* quyếT ĐỊnh số 47/QĐ-tctk ngàY 22 tháng 02 NĂM 2016 CỦa tổng cục trưỞng tổng cục thống kê VỀ việc tổ chứC ĐIỀu tra doanh nghiệp năM 2016



tải về 1.89 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.89 Mb.
#26519
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

A. Các khoản thu


1. Thu nhập từ hoạt động tín dụng gồm các khoản thu chính sau:

- Thu lãi tiền gửi: gồm các khoản thu lãi tiền gửi của các Tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước, gửi tại các Tổ chức tín dụng khác ở trong nước (nếu có) và ở nước ngoài.

- Thu lãi cho vay: gồm các khoản thu lãi cho vay bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, các Tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài.

- Thu lãi từ đầu tư chứng khoán: gồm tiền lãi của các kỳ mà Tổ chức tín dụng mua lại khoản đầu tư này và được ghi nhận là thu nhập phát sinh trong kỳ.

- Thu lãi cho thuê tài chính: gồm các khoản thu lãi từ nghiệp vụ cho thuê tài chính.

- Thu khác về hoạt động tín dụng: gồm các khoản thu của Tổ chức tín dụng ngoài các khoản thu nói trên.



2. Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ: Bao gồm các khoản thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, thu từ dịch vụ tư vấn, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, thu phí nghiệp vụ chiết khấu, thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ két và thu khác.

3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Bao gồm các khoản thu về kinh doanh ngoại tệ, thu về kinh doanh vàng và thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

4. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác: bao gồm các khoản thu về kinh doanh chứng khoán, thu từ nghiệp vụ mua bán nợ, thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác và thu về hoạt động kinh doanh khác.

5. Thu nhập góp vốn, mua cổ phần: là các khoản thu nhập từ việc góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức kinh tế.

6. Thu nhập khác: bao gồm các khoản thu khác của Tổ chức tín dụng ngoài các khoản thu nói trên.

Trong đó cần tách riêng thu bất thường, là những khoản thu mà tổ chức tín dụng không dự tính trước hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Những khoản thu bất thường có thể do chủ quan của đơn vị hay do khách quan đưa tới.



B. Các khoản Chi phí: Là tổng tất cả các khoản chi phí phát sinh trong Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong đó cần tách riêng:

1. Chi phí hoạt động tín dụng gồm:

- Trả lãi tiền gửi: gồm các khoản trả lãi tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, Tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài.

- Trả lãi tiền vay: gồm các khoản trả lãi tiền vay Ngân hàng nhà nước, vay các Tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài.

- Trả lãi phát hành giấy tờ có giá: gồm các khoản trả lãi cho các giấy tờ có giá mà Tổ chức tín dụng phát hành.

- Trả lãi tiền thuê tài chính: gồm các khoản trả lãi phải trả của hoạt động thuê
tài chính.

- Chi phí khác: gồm các khoản chi phí trả lãi khác và các khoản chi tương đương trả lãi của Tổ chức tín dụng ngoài các khoản chi lãi nói trên.



2. Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối:

3. Chi phí mua bán chứng khoán:

4. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí: là các khoản chi nộp thuế, phí, lệ phí của tổ chức tín dụng, bao gồm:

- Thuế giá trị gia tăng (bao gồm thuế GTGT của hàng bán nội địa và thuế GTGT hàng nhập khẩu);

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.

- Thuế sản xuất khác bao gồm: thuế môn bài, tiền thuê đất, thuế tài nguyên… và khoản lệ phí, các chi phí khác coi như thuế, lệ phí.



Chú ý: Khoản mục này không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp.

5. Chi phí cho nhân viên: là tổng các khoản chi trong tài khoản 85, bao gồm các khoản: lương và phụ cấp, chi ăn ca; các khoản chi để đóng góp theo lương; chi trợ cấp; chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động…

Trong đó cần tách riêng khoản chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động.



6. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ: Là tổng các khoản chi trong tài khoản 86, trong đó cần tách riêng các khoản chi về công tác phí; chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến, cải tiến; chi về các hoạt động đoàn thể và các khoản chi phí quản lý khác.

Chú ý: Các khoản chi phí quản lý khác (Tài khoản 869) không bao gồm chi về vật liệu và giấy tờ in; chi bưu phí và điện thoại; chi xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại và chi mua tài liệu, sách báo và cần chi tiết một số khoản mục sau:

+ Chi điện, nước, vệ sinh cơ quan, chi y tế cơ quan.

+ Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước.

+ Chi đóng góp, ủng hộ các phong trào hoạt động của các hiệp hội như Hội Chữ thập đỏ, Hội người mù…; hoặc đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bão lụt, ủng hộ Trường Sa, trẻ em nghèo vượt khó…



7. Chi về tài sản: Là các khoản chi trong tài khoản 87, trong đó cần tách riêng khấu hao tài sản cố định.

8. Chi phí dự phòng: Gồm các khoản chi dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá vàng, ngoại tệ, dự phòng cho các dịch vụ thanh toán và dự phòng rủi ro khác theo quy định.

9. Các khoản chi phí còn lại: Là các khoản chi trong tài khoản 89, trong đó cần tách riêng khoản chi phí bất thường.

C. Chênh lệch giữa các khoản thu và các khoản chi phí: Phản ánh lợi nhuận trước thuế thu được từ hoạt động trung gian tài chính và hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tài chính tiền tệ của đơn vị, bằng tổng thu trừ tổng chi.
Phiếu số 1A.7.2/ĐTDN-XNKDVTCTD

HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU DỊCH VỤ
CỦA NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Xuất khẩu (Thu): Là tổng số tiền mà đơn vị báo cáo thu được từ khách hàng nước ngoài (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân - người tiêu dùng dịch vụ là người không cư trú của Việt Nam) về việc cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng; bưu chính viễn thông; xây dựng; bảo hiểm; máy tính và thông tin, phí mua bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền; dịch vụ kinh doanh; dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí cho họ.

Nhập khẩu (Chi): Là tổng số tiền mà đơn vị báo cáo thanh toán cho phía nước ngoài (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân - người cung cấp dịch vụ là người không cư trú của Việt Nam) về việc sử dụng các dịch vụ tài chính, ngân hàng; bưu chính viễn thông; xây dựng; bảo hiểm; máy tính và thông tin, phí mua bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền; dịch vụ kinh doanh; dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí mà phía nước ngoài đã cung cấp.

Câu 1. Dịch vụ tài chính

Dịch vụ tài chính bao gồm các giao dịch sau:



Dịch vụ thanh toán gồm phí chuyển tiền; dịch vụ thanh toán bù trừ liên ngân hàng.

Dịch vụ bảo lãnh tín dụng gồm phí bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh đối ứng, bao thanh toán và các bảo lãnh khác.

Dịch vụ quản lý quỹ đầu tư gồm phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư vàng, quỹ đầu tư bất động sản,…

Dịch vụ tư vấn tài chính gồm các loại phí dịch vụ: Tư vấn tiền gửi, tư vấn thẩm định và tái thẩm định, tư vấn cổ phần hóa,… và các tư vấn liên quan đến tài chính khác.

Dịch vụ khác liên quan đến tài chính gồm các loại phí sau:

  • Mở thư tín dụng, cấp hạn mức tín dụng và các công cụ tương tự khác;

  • Dịch vụ cho thuê tài chính;

  • Dịch vụ quản lý tài sản tài chính;

  • Thu xếp các hợp đồng phái sinh tài chính;

  • Bảo lãnh phát hành, phát hành vận đơn, môi giới thanh toán hoàn trả chứng khoán có thể hoàn trả, bao gồm cả các khoản hoa hồng về thanh toán thu nhập từ chứng khoán;

  • Dịch vụ lưu ký (giữ hộ) tài sản tài chính hoặc vàng;

  • Dịch vụ quản lý tài sản tài chính;

  • Dịch vụ sáp nhập và mua lại;

  • Dịch vụ tài chính doanh nghiệp và đầu tư mạo hiểm;

  • Dịch vụ thẻ tín dụng và các dịch vụ cấp tín dụng khác;

  • Giao dịch ngoại hối;

  • Quản lý thị trường tài chính;

    • Dịch vụ về các hợp đồng tương lai về hàng hóa;

    • Xếp hạng tín dụng;

    • Dịch vụ khác liên quan đến tài chính.

Câu 2: Dịch vụ khác

1. Dịch vụ bưu chính và viễn thông bao gồm chi phí mà đơn vị báo cáo trả cho phía nước ngoài về việc sử dụng các dịch vụ bưu phẩm bưu kiện, chuyển phát và viễn thông của họ.

Lưu ý:

- Không bao gồm dịch vụ vận chuyển bưu phẩm do các doanh nghiệp vận tải thực hiện trên cơ sở hợp đồng với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính;

- Không bao gồm dịch vụ tài chính bưu chính;

- Không bao gồm dịch vụ lắp đặt các thiết bị viễn thông (thuộc dịch vụ xây dựng);

- Dịch vụ dữ liệu, dịch vụ liên quan đến máy tính (thuộc dịch vụ máy tính và thông tin).

2. Dịch vụ xây dựng ở Việt Nam là tổng số tiền mà đơn vị báo cáo phải trả cho nhà thầu nước ngoài là người không cư trú khi họ thực hiện các dự án xây dựng nhà ở, nhà chung cư, các công trình kỹ thuật dân dụng; phá dỡ, lắp đặt và hoàn thiện các dịch vụ xây dựng chuyên dụng tại Việt Nam.

3. Phí bảo hiểm: Tổng số phí bảo hiểm đơn vị báo cáo mua từ các hãng bảo hiểm nước ngoài là người không cư trú về các gói bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm du lịch (cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp), bảo hiểm hỏa hoạn…, các dịch vụ hỗ trợ hoạt động bảo hiểm (dịch vụ đánh giá tổn thất, dịch vụ tư vấn bảo hiểm và hưu trí).

4. Dịch vụ máy tính, thông tin

4.1. Dịch vụ máy tính bao gồm các giao dịch giữa đơn vị báo cáo với người không cư trú về lập trình, gia công phần mềm, thiết kế trang web; xử lý dữ liệu; thuê và cho thuê không gian máy chủ trên internet, quản lý trang web… và các dịch vụ liên quan đến máy tính.

Lưu ý: Các khoản phí phải trả cho việc vận hành hệ thống máy tính liên quan đến thanh toán như phí SWIFT được tính vào dịch vụ máy tính.

4.2. Dịch vụ thông tin: Các khoản chi phí liên quan giữa tổ chức tín dụng với đối tác nước ngoài về việc cung cấp tin tức, hình ảnh, bài viết,… và các thông tin liên quan khác.

Lưu ý: Không bao gồm giá trị thông tin cung cấp, phí đào tạo công nghệ thông tin giữa ngân hàng/tổ chức tín dụng với đối tác nước ngoài.

5. Phí bán/mua quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền gồm các khoản phí liên quan đến việc bán/mua và sử dụng bản quyền, thương hiệu và các quyền tương tự khác cũng như nhượng quyền sử dụng giấy phép; nhượng quyền thương mại và các quyền tương tự khác giữa đơn vị báo cáo với người không cư trú.

6. Dịch vụ kinh doanh khác: Bao gồm các giao dịch giữa đơn vị báo cáo với người không cư trú về:

  • Dịch vụ pháp luật, kế toán, quản lý tư vấn và quan hệ công cộng;

  • Dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận;

  • Dịch vụ nghiên cứu và phát triển;

  • Dịch vụ kiến trúc, kỹ sư và các dịch vụ kỹ thuật khác;

  • Dịch vụ nông nghiệp, khai thác mỏ và các dịch vụ chế biến tại chỗ khác;

  • Các dịch vụ kinh doanh khác chưa phân vào đâu;

  • Các dịch vụ giữa các doanh nghiệp liên quan.

7. Dịch vụ cá nhân, văn hóa, giải trí

7.1. Dịch vụ giáo dục: Bao gồm giao dịch giữa đơn vị báo cáo với người không cư trú về việc mở các khoá đào tạo từ xa, đào tạo qua truyền hình hay internet; thuê giảng viên giảng dạy, tư vấn và hỗ trợ giáo dục.

7.2. Dịch vụ phục vụ cá nhân, văn hóa và giải trí khác bao gồm giao dịch giữa đơn vị báo cáo với người không cư trú về các dịch vụ liên quan đến việc lưu trữ, thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ,… và dịch vụ văn hóa khác.

Phiếu số 1A.8/ĐTDN-BH

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
VÀ MÔI GIỚI BẢO HIỂM

1. Doanh thu phí bảo hiểm gốc, thu hoa hồng môi giới bảo hiểm - Mã số 01

+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm gốc là chỉ tiêu mã số 01 trong Mẫu B02a - DNBH.

Là số tổng số phí bảo hiểm gốc trong năm báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, thu hoa hồng môi giới bảo hiểm là chỉ tiêu mã số 01 trong Mẫu B02b -DNBH.

Là tổng số hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm - Mã số 02

+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 14 trong Mẫu B02a - DNBH.

Là số thu nhập của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tổng số thu nhập phí và thu nhập khác sau khi đã tính trừ các khoản giảm trừ và tăng (giảm) dự phòng phí để tính kết quả kinh doanh trong năm.



+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm là chỉ tiêu mã số 14 trong Mẫu B02b - DNBH.

Là số thu nhập của hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm, được tính bằng cách lấy tổng thu hoa hồng môi giới bảo hiểm và thu khác hoạt động môi giới bảo hiểm trừ đi các khoản giảm trừ (giảm hoa hồng môi giới, hoàn hoa hồng môi giới) để tính kết quả kinh doanh trong năm.



3. Chi bồi thường bảo hiểm gốc, trả tiền bảo hiểm - Mã số 03

(Mã số 15 trong Mẫu B02a - DNBH)

Là tổng số chi bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền đối với bảo hiểm nhân thọ phát sinh trong năm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.



4. Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm - Mã số 04

(Mã số 16 trong Mẫu B02a - DNBH)

Là số chi bồi thường nhận tái bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm phát sinh trong năm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.



5. Các khoản giảm trừ - Mã số 05

(Mã số 17 trong Mẫu B02a - DNBH)

Là các khoản thu để giảm chi và bằng tổng của các khoản thu sau của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gồm:

+ Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm: Phản ánh số đã thu lại từ nhà nhận tái bảo hiểm để giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc (phần đã trả cho khách hàng nhưng không thuộc trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp).

+ Thu đòi người thứ 3 bồi hoàn: Phản ánh số thu đòi người thứ 3 phát sinh trong năm.

+ Thu hàng đã xử lý bồi thường 100%: Phản ánh số thu hàng đã xử lý bồi thường 100% phát sinh trong năm.

6. Chi bồi thường từ dự phòng dao động lớn - Mã số 06

(Mã số 22 trong mẫu B02a - DNBH)

Là số chi bồi thường bảo hiểm gốc và bồi thường nhận tái bảo hiểm trong năm được chi từ quỹ dự phòng dao động lớn theo quy định của Bộ Tài chính.



7. Tăng (giảm) dự phòng bồi thường - Mã số 07

(Mã số 23 trong Mẫu B02a - DNBH)

Là số tăng, giảm dự phòng bồi thường, là số chênh lệch giữa số dự phòng phải trích trong năm tài chính với số dự phòng năm trước chuyển sang của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.



8. Số trích dự phòng dao động lớn - Mã số 08

(Mã số 24 trong Mẫu B02a - DNBH)

Là số trích dự phòng dao động lớn theo chế độ tài chính qui định.



9. Chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm - Mã số 09

(Mã số 25 trong mẫu B02a - DNBH)

Là các chi phí khác ngoài các khoản chi phí trên của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm:



a. Chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc (Mã số 26 trong Mẫu B02a - DNBH).

Là các khoản chi phí khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc phát sinh trong năm, bao gồm:

+ Chi hoa hồng;

+ Chi giám định tổn thất;

+ Chi đòi người thứ ba;

+ Chi xử lý hàng bồi thường 100%;

+ Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;

+ Chi đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất;

+ Chi khác.

b. Chi khác hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm (Mã số 34 trong Mẫu B02a - DNBH)

Là các khoản chi phí khác của hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm phát sinh trong năm, bao gồm:

+ Chi hoa hồng;

+ Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;

+ Chi khác.

c. Chi khác hoạt động nhượng nhận tái bảo hiểm (Mã số 39 trong Mẫu B02a - DNBH)

Là các khoản chi phí của hoạt động nhượng nhận tái bảo hiểm phát sinh trong năm.



d. Chi phí trực tiếp kinh doanh hoạt động khác (Mã số 40 trong Mẫu B02a - DNBH)

Là các khoản chi phí trực tiếp kinh doanh của các hoạt động khác ngoài hoạt động bảo hiểm.



10. Tổng chi trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm - Mã số 10

+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 41 trong Mẫu B02a - DNBH.

Là tổng chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh đã thực hiện tính vào kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.



+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 10 trong mẫu B02b - DNBH.

Là tổng chi phí trực tiếp của hoạt động môi giới bảo hiểm tính trừ vào kết quả hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm trong năm, bao gồm:

- Chi môi giới bảo hiểm (Mã 07 trong Mẫu B02b-DNBH).

- Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (Mã 08 trong Mẫu B02b-DNBH).

- Chi khác hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm (Mã 09 trong Mẫu B02b-DNBH).

11. Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm - Mã số 11

+ Đối với hoạt động bảo hiểm, đây là chỉ tiêu mã số 42 trong mẫu B02a - DNBH.

Là chênh lệch giữa doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm với tổng chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh tính trừ vào kết quả kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo.



+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, đây là chỉ tiêu mã số 11 trong mẫu B02b – DNBH.

Là chênh lệch giữa doanh thu thuần hoạt động môi giới bảo hiểm với tổng chi phí trực tiếp được phát sinh tính trừ vào doanh thu trong kỳ báo cáo.



12. Chi phí bán hàng hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm - Mã số 12

Là tổng chi phí bán hàng tính trừ vào kết quả kinh doanh trong năm.



+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chỉ tiêu này được lấy từ mã số 43 trong mẫu B02a - DNBH.

+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ tiêu được lấy từ mã số 12 trong mẫu B02b - DNBH.

13. Chi phí quản lý doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm - Mã số 13

Là tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tính trừ vào kết quả kinh doanh trong năm.



+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chỉ tiêu được lấy từ mã số 44 trong mẫu B02a - DNBH.

+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ tiêu được lấy từ mã số 13 trong mẫu B02b - DNBH.

14. Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm - Mã số 14

Là kết quả tài chính trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh bảo hiểm chính trong năm. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm.



15. Doanh thu hoạt động tài chính từ nguồn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm - Mã số 15

Là các khoản thu từ hoạt động tài chính.



+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 46 trong mẫu B02a - DNBH.

+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 15 trong mẫu B02b - DNBH.

16. Chi phí hoạt động tài chính từ nguồn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm - Mã số 16

+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 47 trong Mẫu B02a - DNBH.

+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 16 trong Mẫu B02b - DNBH.

Trong đó: Chi dự phòng - Mã số 17

Là tổng số dự phòng trích từ lãi đầu tư hàng năm đối với bảo hiểm nhân thọ theo qui định của cơ chế tài chính (Mã số 48 trong Mẫu B02a - DNBH) và dự phòng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm (Mã số 49 trong Mẫu B02a - DNBH). Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với hoạt động bảo hiểm.



17. Lợi nhuận hoạt động tài chính từ nguồn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm - Mã số 18

Là số chênh lệch giữa doanh thu với chi phí của hoạt động tài chính trong năm.



+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 51 trong Mẫu B02a - DNBH

+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 17 trong Mẫu B02b - DNBH.

18. Thu nhập khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm -
Mã số 19


+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 52 trong Mẫu B02a - DNBH.

Là các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo.



+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 18 trong Mẫu B02b - DNBH.

Là các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động môi giới bảo hiểm và hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo



19. Chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm -
Mã số 20


+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 53 trong Mẫu B02a - DNBH.

Là các khoản chi phí hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động tài chính phát sinh kỳ báo cáo.



+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 19 trong Mẫu B02b - DNBH.

Là các khoản chi phí hoạt động khác ngoài hoạt động môi giới bảo hiểm và hoạt động tài chính phát sinh kỳ báo cáo.



20. Lợi nhuận khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm -
Mã số 21

Là chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.



+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 54 trong Mẫu B02a - DNBH.

+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 20 trong Mẫu B02b - DNBH.

21. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm - Mã số 22

Là tổng số lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động khác trong năm.



+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 55 trong Mẫu B02a - DNBH.

+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, chỉ tiêu này là chỉ tiêu mã số 21 trong Mẫu B02b - DNBH.

22. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Mã số 23

Là tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong kỳ báo cáo.



23. Chi phí (lợi ích) thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Mã số 24

Là chi phí thuế thu nhập hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ báo cáo.



24. Lợi nhuận thuần trong công ty liên kết - Mã số 25

Là thu nhập nhận được từ hoạt động liên kết với công ty khác.



25. Lợi ích cổ đông thiểu số - Mã số 26

Là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con.



26. Lợi nhuận sau thuế - Mã số 27

Là tổng số lợi nhuận kế toán từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ.



27. Lãi trên cổ phiếu - Mã số 28: Là lợi nhuận sau khi trừ tất cả các khoản chi phí bao gồm thuế, lợi ích cổ đông thiểu số và cổ tức ưu đãi trên số bình quân gia quyền lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ hiện tại.

28. Thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp - Mã số 29

Thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp được tính bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra phát sinh trong năm trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ phát sinh trong năm của hoạt động bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.


Phiếu số 1A.9.1/ĐTDN-BĐS

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
A. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản (mã ngành cấp 2 là 68 của VSIC 2007) trước thời điểm 31/12/2015 và hiện đang tồn tại, bao gồm cả những cơ sở hoạt động theo thời vụ (không sản xuất đủ 12 tháng trong năm 2015), những cơ sở tạm ngừng kinh doanh để đầu tư đổi mới, sửa chữa, xây dựng, mở rộng sản xuất.



B. Giải thích và hướng dẫn ghi phiếu

1. Hoạt động kinh doanh bất động sản là hoạt động bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại nhằm mục đích sinh lợi và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản, bao gồm: môi giới bất động sản; đánh giá bất động sản; tư vấn bất động sản; đấu giá bất động sản; đấu giá quyền sử dụng đất; quảng cáo và quản lý bất động sản.

2. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bất động sản là tổng số tiền đã thu và phải thu do cung cấp các dịch vụ kinh doanh bất động sản trong kỳ. Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản bao gồm doanh thu của các dịch vụ sau:

+ Bán bất động sản, bao gồm cả đất nền phân lô và khu nhà lưu động. Doanh thu bán bất động sản bao gồm cả trị giá vốn của bất động sản đã bán;

+ Cho thuê bất động sản để sản xuất, kinh doanh và để ở, kể cả đất nền phân lô;

+ Điều hành bất động sản với quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc đi thuê nhà để ở và nhà không dùng để ở (nhà kho, khu triển lãm, nơi dạo mát và trung tâm thương mại), đất, cung cấp nhà, căn hộ có đồ đạc hoặc chưa có đồ đạc hoặc các phòng sử dụng lâu dài theo tháng, hoặc theo năm;

+ Môi giới, tư vấn, đấu giá, định giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.

Không tính trong “doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản” các doanh thu từ các hoạt động: xây dựng nhà cửa, các công trình để bán, chia tách và cải tạo đất; Hoạt động của khách sạn, nhà nghỉ, lều trại, cắm trại du lịch và những nơi không phải để ở khác; Dịch vụ cho thuê phòng ngắn ngày (theo ngày, tuần), ký túc xá cho học sinh, sinh viên, nhà cho công nhân/người lao động ở tập trung.

3. Trị giá vốn bất động sản đã bán: Là số tiền thực tế đơn vị kinh doanh bất động sản bỏ ra để mua các loại bất động sản (đất và các công trình xây dựng) để bán lại cho khách hàng hoặc số vốn doanh nghiệp phải bỏ ra để tạo lập nên bất động sản, sau đó bán cho khách hàng. Chỉ tính trị giá vốn bất động sản tương đương với số bất động sản đã hoàn tất thủ tục mua bán (kể cả đã hoặc chưa thu được tiền).

Phiếu số 1A.9.2/ĐTDN-CNTT

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN MÁY TÍNH
VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN



  1. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là các cơ sở thực hiện các hoạt động lập trình, tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy tính (mã ngành cấp 2 là 62 của VSIC 2007), dịch vụ thông tin (xử lý dữ liệu, cho thuê và dịch vụ khác liên quan; cổng thông tin, dịch vụ thông tin khác, hoạt động thông tấn…) trước thời điểm 31/12/2015 và hiện đang tồn tại, bao gồm cả những cơ sở hoạt động theo thời vụ (hoạt động không đủ 12 tháng trong năm 2015), cơ sở tạm ngừng hoạt động để đầu tư đổi mới, sửa chữa, xây dựng, mở rộng sản xuất.

  1. Giải thích và hướng dẫn ghi phiếu

Hoạt động lập trình bao gồm hoạt động viết, sửa, thử nghiệm và trợ giúp các phần mềm theo yêu cầu sử dụng riêng biệt của từng khách hàng, kể cả các phần mềm nhúng.

Lưu ý: Không bao gồm hoạt động xuất bản phần mềm; phần mềm đi kèm trong hoạt động lập và thiết kế hệ thống máy tính tích hợp các phần cứng, phần mềm và công nghệ giao tiếp.



Hoạt động tư vấn và quản trị hệ thống máy tính, dịch vụ CNTT và dịch vụ khác có liên quan đến máy tính gồm các hoạt động: Lập và thiết kế hệ thống máy tính tích hợp các phần cứng, phần mềm và công nghệ giao tiếp; Cài đặt hệ thống, đào tạo, hướng dẫn và trợ giúp khách hàng; Hoạt động quản lý, điều hành hệ thống máy tính của khách hàng và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; Khắc phục sự cố máy tính và cài đặt phần mềm.

1. Doanh thu thuần của hoạt động lập trình, tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy tính là số tiền đã và sẽ thu được từ hoạt động cung cấp dịch vụ lập trình; lập và thiết kế hệ thống máy tính tích hợp các phần cứng, phần mềm và công nghệ giao tiếp; cài đặt hệ thống, đào tạo, hướng dẫn và trợ giúp khách hàng; hoạt động quản lý, điều hành hệ thống máy tính của khách hàng và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; khắc phục sự cố máy tính và cài đặt phần mềm.

Thu từ bán các sản phẩm phần mềm là số tiền đã hoặc sẽ thu được từ việc bán các loại phần mềm hệ thống; các phần mềm lập trình cho khách hàng nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành công việc, các phần mềm ứng dụng trong các hoạt động chuyên môn và tác nghiệp... theo nhu cầu chung hoặc theo yêu cầu riêng biệt của từng khách hàng (không bao gồm thuế VAT và thuế xuất khẩu phần mềm).

Phần mềm quản lý bao gồm các loại phần mềm được sản xuất ra với mục đích chủ yếu phục vụ công tác quản lý chung của các đơn vị, tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước... Bao gồm: phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc; phần mềm quản lý nhân sự; phần mềm lưu trữ hồ sơ, tài liệu, đơn thư khiếu nại; phần mềm quản lý tài chính; phần mềm kiểm soát nhân sự và chấm công...được thực hiện theo đơn đặt hàng riêng có tính đặc thù hoặc theo yêu cầu quản lý chung của nhiều cơ quan, tổ chức.

Phần mềm ứng dụng, tác nghiệp là những phần mềm được xây dựng để giải quyết những công việc hay vấn đề cụ thể nào đó thường gặp trong cuộc sống được thực hiện theo đơn đặt hàng riêng có tính đặc thù của một cá nhân hay tổ chức hoặc được thiết kế dựa trên yêu cầu chung của nhiều người. Bao gồm các phần mềm như: phần mềm kê khai hải quan điện tử; phần mềm quản lý hộ tịch; phần mềm một cửa điện tử; phần mềm kế toán; quản lý thuế; diệt vi rút; ngoại ngữ; quản lý khách hàng; quản lý thi công; thi đua khen thưởng; thư viện số, kho dữ liệu…

2. Số lượng phần mềm có tính chất thương mại bao gồm toàn bộ số lượng phần mềm của cơ sở sản xuất với mục đích để bán trên thị trường, đã bàn giao hoặc chưa bàn giao cho khách hàng trong năm. Bao gồm: Số lượng phần mềm đã được viết xong, đã chạy thử nghiệm, bàn giao cho khách hàng và các phần mềm viết xong, đã chạy thử nghiệm nhưng chưa bán được hoặc chưa bàn giao cho khách hàng, kể cả những phần mềm dở dang của những năm trước được hoàn thành trong năm 2015 nhưng loại trừ những phần mềm đang lập trình dở dang, chưa được thử nghiệm hoặc chưa bàn giao cho khách hàng.

3. Doanh thu thuần của hoạt động dịch vụ thông tin bao gồm số tiền đã và sẽ thu được từ hoạt động xử lý dữ liệu, cho thuê và dịch vụ khác liên quan; cổng thông tin, dịch vụ thông tin khác, hoạt động thông tấn…
Phiếu số 1A.9.3/ĐTDN-DVK

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ Y TẾ, GIÁO DỤC VÀ DỊCH VỤ KHÁC
Phạm vi thu thập thông tin một số ngành kinh doanh dịch vụ khác ở phiếu này gồm:

1. Dịch vụ xuất bản, điện ảnh, phát thanh truyền hình, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; phát thanh, truyền hình.

2. Dịch vụ chuyên môn, khoa học và công nghệ (ngành M trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam - VSIC 2007): Trong điều tra này chủ yếu thu thập thông tin của một số ngành thuộc ngành M như đã được liệt kê trong phiếu. Tại tỉnh/TP có các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành còn lại thuộc ngành M, thực hiện phiếu điều tra và điền thông tin vào mục “Dịch vụ chuyên môn và khoa học công nghệ khác chưa được liệt kê”.

3. Dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ (trừ dịch vụ du lịch lữ hành) gồm: Các hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị, tài sản (không kèm người điều khiển), cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản phi tài chính; dịch vụ lao động và việc làm; dịch vụ bảo vệ cá nhân, hệ thống bảo đảm an toàn, dịch vụ thám tử tư nhân; dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công trình và cảnh quan; dịch vụ hành chính, hỗ trợ văn phòng và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác... (trừ dịch vụ kinh doanh tour du lịch, đại lý du lịch, các dịch vụ hỗ trợ du lịch khác).

4. Doanh thu thuần hoạt động giáo dục và đào tạo là toàn bộ số tiền đã thu và phải thu về cung cấp các ngành dịch vụ giáo dục và đào tạo cho khách hàng kể cả dịch vụ tư vấn du học, không bao gồm doanh thu bán sách, báo, tài liệu nghiên cứu và các dụng cụ học tập cho khách hàng.

5. Doanh thu thuần hoạt động y tế là toàn bộ số tiền đã thu và phải thu từ hoạt động kinh doanh khám chữa bệnh bao gồm toàn bộ số tiền đã thu và phải thu về cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cho khách hàng; không bao gồm doanh thu bán thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế gia dụng như máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, máy massage...

6. Hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí thu thập thông tin liên quan đến một số hoạt động: sáng tác, nghệ thuật và giải trí (trong đó thu thập riêng cho hoạt động tổ chức sự kiện, giới thiệu xúc tiến thương mại); Hoạt động xổ số (loại trừ hoạt động cá cược và đánh bạc do khó khả thi khi thu thập thông tin, đồng thời trong hoạt động này cần thu thập thông tin về số chi trả thưởng trong năm để phục vụ tính các chỉ tiêu của tài khoản quốc gia); và các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí khác.

7. Hoạt động dịch vụ khác bao gồm: Dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình (sửa chữa, bảo dưỡng máy vi tính, thiết bị ngoại vi và thiết bị liên lạc; sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng; sửa chữa giày dép, giường, tủ, bàn ghế...); dịch vụ giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú; dịch vụ phục vụ tang lễ và các dịch vụ khác phục vụ cá nhân và cộng đồng chưa được kể trên.


Phiếu số 1Am/ĐTDN-KH

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
VỀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT

Tên doanh nghiệp: Ghi đầy đủ tên doanh nghiệp như đã ghi trong phiếu 1A/ĐTDN-DN (viết bằng chữ in hoa, có dấu, không viết tắt).

Địa chỉ (Tỉnh/TP): Ghi tên tỉnh, TP nơi đặt trụ sở văn phòng chủ quản của Doanh nghiệp. Điều tra viên ghi mã tỉnh, TP (gồm 02 chữ số) theo danh mục quy định như đã ghi trong phiếu 1A/ĐTDN-DN.



Mục A: Tình hình sử dụng công nghệ/máy móc, thiết bị sản xuất, công nghệ thông tin và truyền thông của doanh nghiệp

1.1. Kể tên 2 công nghệ hoặc máy móc, thiết bị sản xuất hiện đang được sử dụng nhiều nhất trong doanh nghiệp:

Ví dụ: Trong một doanh nghiệp có nhiều loại công nghệ hoặc máy móc, thiết bị sử dụng cho quá trình sản xuất như: Công nghệ dệt vải (đối với doanh nghiệp sản xuất vải); công nghệ sản xuất xi măng lò đứng hoặc quay (đối với doanh nghiệp sản xuất xi măng); công nghệ SX Bia (đối với doanh nghiệp SX chế biến thực phẩm đồ uống)… Doanh nghiệp chọn 2 loại Máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền SX, loại công nghệ quan trọng được sử dụng nhiều nhất, quyết định đến kết quả SX-KD của doanh nghiệp để ghi vào mục này.

- Trường hợp doanh nghiệp có nhiều công nghệ/MMTB cùng loại nhưng được mua nhiều lần khác nhau thì chọn công nghệ/MMTB được mua lần cuối cùng.



Ví dụ : Doanh nghiệp Dệt may có chọn máy dệt là quan trọng nhất, nhưng hiện doanh nghiệp đang có 5 máy dệt cùng loại được mua ở 3 năm khác nhau, 2 máy cuối cùng được mua năm 2015, thì chọn 1 máy dệt doanh nghiệp mua năm gần nhất 2015 cho phần “công nghệ hoặc máy móc, thiết bị sản xuất thứ nhất”.

1.2. Nước sản xuất: Ghi tên nước SX cho mỗi loại công nghệ/MMTB đã ghi ở mục 1.1, nếu công nghệ/MMTB của doanh nghiệp do nhiều nước SX, doanh nghiệp ghi tên nước SX chủ yếu nhất; điều tra viên ghi mã nước theo danh mục qui định.

1.3. Năm sản xuất: Thông tin lấy từ trong hồ sơ công nghệ/MMTB, nhãn hiệu…

1.4. Loại công nghệ hoặc MMTB sản xuất: Khoanh tròn 1 chữ số phù hợp nhất trong 5 mã (từ 1¸5) theo mức độ hiện đại đã được liệt kê. Nếu công nghệ/MMTB thuộc nhiều mức độ hiện đại khác nhau thì lựa chọn mức độ phổ biến nhất.

Ví dụ: MMTB kết hợp vừa do người điều khiển, vừa do máy tính điều khiển, nhưng chủ yếu do người điều khiển thì khoanh tròn mã số 3.

1.5. Năm bắt đầu sử dụng: Ghi năm chính thức doanh nghiệp đưa công nghệ/ MMTB vào sản xuất; không tính năm doanh nghiệp thực tế mua nhưng bảo quản trong kho, chưa đưa vào sản xuất.

1.6. Tổng chi phí mua công nghệ hoặc MMTB cộng dồn tính đến 31/12/2015: Ghi toàn bộ chi phí ban đầu khi mua công nghệ/MMTB, gồm: giá mua cộng chi phí vận chuyển, thuế, chi phí lắp đặt, chạy thử (không tính các chi phí sửa chữa lớn, trung đại tu, nâng cấp). Trường hợp doanh nghiệp đi thuê công nghệ/MMTB thì doanh nghiệp ước tính giá trị của công nghệ/MMTB vào thời điểm bắt đầu thuê.

1.6.1 Tổng chi phí mua công nghệ hoặc MMTB trong năm 2015: liên quan đến câu 3.1 cột a mã 1 “Mua”.



1.7. Số ngày/giờ hoạt động trung bình của MMTB sản xuất: Số ngày hoạt động trung bình trong 1 tuần, số giờ hoạt động trung bình trong 1 ngày của MMTB sản xuất trong năm 2015.

2.1. Kể tên 2 công nghệ hoặc máy móc, thiết bị thông tin và truyền thông hiện đang được sử dụng nhiều nhất trong doanh nghiệp:

- Lựa chọn 2 công nghệ/MMTB thông tin và thuyền thông quan trọng nhất hoặc doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất phục vụ cho sản xuất.



Ví dụ: Máy điện thoại cố định, điện thoại di động, máy fax, máy tính cá nhân, Internet,…

- Trường hợp doanh nghiệp có nhiều công nghệ/MMTB công nghệ thông tin và truyền thông cùng loại nhưng được mua ở nhiều lần khác nhau thì chọn công nghệ/ MMTB thông tin và truyền thông được mua lần cuối cùng.



Ví dụ: doanh nghiệp chọn máy tính cá nhân là quan trọng số 1, nhưng hiện doanh nghiệp đang có 9 máy tính cá nhân cùng loại được mua ở 3 năm khác nhau, lần mua máy tính cá nhân cuối cùng được mua năm 2015 gồm 4 máy tính, thì chọn 1 máy tính cá nhân doanh nghiệp mua năm 2015 để ghi vào mục “công nghệ/MMTB công nghệ thông tin và truyền thông quan trọng thứ nhất”.

2.2. Nước sản xuất: (tương tự như 1.2)

2.3. Năm sản xuất: (tương tự như 1.3)

2.4. Loại thiết bị công nghệ: (tương tự như 1.4)

2.5. Năm bắt đầu sử dụng: (tương tự như 1.5)

2.6. Chi phí mua công nghệ hoặc MMTB lúc đầu: (tương tự như 1.6)

2.6.1. Tổng chi phí mua công nghệ hoặc TT & TT trong năm 2015: liên quan đến câu 3.1 cột b mã 1 “Mua”.



3.1. Tỷ lệ % (tính theo giá trị) công nghệ/MMTB doanh nghiệp sử dụng trong năm 2015:

- Theo đánh giá của doanh nghiệp thì tỷ lệ % dựa trên giá trị công nghệ/MMTB doanh nghiệp đang sử dụng hiện nay được cung cấp từ nguồn nào: Doanh nghiệp phải đi mua, doanh nghiệp khác cung cấp (không phải mua), doanh nghiệp tự phát triển, …



3.1.1. Nếu phần lớn công nghệ/MMTB không do doanh nghiệp tự phát triển (tỷ lệ tự phát triển <50%) thì nhà cung cấp công nghệ/MMTB chủ yếu cho doanh nghiệp? phải khoanh tròn 1 mã trong 6 mã (từ 1¸6).

* Lưu ý: Nếu tỷ lệ tự phát triển ≥ 50%, chuyển đến 3.2 (không trả lời câu 3.1.2 và 3.1.3)



3.1.2. Nếu phần lớn (>50%) công nghệ/MMTB được cung cấp bởi doanh nghiệp nước ngoài ở ngoài Việt Nam (câu trả lời ở mục 3.1.1 là mã 5, 6 hoặc 7) thì trả lời nước và mã nước cung cấp công nghệ/MMTB cho doanh nghiệp.

3.1.3. Nếu phần lớn (>50%) công nghệ/MMTB được cung cấp bởi doanh nghiệp ở Việt Nam (câu trả lời ở mục 3.1.1 là mã 1, 2, 3, 4 hoặc 7) thì khoanh tròn một mã trong 5 mã (từ 1¸5) loại doanh nghiệp cung cấp công nghệ/MMTB cho doanh nghiệp.

3.2. Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng công nghệ sản xuất, công nghệ TT và TT của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách nào? chọn 1 mã trong 3 mã (từ 1¸3): doanh nghiệp tự bảo dưỡng 100%, doanh nghiệp phải thuê ngoài bảo dưỡng 100%; trường hợp vừa thuê ngoài và vừa tự bảo dưỡng thì phải ước tỷ lệ % tự bảo dưỡng,
% thuê ngoài và cộng lại phải bằng 100%.

3.3. Số lao động của doanh nghiệp có thay đổi nhờ việc phát triển và sử dụng công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin và truyền thông? khoanh tròn một mã trong 3 mã (từ 1¸3).

3.4. Trong doanh nghiệp, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công nghệ? khoanh tròn một mã trong 3 mã (từ 1¸3).
Mục B: Cơ cấu đầu vào và quan hệ với nhà cung cấp

4.1 a. Doanh nghiệp mua nguyên, vật liệu thô sử dụng cho sản xuất (%):

Nguyên vật liệu thô là nguyên, vật liệu chưa qua chế biến, có nguồn gốc từ thiên nhiên như: Quặng sắt dùng cho các nhà máy luyện sắt, thép; mía dùng cho các nhà máy sản xuất đường, gỗ khai thác dùng cho các nhà máy chế biến các sản phẩm từ gỗ, Lúa dùng cho các nhà máy xay xát...

Cộng mã 1 đến mã 5 bằng 100%.

4.1 b. Khi chọn mã 4 hoặc 5 trong câu 4.1a: Kể tên nước, mã nước, tỷ lệ %, năm mà doanh nghiệp mua nguyên, vật liệu thô quan trọng nhất; điều tra viên đánh mã nước theo danh mục qui định.

4.1 c. Khi chọn mã 4 hoặc 5 trong câu 4.1a: khoanh tròn 1 lựa chọn thích hợp.

4.2.1. Doanh nghiệp có ký hợp đồng dài hạn (từ 36 tháng trở lên) với các nhà cung cấp nguyên, vật liệu thô hoặc đầu vào trung gian trong nước hoặc nước ngoài không?

- Cột a: Trong nước trả lời là “” thì trả lời số lượng nhà cung cấp theo 4 mã (từ 1-4), hoặc “không” thì thực hiện cột b.

- Cột b: Quốc tế trả lời là “” thì hãy nêu 3 nước và mã nước quan trọng nhất theo thứ tự về tầm quan trọng, hoặc “không” thì hỏi câu 4.3.2.

4.2.2. Thời hạn trung bình của hợp đồng là bao lâu: Tính cho toàn bộ các hợp đồng, cả dài hạn và ngắn hạn.

4.3.1. Doanh nghiệp có khoản đầu tư cụ thể nào không liên quan đến hợp đồng dài hạn mà DN đã thực hiện.

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất đường mua mía từ hợp đồng với các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp trồng mía, để có nguyên vật liệu tốt, doanh nghiệp phải tổ chức các khoá đào tạo cho công nhân để có kỹ năng giám sát chất lượng mía thu mua theo hợp đồng hoặc doanh nghiệp phải thuê ngoài xây dựng thêm các nhà kho để chứa mía nguyên liệu,… thì ghi có ở mục này.

4.3.2 và 4.3.3. Hỏi về nhà cung cấp trong nước.

4.3.4; 4.3.5. Hỏi về nhà cung cấp nước ngoài.
Mục C: Cơ cấu đầu ra và quan hệ với khách hàng/người tiêu dùng

5.1. Doanh nghiệp ghi tên 3 sản phẩm quan trọng nhất (xét theo doanh thu) do doanh nghiệp sản xuất và bán ra trong năm 2015, mã sản phẩm cấp 8 theo VSIC 2007 “do cơ quan thống kê ghi-Nếu không có mã trong Danh mục SP Công nghiệp thì để trống ô đánh mã”.

5.2. Doanh nghiệp ước tính tỷ lệ % giá trị đầu ra dựa theo giá trị sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng bán ra trong năm 2015 (không bao gồm thuế GTGT). Trong đó:

- Sản phẩm trung gian: Là sản phẩm phục vụ việc sản xuất các sản phẩm khác như: sợi dùng cho dệt vải, thép dùng cho sản xuất ô tô, hạt nhựa dùng cho sản xuất các sản phẩm bằng nhựa, hoặc bóng đèn hình để lắp ráp tivi,...

- Sản phẩm cuối cùng: Là sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng cuối cùng, không phục vụ cho sản xuất tiếp theo, như: Máy vi tính, ô tô, xe máy, thủy hải sản đóng hộp,…

5.3. Doanh nghiệp ước tính tỷ lệ % trong tổng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp trong năm 2015 dựa theo giá trị sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng bán ra trong năm 2015 tại Việt Nam hay xuất khẩu ra nước ngoài (không bao gồm thuế GTGT).

5.4. Thông tin về khách hàng trong nước (doanh nghiệp bán sản phẩm cho khách hàng ở trong nước)

5.5. Thông tin về khách hàng ở ngoài Việt Nam (doanh nghiệp bán sản phẩm cho khách hàng ở ngoài Việt Nam)

5.5.2. Doanh nghiệp kể tên 3 nước quan trọng nhất mà doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tới trong năm 2015. Mức độ quan trọng do doanh nghiệp tự đánh giá; Mã nước do cơ quan thống kê ghi.

6.1. Có bao nhiêu khách hàng thường mua SP quan trọng nhất do DN sản xuất: Chọn một câu trả lời phù hợp nhất.

Mục D: Các kênh chuyển giao công nghệ.

7.1. Đánh giá sự phù hợp của các kênh chuyển giao công nghệ sau đây đối với doanh nghiệp: Trong mỗi dòng khoanh một câu trả lời phù hợp nhất.

- Mua công nghệ đã được thể hiện bằng hàng hóa: Công nghệ đã được mua bán trên thị trường.

- Mua công nghệ từ các viện nghiên cứu hoặc các công ty khác: Công nghệ do công ty đặt hàng hoặc mua của viện nghiên cứu, của doanh nghiệp.

- Kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động mới: Công nghệ được chuyển giao bằng kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động.



7.2. Quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng trong nước ở Việt Nam (Bán sản phẩm của DN-Trong nước)

7.3. Quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng nước ngoài (Bán sản phẩm của DN-Nước ngoài)

7.4. Quan hệ của doanh nghiệp với nhà cung cấp trong nước ở Việt Nam (Mua nguyên vật liệu-Trong nước)

7.5. Quan hệ của doanh nghiệp với nhà cung cấp nước ngoài (Mua nguyên vật liệu- Nước ngoài)

Mục E: Năng lực đổi mới và tổ chức cải tiến công nghệ

8.1. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp hiện nay thông qua: Khoanh tròn vào những lựa chọn phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp đề ra.

8.2. Doanh nghiệp có phải đối mặt với những khó khăn dẫn đến việc trì hoãn hoặc cản trở việc nâng cấp, hoàn thiện công nghệ/máy móc thiết bị: Trong quá trình tiến hành nâng cấp, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị doanh nghiệp có phải khó khăn gì (theo trật tự các dòng từ 1¸8), trong mỗi dòng mức độ tăng dần từ 1 “ít quan trọng” đến 10”rất quan trọng”, nếu không liên quan gì thì khoanh là “0”.

8.3.1. Doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ không? (Khoanh tròn vào mã tương ứng).

8.3.2. Doanh nghiệp bắt đầu hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ từ năm nào: Ghi năm bắt đầu tiến hành nghiên cứu khoa học và công nghệ.

8.3.3. Số lượng các dự án, sáng kiến nghiên cứu và phát triển công nghệ của doanh nghiệp trong năm 2015: Ghi số lượng còn đang thực hiện và số lượng đã kết thúc của các dự án, sáng kiến nghiên cứu và phát triển công nghệ của DN trong
năm 2015.

8.3.4. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ do DN tự thực hiện hay thuê ngoài? (tương tự câu 3.2).

8.3.5. Mục đích chính của các hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp:

- Đổi mới chung: Là các hoạt động nghiên cứu cơ bản về công nghệ, máy móc thiết bị vừa có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và vừa có ảnh hưởng đến ngoài doanh nghiệp.

- Đổi mới cho nội bộ DN: Là hoạt động nghiên cứu nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể đã xác định rõ về công nghệ, máy móc thiết bị chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

8.3.6. Mục tiêu đổi mới công nghệ: Mục tiêu của đổi mới công nghệ của doanh nghiệp là mới đối với doanh nghiệp, hoặc mới đối với thị trường, hoặc mới đối với thế giới.

8.3.7. Nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ (khoanh tròn 01 câu trả lời phù hợp).

8.4. Doanh nghiệp có bao nhiêu bằng sáng chế cấp quốc gia: Điền số lượng bằng sáng chế cấp quốc gia phát sinh mới trong năm 2015 và tổng số bằng sáng chế cấp quốc gia của doanh nghiệp từ trước đến cuối năm 2015.

8.5. Doanh nghiệp có bao nhiêu bằng sáng chế cấp quốc tế: (tương tự câu 8.4).

8.7. Trong doanh nghiệp, ai là người chịu trách nhiệm chính phát triển công nghệ mới: (tương tự câu 3.4).

9.2. Số lần thay đổi/điều chỉnh thành công: Cộng luỹ kế đến cuối năm 2015-Nếu không có chuyển câu 10.1.

Phiếu số 1B/ĐTDN-DS

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, HTX
LẬP DANH SÁCH

Đối tượng áp dụng: Đối tượng thực hiện phiếu 1B/ĐTDN-DS là toàn bộ các doanh nghiệp ngoài nhà nước không thuộc mẫu điều tra phiếu số 1A/ĐTDN -DN.

Nội dung và cách ghi các chỉ tiêu trong phiếu: xem chi tiết phần giải thích nội dung, hướng dẫn ghi các câu hỏi tương ứng của phiếu 1A/ĐTDN-DN đã nêu ở trên.



Каталог: Upload -> file -> dieutradoanhnghiep2016
file -> SỰ tham gia của cộng đỒng lưu vực sông hưƠNG, SÔng bồ trong xây dựng và VẬn hành hồ ĐẬp thủY ĐIỆN Ở thừa thiêN – huế Nguyễn Đình Hòe 1, Nguyễn Bắc Giang 2
file -> Tạo Photo Album trong PowerPoint với Add In Album
file -> Thủ tục: Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trình tự thực hiện: Bước 1
file -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
file -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BỘ TÀi chính số: 2114/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
dieutradoanhnghiep2016 -> TỔng cục thống kê CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương