Ở Đông Âu Kornai János Bài học chuyển đổi


Sự Biến đổi Vĩ đại của Trung Đông Âu: Thành công và Thất vọng*



tải về 1.57 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.57 Mb.
#10727
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Sự Biến đổi Vĩ đại của Trung Đông Âu: Thành công và Thất vọng*



1. Dẫn nhập

Bài báo khảo sát riêng tám nước đã trở thành thành viên của EU năm 2004. Đấy là Cộng hòa Czech, Estonia, Ba Lan, Latvia, Lithuania, Hungary, Slovakia, và Slovenia. Tôi sẽ tự tiện nhắc đến các nước này một cách tập thể như Trung Đông Âu hay khu vực Trung Đông Âu, dù cho tất nhiên điều này hơi không chính xác về mặt địa lí. Khi tôi viết những dòng này, EU đang trải qua thời gian thử và là không thể phỏng đoán tương lai sẽ mang lại gì. Số phận cuối cùng của EU sẽ có bất cứ ảnh hưởng nào lên tám nước đang được xem xét là một vấn đề tách biệt khỏi đề tài của tiểu luận này. Mặt khác, có lẽ đáng ngó đến khu vực này một cách tách biệt, vì tình trạng của mỗi nước này đã được các tổ chức khác nhau của EU khảo sát tỉ mỉ trước khi gia nhập. Tư cách thành viên có thể được xem như các giấy chứng nhận được giả thiết là đã chứng thực rằng cả hệ thống chính trị dân chủ và nền kinh tế thị trường hoạt động ở các nước này.

Sau 1990, chế độ độc tài của Đảng Cộng sản đã chấm dứt trong 10 nước, cụ thể là ở Liên Xô và ở các nước có liên kết quân sự và kinh tế mật thiết với nó như Bulgaria, Czechoslovakia, Ba Lan, Hungary, Mông Cổ, Cộng hoà Dân chủ Đức và Romania; ngoài ra, ở Nam Tư trước đây và Albania, những nước đã có quan hệ khá lỏng lẻo với Liên Xô lúc đó. Tôi thậm chí không giám thử xem xét toàn bộ khu vực ấy trong bài này, nếu không vì các lí do khác, — thì chủ yếu từ quan điểm của các kết cấu chính trị của chúng— có những khác biệt khổng lồ giữa các nước khác nhau. Từ lập trường này, thì tám nước tạo thành đối tượng nghiên cứu của tôi là khá đồng nhất. Như thế dù cho chúng có chung nhiều đặc trưng với nhóm lớn hơn này, tập hợp các nước mà tôi tập trung vào không thể được coi như “mẫu đại diện” của nhóm rộng hơn này. Khi vạch ra đề tài phân tích của mình tôi đưa ra một lựa chọn có chủ ý: tôi đã muốn tập trung vào khu vực nơi các cuộc cải cách là nhất quán nhất và sâu rộng nhất. Liên quan đến tám thành viên mới, tôi chỉ giới hạn mình để thảo luận những nét giống nhau của chúng, và tôi không đề cập đến việc mô tả và giải thích những khác biệt đáng kể giữa chúng.

Hãy quay lại theo thời gian vài thập niên và nhớ lại tâm trạng và những mong đợi của những người dân phản đối hệ thống Cộng sản, sống trong vùng này. Lúc đó, họ đã cảm thấy là giấc mơ ban ngày vô vọng rằng trong tương lai có thể thấy trước được đất nước của họ sẽ trở thành các nền kinh tế thị trường dân chủ. Ngày nay tuy vậy, dù cho điều này đã trở thành sự thực, nhiều người bị thất vọng và cay đắng.

Nhiều phân tích — cả chính thức và hàn lâm — đã được xuất bản rồi về đề tài này. Chúng chứa những số liệu thống kê quan trọng, tiết lộ nhiều về tình hình chính trị và kinh tế hiện thời của mỗi nước được xem xét, cũng như vị trí tương đối của chúng. Những nghiên cứu đáng chú ý cũng đã xuất hiện, cung cấp những phân tích nhân quả của những kết quả này1. Tôi sẽ không thử tổng kết khối tài liệu phong phú và có giá trị này, cũng chẳng là mục đích của tôi đi xác nhận hay bác bỏ những nghiên cứu trước này. Thay vào đó, tôi hi vọng bổ sung cho chúng bằng tập trung vào những khía cạnh của sự biến đổi vẫn chưa nhận được đủ sự chú ý.

Trong thảo luận dưới đây, tôi sẽ đặc biệt thận trọng để tách sự mô tả của tôi về những sự thực khỏi những phán xét chuẩn tắc mà tôi sẽ đưa ra về các sự thực ấy, và khỏi sự sắp xếp các giá trị tạo cơ sở cho các phán xét ấy. Sự thận trọng về những vấn đề như vậy là quan trọng cả cho việc hiểu số liệu, lẫn cho việc định vị đúng đắn những điểm không thống nhất nằm ở đâu.

Bài báo chia làm hai phần: trong phần đầu tiên, tôi sẽ xem xét sự biến đổi về mặt lịch sử; trong phần thứ hai, tôi sẽ xem xét nó từ khía cạnh của đời sống thường nhật của người đương thời.

2. Trong khung cảnh lịch sử thế giới

Trước hết, chúng ta sẽ xem xét các giai đoạn lịch sử dài. Các đơn vị đo thời gian lịch sử sẽ là tương đối lớn — thập niên, thậm chí thế kỉ. Và mặc dù sự tập trung vẫn sẽ là Trung Đông Âu, tôi sẽ nhìn sang các vùng khác của thế giới với mục đích so sánh. Phương pháp luận ở phần đầu của phân tích được diễn đạt súc tích bởi đầu đề cuốn sách của Charles Tilly (1984): “Big structures, large processes, huge comparisons.” [Những cấu trúc to, các quá trình lớn, những so sánh đồ sộ].



2.1. Hướng chính của biến đổi kinh tế trong nền văn minh phương Tây

Trong thiên niên kỉ qua nhiều hình thức tư bản chủ nghĩa khác nhau của nền kinh tế ngày càng phổ biến trong nền văn minh phương Tây.2 Những dấu vết của điều này đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại rồi và tạo thành các cấu kiện quan trọng của xã hội cổ xưa từ ban đầu. Các thể chế đặc trưng của chủ nghĩa tư bản — sở hữu tư nhân, lao động được thuê, bán và mua theo kiểu thị trường, một hệ thống tín dụng, và một hệ thống pháp luật bảo vệ tính thiêng liêng của tài sản và các thỏa thuận (hợp đồng) tư nhân — đã tiến triển ở nhiều nước khác nhau với tốc độ khác nhau. Sự biến đổi thể chế đã gắn không thể tách rời khỏi các quá trình sâu sắc như đô thị hóa, công nghiệp hóa và thương mại hóa. Tất cả những thứ trên tạo thành cái được biết đến như nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.3

Giữa các nhà sử học không có sự nhất trí về thời Trung cổ kết thúc khi nào và thời Hiện đại bắt đầu khi nào.4 Hơn nữa, thậm chí không có sự thống nhất về chủ đề liệu có thể cung cấp bất cứ các tiêu chuẩn nào để tách sự kết thúc khỏi sự bắt đầu, và nếu có như thế, thì liệu phải tìm nó trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, hay tôn giáo-ý thức hệ-tư tưởng. Tuy nhiên, có sự nhất trí khá rộng rãi về sự thực rằng hầu hết các nhà sử học nhắc đến Thời Hiện đại, hay tính hiện đại, là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chiếm ưu thế. Nền kinh tế ở trong trạng thái liên tiếp chuyển động và biến đổi. Cho nên sự biến đổi này có một hướng chính đặc trưng, cụ thể là, sự bành trướng của trật tự kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự bành trướng đi cùng với sự làm sâu thêm các ảnh hưởng của nó.

Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản đã chậm và phức tạp. Trong một số trường hợp các hình thức tư bản chủ nghĩa và tiền-tư bản chủ nghĩa cùng tồn tại một cách ổn định. Trong những trường hợp khác, có sự tăng tốc nhanh, tiếp theo là sự trì trệ, thậm chí đảo ngược. Và khi sự tăng tốc có xảy ra, nó có thể có nhiều nguyên nhân: cách mạng chính trị, sự xuất hiện của một chính khách vĩ đại với thiên hướng đổi mới, các quy chế mới do một nhóm chính trị tạo ra, những khám phá địa lí (như sự chinh phục Thế giới Mới), hay sự đưa vào các sáng chế lớn (như máy hơi nước, đường xe lửa, hay việc áp dụng điện).



Bảng 1

Tốc độ tăng trưởng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa





GDP trên đầu người


Tốc độ tăng trưởng trung bình

GDP trên đầu người (phần trăm)





(dollar 1990)


(1950=100)

























Nước

1950

1989

1990

các năm 1950

các năm 1960

các năm 1970

các năm

1980

Tiệp Khắc

3501

8 768

250

3,9

2,9

2,1

1,2


Ba Lan

2447

5 684

232

2,4

3,2

3,4

–0,4–

Hungary

2480

6 903

278

4,0

3,8

2,1

1,0

Liên Xô

2841

7 098

250

3,4

3,6

2,2

0,9

4 XHCN

2819

7 013

239

3,3

3,5

2,3

0,8

Áo

3706

16 369

442

6,3

4,2

3,9

2,0

Bỉ

5462

16 744

307

2,4

4,2

3,3

1,9

Đan Mạch

6943

18 261

263

2,9

3,8

2,0

1,8

V.Q. Anh

6939

16 414

237

1,7

2,5

2,2

2,2

Phần lan

4253

16 946

398

3,3

4,4

3,3

3,2

Pháp

5271

17 730

336

3,7

4,6

3,0

1,7

Hi Lạp

1915

10 086

527

5,0

6,6

4,4

1,3

Hà Lan

5996

16 695

278

2,8

4,0

2,5

1,3

Irelvà

3453

10 880

315

1,7

4,2

3,2

2,7

Italia

3502

15 969

456

5,6

5,4

2,9

2,3

B.Đ. Nha

2086

10 372

497

3,1

6,0

4,5

3,0

T.B.Nha

2189

11 582

529

3,5

7,1

4,2

2,5

Thụy Điển

6739

17 593

261

2,5

3,8

2,0

1,8

EU–13

4688

15 519

337

3,2

4,3

2,9

2,1


Ghi chú: Không có số liệu của Luxemburg. Số liệu của Đức bị loại trừ bởi vì chỉ có từ 1991 (khi thống nhất). Số liệu năm 1949 không có cho Ba Lan để tính phần trăm tăng trưởng trong năm 1950; tốc độ tăng trưởng trung bình của các năm 1950 là cho giai đoạn 1951-59.

Nguồn: OECD database accompanying Maddison (2003).

tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương