Ở Đông Âu Kornai János Bài học chuyển đổi


Đánh giá đầu tiên: thành công có một không hai



tải về 1.57 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.57 Mb.
#10727
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

2.6. Đánh giá đầu tiên: thành công có một không hai

Tôi tin, rằng cái đã xảy ra ở Trung Đông Âu trong một thập kỉ rưỡi vừa qua, là một thành công độc nhất vô nhị trong lịch sử. Tôi tin điều này, bất chấp sự thực rằng tôi hoàn toàn biết rő nó kéo theo nhiều đau buồn và thất vọng như thế nào – một vấn đề mà tôi sẽ đề câp ngay trong nửa sau của tiểu luận. Như thế, để chính xác hơn một chút, đây là đánh giá của tôi: bất chấp các vấn đề nghiêm trọng và những bất thường – đánh giá tình hình từ viễn cảnh của những thay đổi lịch sử lớn – cái đã xảy ra ở phần này của thế giới, là một thành công.

Niềm tin chắc chắn của tôi dựa trên thang giá trị xác định Những người khác, đặt cơ sở cho những đánh giá của họ trên thang giá trị khác, có thể không tán thành.

Trên một thang giá trị, tôi đặt giá trị của nền dân chủ và của các quyền con người lên vị trí đầu tiên. Có lẽ bởi vì — cùng với nhiều bạn đương thời của tôi ở Trung Đông Âu — tôi đã trải qua nhiều hình thức chuyên chế khác nhau, trong đó chúng tôi đã trải nghiệm sự bị tước các quyền dân sự hoàn toàn hay những sự hạn chế các quyền con người gây nhục nhã, sự phân biệt đối xử tàn bạo theo các tiêu chuẩn khác nhau. Vì thế tôi có những ác cảm mạnh đối với các lí lẽ so sánh thành tích của Trung Quốc với thành tích của khu vực Trung Đông Âu, nhấn mạnh một cách thiên vị và phiến diện tăng trưởng kinh tế cao hơn nhiều của nó. Đúng là tốc độ tăng trưởng ở khu vực Trung Đông Âu thấp hơn của Trung Quốc rất nhiều, thế nhưng vẫn đáng trân trọng và, như tôi đã chỉ ra ở trên, nhịp độ là nhanh hơn so với thập niên cuối của chế độ trước. Tôi yên phận với tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhịp độ nhảy vọt của Trung Quốc chừng nào nó gắn với sự tôn trọng nền dân chủ và các quyền con người! Tôi thừa nhận rằng có những người không nhìn thế giới theo cách này và tin là có thể bõ từ bỏ, hay trì hoãn, nền dân chủ trong một thời gian không xác định nếu đây là cái giá của sự tăng trưởng kinh tế nhanh.

Nhiều khi, các thể chế chính trị của nền dân chủ có thể cản trở một cách khó chịu việc tập trung các năng lực của nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng, cũng như việc thực hiện mạnh mẽ những cải cách gắn với những biến động lớn hơn. Trong con mắt tôi, những ưu điểm của các quyền tự do lớn hơn do nền dân chủ cung cấp bù lại xa các mặt hạn chế này. Đối với những người Trung Đông Âu, sự thực rằng hội nhập với EU hoạt động như một lực tạo ổn định cả trong lĩnh vực chính trị và trong nền kinh tế, tạo thuận lợi cho việc thiết lập nền dân chủ.

Tôi coi biến đổi của khu vực Trung Đông Âu như một thành công bởi vì nó đã thiết lập nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong một khung thời gian lịch sử ngắn, bằng cách ấy lại đặt các quốc gia của chúng ta vào diễn tiến dẫn tới hướng chính của lịch sử. Không phải tôi “yêu” chủ nghĩa tư bản. Không phải nó là một hệ thống rất dễ thương. Tôi đánh giá cao những tính chất của nó mà không thể thiếu được để thực hiện các giá trị tôi cho là của mình. Về dài hạn, những ưu điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản cũng sẽ được thể hiện ở khu vực Trung Đông Âu: một tốc độ tăng trưởng bền vững của sản xuất, hiệu suất và tiêu dùng cao hơn tốc độ quan sát thấy dưới hệ thống xã hội chủ nghĩa, đổi mới kĩ thuật, tinh thần kinh doanh và cùng với những cái trên, một mức thịnh vượng ngày càng tăng cho toàn bộ xã hội. Tôi cũng coi các giá trị của tăng trưởng kinh tế và tăng mức sống mà nó mang lại là các giá trị căn bản. (Tuy, không cực đoan và phiến diện đến mức, như những người sẵn sàng từ bỏ nền dân chủ vì nó.) Ngoài lí lẽ vì sự tăng vật chất, có một lí lẽ khác đã được nhắc tới trước đây: chính sự tồn tại của hệ thống tư bản chủ nghĩa là một điều kiện không thể thiếu được cho một nền dân chủ hoạt động. Những lợi ích này theo thang giá trị của tôi chiếm ưu thế hơn những bất lợi của chủ nghĩa tư bản. Tôi thừa nhận rằng có những người cân nhắc các lợi thế và bất lợi theo cách khác.

Và cuối cùng, tôi coi sự biến đổi của khu vực Trung Đông Âu là một thành công bởi vì nó xảy ra một cách hòa bình, không có bạo lực. Kinh nghiệm sống của riêng tôi hẳn đã cho cảm tưởng tạo thành các quan điểm của tôi liên quan đến việc này. Tôi đã trải qua một cuộc Chiến tranh Thế giới, những sự săn lùng đẫm máu, các chế độ độc tài cứng rắn và mềm, các chiến dịch trả thù và hành hình không có xét xử, việc hành hình và bỏ tù những người bạn. Đã đủ rồi! Đối với tôi, đặc biệt có giá trị là lần này máu đã không chảy, đã chẳng có ai bị giết hay bị bỏ tù. Tôi thừa nhận rằng có những người nhìn các thay đổi này theo cách khác. Họ tin rằng sự thay đổi đã có thể xảy ra sớm hơn giả như chế độ trước đó bị đánh đổ sớm hơn, cho dù cả bằng vũ khí. Có những người chỉ trích sự thiếu trừng phạt những kẻ phạm tội và trả lại công lí.

Sự thực rằng các tác động bên ngoài đã đóng vai trò lớn giữa những động lực đứng đằng sau những thay đổi này không làm thay đổi ý kiến thuận lợi của tôi. Các tác động nước ngoài, như trí thức, kinh nghiệm, văn hoá và vốn đã chảy vào các nước Trung Đông Âu, làm cho họ có khả năng hội nhập tốt hơn vào EU và vào một thế giới toàn cầu hoá. Tôi biết điều này làm bực mình một số người, vì họ lo bảo vệ các truyền thống dân tộc. Họ cũng có thể bị quấy rầy bởi sự thực rằng tất cả những thứ này không thể tránh khỏi sẽ tạo ra những giới hạn đối với chủ quyền chính trị của riêng các quốc gia. Tôi thú nhận rằng chúng ta đối mặt với một sự đánh đổi, một trade-off, khó khăn.

Tôi đã cố gắng bày tỏ một cách cởi mở và không vòng vo sự xếp hạng các giá trị tạo cơ sở cho phán xét riêng của tôi. Tôi không làm điều này vì mục đích để tôi lí lẽ ủng hộ nó. Không có chỗ ở đây cho sự tranh luận duy lí, cái mà các nhà kinh tế chúng ta luôn luôn thử làm. Có những quan niệm siêu-duy lí (meta-rational), các niềm tin và những mong mỏi ẩn giấu đằng sau những đánh giá này — và ở khía cạnh này, không thể tránh khỏi rằng sẽ có ý kiến khác nhau giữa các cá nhân có những thế giới quan khác nhau. Ngay cho dù — từ viễn cảnh của các sự kiện lớn của lịch sử thế giới — giả như chúng ta có thống nhất về cái thực sự đã xảy ra ở khu vực Trung Đông Âu, chúng ta không thể tính đến đồng thuận, rằng chúng ta đánh giá nó như thế nào.
3. Từ góc độ của cuộc sống hàng ngày

3.1. Những rắc rối và các mối lo

Những cảm giác được và mất, vui và đau buồn trộn lẫn trong cuộc sống của mỗi người, hoặc tham gia vào hoặc như người quan sát đồng cảm của sự biến đổi xảy ra ở khu vực Trung Đông Âu. Tôi đứng xa chiến dịch “tuyên truyền thắng lợi” rẻ tiền. Chúng ta không đối mặt với những khó khăn tưởng tượng, hay với những lo âu của phần nhỏ dân chúng; chúng ta đối mặt với những hiện tượng rất thực tế và tiêu cực nghiêm trọng.

Lúc bắt đầu của thời đại mới, thu nhập thực tế của đa số công dân sống trong khu vực Trung Đông Âu thấp đáng kể dưới trung bình của các nước thành viên EU, và một phần đáng kể đã ở mức đói nghèo. Kể từ khi đó, — cho dù thế giới đã thay đổi quanh chúng ta đến thế nào, — thu nhập thực tế của một phần đáng kể dân cư vẫn không thay đổi, và nhiều trong số những người nghèo vẫn bị mắc kẹt ở mức sống thấp trước kia của họ. Và không ít những người, mà thu nhập của họ bị giảm một cách có thể cảm nhận được. Không chắc, rằng sự giảm sút ở tất cả họ là do sự thay đổi chế độ gây ra, nhưng chắc chắn đã xảy ra trong thời kì từ 1990. Họ là những người, coi mình là nạn nhân dứt khoát của kỉ nguyên này.

Sự sắp xếp lại đầy kịch tính đã xảy ra trong lĩnh vực phân chia thu nhập và tiêu dùng. Dù cho những người phê phán hệ thống xã hội chủ nghĩa có phàn nàn một cách có lí rằng đã tồn tại những đặc ân vật chất, sự phân chia thu nhập và tiêu dùng nói chung nằm trong một dải khá hẹp. Mười đến mười lăm năm kể từ đó đã là đủ để ảnh hưởng đến sự tăng rő rệt của mức bất bình đẳng, như các Bảng 6 và 7 cho thấy.14 Một mặt, mức giàu có phô trương trước kia không biết đến đã được biểu lộ, còn mặt khác, sự nghèo đói ít nổi bật trước kia, đã ăn sâu và trở nên rő rệt hơn. Điều này làm tổn thương cảm nhận công bằng xã hội của nhiều cá nhân không phải là các nạn nhân của sự sắp xếp lại.





Bảng 6

Phân chia thu nhập – các hệ số Gini


Nước

Trước chuyển đổi

1987-1989

Giữa chuyển đổi

1996-1997

Sau chuyển đổi

2001-2003

Phần trăm thay đổi từ trước sang sau chuyển đổi

C.H. Czech

19,8

23,9

23,4

18

Estonia

28,0

36,1

39,3

40

Ba Lan

27,5

33,4

35,3

28

Latvia

26,0

32,6

35,8

38

Litva

26,3

30,9

35,7

36

Hungary

22,5

25,4

26,7

19

Slovakia

19,4

24,9

26,7

38

Slovenia

21,0

24,0

24,4

16

TĐ–8

23,8

28,9

30,9

29

EU–15

26,9

27,8

28,6

7

Ghi chú: Hệ số Gini là một số đo về sự bất bình đẳng về phân chia thu nhập. Nó bằng 0 trong trường hợp bình đẳng thu nhập hoàn toàn (thu nhập của mọi người đều bằng nhau) và bằng 100 trong trường hợp bất bình đẳng hoàn toàn (một hộ gia đình nhận tất cả thu nhập). Trong bảng này các ước lượng dựa trên các hàm phân bố được nội suy từ số liệu các nhóm từ những điều tra khác nhau về ngân sách hộ gia đình. Phạm vi bao phủ của điều tra có thể thay đổi theo thời gian. Chúng tôi tính các số liệu liên quan đến phân bố thu nhập cá nhân trên cơ sở thu nhập trên đầu người của các hộ gia đình. Khi tính trung bình EU đã thiếu 5 điểm dữ liệu: Bỉ (2), Tây Ban Nha (2) và Bồ Đào Nha (1).

Nguồn: Trên cơ sở cơ sở dữ liệu UNICEF IRC TransMONEE 2004 Database chúng tôi đã thu thập các số liệu TĐÂ-8 từ nhiều nguồn khác nhau. Số liệu EU-15: OECD Society at a Glance: OECD Social indicators 2005World Development Indicators 2005 của World Bank.

Các vấn đề nghiêm trọng được liệt kê ở trên gắn với vấn đề công ăn việc làm. Thất nghiệp mở đã là xa lạ trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; tỉ lệ có việc làm đã rất cao, mọi người lao động đã có thể cảm thấy an toàn ở nơi làm việc của mình. Quả thực, đã phổ biến một bất cân bằng ngược. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những thiếu hụt kinh niên, bao gồm cả thiếu hụt lao động kinh niên — chí ít, ở các nước Trung Đông Âu phát triển hơn và công nghiệp hoá hơn. Dù nó đã có tác động như thế nào lên hiệu quả, các công nhân đã cảm thấy an toàn về việc làm. Chuyện này đã chấm dứt. Tỉ lệ có việc làm đã giảm sút đáng kể và thất nghiệp mở lại xuất hiện. Tỉ lệ của nó khác nhau tuỳ từng nước và có một số nước Trung Đông Âu nơi các tỉ lệ phần trăm là thấp hơn trung bình toàn Châu Âu và có những nước cao hơn, như Bảng 8 cho thấy. Thất nghiệp thực sự đã giáng xuống xã hội như một tổn thương, như thấy ở Bảng 9.




Bảng 7

Bất bình đẳng trong phân chia thu nhập và tiêu dùng








Phần thu nhập hay tiêu dùng (phần trăm)

10% giàu nhất so với 10% nghèo nhất

20% giàu nhất so với 20% nghèo nhất













Năm

khảo sát


10% nghèo nhất

20% nghèo nhất

20% giàu nhất

10% giàu nhất

























C.H. Czech

1996

4,3

10,3

35,9

22,4

5,2

3,5

Estonia

2000

1,9

6,1

44,0

28,5

14,9

7,2

Ba Lan

1999

2,9

7,3

42,5

27,4

9,3

5,8

Lativa

1998

2,9

7,6

40,3

25,9

8,9

5,3

Litva

2000

3,2

7,9

40,0

24,9

7,9

5,1

Hungary

1999

2,6

7,7

37,5

22,8

8,9

4,9

Slovakia

1996

3,1

8,8

34,8

20,9

6,7

4,0

Slovenia

1998/99

3,6

9,1

35,7

21,4

5,9

3,9

TĐÂ-8

1996–2000

3,1

8,1

39,5

24,9

8,2

5,0

EU–15

1994–2000

2,7

7,4

40,2

25,1

9,6

5,6

Nguồn: UN Human Development Report 2004 database.




Bảng 8

Công ăn việc làm

(1989 =100)

Nước

1990

1991

1992

1993

1996

1999

2002

2003




























C.H. Czech

99,1

93,6

91,2

89,8

93,5

88,2

88,0

87,4

Estonia

98,6

96,3

90,9

83,5

74,0

69,2

70,0

71,0

Ba Lan

95,8

90,1

86,4

84,3

88,3

90,4

85,8

85,2

Lativa

100,1

99,3

92,1

85,7

72,4

73,9

75,4

76,8

Litva

97,3

99,6

97,4

93,4

87,0

85,0

82,0

83,9

Hungary

96,7

86,7

78,1

73,1

69,8

72,9

74,1

75,1

Slovakia

98,2

85,9

86,9

84,6

85,5

82,3

82,1

83,6

Slovenia

96,1

88,6

83,7

81,3

78,7

80,1

82,8

82,1

TĐÂ-8

96,9

90,9

87,0

84,2

85,5

85,8

83,5

83,4

EU–15

101,8

102,3

101,1

99,6

100,7

105,2

109,2

109,5

Nguồn: UN ECE Economic Survey of Europe 2005, n. 1, p. 125.




Bảng 9
Tỉ lệ thất nghiệp





(Phần trăm của lực lượng lao động)

Nước

1990

1992

1993

1996

1999

2002

2003


C.H. Czech

0,7

2,6

3,5

3,5

9,4

9,8

10,3

Estonia

..

1,6

5,0

5,6

6,7

6,8

6,1

Ba Lan

6,5

14,3

16,4

13,2

13,1

20,0

20,0

Lativa

..

2,3

5,8

7,2

9,1

8,5

8,6

Litva

..

3,5

3,4

6,2

10,0

10,9

9,8

Hungary

1,7

12,3

12,1

10,5

9,6

8,0

8,4

Slovakia

1,6

10,4

14,4

12,8

19,2

17,4

15,6

Slovenia

..

13,3

15,5

14,4

13,0

11,3

11,0

TĐÂ-8

4,4

10,6

12,4

10,6

12,1

15,4

15,3

EU–15

7,3

8,7

10,0

10,2

8,7

7,7

8,1


Ghi chú: Các số liệu cho Estonia chỉ là những người tìm việc làm cho đến 1999.

Nguồn: Tỉ lệ thất nghiệp được đăng kí đối với TĐÂ-8 là từ UN ECE Economic Survey of Europe 2004, n.2, p. 85; Tỉ lệ thất nghiệp chuẩn cho EU-15 từ UN ECE Economic Survey of Europe 2005, n.1, p. 126.

tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương