Ở Đông Âu Kornai János Bài học chuyển đổi


Sự Thay đổi Hệ thống từ Chủ nghĩa Xã hội sang Chủ nghĩa Tư bản Có nghĩa là gì và Không có nghĩa là gì*



tải về 1.57 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.57 Mb.
#10727
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Sự Thay đổi Hệ thống từ Chủ nghĩa Xã hội sang Chủ nghĩa Tư bản Có nghĩa là gì và Không có nghĩa là gì*


Có thể nói hai hệ thống đã thống trị thế kỉ 20: hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa.1 Tuy vậy, đánh giá này là không hiển nhiên. Nó thường gặp ba sự phản đối.

Sự phản đối thứ nhất là, nhắc đến hệ thống xã hội chủ nghĩa sát cạnh hệ thống tư bản chủ nghĩa, hầu như song song với nó là cường điệu và không được lí giải. Về mặt lịch sử thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa là một thời gian rẽ ngắn ngủi, một sự đi lạc tạm thời trong diễn tiến của các sự kiện lịch sử.

Cách nhìn đó có thể là cái mà các nhà sử học nhìn xa trong 200 năm, nhưng không phải là cách mà người sống trong thế kỉ 20 nhìn sự vật. Sự thành lập, sự tồn tại và sự sụp đổ một phần của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã để lại vết sẹo sâu và khủng khiếp lên thế kỉ này. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã bền bỉ trong một thời gian khá dài và vẫn còn ở mức độ lớn trong nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc. Sự thống trị của nó, ở đỉnh điểm của nó, đã trải ra một phần ba dân số thế giới. Liên Xô đã được coi là một siêu cường, có sức mạnh quân sự đáng sợ. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã đè nặng lên không chỉ hàng trăm triệu thần dân của nó, mà còn lên cả phần còn lại của dân số thế giới nữa.

Sự phản đối thứ hai đặt câu hỏi liệu đã chỉ có hai hệ thống. Phải chăng đã không thể nói về một hệ thống thứ ba không tư bản chủ nghĩa cũng chẳng xã hội chủ nghĩa? Ở đây tôi không thẩm tra liệu có đáng mong mỏi để thiết lập loại hệ thống thứ ba nào đó hay không. Tôi không biết thế kỉ thứ 21 hay 22 có thể mang lại gì. Tất cả cái có thể nói chắc chắn rằng thế kỉ 20 đã không sinh ra một hệ thống thứ ba tách biệt.

Sự phản đối thứ ba đào sâu vào cái thứ hai, nhưng từ hướng khác. Vì sao tôi lại nói về một loại “hệ thống xã hội chủ nghĩa” duy nhất? Chắc chắn, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã khác nhau dưới thời Stalin và Khrushev, cả hai lại khác chủ nghĩa xã hội của Kádár János ở Hungary hay chủ nghĩa xã hội của Gomulka, Gierek và Jaruzelski ở Ba Lan.2 Tương tự, vì sao tôi nói về một loại hệ thống tư bản chủ nghĩa duy nhất bao gồm cả những cách sắp xếp ở Hoa Kì và Thụy Điển ngày nay?


Các Thuộc tính Đặc thù Hệ thống Cơ bản
Các câu hỏi này nêu lên vấn đề căn bản về diễn giải và phân loại. Tôi gợi ý dùng “hệ thống” như một khái niệm toàn diện và tổng hợp, và thừa nhận rằng mỗi hệ thống tồn tại trong những biểu hiện lịch sử cụ thể thuộc nhiều loại khác nhau. Chúng ta không đối mặt với một vấn đề chọn từ ngữ tùy tiện; đúng hơn, ngôn ngữ (hệ thống đối lại sự biểu hiện lịch sử) dựa trên sự khái quát hóa từ quan sát lịch sử. Khung khổ khái niệm là có thể chấp nhận được miễn là ba khẳng định sau có thể được xác nhận.
1) Những biểu hiện lịch sử khác nhau của chủ nghĩa tư bản có các đặc trưng chung, sao cho chúng có thể được diễn giải một cách chính đáng như các biến thể của cùng hệ thống. Tương tự, những biểu hiện lịch sử khác nhau của chủ nghĩa xã hội có các đặc trưng chung, và vì thế có thể được coi như các biến thể của cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hãy gọi các đặc trưng chung này là các thuộc tính đặc thù hệ thống của mỗi hệ thống.

2) Các thuộc tính đặc thù hệ thống là đủ quan trọng để ảnh hưởng sâu sắc đến thực tế xã hội, hoạt động chính trị, nền kinh tế, văn hóa và cuộc sống hàng ngày.

3) Các thuộc tính đặc thù hệ thống cung cấp các tiêu chuẩn căn bản để phân biệt giữa hai hệ thống lớn.
Hình 1.

Mô hình các HỆ thỐng Xã hỘi ChỦ nghĩa và Tư bẢn ChỦ nghĩa




Mô hình Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa




4.

Ràng buộc ngân sách mềm; phản ứng yếu với giá cả; mặc cả kế hoạch; chạy theo số lượng



5.

Nền kinh tế thiếu hụt kinh niên; thị trường của những người bán; thiếu lao động; thất nghiệp ở nơi làm việc




2.

Vị trí thống trị của sở hữu nhà nước và tựa nhà nước




1.

Quyền lực

không chia sẻ của đảng Marxist-Leninist

3.

Ưu thế của điều phối quan liêu





Mô hình Hệ thống Tư bản Chủ nghĩa



5.

Không có thiếu hụt kinh niên; thị trường của những người mua; thất nghiệp kinh niên; biến động theo chu kì kinh doanh.




4.
Ràng buộc ngân sách cứng; phản ứng mạnh với giá cả.


1.

Quyền lực

chính trị thân thiện với sở hữu tư nhân và thị trường

2.

Vị trí thống trị của sở hữu tư nhân



3.

Ưu thế của điều phối thị trường



Hình 1 gợi ý một cách hữu ích để phân loại những đặc trưng cốt yếu của các hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.3 Tôi dùng cách tiếp cận thực chứng, chứ không phải chuẩn tắc, để mô tả đặc trưng cho cả hai hệ thống. Cái tôi gọi là “chủ nghĩa xã hội” không phải là một tổ chức xã hội tưởng tượng mà những người tin chân thành vào các tư tưởng xã hội chủ nghĩa muốn áp dụng. Nó là một hình thái xã hội đã được thiết lập về mặt lịch sử, đã tồn tại ở 26 nước và nó đã tự gọi mình là hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong phần chúng ta của thế giới, chúng ta nhắc đến nó như “chủ nghĩa xã hội hiện tồn”. Tương tự, thay cho tóm tắt các đặc trưng được những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cho là đáng mong muốn, phần dưới của hình cho thấy các đặc điểm chính, có thể quan sát được của “chủ nghĩa tư bản hiện tồn”.

Rő ràng, tôi đã không thử một mô tả phong phú, người trần mắt thịt về cả hai hệ thống, mà là một mô tả đặc trưng keo kiệt, tối thiểu, hạn chế mình ở những đặc trưng chủ yếu, cần và đủ để cho các hệ thống có thực, có thể quan sát được về mặt lịch sử hoạt động như chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản. Tôi tập trung vào các thuộc tính đặc thù hệ thống cốt yếu để phân biệt hai hệ thống.

Ba khối đầu tiên của biểu đồ tóm tắt các đặc tính cơ bản của mỗi hệ thống: cái gì đặc trưng cho quyền lực chính trị, phân bố của các quyền sở hữu, và hình trạng của các cơ chế điều phối. Một khi những cái này vào vị trí, về cơ bản chúng xác định khối thứ tư, loại ứng xử điển hình của những người tham gia kinh tế và khối thứ năm, các hiện tượng kinh tế điển hình. Hình chỉ giới thiệu vài trong số những đều đặn về ứng xử và các hiện tượng kinh tế bền vững điển hình của mỗi hệ thống, có thể tiếp tục các danh mục này.

Vài nhận xét về biểu đồ có thể là hữu ích. Nhiều người có thể ngạc nhiên để không thấy từ “dân chủ” trong khối 1 của biểu đồ tư bản chủ nghĩa. Tôi tin vào tính đáng khát khao của dân chủ, và tôi sẽ quay lại chủ đề muộn hơn, nhưng biểu đồ không có ý định bày tỏ các niềm tin chính trị của tôi. Như một khẳng định thực chứng, dân chủ không là một điều kiện cần cho chủ nghĩa tư bản hoạt động: nó có thể hoạt động cả dưới các chế độ độc tài nữa, chừng nào quyền lực chính trị thân thiện với sở hữu tư nhân, kinh doanh tự do và quyền tự do của hợp đồng giữa các cá nhân. Đòi hỏi tối thiểu đối với lĩnh vực chính trị không phải là sự ủng hộ tích cực sở hữu tư nhân và thị trường, mà đúng hơn là các nhà chức trách tự kiềm chế khỏi sự thù địch thẳng thừng. Họ không được tiến hành tịch thu hàng loạt hay làm xói mòn sở hữu tư nhân bằng cách khác. Họ không thể đưa ra các quy chế gây thiệt hại một cách nghiêm trọng, có hệ thống và rộng rãi đối với tầng lớp hữu sản. Họ không thể trục xuất điều phối thị trường khỏi phần lớn nền kinh tế. Thuật hùng biện không được tính mấy ở đây. (Hitler, thí dụ, đã chửi bới chống lại bọn tài phiệt). Nhân tố căn bản là ứng xử thực tế trong lĩnh vực chính trị.

Hành văn của khối 2 liên quan đến chủ nghĩa tư bản đòi sự thống trị của sở hữu tư nhân. Nó không cần thống trị tuyệt đối. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, các tổ chức sở hữu nhà nước và phi lợi nhuận cũng có thể đóng một vai trò. Là đủ để nói rằng các tổ chức phi tư nhân không được có vai trò áp đảo.

Tương tự, hành văn của khối 3 liên quan đến chủ nghĩa tư bản đòi hỏi ưu thế của điều phối thị trường. Lại lần nữa, điều này không loại trừ sự hiện diện của các cơ chế điều phối khác, như can thiệp quan liêu; tuy vậy, một đặc tính cốt lői của chủ nghĩa tư bản là cơ chế chủ yếu của điều phối kinh tế xảy ra qua thị trường, qua những điều chỉnh qua lại, phân tán của cung, cầu, chất lượng và giá cả.

Các khối 4 và 5 của biểu đồ nói đến các hiện tượng kinh tế bền vững có tính đặc thù hệ thống. Ràng buộc ngân sách lên các doanh nghiệp nhà nước dưới hệ thống xã hội chủ nghĩa là mềm, nhưng ngược lại ràng buộc ngân sách lên hãng tư nhân dưới hệ thống tư bản chủ nghĩa là cứng. Để lấy một thí dụ nữa không được nêu trên hình, các tổ chức lớn trong tất cả các nền kinh tế có xu hướng bành trướng, nhưng chỉ dưới hệ thống xã hội chủ nghĩa xu hướng này mới trở thành một sự khát đầu tư cao độ, khắp mọi nơi, tái diễn liên tục.

Thêm nữa, tất cả các nền kinh tế đều lệch khỏi cân bằng Walras lí tưởng, nhưng nền kinh tế thiếu hụt kinh niên, phổ biến chỉ là đặc trưng của hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong khi thất nghiệp kinh niên là đặc trưng của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Đấy là các hiện tượng kinh tế đặc thù hệ thống thuộc về khối 5.

Để cho hệ thống phát triển đầy đủ và các đặc tính được mô tả trong các khối 4 và 5 cũng xuất hiện một cách nhất quán, không đủ nếu các thuộc tính điển hình “tư bản chủ nghĩa” hay điển hình “xã hội chủ nghĩa” xuất hiện chỉ ở một trong ba khối. Phải có sự trùng khớp của các đặc trưng “xã hội chủ nghĩa” hay “tư bản chủ nghĩa” trong các khối 1-3. Chúng phải xuất hiện cùng nhau. Đó là lí do vì sao các nước như Áo (có khu vực sở hữu nhà nước lớn), hay Pháp và Thụy Điển (can thiệp quan liêu và tái phân phối có vai trò mạnh) vẫn chỉ là các biến thể của hệ thống tư bản chủ nghĩa.


Thay đổi từ Chủ nghĩa Xã hội sang Chủ nghĩa Tư bản
Nghiên cứu các đặc trưng đặc thù hệ thống cơ bản trả lời cho câu hỏi thường xuyên về khi nào một sự chuyển đổi bắt đầu và khi nào nó kết thúc. Quá trình chuyển đổi bắt đầu khi xã hội dịch xa khỏi các đặc trưng cơ bản của hệ thống xã hội chủ nghĩa được mô tả trong các khối 1, 2 và 3, và kết thúc khi xã hội đạt cấu hình của các khối 1, 2 và 3, đặc trưng của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Hơn nữa, tình thế mới đã bén rễ và trở nên không thể đảo ngược được.

Diễn giải chuyển đổi và tiêu chuẩn để xác định điểm cuối của giai đoạn này không phải là các vấn đề tầm thường và không có sự đồng thuận về vấn đề này. Thí dụ, có quan điểm được chấp nhận rộng rãi liên quan đến chuyển đổi còn chưa kết thúc chừng nào cấu thành của đầu ra và các tài sản cố định bị méo mó và vẫn chưa điều chỉnh theo cầu, hay mức sống vẫn chưa đuổi kịp mức trong các nền kinh tế thị trường truyền thống, và v.v. Cách tiếp cận được trình bày trong bài báo này bác bỏ đề xuất rằng các đặc tính về mặt khác là quan trọng này của nền kinh tế là các tiêu chuẩn cho hoàn thành chuyển đổi.

Các nước biến đổi từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản khác nhau về khi nào sự thay đổi bắt đầu, nó bắt đầu ở khối nào, và những sự thay đổi có các tác động qua lại thế nào.4 Trong thảo luận sự thay đổi này, quan trọng đi phân biệt giữa thay đổi có tính hệ thống và không có tính hệ thống. Phá giá đồng tiền không mang tính hệ thống; đưa vào tính chuyển đổi của đồng tiền là một thay đổi có tính hệ thống ở chừng mực điều phối thị trường cho phép. Giảm số giường bệnh viện, theo lệnh trên, không phải là thay đổi có tính hệ thống; tư nhân hóa dịch vụ bác sĩ-gia đình là một thay đổi có tính hệ thống ở ranh giới giữa sở hữu nhà nước và tư nhân. Tôi phân biệt giữa hai loại thay đổi bằng áp dụng một trắc nghiệm đơn giản. Tôi tự hỏi mình liệu Erich Honecker có bao giờ đưa ra sự thay đổi, như một trong những cải cách của ông để “hoàn thiện” hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Đức. Nếu ông ta đã có thể làm vậy, thì đó không phải là thay đổi có tính hệ thống. Chỉ có các đặc điểm có tính hệ thống mới có thể bước vào các khối của biểu đồ. Sự phân biệt giữa thay đổi có tính hệ thống và không có tính hệ thống chẳng nói gì về tầm quan trọng của sự thay đổi. Một thay đổi không có tính hệ thống có thể cực kì quan trọng, không thể tránh khỏi và cấp bách, trong khi một số thay đổi có tính hệ thống có thể là thứ yếu, và bản thân chúng không quan trọng. Tuy nhiên, sự phân biệt là quan trọng, bởi vì toàn bộ một chuỗi những thay đổi có tính hệ thống là cái tác động đến sự thay đổi của hệ thống từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản.

Chuyển đổi ban đầu sang chủ nghĩa xã hội đã không nảy sinh do sự phát triển hữu cơ: hệ thống xã hội chủ nghĩa không bắt nguồn một cách tự phát từ các lực nội tại, bên trong của nền kinh tế. Thay vào đó hệ thống xã hội chủ nghĩa được đảng cộng sản áp đặt lên xã hội bằng sức mạnh tàn bạo, khi nó giành được quyền lực. Nó thanh toán các đối thủ chính trị của mình và bẻ gãy mọi sự đối lập. Đảng cộng sản lên nắm quyền có một tầm nhìn về xã hội nào, nền kinh tế và văn hóa nào nó muốn tạo ra: một hệ thống loại bỏ sở hữu tư nhân và thị trường, thay chúng bằng sở hữu nhà nước và kế hoạch hóa. Tầm nhìn này có một độc quyền ý thức hệ, bất cứ tuyên bố nào cảm tình với chủ nghĩa tư bản kéo theo sự trả đũa. Khi “chương trình genetic” của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được cấy vào cơ thể sống của xã hội, các lực tự phát bắt đầu hoạt động bên trong nó. Hệ thống tự hoàn thành mình và loại bỏ các thể chế và các tổ chức không tương thích với bản thân nó. Nó có những người đi theo, không ít, những người đưa ra và thi hành các lệnh để thực hiện đồ án lớn.

Cái gì xảy ra trên “cuộc hành trình trở về” từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản? Việc dỡ bỏ những rào cản đối với chủ nghĩa tư bản bao gồm cung cấp những biện pháp hiến định, bảo vệ an toàn cho sơ hữ tư nhân, chính thức khuyến khích tự do kinh doanh, thúc đẩy tư nhân hóa, hợp pháp hóa sự ủng hộ các hệ tư tưởng thân tư bản chủ nghĩa, và v.v. Chủ nghĩa tư bản không cần phải được áp đặt lên xã hội; không cần đến một chương trình genetic được một đảng chính trị cấy vào một cách nhân tạo. Nếu chẳng có gì xảy ra ngoài việc dỡ bỏ các rào cản, sớm muộn chủ nghĩa tư bản vẫn bắt đầu phát triển, tuy quá trình hiển nhiên sẽ chậm hơn nhiều.

Sự diễn đạt “được áp đặt lên xã hội” phải được hiểu như thế nào? Tôi hiểu rő không có sự đồng thuận về điều này trong các khoa học xã hội. Thí dụ, Hayek (1960, 1989) lí lẽ rằng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tiến hóa như một trật tự tự phát, còn Polányi (1944) thì nhấn mạnh rằng thị trường là xa lạ đối với bản tính con người và phải được áp đặt lên xã hội bằng các công cụ nhà nước. Tôi có cảm tưởng rằng cả hai lập trường cực đoan này đều không phản ánh thỏa đáng tính phức tạp của sự biến đổi. Phân tích cẩn trọng sự xói mòn của hệ thống xã hội chủ nghĩa, và sau khi nó sụp đổ, sự tiến hóa của hệ thống tư bản chủ nghĩa cho chúng ta một cơ hội đặc biệt để làm sáng tỏ vấn đề.5 Ở Hungary, nước đã đi tiên phong trong cải cách, đã chẳng hề có vấn đề quyền lực chính trị cộng sản áp đặt quyền sở hữu tư nhân lên nền kinh tế trong giai đoạn giữa 1968 và 1989. Tuy nhiên, sở hữu tư nhân đã bắt đầu phát triển một cách tự phát một khi lĩnh vực chính trị trở nên khoan dung hơn. Một quá trình tương tự đã xảy ra trên quy mô bao la ở Trung Quốc. Các bài học thêm có thể được rút ra từ những diễn tiến ban đầu sau năm 1990. Ngay cả ở các nước như Czechoslovakia và Rumani, nơi chế độ độc tài cộng sản mạnh đã được áp dụng cho đến phút chót, đơn giản dỡ bỏ các rào cản hành chính đã là đủ cho sự phát triển mạnh mẽ bắt đầu trong khu vực tư nhân.

Sự khác biệt rő rệt giữa hai loại chuyển đổi là rành rành nếu so sánh tập thể hóa nông nghiệp Soviet dưới thời Stalin với cải cách nông nghiệp Trung Quốc trong thời kì Đặng Tiểu Bình. Cái trước được áp đặt lên nông dân Liên Xô bằng sức mạnh tàn bạo. Các nông dân Trung Quốc, mặt khác, lại bắt đầu tự nguyện canh tác đất của công xã một cách cá thể; các nhà chức trách thông qua các quy định và các biện pháp của họ, đã khuyến khích việc này và giúp chuyển nó thành một sáng kiến trên quy mô hàng loạt.

Mặt khác, phải nhấn mạnh rằng sự phát triển tự phát của chủ nghĩa tư bản được đẩy nhanh đáng kể nếu nhà nước là một người giúp đỡ tích cực. Để cho chủ nghĩa tư bản củng cố và hoạt động một cách hiệu quả, cốt yếu là phải có cơ sở hạ tầng pháp lí bảo vệ sở hữu tư nhân và thực thi các hợp đồng tư nhân và kỉ luật tài chính. Ý định của tôi ở đây không phải đi đóng góp cho tranh luận về phần của nhà nước phải lớn thế nào trong chuyển đổi, mà chỉ cho câu hỏi phân biệt động lực chính ở đằng sau chuyển đổi và phương pháp thay đổi. Sự thay đổi lớn lao chủ yếu được chỉ huy từ trên xuống, hay nó được thúc đẩy từ dưới lên một cách tự nguyện? Cốt lői của sự phân biệt nằm ở đây.

Các lí lẽ ở đó ngụ ý rằng trong khi tương tác của quyền lực chính trị, quyền sở hữu và các phương thức điều phối tất cả đều quan trọng trong vận động giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội hay lại trở lại, thì chiều kích chính trị đóng vai trò căn bản. Dưới dạng của Hình 1, chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản bắt đầu ở một số trường hợp trong các khối 2 và 3, nhưng nó chỉ có thể hoàn tất sau khi sự thay đổi cần thiết đã xảy ra trong khối 1: cụ thể là, lĩnh vực chính trị phải trở nên có khả năng dẫn đối với sở hữu tư nhân và thân thiện với thị trường.

Về mặt bản chất chính trị của chuyển đổi, có vẻ nổi lên ba loại chuyển đổi từ hệ thống xã hội chủ nghĩa sang hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Trong loại thứ nhất, chế độ độc tài cộng sản được thay thế bằng một chế độ độc tài chống cộng. Điều này đã xảy ra năm 1919, khi sự thất bại của Cộng hoà Xô viết Hungary của Kun Béla đã kéo theo một thời kì Khủng bố trắng. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thô sơ, chưa chín muồi, mới hoàn thành một nửa của Allende ở Chile bị cuộc đảo chính quân sự lật đổ và Pinochet đã áp đặt một thời kì khủng bố nhiều năm trời, quyền lực chính trị được dân chủ hóa (không hoàn toàn nhất quán) chỉ sau khi chủ nghĩa tư bản đã quay trở lại và đã được củng cố. Tương tự, chế độ độc tài được Liên Xô áp đặt lên Afghanistan đã mở đường cho một chế độ độc tài chống cộng, thần quyền.

Loại thứ hai được minh hoạ bằng thí dụ của nhiều nước Đông Âu, những nước đã trải qua một cuộc "cách mạng nhung". Đã không hề có giai đoạn khủng bố chống cộng. Thay vào đó, một hệ thống dân chủ được hình thành từ chế độ chính trị cũ. Các nước này hoặc đã phát triển các thể chế dân chủ, hoặc đang tiến hàng các bước đáng kể để làm như vậy.6

Trung Quốc (và có lẽ cả Việt Nam) có thể đại diện cho chuyển đổi kiểu thứ ba. Đảng cộng sản tự biến đổi từ bên trong, thông qua sự thay đổi từ một lực lượng chính trị chống tư bản chủ nghĩa một cách kiên quyết và gay gắt trở thành một lực lượng ủng hộ tư bản âm thầm, nhưng càng ngày càng công khai hơn*. Có một sự đan xen và thâm nhập lẫn nhau giữa đảng cộng sản ở cấp trung ương và nhất là ở cấp địa phương và tầng lớp lãnh đạo kinh doanh tư nhân. Khá thường xuyên đối với một quan chức đảng đi làm kinh tế tư nhân và vẫn đồng thời giữ vị trí của mình trong bộ máy đảng. Hoặc điều này xảy ra theo cách khác; lãnh đạo của một xí nghiệp quốc doanh hoặc thậm chí người chủ-giám đốc của một xí nghiệp tư nhân trở thành bí thư của tổ chức đảng. Nơi sự hòa nhập của các vai trò này không diễn ra, thì vợ, anh chị em, hay con cái có thể làm vậy, như thế quyền lực chính trị và quyền lực thương mại đúng là nằm trong tay gia đình hay họ hàng. Con đường này có thể dẫn đến một đảng cầm quyền vẫn tiếp tục thi hành chế độ độc tài chính trị, vẫn là cộng sản về mặt tu từ học, nhưng trong thực tiễn thì cũng không hề kém thân thiện với sở hữu tư nhân và cơ chế thị trường so với Pinochet hay các nhà độc tài Hàn Quốc sau chiến tranh. Diễn tiến khả dĩ khác là cho những mầm mống của dân chủ xuất hiện. Nổi lên các nhóm chính trị đối lập thù địch với đảng cộng sản, và các thể chế của nền dân chủ phát triển, đều đặn hay thất thường. Những diễn tiến khác cũng có thể tưởng tượng được. Tôi không muốn đưa ra những lời tiên tri chính trị.

Với sự giúp đỡ của khung khổ giải tích đã được trình bày đến đây, tôi muốn tranh cãi với một quan điểm thường được đề xuất. Nó lí lẽ rằng đã chưa hề có sự thay đổi hệ thống nào cả, bởi vì cũng những người ấy vẫn ở trên đỉnh, trong các vị trí cao của xã hội, như trước kia. Một số người thì dẫn chuyện cười thời xưa về những con chim đậu trên cây. Súng nổ. Chúng đều bay lên trời, và rồi lại đỗ xuống. Mỗi con có thể đỗ vào một cành khác, nhưng cả đàn đều đỗ lại trên cây. Chuyện cười có chứng cớ nào đấy ở sau nó. Thí dụ, ở Hungary, vài năm sau điểm ngoặt chính trị, hơn một nửa tinh hoa kinh tế đã cũng là ưu tú kinh tế trước 1989 (Eyal, Szelényi and Townlsley, 1995).* Những xác nhận tương tự cũng có thể thấy ở Ba Lan và Czechoslovakia (Böröcz and Róna-Tas, 1995; Hanley, Yershova and Anderson, 1995; Róna-Tas, 1994; Wasilewski, 1995).

Mức độ luân chuyển giữa những người ưu tú là một vấn đề quan trọng, nhưng sự thay đổi về giới tinh hoa không thể được đánh đồng với sự thay đổi hệ thống. Ngay cho dù người chủ hiện nay của nhà máy một thời đã là bí thư chi bộ đảng cộng sản của nó đi nữa, ứng xử hiện nay của anh ta sẽ phản ánh mong muốn thu được lợi nhuận và làm tăng giá trị của hãng, chứ không phải để được sự chấp thuận của các bí thư quận ủy hay thành ủy. Một phần của lí do vì sao các hình mẫu ứng xử mới xuất hiện trong khối 4 là bởi vì cùng những người ấy sẽ thay đổi ứng xử của họ: thành viên của giới ưu tú kinh tế trước kia hành động khác đi sau khi gia nhập tầng lớp ưu tú mới. Tình bạn cũ có thể làm cho cán bộ cũ có một việc làm trong một thời gian, nhưng nếu không thỏa mãn những đòi hỏi, thì anh ta sẽ không có một nghề thứ hai thành công và chắc sớm muộn sẽ bị loại bỏ. Quá trình này cần thời gian. Tuy vậy, nền kinh tế thị trường dựa trên sở hữu tư nhân có khả năng lựa chọn theo các đòi hỏi của chính nó và theo các quy tắc chơi với mức độ chắc chắn khá cao.



Một Khúc ngoặt: Các Trường hợp Hỗn hợp và Làm rő Thuật ngữ
Cho đến đây tôi đã đối chiếu, tương phản các trường hợp thuần khiết của hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Lịch sử cũng sinh ra các trường hợp không thuần khiết, các hình thái xã hội trong đó các cấu thành của hai trường hợp thuần khiết được trộn lẫn ở mức độ nào đó.

Hiển nhiên, một hệ thống hỗn hợp là thích hợp trong quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, và trong quá độ từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản. Nhưng ngoài các nước trải qua những biến đổi lớn, nhiều nước khác cũng đã hoạt động trong các hệ thống hỗn hợp trong một thời gian dài. Ấn Độ cho một thí dụ hoàn hảo, với sở hữu nhà nước và điều khiển quan liêu nhiều hơn hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa rất nhiều, và một đảng cầm quyền với một ý thức hệ biểu lộ các đặc tính xã hội chủ nghĩa nào đó trong hai đến ba thập kỉ. Tuy vậy, đảng này đã không đưa vào cương lĩnh của mình việc loại bỏ sở hữu tư nhân cũng chẳng loại bỏ thị trường, nó cũng không tìm cách duy trì quyền lực bằng mọi giá. Những sự kết hợp tương tự có thể thấy trong những giai đoạn nhất định của lịch sử của các nước đang phát triển khác. Còn quá sớm để đạt tới một phán xét cuối cùng, nhưng nghiên cứu các giai đoạn này cho đến nay gợi ý rằng rốt cuộc các trường hợp hỗn hợp có xu hướng quay lại con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.

Để tránh hiểu lầm, hãy để tôi nói rő là tôi dùng cụm từ “hệ thống hỗn hợp” theo nghĩa khác với nghĩa thường dùng trong kinh tế học dòng chủ lưu. Trong kinh tế học dòng chủ lưu, “hệ thống hỗn hợp” áp dụng cho hầu như tất cả các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, bởi vì nó ám chỉ đến vai trò của nhà nước trong chính sách tiền tệ và tài khóa, và trong các chức năng phúc lợi nhất định. Theo khung khổ của bài báo này, những cái này, mượn lối nói âm nhạc, là các biến tấu trên một chủ đề. Những biểu hiện khác nhau của hệ thống tư bản chủ nghĩa có thể là dân chủ hay độc tài. Chúng có thể khác nhau về chúng mở hay đóng thế nào trong các quan hệ với thế giới bên ngoài. Nhà nước có thể đóng một loạt vai trò trong nền kinh tế, bao gồm các mức độ khác nhau về điều tiết, tái phân phối, và thậm chí cung cấp trực tiếp các hàng hóa hay dịch vụ nhất định, như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và trợ cấp hưu trí. Nhưng như được nhắc tới trước đây, ngay cho dù có thể phần sở hữu nhà nước có cao hơn ở Áo hay điều phối quan liêu có vai trò mạnh hơn ở Pháp, hay nhiều tái phân phối hơn ở Thụy Điển, điều đó không có nghĩa các nước này đã chuyển sang một hệ thống xã hội chủ nghĩa, bởi vì các đặc tính căn bản trong các khối cơ bản vẫn mang đặc trưng của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Những khác biệt giữa những biểu hiện khả dĩ khác nhau là hết sức thích đáng. Chúng ở trên tuyến đầu của các cuộc đấu tranh chính trị và các tư tưởng cạnh tranh nhau không chỉ trong các nền kinh tế thị trường truyền thống, mà cả ở các nền kinh tế chuyển đổi ngày nay nữa. Mặc dù có khẳng định này, song tất cả những sắp xếp lựa chọn khả dĩ này vẫn nằm bên trong tập hợp lựa chọn được xác định bởi các ranh giới của các thuộc tính đặc thù hệ thống của chủ nghĩa tư bản.

Là không thể, dùng hệ thống khái niệm này, để gắn bất cứ diễn giải hữu ích nào cho tuyên bố của một số phong trào chính trị tìm kiếm một “nền kinh tế thị trường xã hội” thay cho chủ nghĩa tư bản. Lấy làm một ví dụ nền kinh tế Tây Đức, nền kinh tế phát triển sau Chiến tranh Thế giới thứ II, mà nhiều nhà chính trị có xu hướng nhắc đến như một “nền kinh tế thị trường xã hội”. Theo các tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu này, Tây Đức đơn giản đã có một hệ thống tư bản chủ nghĩa được đặc trưng bởi một nhà nước phúc lợi tương đối tích cực. Tôi không thấy gì đáng chê trách trong chuyện gắn thuộc tính “thị trường” với từ “xã hội”, nếu ý định là để nhấn mạnh rằng thị trường tự do tạo ra một phân bố thu nhập không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Nhưng một chuyện là đi nói rằng chủ nghĩa tư bản đòi hỏi chỉnh sửa thể chế, và lại là chuyện khác đi tạo ấn tượng rằng một “nền kinh tế thị trường xã hội” và “chủ nghĩa tư bản” là hai hệ thống xã hội khác nhau.



Hai Kết quả Chắc chắn từ Chuyển đổi sang Chủ nghĩa Tư bản
Tôi đã tốn nhiều thập kỉ để so sánh chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, và kết luận của tôi là hai kết quả xảy ra không thể lay chuyển được, như một quy luật thép, từ các đặc tính đặc thù hệ thống của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội – và chỉ hai kết quả.

A. Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản là một điều kiện cần của nền dân chủ. Như với diễn giải các khái niệm ở trước, tôi sẽ tránh đưa ra một định nghĩa chuẩn tắc. Điểm xuất phát sẽ không là cái chúng ta “mong đợi” về dân chủ, tức là, một chế độ xứng đáng với cái tên nền dân chủ có những đặc trưng gì. Thay vào đó, tôi muốn đưa ra một định nghĩa thực chứng, mô tả và có tính giải thích. Nó phải dựa vào việc chắt lọc các đặc tính chung từ các nước được thống nhất một cách rộng rãi là các nền dân chủ.7 Dân chủ là một sự kết hợp của các tổ chức chính trị, các thể chế, các chuẩn mực xã hội và các hình thức ứng xử được xác nhận nhằm tạo ra các điều kiện hoạt động nhất định của xã hội. Tôi liệt kê ở đây bốn điều kiện tối thiểu của một nền dân chủ có thể hoạt động được; ngay thứ tự của chúng cũng là quan trọng.
1) Chính phủ có thể bị hạ bệ, và sự hạ bệ được tiến hành một cách văn minh. Đối với chúng ta những người Đông Âu, khá rő việc hạ bệ các nhân vật hay các nhóm nắm quyền một cách không văn minh có nghĩa là gì; họ bị sát hại, trở thành nạn nhân của một cuộc đảo chính, bị hành quyết hay bỏ tù sau khi họ bị hạ bệ bởi một cuộc nổi dậy, và v. v..

2) Các nền dân chủ dùng một thủ tục bầu cử để hạ bệ một cách văn minh. Thủ tục này được kiểm soát bởi các luật được bổ sung bởi các quy ước. Thủ tục bầu cử ở một mức độ nào đó phản ánh sự đồng tình hoặc bất đồng tình của công chúng. Tôi kiêng diễn đạt nó mạnh mẽ hơn bằng cách nói rằng dân chủ thể hiện "ý muốn của đa số " hay "ý chí của nhân dân," bởi vì sự truyền đạt gắn kết sự ưa thích của các công dân với thành phần của quốc hội và chính phủ thông qua quá trình bầu cử không tránh khỏi những trục trặc và méo mó.8

3) Trong một nền dân chủ, không có quyền lực chính trị nào hay ý thức hệ tư tưởng chính trị nào có độc quyền được đảm bảo bởi sức mạnh của nhà nước. Quá trình chính trị dựa trên cơ sở cạnh tranh: các đảng, các phong trào và các nhóm chính trị ganh đua với nhau để giành phiếu bầu và sự ủng hộ chính trị khác. Do đó, mọi nền dân chủ đều hoạt động như một hệ thống đa đảng.

4) Dân chủ không chỉ đơn giản ban hành các quyền tự do chính trị, nó đảm bảo chúng trong thực tế. Nhà nước không thể cản trở thô bạo quyền tự do ngôn luận, báo chí, hoặc quyền tự do hội họp và lập hội.


Để dùng một tiêu chuẩn đơn giản và dễ kiểm chứng, nền dân chủ có thể coi là đã được củng cố ở mức độ nào đó một khi đã có các cuộc bầu cử tự do ít nhất trong hai lần, mà trong hai lần đó đã có cơ hội thực sự để hạ bệ chính phủ. Tiêu chuẩn này rő ràng phân loại, thí dụ, các chế độ chính trị hiện hành ở Cộng hoà Czech, Hungary và Ba Lan là các nền dân chủ.

Đã chưa hề có nước nào có dân chủ chính trị, kể cả trong quá khứ và hiện tại, mà trong nền kinh tế của nó sở hữu tư nhân và điều phối thị trường lại không chiếm ưu thế. Tuy vậy, sở hữu tư nhân và thị trường không phải là các điều kiện đủ để tạo ra nền dân chủ. Như đã nhắc tới ở trước, đã và đang có những nước với chế độ chính trị phi dân chủ, chuyên quyền, thậm chí hoàn toàn chuyên chế bạo ngược, mà sở hữu tư nhân và điều phối thị trường chiếm ưu thế. Sự kết hợp này chắc chắn có thể tồn tại được ở tầm ngắn hạn, và thậm chí ở tầm trung hạn.

Về dài hạn, liệu một nền kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân sẽ có trợ giúp đưa một chế độ chính trị dân chủ xuất hiện? Có nhiều thí dụ lịch sử trong đó tiếng nói và các lợi ích của thị trường tư bản chủ nghĩa tỏ ra đã trợ giúp đưa đến chuyển đổi dân chủ, bao gồm nhiều chế độ độc tài ở Nam Âu, Viễn Đông và Mĩ Latin. Tuy vậy, khi thực hiện các tính toán kinh tế lượng một cách có hệ thống để phân tích quan hệ giữa dân chủ, các định chế kinh tế thị trường và tăng trưởng, sử dụng các dãy số liệu trong khoảng thời gian dài và ở nhiều nước, cuối cùng thì nghiên cứu trên cơ sở mẫu số liệu lịch sử vẫn chưa dẫn đến kết luận hoàn toàn thuyết phục (thí dụ, Barro, 1991, 1996a, b; Tavares and Wacziarg, 1996). Giả thiết chưa được khẳng định một cách rő ràng và cũng chẳng bị bác bỏ hẳn. Kinh nghiệm lịch sử thêm, bao gồm cả quá độ vừa qua và tương lai của chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa, sẽ cung cấp thêm bằng chứng về điểm này.

Giá trị của dân chủ có thể được đánh giá theo hai cách. Một cách là xem xét giá trị phương tiện của dân chủ. Đôi khi người ta lập luận rằng dân chủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi vật chất. Thí dụ, Olson (1996, p. 18) lập luận rằng sự vận hành trôi chảy của sở hữu tư nhân và cơ chế thị trường được lợi từ sự an toàn và tin cậy của một nhà nước hợp hiến, đối ngược với sự cai trị chuyên chế trong đó sự thất thường của nhà độc tài làm cho các sự kiện khó dự đoán hơn. Trong khi tác động này là có vẻ khá hợp lí, nhưng đó chưa phải là toàn bộ câu chuyện, như được Offe (1991) thảo luận chẳng hạn. Tuân thủ các quy tắc của nền dân chủ có thể làm cho việc đưa ra các chính sách đáng mong muốn trở nên khó khăn hơn. Có những chế độ chuyên quyền rất hiệu quả, như Đài Loan và Hàn Quốc trong những thập niên đầu sau Thế Chiến lần thứ II, và Singapore ngày nay, và có những nền dân chủ trì trệ, như Ấn Độ trong hầu như suốt giai đoạn sau Thế Chiến lần thứ II. Các nhà đầu tư có thể ưa thích hoặc sự ổn định của một nền dân chủ được củng cố hay sự ổn định của một chế độ độc tài được cai trị với bàn tay vững chắc, nhưng họ bị sự bất ổn định khốc liệt xua đuổi bất kể nó xuất hiện trong một chế độ dân chủ hay chuyên quyền.

Tuy nhiên, có lẽ có thể rằng sự lưu chuyển thông tin nhanh chóng trong xã hội hiện đại sẽ tăng thêm khả năng kết nối mạnh mẽ hơn giữa dân chủ và tăng trưởng. Trong thời đại của máy tính, máy photocopy, máy fax và Internet, những cấm đoán của chế độ độc tài sẽ ngăn cản sự truyền bá các sáng chế, đổi mới (innovation) và tin tức kinh doanh, điều đó kiềm chế sự tham gia vào mạng lưới kinh doanh toàn cầu. Sớm muộn, cách mạng kĩ thuật do máy tính mang lại sẽ tạo áp lực với các nước đã đưa ra những ràng buộc chính trị lên truyền thông hoặc phải dỡ bỏ các rào cản đối với tự do ngôn luận, và tự do hội họp và như vậy cổ vũ cho dân chủ, hay sẽ bị tụt hậu một cách tàn nhẫn trong cạnh tranh kinh tế toàn cầu.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng lập luận căn bản để ủng hộ dân chủ không được dựa trên giá trị phương tiện của nó, mà phải dựa trên cơ sở giá trị nội tại của nó đảm bảo các quyền tự do chính trị và ngăn ngừa chuyên chế. Theo thang giá trị cá nhân của riêng tôi, điều này có giá trị lớn lao. Những người khác đánh giá bằng các thang giá trị khác có thể đánh giá nó khác đi.9 Những người coi rẻ dân chủ - bởi vì nó chưa bao giờ quan trọng đối với họ, hoặc họ đã quên cảm giác phải sống ra sao trong cảnh các quyền tự do chính trị bị tước đoạt, dưới sự cai trị của một chính phủ chuyên chế áp đặt sự cai trị bằng bạo lực - chẳng bao giờ được thuyết phục bởi sự tối quan trọng của đức tính này của chủ nghĩa tư bản. Ngay cả những người đề cao và coi trọng dân chủ cũng cần nhận ra rằng sự thật trần trụi của việc chuyển đổi hệ thống không đảm bảo cho dân chủ. Sự dịch chuyển sang chủ nghĩa tư bản đơn giản chỉ là một điều kiện cần cho dân chủ.



B. Lợi thế lớn thứ hai của hệ thống tư bản chủ nghĩa là phát triển kĩ thuật nhanh hơn, bởi vì hệ thống tư bản chủ nghĩa thiên hơn về theo đuổi những đổi mới sáng tạo. Chủ nghĩa tư bản và tinh thần kinh doanh dọn đường cho doanh nghiệp và sáng kiến trong nền kinh tế. Nó làm cho việc sử dụng các nguồn lực con người và vật chất hiệu quả hơn hệ thống xã hội chủ nghĩa. Điều này có nghĩa rằng, đo trong những giai đoạn lịch sử dài hơn, nó làm cho sự tăng sản xuất và năng suất lao động, và do đó tăng phúc lợi vật chất nhanh hơn.

Ở đây hãy để tôi trích dẫn một tác giả mà những ngày này hiếm được trích dẫn: Vladimir Ilich Lenin. Ông đã tuyên bố, ngay lúc đầu khi đưa hệ thống xã hội chủ nghĩa vào, rằng cuộc chạy đua giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa cuối cùng sẽ được định đoạt bởi liệu hệ thống nào có thể đảm bảo năng suất lao động cao hơn.10 Điều quan trọng thực sự ở biến chuyển bước ngoặt trong 1989-1990 là hệ thống xã hội chủ nghĩa đã thua cuộc đua đó. Điều này được xác nhận rő ràng bằng các số liệu thống kê so sánh kết quả kinh tế giữa hai hệ thống, tính trong tầm thời gian dài. Như một thí dụ, Bảng 1 so sánh ba nước xã hội chủ nghĩa với bốn nước tư bản chủ nghĩa ở mức phát triển giống nhau trong năm cơ sở 1950. Không chỉ GDP của các nước xã hội chủ nghĩa tăng chậm hơn GDP của các nước tư bản chủ nghĩa, mà như cột cuối cho thấy, các công nhân ở các nước xã hội chủ nghĩa tốn thời gian dài hơn nhiều ở nơi làm việc của họ. Trong Bảng 2, Áo được so sánh với Ba Lan, Hungary và Czechoslovakia. So sánh này được biện minh về mặt lịch sử, bởi vì cho đến cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Áo, Hungary, lãnh thổ sau này trở thành Czechoslovakia, và một phần của Ba Lan ngày nay đã tạo thành Chế độ Quân chủ Áo-Hung. Áo đã luôn là nước phát triển nhất trong nhóm, nhưng sự tụt hậu của các nước khác đã tăng lên dưới hệ thống xã hội chủ nghĩa. Kết quả của cuộc chạy đua kinh tế giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là đầy kịch tính ở những nước bị chia cắt: hãy so Đông và Tây Đức trước khi thống nhất, hay Bắc Triều Tiên hiện nay, trên bờ vực chết đói, với Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) thịnh vượng.



Bảng 1
Tăng trưởng và đầu vào lao động, 1950-1990







GDP/đầu người


1989/1950 (%)

Số giờ làm việc hàng năm trên đầu người





1950

1989

Czechoslovakia

3,465

8,538

246,4

936

Hungary

2,481

6,722

270,9

839

Liên Xô

2,647

6,970

263,3

933

Hi Lạp

1,456

7,564

519,5

657

Ireland

2,600

8,285

318,7

524

Bồ Đào Nha

1,608

7,383

459,1

738

Tây Ban Nha

2,405

10,081

419,2

591


Ghi chú: Bảng cho thấy số liệu của ba nước xã hội chủ nghĩa châu Âu xuất hiện trong các bảng liên quan tìm thấy trong tài liệu nguồn. Các nước này được so sánh với bốn nước tư bản chủ nghĩa châu Âu kém phát triển nhất trong năm cơ sở (1950). GDP trên đầu người, ở hai cột đầu, được đo bằng U.S. dollar ở giá tương đối 1985.

Nguồn: Maddiin (1994, pp. 22 và 43)

Thành tích này xuất phát từ các đặc trưng cơ bản của hai hệ thống. Trong khía cạnh này lợi thế của hệ thống tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn, tuy các giai đoạn khác nhau trôi qua trong các nước khác nhau trước khi lợi thế xuất hiện. Trong một số nước cần hàng năm để xuất hiện, ở các trường hợp khác thậm chí hàng thập kỉ.


Bảng 2


Tăng tụt hậu với Áo (phần trăm: Áo = 100)





1937

1960

1970

1980

Czechoslovakia

90

91

78

70

Hungary

63

56

51

52

Ba Lan

53

54

47

45


Ghi chú: Tuy bảng kết thúc năm 1980, từ các nguồn khác rő ràng là tụt hậu so với Áo đã tiếp tục tăng trong những năm gần đây.

Nguồn: Marer (1989, p.73). Tính toán dựa trên phương pháp “chỉ số vật lí”, do Jánossy và Ehrlich phát triển. Về mô tả phương pháp xem Marer (1989, p.44) và Ehrlich (1991).



Đòi hỏi của sự Phân tích Rő ràng

Hai ưu việt lớn do sự chuyển đổi hệ thống mang lại cần thời gian để thể hiện, và có thể đòi hỏi cả những hi sinh lớn lao nữa. Tuy vậy, rất quan trọng là phải phân biệt giữa bốn nguyên nhân của những trục trặc và bất mãn có thể nảy sinh trong quá độ từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản.

Một nguyên nhân khả dĩ của sự bất mãn là mức phát triển của một nước xã hội chủ nghĩa trước kia đã bị tụt hậu xa so với hầu hết các nước tiên tiến. Có rất nhiều lí do lịch sử của sự lạc hậu và nghèo tương đối này, một trong số đó là tính hiệu quả thấp của hệ thống xã hội chủ nghĩa trước kia. Không có con đường nhanh chóng để vượt qua những vấn đề phát sinh từ sự tụt hậu. Chúng chỉ có thể được làm giảm bớt bằng tăng trưởng bền vững. Tuy vậy, quan trọng để nhớ rằng đặc điểm này không xuất phát chủ yếu từ sự chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản.

Thứ hai, một số vấn đề nảy sinh bởi vì nền kinh tế và xã hội ở trong tình trạng quá độ. Những cái này có thể được mô tả trong các câu bao gồm từ "vẫn". Cơ cấu mới về cung được hiệu chỉnh với cầu vẫn chưa hình thành. Kinh nghiệm và kĩ năng vận hành một nền kinh tế thị trường và một hệ thống chính trị dân chủ vẫn còn thiếu. Các định chế của hệ thống mới vẫn chưa được phát triển. Các vấn đề này mang tính tạm thời. Có cơ sở để tin tưởng rằng sớm muộn những vấn đề này của quá độ có thể được vượt qua, và các biện pháp của chính phủ có thể giúp quá trình này.

Loạt vấn đề thứ ba xuất hiện bởi vì chủ nghĩa tư bản có một số khuyết điểm nội tại mang tính đặc thù hệ thống. Hệt như hệ thống xã hội chủ nghĩa chịu đựng sự thiếu hụt kinh niên, hệ thống tư bản chủ nghĩa thường xuyên đi cùng với nạn thất nghiệp kinh niên. Mức lương từ thị trường lao động được điều tiết bởi cơ chế thị trường, cùng với sự tồn tại của thu nhập từ vốn và hệ thống thừa kế xuất phát từ quyền chiếm hữu tự do đối với tài sản tư nhân, gây ra sự bất bình đẳng [thu nhập]. Một đặc điểm của "thị trường của người mua" là quảng cáo quá nhiều, vì người bán tìm cách thu hút sự chú ý của người mua bằng mọi phương tiện có thể.

Không đáng ghi chép lại sự ngạc nhiên với những sự xuất hiện này, hoặc với sự xuất hiện của các tính chất có hại khác của chủ nghĩa tư bản. Thay vào đó, hãy để cho nhân dân của các khu vực hậu xã hội chủ nghĩa tự quyết định xem liệu hai ưu điểm lớn đã được nhắc đến, sinh ra từ việc chuyển sang hệ thống tư bản, có bù được các yếu điểm đi cùng với nó không.11 Nếu chúng không bù được, hãy để họ ủng hộ một cuộc cách mạng từ chối chủ nghĩa tư bản. Nếu chúng bù được, hãy để họ ủng hộ các chính sách phù hợp của chính phủ để làm giảm nhẹ các vấn đề này và tiến hành xác định một biến thể, một phiên bản của chủ nghĩa tư bản mà họ ưa thích.

Cuối cùng, có những lỗi lầm, sai sót do các chính phủ, những quan chức, các nhà chính trị, những người sử dụng lao động và người lao động, các đảng và các tổ chức, gây ra. Có sự lừa đảo, bất lương, tham nhũng, dốt nát và không hiểu biết. Chúng ta phải đấu tranh chống lại chúng. Tôi sẽ chắc chắn không muốn thấy sự lơi lỏng đấu tranh chống lại lỗi lầm và sai sót. Ngay cả như vậy, không hề có hại khi xem xét với sự thông tuệ rằng lỗi lầm và sai sót là một phần của sự tồn tại của con người, và không phải là tính chất đặc thù của chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội.

Tôi thấy có thể hiểu được là công dân của các nước hậu xã hội chủ nghĩa không phân tích cẩn trọng và phân biệt tách bạch các nguyên nhân vừa kể trên, mà đơn thuần cảm thấy bực tức hay cay đắng bởi những vấn đề này. Tuy vậy, điều có thể hiểu được này của ứng xử từ phía dân chúng bình thường, lại không thể chấp nhận được đối với các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, các nhà trí thức được đánh giá cao, những người tạo dư luận, và trước hết với các nhà chính trị. Không thể để cho các nhóm riêng biệt này trốn tránh trách nhiệm vì sự hời hợt và vô minh ngay cả với ý nghĩa thiện, nói chi đến việc cố ý lẫn lộn những nguyên nhân khác nhau của các vấn đề của đất nước, cái nuôi dưỡng quá dễ dàng các thế lực mị dân rẻ tiền và tuyên truyền dân tuý.



Bài báo này dựa rộng rãi vào Kornai (1998). Vì giới hạn chỗ, nó được cô đọng lại nhiều; về thảo luận chi tiết hơn và tinh tế hơn, bạn đọc hãy xem cuốn sách nhỏ đó. Tôi rất biết ơn sự tham gia năng động của các biên tập viên của tạp chí này, và đầu tiên là Tomothy Taylor, trong quá trình cô đọng nặng nhọc và tôi muốn cảm ơn họ vì nhiều nhận xét gây cảm hứng.

Nghiên cứu của tôi được Quỹ Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Hungary hỗ trợ (“Tác động Qua lại của Chính trị và Nền kinh tế trong Chuyển đổi Hậu Xã hội Chủ nghĩa”, OTKA 018280). Tôi cảm ơn Bruno Dallago, Dániel Zsuzsa, Yingyi Qian, Lord Skidelsky và Szelényi Iván vì những nhận xét kích thích của họ, cảm ơn Benedict Ágnes, Gedeon Péter, Jánky Béla và Parti Julianna vì sự giúp đỡ có giá trị của họ trong tìm kiếm, biên soạn, và cảm ơn Brian McLean vì sự giúp đỡ trong dịch phiên bản gốc tiếng Hungary của bài báo này.

Tài liệu tham khảo
Barro, Robert. 1991. "Economic Growth in a Cross-section of Countries." Quarterly Journal of Economics. 106:2, pp. 407-43.

Barro, Robert. 1996a. "Democracy and Growth." Journal of Economic Growth. 1:1, pp. 1-27.

Barro, Robert. 1996b. Determinants of Democracy. Mimeo, Cambridge: Harvard University.

Böröcz, József and Ákos Róna-Tas. 1995. "Small Leap Forward. Emergence of New Economic Elites" Theory and Society. 24:5, pp. 751-81

Dahl, Robert A. 1971. Polyarchy. Participation and Opposition. New Haven and London: Yale University Press, pp.1-16

Ehrlich, Eva. 1991. Országok versenye 1937-1980 (Cạnh tranh của các nước 1937-1980) Budapest: Közgazdasági és Jogi Könyvkiadó.

Eyal, Gil Iván Szelényi and Eleanor Townsley. 1998. Marking Capitalism Without Capitals. London: Verso.

Gedeon, Péter. 1997. "The Economics of Transformation and the Transformation of Economics." Economic Systems. 21:1, pp.72-77

Hayek, Friedrich A. 1960. The Constitution of Liberty. London: Routledge, and Chicago: Chicago University Press.

Hayek, Friedrich A. 1989. Order - With or Without Design. London: Center for Research into Communist Economics.

Hanley, Eric, Natasha Yershova and Richard Anderson. 1995. "Russia- Old Wine in New Bottle? The Circulation and Reproduction of Russian Elites, 1983-1993." Theory and Society. Vol. 24, pp. 639-68.

Kornai, János. 1980. "The Dilemmas of a Socialist Country: The Hungarian Experiment." Cambridge Journal of Economics. 4:2. pp. 147-57

Kornai, János. 1992. The Socialist System. The Political Economy of Communism. Princeton: Princeton University Press, and Oxford: Oxford University Press.

Kornai, János. 1998. From Socialism to Capitalism: What is meant by the 'Change of System'? Social Market Foundation: London, UK., June.

Kornai, János. 2000. "What the Change of System From Socialism to Capitalism Does and Does Not Mean". Journal of Economic Perspectives. Vol. 14, No.1- Winter 2000, pp.27-42.

Lenin, Vladimir Ilyich. [1918] 1969. "immediate Tasks of the Soiet Government,: in: Collected Works, Vol. 27. Moscow: Progress, pp. 235-77.

Lindblom, Charles E. 1977. Politics and Markets. The World's Political-Economic Systems. New York: Basic Books, pp. 131-43.

Schupeter, Joseph A. 1947. Capitalism, Socialism, and Democracy. New York: Harper.

Tavares, José and Romain Wacziarg. 1996. How Democracy Fosters Growth. Mimeo, Hardvard University.

Wasilewski, Jacek, 1995, “The Forminh of the New Elite: How Much Nomenklatura is Left?” Polish Sociological Review. No. 2. pp. 113-23.




tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương