Ở Đông Âu Kornai János Bài học chuyển đổi



tải về 1.57 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.57 Mb.
#10727
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

Sự an toàn việc làm đã biến mất. Điều này đã xảy ra đúng vào lúc khi bản thân cuộc sống trở nên bấp bênh hơn trên vô số mặt. Trong các xã hội xã hội chủ nghĩa, những người tránh hoạt động chính trị rủi ro thì có hoàn cảnh sống tương đối vững chắc và có thể tiên liệu được. Bây giờ, đột ngột, tất cả mọi thứ đều chuyển động và chẳng thể biết trước thứ gì cả. Trước kia, một công ti tồn tại vĩnh viễn; ngày nay, chúng được thành lập và phá sản từ ngày này sang ngày kia. Trước kia, các giá tiêu dùng được cố định trong các thời kì dài, bây giờ chúng liên tục biến động. Công dân trung bình không thể hiểu được lãi suất, hay thậm chí tỉ giá hối đoái. Dù thường đã là cực kì khó để có được một căn hộ, một khi bạn đã có, bất luận với tư cách người thuê hay người sở hữu, đã hầu như là không thể để bị đuổi đi. Ngày nay, bạn có thể bị đuổi đi đơn giản vì không trả được tiền thuê. Khi nhà nước cảnh sát bị dỡ bỏ, an ninh công cộng xuống cấp. (Xem Bảng 10.) Tất cả mọi thứ, đã bị các nhà chức trách và bộ máy quan liêu làm cho hóa cứng, trở nên lỏng, rủi ro và bấp bênh do ảnh hưởng của các lực lượng thị trường, cạnh tranh, và các quyền công dân đảm bảo nhiều quyền tự do đi lại hơn.




Bảng 10
Tỉ lệ phạm tội





(1989 = 100)

Nước

1990

1994

1998

2002
















C.H. Czech

180

309

355

313

Estonia

124

200

270

321

Ba Lan

161

163

192

253

Lativa

117

146

137

190

Litva

118

189

260

247

Hungary

153

175

272

193

Slovakia

150

293

198

227

Slovenia

96

110

139

193

TĐÂ-8

156

194

228

249


Ghi chú: Số liệu phạm tội chỉ bao phủ tội phạm được báo cáo và đăng kí. Tỉ lệ phạm tội thay đổi tùy thuộc vào quy định quốc gia

Nguồn: UNICEF IRC TransMONEE 2004 Database.

Tham nhũng cũng đã tồn tại trong cả chế độ cũ nữa, chủ yếu trong các lĩnh vực của những ưu ái có đi có lại được ban cho thông qua các mối quan hệ chính trị hay cá nhân. Dù đã có thậm chí các vụ đút lót, những vụ này thường ít thấy và nói chung đã xảy ra ở các mức thấp hơn của nền kinh tế “thiếu hụt”, để “bôi trơn”. Đa số các hoạt động tham nhũng vẫn không nhìn thấy được và ở đằng sau hậu trường. Ngày nay tham nhũng phổ biến khắp mọi nơi trong vô số các giao dịch trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa, trong các giao dịch tư lớn và nhỏ, và ở các mức cao nhất và thấp nhất của hệ thống thứ bậc chính quyền và xã hội. Nhiều trường hợp tham nhũng mà mọi người đều biết. Tất cả mọi người đều tức giận, và nhiều người — thường bất đắc dĩ —trở nên bẩn. Hầu như không thể tránh bị dính vào giao dịch nào đấy nơi một bên hay bên kia tham gia vào các giao dịch mờ ám nhất định, và nơi hoặc khách hàng, công dân, người bán hay người mua, lại không thử đút lót, hay bị dính vào một sơ đồ lẩn tránh thuế giả hiệu loại nào đấy.




Bảng 11

Niềm tin vào Quốc hội và các thể chế khác




Quốc hội

Lĩnh vực dân sự

Hệ thống giáo dục




(phần trăm có niềm tin vào)

C.H. Czech

12,2

21,8

54,6

Estonia

27,0

40,4

73,9

Ba Lan

32,8

32,6

81,2

Lativa

27,5

49,2

73,7

Litva

10,6

20,6

66,6

Hungary

34,0

49,6

64,3

Slovakia

42,8

38,7

76,3

Slovenia

25,3

25,3

80,3

TĐÂ-8

29,3

33,8

73,7

Áo

40,7

42,4

86,2

Bỉ

39,1

46,1

77,9

Đan Mạch

48,6

54,9

75,0

V.Q. Anh

35,5

45,9

66,3

Phần Lan

43,7

40,9

88,8

Pháp

40,6

45,9

68,4

Hi Lạp

29,0

20,2

37,0

Hà Lan

55,3

37,5

73,1

Irelvà

31,1

59,3

86,4

Luxemburg

62,7

59,5

67,8

Đức

35,7

38,7

72,6

Italia

34,1

33,2

53,2

Bồ Đào Nha

49,2

53,6

59,8

Tây Ban Nha

46,4

40,5

67,6

Thụy Điển

51,1

48,8

67,8

EU–15

39,1

41,1

66,8

Ghi chú: Những người được phỏng vấn được yêu cầu cho câu trả lời đối với câu hỏi sau: “Về mỗi mục được liệt kê hãy cho biết bạn có bao nhiêu niềm tin vào chúng; rất nhiều, khá nhiều, không mấy, hoàn toàn không?”. Những người trả lời rất nhiều và khá nhiều được tính là có niềm tin.

Nguồn: Halman (2001, pp. 187 và 192).


Bảng 12
Sự thỏa mãn nói chung





1990-1993

1995-1997

1999-2002

Nước

(trung bình trên thang từ 1 đến 10)

C.H. Czech

6,37

..

7,06

Estonia

6,00

5,00

5,93

Ba Lan

6,64

6,42

6,20

Lativa

5,70

4,90

5,27

Litva

6,01

4,99

5,20

Hungary

6,03

..

5,80

Slovakia

6,15

..

6,03

Slovenia

6,29

6,46

7,23

TĐÂ-8

6,40

6,20

6,20

Áo

6,51

..

8,03

Bỉ

7,60

7,93

7,43

Đan Mạch

8,16

..

8,24

V.Q. Anh

7,49

7,46

7,40

Phần Lan

7,68

7,78

7,87

Pháp

6,78

..

7,01

Hi Lạp

..

..

6,67

Hà Lan

7,77

..

7,85

Irelvà

7,88

..

8,20

Luxemburg

..

..

7,81

Đức

7,22

7,22

7,42

Italia

7,30

..

7,17

Bồ Đào Nha

7,07

..

7,04

Tây Ban Nha

7,15

6,61

7,03

Thụy Điển

7,97

7,77

7,64

EU–15

7,26

7,24

7,30

Ghi chú: Người trả lời được yêu cầu đánh dấu trả lời của họ từ 1 (không thỏa mãn nhất) đến 10 (thỏa mãn nhất): “Xét tất cả mọi thứ bạn thỏa mãn thế nào với cuộc sống của mình những ngày này”. Độ lớn điển hình của mẫu là 1.000 người trả lời cho mỗi nước.

Nguồn: World Values SurveyEuropean Values Survey; xem website sau . Sanfey và Teksoz (2005) sử dụng các số liệu này để nghiên cứu sự thỏa mãn nói chung trong các nước hậu xã hội chủ nghĩa. Bảng báo cáo số liệu tổng kết cho các nước EU-8 ở tr. 17 của bài báo của họ. Tôi biết ơn Peter Sanfey và Utku Teksos (EBRD), những người đã trực tiếp cung cấp cho tôi số liệu bổ sung cho các nước EU-15 và số liệu cho trung bình các khu vực.


Người dân cũng khó chịu về những sự lộn xộn hiện hữu trên vũ đài chính trị. Nhiều người coi hệ thống đa đảng đã không tạo các điều kiện cho cạnh tranh chính trị điềm tĩnh, mà lại gây ra cuộc chiến vô lương tâm vì quyền lực, sự dối trá, những lời hứa rỗng tuếch và sự chỉ trích liên miên của phe đối lập chống lại bất kì ai đang nắm quyền. Một phần đáng kể dân chúng không đủ tin vào Quốc hội của họ. Về khía cạnh này, sự khác biệt giữa 15 thành viên cũ và 8 thành viên mới của EU là rất lớn như Bảng 11 cho thấy. Các chính trị gia bị nghi ngờ dính vào tham nhũng, đôi khi vì họ đã vi phạm luật, hay chí ít luật bất thành văn về đạo đức, và đôi khi vì họ bị các đối thủ chính trị vu cáo.

Tôi đã nhắc đến một số vấn đề nghiêm trọng nhất. Mặc dù tôi có thể tiếp tục, tôi nghĩ ngần ấy phải là đủ để minh họa rằng chúng ta không nói về những phiền phức vặt vãnh, mà về những vấn đề thật sự ngột ngạt và nghiêm trọng.
3.2. Tâm tính xã hội
Đã có nhiều khảo sát đánh giá tâm trạng phổ biến và tâm tính xã hội của công dân của các nước Trung Đông Âu. Chúng chứng tỏ rằng những ý kiến này bị chia rẽ. Có nhiều người trả lời trong các quốc gia thành viên cũ của EU đã trả lời “có” cho câu hỏi đơn giản (hay có vẻ đơn giản) “Bạn có thỏa mãn với cuộc sống của mình?” hơn ở 8 nước thành viên được xem xét, như Bảng 12 cho thấy. Tỉ lệ các câu trả lời phủ định thay đổi tùy từng nước, như ở Bảng 13. Như một số gần đúng hóa ra là, cứ một trong ba người ở khu vực này hoặc hơi không hay rất không hài lòng với cuộc sống của mình.15
3.3. Các vấn đề nhận thức

Cường độ phản ứng của nhân dân với những rắc rối, hay mức độ cay đắng của họ không chỉ phụ thuộc vào độ trầm trọng thực sự của những khó khăn gắn với bản thân vấn đề. Khi ai đó trải qua gian khổ, hay quan sát người bị phiền muộn với sự đồng cảm, phụ thuộc rất nhiều vào người đó cảm nhận vấn đề ra sao, và xử lí nó thế nào. Chúng ta hãy thử khảo sát một số trong những vấn đề nhận thức quan trọng nhất từ quan điểm của chủ đề của chúng ta.

1. Trước khi cái gì đó xảy ra chúng ta ấp ủ những hi vọng và kì vọng nhất định. Sau khi nó xảy ra chúng ta thường thất vọng.16 Khi sự thất vọng với chủ nghĩa xã hội bắt đầu rất phổ biến, những kì vọng trở nên mạnh mẽ. Hi vọng nổi lên rằng một sự thay đổi hệ thống sẽ giải quyết tất cả các vấn đề, một cách nhanh chóng, cho mọi người.

Những hi vọng đúng đắn bị trộn lẫn với những quan niệm sai và những ảo tưởng nhầm. Các từ giống như “phương Tây”, “thị trường”, “cạnh tranh”, và “dân chủ”, đã tạo liên tưởng đến những hình ảnh hoang đường hứa hẹn ánh sáng mà không có bóng tối. Hiếm có những lời điềm tĩnh, gây tỉnh táo, đặc biệt từ miệng của những người đáng tin cậy. (Khi những người ủng hộ chế độ cũ xỉ vả chống lại chủ nghĩa tư bản, thì ngày càng ít người lắng nghe họ.)

Những hi vọng lớn đầu tiên được gáo nước lạnh của suy thoái chuyển đổi nghiêm trọng của các năm 1990. Người dân vừa đủ thời gian hồi tỉnh, thì lại bắt đầu hình thành những kì vọng mới và phi thực tế, lần này liên quan đến tư cách thành viên trong Liên minh Châu Âu. Những cụm từ khác nhau nhắc đến “hội tụ”, và những hứa hẹn về sự hỗ trợ nhiều mặt do EU cung cấp đã nhen lên các kì vọng này. Nhiều người đã tin tưởng với sự nóng vội ngây thơ, rằng những lợi thế của sự gia nhập sẽ nhanh chóng có thể cảm nhận được.


Bảng 13
Sự thỏa mãn nói chung: phân bố của các câu trả lời

(phần trăm số trả lời)



Nước

nói chung không thỏa mãn

không thực sự thỏa mãn

khá thỏa mãn

rất thỏa mãn
















C.H. Czech

5

26

57

10

Estonia

11

35

47

6

Ba Lan

9

28

50

11

Lativa

8

35

49

6

Litva

10

32

51

5

Hungary

11

34

45

9

Slovakia

13

33

48

6

Slovenia

2

12

65

20

TĐÂ-8

9

29

50

10

EU–15

4

17

60

19

Ghi chú: Những người trả lời đã được hỏi: “Nhìn toàn thể, nói chung bạn có thỏa mãn với cuộc sống của mình? Bạn nói bạn …?”

Source: Eurobarometer Public Opinion in the Cvàidate Countries khảo sát được tiến hành tháng 10-11 năm 2003; xem website .

Các vấn đề là lớn. Nhưng chúng được phóng đại thành thậm chí lớn hơn nữa như kết quả của sự thất vọng.

2. Hiện tượng được biết kĩ trong tâm lí học xã hội là, người ta cảm thấy thế nào về cái gì đó phụ thuộc không chỉ vào hoàn cảnh thực tế, mà cũng vào cá nhân đó so sánh mình với ai. Trong thời kì nới lỏng của hệ thống xã hội chủ nghĩa, người dân sống ở ngoại vi phía tây của đế chế Soviet đã tự an ủi mình bằng sự lưu ý rằng họ vẫn còn khá hơn những người sống ở Liên Xô. Đặc biệt ở một nơi như Hungary, đất nước tôi, nơi những thí nghiệm với những cải cách kinh tế-thị trường đã được tiến hành một thời gian, sự tự tin này thậm chí nghe có vẻ đáng tin. Nhưng khi biên giới của các nước này được mở, và đặc biệt bây giờ họ trở thành các quốc gia thành viên EU, “các điểm dẫn chiếu” nói chung đã dịch chuyển. Mọi người bắt đầu so sánh tình hình của riêng mình với của người Đức, Pháp hay Bắc Âu. Tất nhiên, tiêu chuẩn so sánh của ai đấy càng cao, thì người ấy càng thất vọng với nơi mình sống. Sự nôn nóng là có thể hiểu được: bây giờ chúng ta là thành viên của EU, khi nào chúng ta sẽ đuổi kịp các quốc gia bạn thành viên? Nhưng nó cũng dẫn đến những mong muốn vô vọng. Những người bám lấy khung dẫn chiếu phương Tây chắc vẫn thường xuyên cay đắng, nóng vội và vỡ mộng.

3. Người dân rất dễ quên; cả trí nhớ tập thể và cá nhân là rất không đáng tin cậy. Các thập niên trước đây, chúng ta bị tràn ngập bởi những phàn nàn từ các cá nhân bởi vì mặt hàng tiêu dùng nào đó không sẵn có: phải đợi nhiều năm để có một chiếc xe hay một căn hộ hay một điện thoại. Ngày nay có vẻ là tôi, tác giả một thời của cuốn sách có đầu đề Kinh tế học về sự Thiếu hụt (1980), sẽ còn sót lại như người duy nhất ở Đông Âu vẫn còn nhớ đến nền kinh tế thiếu hụt và cảm thấy niềm vui thực sự rằng nó đã qua. Sự thiếu hụt kinh niên đã được cung dồi dào thay thế. Ngày nay, người dân cằn nhằn rằng chúng ta chìm ngập trong số không thể tin nổi của các sản phẩm, rằng giá cao đến mức không thể mua nổi và rằng “xã hội tiêu thụ” hành hạ người dân.

Như một kết quả của những trí nhớ hoạt động tồi này, mà các thành quả quan trọng cơ bản, các lợi ích vật chất và phi vật chất bị xem thường (như quyền tự do ngôn luận, tụ họp và đi lại, sự cạnh tranh tự do của các ý tưởng, quyền được phản đối và v.v.), dù là chúng có thể thấy rő ràng trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Thay vào đó, các khó khăn hiện thời nhận được trọng lượng tương đối lớn hơn.

Trong một khảo sát năm 2004, các cá nhân được yêu cầu chỉ ra trên một thang từ -100 đến 100 đánh giá của họ về chính phủ hiện thời so với chính phủ trước khi thay đổi hệ thống chính trị, như thấy trong bảng 14 và trong diễn giải nó của Rose (2005). Mặc dù các chính phủ đương nhiệm nhận được các điểm cao hơn, đáng chú ý rằng những đánh giá cho hệ thống trước kia không thấp hơn mấy. Một cách kì quái, tất cả những thứ này dẫn đến những cảm giác luyến tiếc. Nhiều trong số những người, nếu đã không là những người phản kháng tích cực chống lại hệ thống cộng sản, nhưng chí ít đã càu nhàu và mong đợi sự thay đổi, bây giờ phát hiện ra: trật tự cũ cũng chẳng đến nỗi tồi như vậy.17




Bảng 14
Thái độ đối với chế độ: cũ, mới, và tương lai





Chế độ cũ

Hiện thời

5 năm nữa

Nước

(phần trăm số trả lời tích cực)

C.H. Czech

32

69

82

Estonia

55

75

79

Ba Lan

51

51

67

Lativa

50

51

71

Litva

59

70

84

Hungary

58

64

81

Slovakia

51

51

65

Slovenia

68

69

74

TĐÂ-8

50

57

72

Ghi chú: Những người trả lời đã được hỏi: “Đây là thang điểm xếp hạng hệ thống chính phủ của chúng ta hoạt động ra sao. Đỉnh, cộng 100 là tốt nhất và trừ 100 là tồi nhất. Bạn sẽ xếp chế độ Cộng sản cũ/ chế đội cai trị hiện hành với bầu cử tự do và nhiều đảng/ hệ thống cai trị trong 5 năm trong tương lai vào chỗ nào?”

Nguồn: Rose (2005, p. 17)

4. Cuối cùng, tôi muốn nhắc đến những thiếu sót của phân tích nhân quả.


3.4. Phân tích nhân quả

Có nhiều nguyên nhân của các vấn đề và những khó khăn mà nhân dân Trung Đông Âu phải chịu. Tôi sẽ chỉ nhấn mạnh vài trong số đó.

Mức phát triển của khu vực đã tụt hậu sau phương Tây. Đây không phải là hiện tượng mới; tình hình đã là như vậy hàng thế kỉ. Như ta có thể thấy ở Bảng 15, trong thời kì xã hội chủ nghĩa lỗ hổng tương đối này đã rộng ra hơn nữa. Có cơ hội tốt để sự tụt hậu tương đối này sẽ dần dần biến mất, nhưng không thể xảy ra loại điều mầu nhiệm trong cơ cấu xã hội-kinh tế-chính trị, cơ cấu sẽ lấp đầy khe hở (không phải khe hở, mà là vực thẳm!) trong tương lai gần, như cho thấy trong Bảng 16. Nhiều hiện tượng tiêu cực, cũng như sự nghèo đói, sự tụt hậu trong phát triển kĩ thuật, và sự khan hiếm các nguồn lực sẵn có cho chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nghiên cứu khoa học, có thể được giải thích trước hết (nhưng không chỉ riêng) bằng sự thực rằng khu vực ở mức phát triển trung bình, đứng xa sau các nước đi đầu.

Một phần của những khó khăn cũng nảy sinh từ sự thực rằng chúng ta đang trong quá độ. Đã phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất, trong khi các dây chuyền sản xuất cũ đã chấm dứt, cái mới đã không thế chỗ chúng ngay tức khắc. Trong quá trình biến đổi thể chế đã nảy sinh khoảng trống mới, các lỗ hổng mới và thiếu quy chế. Trong khi ở nhiều nơi người ta đã loại bỏ đội ngũ cũ, còn đội ngũ mới vẫn chưa có kinh nghiệm. Sự thực rằng những khó khăn này mang tính quá độ là không đủ để làm yên lòng bất cứ ai, vì khó để đợi cho chúng biến mất.



Những vấn đề khác bắt nguồn từ chính bản chất của hệ thống. Giống mọi hệ thống, chủ nghĩa tư bản có những tính chất tiêu cực nội tại nhất định. Chừng nào chủ nghĩa tư bản còn là chủ nghĩa tư bản, sẽ có thất nghiệp, sẽ có sự bất bình đẳng thu nhập, sẽ có những người thắng và kẻ thua về kinh tế, và sẽ có quảng cáo thái quá và v.v. Các chính sách khôn ngoan, nhìn xa trông rộng và nhất quán của chính phủ có thể giảm nhẹ một số những lỗi genetic nhưng không thể loại bỏ chúng hoàn toàn. Những người tin vào hệ thống tư bản chủ nghĩa một cách nghiêm túc và điềm đạm sẽ chấp nhận các vấn đề này bởi vì, bất chấp các thiếu sót của nó, vẫn thấy nó có lợi hơn hệ thống xã hội chủ nghĩa.


Bảng 15
So sánh lịch sử với Áo


























Nước

1870

1913

1937

1950

1980

1989

2000




(GDP của Áo = 100)

CzehSlovakia

62

60

91

94

58

54

43

Ba Lan

51

50

61

66

42

35

36

Hungary

59

61

81

67

46

42

36

Ghi chú: CzehSlovakia năm 2000 là trung bình gia quyền của C.H. Czech và Slovakia

Nguồn: Tính từ cơ sở dữ liệu OECD đi cùng Maddison (2003)




Bảng 16
Thời gian đuổi kịp Tây Âu

(năm)

Nước

100 % của EU–14

80% của EU–14


C.H. Czech

38

21

Estonia

60

45

Ba Lan

72

55

Lativa

74

59

Litva

68

52

Hungary

46

31

Slovakia

48

33

Slovenia

30

9

TĐÂ-8

55

38

Ghi chú: EU 14 có nghĩa là tất cả các thành viên cũ, trừ Luxemburg. Kết quả dựa trên giả thiết tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người thực tế là 1,74% ở EU 14.

Nguồn: Wagner và Hlouskova (2005, p. 367)


Bảng 17
Sự ủng hộ các lựa chọn khả dĩ không dân chủ
(Tỉ lệ phần trăm những người cho là tốt hơn)

Nước

Cộng sản

Quân đội

Độc tài

C.H. Czech

18

1

13

Estonia

8

2

40

Ba Lan

23

6

33

Lativa

7

4

38

Litva

14

5

40

Hungary

17

2

17

Slovakia

30

3

25

Slovenia

23

6

27

TĐÂ-8

21

4

29

Ghi chú: Những người trả lời đã được hỏi: “Hệ thống cai trị hiện tại không phải là hệ thống duy nhất mà nước ta đã có. Một số người cho rằng tốt hơn nếu đất nước được cai trị khác đi. Bạn nghĩ sao? Chúng ta nên quay lại hệ thống cộng sản? Quân đội nên lãnh đạo đất nước? Tốt nhất là có một nhà lãnh đạo mạnh người có thể quyết định nhanh mọi thứ?

Nguồn: Rose (2002, p. 10)

Cũng có thể nói hệt vậy về nền dân chủ. Những khối quần chúng khá lớn của những người Trung Đông Âu trở nên vỡ mộng với nền dân chủ, giống như những người yêu thất vọng. Các cuộc đấu khẩu trong quốc hội, nhiều khi chẳng có kết quả gì, sự kết án lẫn nhau của các đảng, những lời hứa dối trá, sự lấp liếm các vụ tai tiếng chọc tức họ. Thế nhưng đấy không phải là những bất thường gắn với các nền dân chủ trẻ! Các hiện tượng tương tự có thể quan sát thấy thường xuyên ở các nền dân chủ lớn với lịch sử lâu đời; chúng không chỉ giới hạn đối với các nước Trung Đông Âu đến sau. Tầm quan trọng của chân lí được phản ánh trong những lời nói của Churchill sẽ không bị bớt đi, tuy chúng đã được trích hàng triệu lần. Ngay cả có tất cả các thiếu sót của nó, nền dân chủ vẫn là một hệ thống tốt hơn bất cứ hình thức chuyên chế nào, bất chấp nhà độc tài có sáng suốt, được khai sáng hay trong sạch đến thế nào. Đáng tiếc, ở các nước Trung Đông Âu một phần không thể bỏ qua được của dân cư lại không nghĩ theo cách này. Bảng 17 lưu ý đến các hiện tượng đáng lo âu.

Những quyết định sai do các nhà chính trị - các chính phủ, đảng cầm quyền hay phe đối lập, hay lãnh đạo của các nhóm ủng hộ khác nhau – đưa ra có thể tạo ra những rắc rối, hay làm trầm trọng thêm những khó khăn đã tồn tại trước đấy, do những nguyên nhân khác gây ra. Hãy xét một thí dụ. Có thể nói chắc chắn rằng chủ nghĩa tư bản sinh ra sự bất bình đẳng. Nhưng các chính sách thuế ưu đãi người giàu trong khi làm khổ người bần cùng, hay các khoản trợ cấp nhà nước được phân chia tồi, có thể làm cho vấn đề còn tồi tệ hơn.

Tôi đã nhận diện 5 nguyên nhân khác nhau cho các vấn đề hiện thời, (mức phát triển trung bình, các vấn đề do chuyển đổi gây ra, các vấn đề đặc thù của chủ nghĩa tư bản và của nền dân chủ, và các quyết định sai do các chính trị gia đưa ra); và tất nhiên còn có các nguyên nhân khác. Một lí do cho sự tồn tại của cảm giác chung khó chịu trong xã hội là, các nguyên nhân bị đảo lộn trong đầu người dân. Trong các trường hợp đa-nguyên nhân, việc nhận diện khách quan và rő ràng và sự tách các nguyên nhân khác nhau đặt ra một nhiệm vụ khó khăn, ngay cả đối với các nhà phân tích chuyên nghiệp. Làm sao chúng ta có thể mong đợi phân tích tinh tế từ người dân có nghề khác?



3.5. Một lần nữa về những phán xét giá trị

Tôi muốn tránh diễn đạt những khái quát hóa sai lầm. Cho nên hãy để tôi lặp lại, như đã được nhấn mạnh ở trước, rằng công luận chia rẽ: các cá nhân cho những câu trả lời khác nhau đối với các câu hỏi khác nhau, từ thỏa mãn với những bảo lưu nhỏ, qua càu nhàu và phàn nàn, đến bực tức bất mãn. Tôi muốn đưa thêm vài nhận xét liên quan đến tâm tính của những người mà phán xét của họ thiên về tiêu cực.

Trong các phán xét tiêu cực có một sự hòa trộn đáng tiếc của sự xác định sự thực nửa đúng, nửa sai lầm, của sự phân tích nhân quả nửa có cơ sở, nửa nhầm lẫn, và của thang giá trị làm cơ sở cho sự phán xét, đẩy các giá trị của cuộc sống hàng ngày lên hàng đầu. Những người đánh giá từ viễn cảnh này không suy nghĩ trong triển vọng lịch sử dài hàng thế kỉ. Họ chẳng quan tâm hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa và trật tự chính trị dân chủ mang lại những kết quả gì trong tương lai xa. Họ trải nghiệm những vấn đề này hôm nay, họ đang chịu đựng chúng bây giờ, hay họ bị tổn thương nhìn những người khác chịu đựng bây giờ —và vì lí do này, kinh nghiệm của họ về thay đổi chế độ như một thất bại, hơn là một thành công.

Không ai có quyền coi thường những đánh giá tiêu cực của các cá nhân bị thất vọng. Không ai có quyền lên án họ về sự thiển cận, hay về sự mù quáng đối với sự toàn diện của những mối tương quan lịch sử lớn. Mỗi người chỉ có một cuộc đời.18 Ai đó, thí dụ ở tuổi năm mươi hay sáu mươi và nghèo, có lẽ cũng thất nghiệp sẽ không bù được bằng lời hứa rằng các thế hệ sau sẽ khá hơn, bởi vì người đó không có cơ hội để hưởng thụ nó. Thậm chí không dễ để khuyên thế hệ trẻ kiên nhẫn, bởi vì giây phút bị mất hôm nay thực sự không thể bù được bằng một giây phút khá hơn sau này.

Vì lí do này, liệu tôi có phải rút lại khẳng định được đưa ra trong nửa đầu của bài báo, khi tôi nói rằng sự biến đổi lớn lao của khu vực Trung Đông Âu có thể được đặc trưng như một thành công vô song? Không, tôi không muốn rút lại điều này. Tôi không tin là có thể- thậm chí được phép- tính toán một bảng cân đối tài sản loại nào đó cho mục đích tổng kết toàn diện phán xét giá trị: ngần này thành công (với dấu dương), ngần ấy thất bại (với dấu âm), và nếu cán cân là dương, thì thành công, nếu âm, thì phải coi là thất bại. Tôi không thể chấp nhận cách tiếp cận “bảng tổng kết tài sản” cộng đơn giản này.

Để đánh giá sự biến đổi được mô tả trong bài báo, tôi mở hai tài khoản, và tôi không hợp nhất hai tài khoản này. Trên một tài khoản, tôi vui mừng thừa nhận một thành công to lớn ở mức lịch sử-thế giới: một hệ thống được tạo ra ưu việt hơn hệ thống trước, không có đổ máu, với tốc độ không thể tin nổi. Trên tài khoản khác, tôi có một danh sách những kinh nghiệm tốt và xấu trong cuộc sống hàng ngày; nhiều niềm vui và nhiều đau đớn. Tôi coi là có thể hiểu được và có thể biện hộ được để nói rằng cái đã xảy ra trong khu vực này đồng thời có thể được coi là một thành công về tầm quan trọng lịch sử toàn cầu của nó, một thất bại trong nhiều khía cạnh quan trọng bởi vì nó gây ra đau khổ, cay đắng và thất vọng cho nhiều người đến vậy.



4. Về các nhiệm vụ của nghề kinh tế

Tôi không hề có ý định đổ lỗi cho người dân trên đường phố vì không có khả năng xử lí những kinh nghiệm của mình một cách hoàn hảo và có lẽ vì đã có những kết luận sai lầm trong đầu mình liên quan đến các vấn đề này. Nhưng tôi sẽ không cho cùng sự miễn thứ này đối với bản thân chúng ta, những người nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế học. Tôi không nêu vấn đề này chỉ cho những người tình cờ sống ở Trung Đông Âu, mà cho tất cả những ai quan tâm đến khu vực này hay đến các vấn đề tương tự, cho dù họ có sống ở bất cứ đâu.

Có lẽ chúng ta đã đi quá xa trong biến nhận xét nổi tiếng của Keynes thành của mình, theo đó, tất cả chúng ta đều là các xác chết trong dài hạn. Loại phân tích dài hạn thực tế, mà tôi đã thử trong nửa đầu của bài báo, là khá hiếm. Ngày nay trong nhiều chương trình Ph.D. các nhà kinh tế học thậm chí không buộc phải học lịch sử. Một trong những lí do cho đánh giá quá tiêu cực thịnh hành trong công luận Trung Đông Âu liên quan đến biến đổi to lớn hiện hành là, các học giả của các khoa học xã hội đã sao nhãng phân tích và đánh giá các kết quả bên trong khung khổ lịch sử cần thiết.

Các môn khoa học xã hội khác nhau bị tách rời không chỉ khỏi khoa học lịch sử, mà cũng khỏi lẫn nhau. Trước kia tôi cũng bắt gặp, nhưng bây giờ khi chuẩn bị cho bài báo này, tôi bắt gặp hiện tượng đáng tiếc rằng trong các tài liệu khoa học chính trị bàn về sự biến đổi từ nền độc tài sang nền dân chủ, ta hầu như không thấy dẫn chiếu nào đến những nghiên cứu của các nhà kinh tế học, trong khi các nhà kinh tế hầu như bỏ qua các công trình về khoa học chính trị. Không có cách tiếp cận liên ngành, thì để hiểu và đánh giá những biến đổi lớn là không thể.

Trào lưu chính của kinh tế học từ bỏ sự phê phán sâu sắc nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cho những người có quan điểm cực đoan. Ngay cả khi nó thừa nhận rằng có thể có các vấn đề, nó tự ru ngủ mình để tin rằng các vấn đề này có thể được giải quyết êm thấm bằng áp dụng các biện pháp thích hợp. Nó phủ nhận rằng hệ thống có thể có những thiếu sót nội tại, di truyền, không thể khắc phục được.

Trong nghề của chúng ta, sự tách bạch cẩn trọng và tận tâm giữa xác định các sự thực và sự đánh giá chúng là khá hiếm. Không có thói quen nêu ra một cách chân thật sự xếp hạng các giá trị ẩn giấu đằng sau tuyên bố của một nhà kinh tế học. Chúng ta coi là hiển nhiên rằng tất cả mọi người chia sẻ các giá trị ngầm định được nghề của chúng ta chấp nhận như tiên đề: tính hiệu quả, hiệu suất, tính cạnh tranh, tăng trưởng, có lẽ nguyên lí về phân chia hợp lí thu nhập; tuy vậy, ngoài những cái này, rất ít người chú ý đến các giá trị khác.

Có các nhà kinh tế học hàn lâm, những người vui lòng nói với cử tọa rộng hơn hay cho công chúng bạn đọc. Ngay cả những người không làm việc này, họ gây ảnh hưởng một cách gián tiếp. Các chính trị gia hàng đầu, các chính khách, các nhà kinh doanh, các phóng viên báo chí và các nhà phân tích, những người tạo dư luận, chú ý đến lời của họ. Chúng ta không chỉ có thể làm cho những biến đổi lớn thành công hơn bằng đưa ra những kiến nghị chính sách kinh tế đúng đắn, mà chúng ta cũng có thể đóng góp cho việc xử lí những kinh nghiệm sống một cách cân đối hơn, thông thạo hơn và để giúp người dân tìm thấy sự đánh giá đúng về những thay đổi trong đầu họ.

Sự biến đổi lớn ở Trung Đông Âu đã kết thúc. Không phải một lần tôi đã nghe nhận xét châm biếm từ các đồng nghiệp: “Với sự kết thúc này, thì khoa học lạ kì, ‘môn chuyển đổi học - transitology’ của các cậu cũng chấm dứt.” Tôi không tin vậy. Sự biến đổi của Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục như thế nào? Cái gì sẽ xảy ra ở Cuba? Và cũng không được phép chỉ chú ý đến những nước, nơi các đảng cộng sản vẫn cầm quyền. Sự biến đổi lớn sẽ xảy ra như thế nào ở Iraq dưới sự chiếm đóng quân sự nước ngoài? Iran sẽ biến đổi ra sao? Biến đổi nào sẽ xảy ra ở các nước Hồi giáo?

Mỗi sự biến đổi là khác nhau. Thế nhưng, có các nét chung. Và chúng ta chỉ có thể hiểu thật sự các tính chất độc nhất của mỗi nước nếu chúng ta so sánh nó với các nước khác. Không chỉ môn ‘transitology’ không kết thúc; công việc của nó vẫn chưa được bắt đầu với cách tiếp cận chín chắn mong muốn. Bằng bài báo này tôi muốn động viên sự nghiên cứu chu đáo những kiến thức đã được tích tụ đến nay về chủ đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO19
Bloch, M. (1989) [1939] Feudal Society (London: Routledge)

Braudel, F. (1972-1973) [1949] The Mediterranean and the Mediterranean World in the Age of Philip II (New York: Harper and Row)

Braudel, F. (1992) [1969-1979] Civilization and Capitalism, 15th-18th century. I-III.; I. The Structures of Everyday Life; II. The Wheels of Commerce; III. The Perspective of the World (Berkeley: University of California Press)

Brenner, R. (1976) ‘Agrarian Class Structure and Economic Development in Pre-Industrial Europe’, Past and Present, 70, pp. 30-75

Burke, P. (1990) ‘Interview Conducted by Karl Vocelka and Markus Reisenleitner’ http://www.univie.ac.at/Neuzeit/gburke.htm

Campos, N. F. and Coricelli, F. (2002) ‘Growth in Transition: What We Know, What We Don't, and What We Should’, Journal of Economic Literature, 40(3) (September), pp. 793-836

Csaba, L. (2005) The New Political Economy of Emerging Europe (Budapest: Akadémiai)

Dahl, R. A. (1971) Polyarchy: Participation and Opposition (New Haven: Yale University Press)

European Bank for Reconstruction and Development (2002) Transition Report (London: EBRD)

European Commission (2003) Comprehensive Monitoring Report of the European Commission of 5 November 2003 on the State of Preparedness for EU Membership of the Czech Republic, Estonia, Cyprus, Latvia, Lithuania, Hungary, Malta, Poland, Slovenia and Slovakia, 675 final (Brussels: European Union)

Haggard, S. và Kaufman, R. R. (2005) The Political Economy of Democratic Transitions (Princeton: Princeton University Press)

Hayek, F. von (1944) Road to Serfdom (Chicago: University of Chicago Press) [Con đường tới chế độ nông nô, tủ sách SOS2)

Halman, L. (2001) The European Values Study: A Third Wave, Tilburg: EVS, WORC, pp. 170

Hirschman, A. O. (1982) Shifting Involvements (Princeton: Princeton University Press)

Huntington, S. P. (1991) The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth Century (Norman: University of Oklahoma Press)

Karamzin, N. M. (2003) [1789-1790] Letters of a Russian Traveller (Oxford: Voltaire Foundation)

Klaniczay, G. (2001) ‘The Middle Ages’ in Smelser, N. J. and Baltes, P. B. (ed.) International Encyclopaedia of the Social & Behavioral Sciences (Amsterdam: Elsvier)

Kolodko, G. (2000) From Shock to Therapy: The Political Economy of Post-socialist Transformation (Oxford: Oxford University Press)

Kornai, J. (1980) Economics of Shortage (Amsterdam, New York: North-Hollvà Pub. Co.).

Kornai, J. (1992) The Socialist System (Princeton - Oxford: Princeton University Press - Oxford University Press) [Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa, NXB Văn hóa Thông tin, 2002]

Kornai, J. (1998) From Socialism to Capitalism: What is Meant by the 'Change of System' (London: Social Market Foundation) [Trong tuyển tập này].

Kornai, J. (2000) ‘Ten Years After 'The Road to a Free Economy', The Author Self-Evaluation’, in Pleskovic, B. và Stern, N. (ed.), Annual World Bank Conference on Development Economics 2000 (Washington, DC: The World Bank) [Trong Con đường dân tới nền kinh tế thị trường NXB Văn hóa Thông tin, 2002]

Le Goff, J. (1982) [1977] Time, Work, & Culture in the Middle Ages (Chicago: University of Chicago Press)

Losonczi, Ágnes (2005) Sorsba fordult történelem. Holnap Kiadó, Budapest

Maddison, A. (2003) The World Economy: Historical Statistics (Paris: OECD, Development Centre Studies)

McFaul, M. (2002) ‘The Fourth Wave of Democracy and Dictatorship’, World Politics, 54, pp. 212-244.

O'Donnell, G. A., Schmitter P. C. and Whitehead, L. (1988) Transitions from Authoritarian Rule: Comparative Perspectives (Baltimore: Johns Hopkins University Press)

Offe, C. (1996) Varieties of Transition: the East European and East German Experience (Cambridge, MA: Polity Press)

Pirenne, H. (1937) [1933] Economic and Social History of Medieval Europe, (New York: Harcourt, Brace and World Inc.)

Polányi, K. (1962) [1944] The Great Transformation: The Political and Economic Origins of Our Time (Boston: Beacon Paperback)

Przeworski, A. (1991) Democracy and the Market (Cambridge: Cambridge University Press)

Raeds, P. (2001) ‘When Were the Middle Ages?’ in Sogner, S. (ed.), Making Sense of Global History, The 19th International Congress of the Historical Sciences Oslo 2000 Commemorative Volume (Oslo)

Roland, G. (2000) Transition and Economics: Politics, Markets, and Firms (Cambridge, Mass: MIT Press)

Rose, R. (2002) A Bottom Up Evaluation of Enlargement Countries: New Europe Barometer 1 (Glasgow: Centre for the Study of Public Policy)

Rose, R. (2005) Insiders and Outsiders: New Europe Barometer 2004 (Glasgow: Centre for the Study of Public Policy)

Rose-Ackerman, S. (2005) From Elections to Democracy (Cambridge: Cambridge University Press)

Ruesschemeyer, D., Stephens, E. H. and Stephens, J. D. (1992) Capitalist Development and Democracy (Cambridge: Polity Press)

Sanfey, P. and Teksoz, U. (2005) ‘Does Transition Make You Happy?’ EBRD Working Paper No. 91 (London: European Bank for Reconstruction and Development)

Schmitter, P. C. and Karl, T. L. (1991) ‘What Democracy Is … And Is Not’, Journal of Democracy, 2(3), pp. 76-88

Schumpeter, J. (1942) Capitalism, Socialism and Democracy (New York: Harper and Brothers)

Stiglitz, J. (1999) ‘Whither Reform?’ Annual Bank Conference on Development Economics (Washington, DC: World Bank)

Svejnar, J. (2002) ‘Transition Economies: Performance and Challenges’, The Journal of Economic Perspectives, 16(1) (Winter), pp. 3-28

Tilly, C. (1984) Big Structures, Large Processes, Huge Comparisons, New York: Russel Sage Foundation

Tóth, I. Gy. (2004) ‘Income composition and inequalities 1987-2003’ in Kolosi, T., Tóth, I. Gy. and Vukovich, Gy. (ed.) Social Report 2004 (Budapest: TÁRKI)

Usher, D. (1981) The Economic Preriquisite to Democracy (Oxford: Basil Blackwell)

Vásárhelyi, Mária (2005) Csalódások kora. Rendszerváltás alulnézetben. MTA Társadalonkutató Központ, Budapest

Wagner, M. and Hlouskova, J. (2005) ‘CEEC Growth Projections: Certainly Necessary and Necessarily Uncertain’, Economics of Transition, 13(2), pp. 341-372

Wallerstein, I. (1974) The Modern World-System: Capitalist Agriculture and the Origins of the European World-Economy in the Sixteenth Century (New York: Academic Press)

Wallerstein, I. (1979) The Capitalist World-Economy (Cambridge: Cambridge University Press).


tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương