đoàn thể chiếm trên 90 %, trong khi cộng đồng ở các hạ lưu sông Hương, sông Bồ và Tam Giang - Cầu Hai lần lượt là 21,9%, 35% và 16% và trong giai đoạn vận hành là 60%, 95% và 78,1%.

- Các hình thức tham gia của cộng đồng còn hạn chế, chưa tạo ra cơ chế và quyền được tiếp cận thông tin

Vấn đề thủy lợi và thủy điện là cần thiết đối với sự phát triển kinh tế xã hội, song cần phải tính toán công bằng đến lợi ích dân sinh, môi trường và cân bằng sinh thái. Sự tham gia của cộng đồng luôn đóng vai trò quan trọng góp phần giảm được được thiệt hại và các xung đột lợi ích giữa các nhóm đối tượng sử dụng nước trong khu vực, đặc biệt là sự phối hợp giữa nhà quản lý và cộng đồng liên quan đến hồ chứa. Do đó cần phải nhanh chóng xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị vận hành hồ và cộng đồng được quyền tiếp cận thông tin hay sự tự chịu trách nhiệm.



Tài liệu tham khảo

1. Cục Tài nguyên nước. Báo cáo Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hương và vùng phụ cận. Hà Nội 1/2009

2. Cục Tài nguyên Nước. Điều tra tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào các nguồn nước lưu vực sông Hương và vùng phụ cận. Hà Nội, 2006

3. Nguyễn Đính. Những tồn tại và vất cập về môi trường tự nhiên và xã hội trong xây dựng và vận hành các công trình thủy điện ở Thừa Thiên – Huế, các giải pháp nâng cao hiệu quả. Hội thảo Đánh giá tác động và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý khai thác hiệu quả các hồ chứa bắc Trung bộ. huế 5-6/11/2010

4. Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Bắc Giang. An ninh môi trường nước Thừa thiên – Huế. Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số thàng 10 năm 2010

5.Trương Công Nam. Diễn biến chất lượng nước sông Hương. Hội thảo Môi trường nước và cộng đồng ở Huế, Huế, 8/2010



6. Võ Văn Phú, Võ Thành Chung. Đánh giá tác động của chế độ thủy văn sông Hương đến đa dạng sinh học hệ đầm phá Tam Giang – Cầu hai và các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực. Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học đề tài cấp nhà nước KC.08/06-10, Hà nội, 5/2010

The participation of community in Huong and Bo watersheet in building and operating hydropower dams in Thua Thien Hue province

Nguyen Đinh Hoe 1, Nguyen Bac Giang 2

1 Vietnam association for conservation of nature and Environment (VACNE)

2 College of Sciences, Hue University.
Abstract

Thua Thien Hue province currently has three hydropower plans, which has five projects with a total capacity of 360 MW, accounting for 80% of the total 21 projects under planning. Although having considered only two projects which are Binh Dien, Huong Dien (operating projects) and Ta Trach (launching project), there has arisen many negative impacts in downstream areas such as degradation in water quality, reduction in biological resources, livelihood of the people, ... The consequences relate to the role of community participation in the construction and operation of dams, hydroelectric power. The survey results have showed the involvement of the community at very low levels, particularly the participation of the scientific community was negligible. Approximately 26.7 28.5% of the people in Huong watersheet, and the Tam Giang-Cau Hai lagoon knew the presence of reservoirs, hydroelectric power, but most were not participated in comments (except Bo watersheet residents participating in approximately 13.3%). Similarly, scientists, managers and masses knew the presence of reservoirs and hydropower 100% but the levels of participation differ, managers 50%, about 42% for masses, scientists were not involved. In the operation period of the reservoirs, the community knows that the keeping and discharging water is at a low level, except for managers and communities in the Bo River (under 50%). Therefore it is needed to consider again the involvement of communities in the construction and operation of these dams.

Keywords: watersheet, community participation, Huong river, Bo river


Каталог: Upload -> file
file -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
file -> Tạo Photo Album trong PowerPoint với Add In Album
file -> Thủ tục: Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trình tự thực hiện: Bước 1
file -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
file -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BỘ TÀi chính số: 2114/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 140.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương