Ở Đông Âu Kornai János Bài học chuyển đổi



tải về 1.57 Mb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.57 Mb.
#10727
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

13 TV và điện thoại di động là ngoại lệ, cả hai được sử dụng rộng rãi.

14 Một số phân tích của Hungary cho thấy sự bất bình đẳng lớn hơn con số được xác định trong Bảng 6. (xem, thí dụ, Tóth, 2004).

15 Số liệu ở các Bảng 12 và 13 là từ các nguồn khác nhau, dựa trên những khảo sát khác nhau. Đáng lưu ý rằng bất chấp hai cách tiếp cận, những sự khác biệt đặc trưng giữa các khu vực là khá gần nhau.

16 Albert O. Hirschman (1982) chỉ ra: sự thất vọng là một phần của thân phận con người. Ông dẫn Kant, người tuyên bố: “Ngay cả nếu giả như bạn cho con người mọi thứ anh ta muốn, cũng thế cả thôi, ngay chính thời điểm ấy anh ta sẽ cảm thấy cái tất cả ấy không phải là tất cả.” (Xem Karamzin, 2003, pp. 40)

Đặc biệt các công dân của nền văn minh Phương Tây cảm thấy sự không thỏa mãn và thất vọng muôn đời. Trong trường hợp của chúng ta, cảm nhận chung này được tăng cường bởi sự vỡ mộng cảm thấy trên những kì vọng đặc biệt không được thực hiện sau chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội..



17 Đáng nhấn mạnh, rằng theo Bảng 14 hệ thống trước 1990 nhận được một trong những đánh giá thuận lợi nhất ở Hungary. Vásárhely Mária [2005] cho tổng quan xuất sắc về công luận Hungary chia rẽ như thế nào trong đánh giá hệ thống-Kádár và thay đổi chế độ. Các số liệu do cô trích dẫn cũng củng cố, sự luyến tiếc thời đại-Kádár và sự thất vọng do sự thay đổi gây ra phổ biến đến mức nào.

18 Cuốn sách mới của Losonczi Ágnes [2005] giới thiệu một cách đầy kịch tính sự làm suy sụp các số phận con người, các đường đời bị lịch sử bẻ gãy. Ngay đầu đề của cuốn sách cũng nói lên nhiều: Lịch sử bổ nhào vào số phận [Sorsba fordul történelem].

19 Danh mục này loại trừ các tài liệu được dùng chỉ như nguồn thống kê cho các bảng, trừ khi nguồn là bài báo hay sách đã được xuất bản.

* Bài báo “Egyensúly, növekedés és reform” của Kornai đăng làm 2 kì trên nhật báo Népszabadság ngày 28 và 29 tháng 6- 2006. Kì 1 về chương trình điều chỉnh, kì 2 về sự biến đổi xã hội. Bản tiếng Anh “Equilibrium, Growth and Reform” có thêm phần tóm tắt như ở trên và có thêm một vài chú thích cho các độc giả không phải là người Hungary. Bản tiếng Việt dựa vào bản gốc tiếng Hungary (được tác giả hiệu chỉnh lại ngày 6-9-2006), có thêm chú thích của bản tiếng Anh.

1 “Kinh doanh bắt buộc” là cụm từ dùng trong tiếng lóng kinh tế Hungary cho những cá nhân thực ra là những người làm công nhưng làm các dịch vụ của mình trong khung khổ pháp lí của một “doanh nghiệp” nhằm có vị thế thuế thuận lợi hơn cho cả người sử dụng lao động lẫn người làm công.

2 Lại là một từ dùng trong tiếng lóng kinh doanh ở Hungary cho một mẹo quen thuộc. Nó là một cách né tránh thuế, từ nay sẽ bị đánh thuế.

3 Nhiệm kì quốc hội kết thúc vào giữa năm 2002. Trước thời kì đó, các đảng hiện đang đối lập bây giờ đã nắm quyền, và sau kì hạn đó liên minh cầm quyền hiện nay đã tiếp quản chính phủ.

4 Tôi đã bỏ đi câu sau trong văn bản gốc được xuất bản bằng tiếng Hungary: “Không được phép tước đoạt các quyền đã giành được của bất cứ ai”. Một bài báo của Tamás Bauer (Népszabadság, July 18, 2006) bình luận về bài báo của tôi đã lưu ý tôi đến vấn đề này. Bên cạnh những cân nhắc khác, khái niệm có những hệ lụy thể chế phức tạp và sâu sắc. Vì thế, tôi muốn bỏ nó ra khỏi dòng lập luận hiện tại.

5 Trong các tài liệu chuyên môn kinh tế nhiều lần dùng ẩn dụ “manna” (lương thực rơi từ trên trở xuống, theo kinh thánh) đối với các khoản quà tặng nhận được mà không phải trả lại. Phải nhấn mạnh ở đây, rằng EU gắn các điều kiện với việc cấp tài trợ từ các Quỹ Cố kết.

* Health Mainternance Organization, Tổ chức Bảo dưỡng Sức khỏe, xem thí dụ thêm trong J. Kornai: Chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Phúc lợi, lựa chọn và đoàn kết trong chuyển đổi. NXB Văn hóa Thông tin 2002.

* Trong tiếng Hungary là từ “az” tương đương như “the” trong tiếng Anh là quán từ xác định chỉ cái cuộc cải cách xác định, chứ không phải một cải cách nói chung chung. Tiếng Việt không có cách diễn đạt tương tự nên phải tạm dùng từ “cuộc”.

1 Nghiên cứu này được hỗ trợ của Quỹ Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (Sự tương tác của chính trị và kinh tế trong thời kì chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa, OTKA 018280). Tôi trình bày bài báo này tại hội nghị OECD-CCET Economic Transformation and Development of Central and Eastern Europe: What Lessons from the 1990s, (Pari, 29-30 tháng 3, 1996) và đăng trong Lessons from Economic Transition do Salvatore Zecchini chủ biên. Tôi cảm ơn Kovács Mária về thu thập số liệu và soạn thảo văn bản của bài báo. Tôi cảm ơn Rimler Judit, Benedict Ágnes và Miguel Messmacher về sự trợ giúp trong nghiên cứu. Tôi đã học được rất nhiều ở các cuộc trao đổi với Dániel Zsuzsa, Rudiger Dornbusch, John McHale, László Csaba, Neményi Judit, Oblath Gábor, Jeffrey Sachs, Surányi György và Charles Wyplosz; một vài người trong số họ đã đọc bản đầu tiên của bài báo. Tôi cảm ơn những lời khuyên quý báu của họ. Tất nhiên về những ý kiến trong công trình này riêng tôi chịu trách nhiệm.

2 Một vài nhân tố của chương trình điều chỉnh-ổn định 1995 đã được bắt đầu lên kế hoạch với sự chủ trì của Békesi László Bộ trưởng tài chính của chính phủ trước. Sau đó chương trình được chuẩn bị với sự chủ trì của Bokros Lajos Bộ trưỏng tài chính mới và, Surányi György chủ tịch mới của Ngân hàng trung ương. Thủ tướng Horn Gyula cùng với Bộ trưởng tài chính và Chủ tịch ngân hàng trung ương đã công bố chương trình trên truyền hình cho quảng đại dân chúng Hungary. Ông Bokros suốt một năm đã có vai trò lớn lao trong việc chuẩn bị chương trình, trong việc giải thích và thúc đẩy thực hiện. Dân chúng gọi chương trình là "chương trình cả gói Bokros". Trong bài báo này tôi dùng cách gọi vô nhân xưng, bởi vì thủ tướng Hungary luôn luôn gánh vác trách nhiệm chính trị liên quan đến chương trình, và bởi vì chính phủ, phe đa số ở quốc hội và ngân hàng trung ương cùng chịu trách nhiệm về những diễn biến của chương trình, cả về những thành công cũng như những sai lầm của nó. Chính phủ và Bộ trưởng bộ tài chính mới đã hứa là chương trình tiếp tục được thực hiện sau khi ông Bokros Lajos từ chức.

3 Thực ra phải cần hai hay tốt hơn là ba năm để có thể đánh giá thực sự tác động của một chương trình điều chỉnh-ổn định. Thí dụ như nghiên cứu của Alesina-Perotti [1995] gọi một điều chỉnh tài khoá là thành công, nếu năm thứ ba sau các bước quyết liệt phải có sự cải thiện đáng kể (ít nhất 5 phần trăm) trong tỉ lệ nợ quốc gia/ GDP.

4 Đến nay chủ yếu các nhà viết nhật báo và tuần báo, ngoài ra là các báo cáo nội bộ của chính phủ và ngân hàng trung ương đã đảm đương việc tổng kết; tôi sẽ cố gắng sử dụng chúng trong bài báo này ( Xem thí dụ báo cáo của ngân hàng trung ương MNB [1996a], Bộ tài chính [1996a]). Các nghiên cứu chi tiết tôi nhắc tới các công trình của Köves [1995b] và Oblath [1996].

5 Nguồn số liệu MNB [1995], trang 172. và 234., xem thêm bảng 1. và 4.

6 Về lập trường của những nhà chỉ đạo chương trình, xem: Bokros [1995a], [1995b], [1996] và Surányi [1995a], [1995b], [1996].

Về các công trình phân tích tình hình kinh tế vĩ mô Hungary trong những năm 1993-1995 tôi nhấn mạnh các công trình sau: Antal [1994], Békesi [1993], [1994], [1995], Csaba [1995], Erdös [1994], Köves [1995a] [1995b], Lányi [1994–1995], Oblath [1995] và The World Bank [1995].

Về lập trường của tôi xem Kornai [1994], được viết trước khi công bố chương trình, ngoài ra các bài Kornai [1995], [1995–1996] được viết khi thực hiện chương trình.


7 Về khủng hoảng Mĩ-latin và về những rối loạn cân đối tài chính kéo dài tôi dựa chủ yếu vào các tài liệu: Cooper [1992], Dornbusch-Fischer [1993], Dornbusch-Werner [1994], Dornbusch-Goldfajn-Valdés [1995], Krugman [1991], Little-Cooper-Corden-Rajapatirana [1993], Sachs [1996], và Sachs-Tornell-Velasco [1995].


8 Để cho ngắn gọn bảng 2 và 3 không bao gồm hết các chỉ số phản ánh sự giống nhau.

9 Các nhà kinh tế, trong đó có người viết những dòng này, những người đã lo âu và hồi hộp theo dői các diễn biến Mexico, đã kiềm chế khỏi đưa ra các mối nguy cơ thảm hoạ trước công chúng và trước các nhà chính trị hay ngờ vực. Sợ là sự doạ non doạ già như vậy có thể gây ra hoang mang và hoảng loạn tự kích. Đã thật cam go khi đồng thời phải tác động trấn an công luận Hungary và giới kinh doanh quốc tế, tức là tự kiềm chế để đừng gây hoảng loạn- và giữa chừng vẫn phải huy động để ngăn ngừa khủng hoảng.

10 Kocsis [1995] báo cáo về các loại ý kiến như vậy.

11 Chỉ số được nhắc tới này là một tỉ số, trong đó tử số là "nguồn vốn tự có cho mục đích đầu tư" của khu vực doanh nghiệp, mẫu số là GDP. Nguồn vốn tự có cho mục đích đầu tư được định nghĩa là: khấu hao + kết quả trước thuế - thuế hợp doanh. Nguồn số liệu: Bộ tài chính [1996a] trang 20.

Szentgyörgyvári–Baár ([1996], 18. o.) sử dụng một định nghĩa khác: tính sinh lời trước thuế = (tổng doanh thu-tổng chi phí)/tổng doanh thu. Chỉ số này tính trung bình trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 1992 là âm: -3,2%, năm 1994 tăng lên +3,3%, và năm 1995 tăng lên +7,2%.




12 Tư tưởng này là suy nghĩ trước khi hoàn tất việc chuẩn bị chương trình, xoay quanh các kiến nghị chính sách kinh tế của tôi được công bố vào hè năm 1994 (Kornai 1994).

13 Kopits [1996] phân tích cơ chế tỉ giá trượt được công bố trước.

14 Lạm phát trung bình của rổ ngoại tệ phản ánh trung thực tình hình ngoại thương Hungary được coi là "lạm phát nước ngoài" trong khung cảnh này.


15 Sự chuyển đổi của đồng forint Hungary phù hợp với tiêu chuẩn về tính chuyển đổi tài khoản vãng lai (current account convertibility ) theo Điều VIII của IMF. Ngoài ra, thậm chí nó cũng còn thoả mãn các yêu cầu của OECD về tính chuyển đổi đối với một số giao dịch vốn khác.

16 Nguồn số liệu: MNB [1996a] trang 25.

17 Về đo lường tỉ giá thực tế và khả năng cạnh tranh, cũng như liên quan đến tình hình Hungary hiện tại và các vấn đề liên quan, xem công trình tổng quan xuất sắc của Szentgyörgyvári-Baár [1996]


18 Các phân tích đã chỉ ra rằng, nhập khẩu của một số mặt hàng, thí dụ như của ô tô con đã đặc biệt gia tăng. Chính vì vậy ngoài phụ thu nhập khẩu đã còn phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.

19 Điều này trong khuôn khổ cơ chế tỉ giá trượt sẽ có nghĩa là mức phá giá danh nghĩa được công bố trước nên chắc chắn nhỏ hơn mức lạm phát kì vọng. Tỉ giá được công bố trước hoạt động như một chiếc móc kéo nhịp độ lạm phát lại.

20 Liên quan đến các cuộc khủng hoảng xem các tài liệu tham khảo nói ở chú thích 7. Với Hungary cũng rất đáng học và suy nghĩ về các ý kiến của Dornbusch–Goldfajn–Valdés [1995]: „ ... loại chính sách chống lạm phát muốn giảm lạm phát bằng cách đưa tỉ lệ phá giá thấp hơn tỉ lệ lạm phát, chính là phương pháp thường dùng tạo cơ cho hình thành gia tăng tỉ giá thực tế. Bởi vì tỉ giá thực tế là cứng theo chiều xuống, nên không thể dễ dàng chấm dứt sự lên giá bằng giảm phát lương-giá, và điều này cuối cùng sẽ dẫn tới sụp đổ [tỉ giá] và dẫn tới phá giá. Sự cám dỗ dùng tỉ giá để đạt kết quả giảm lạm phát nhanh chóng, loại trừ sự xuất hiện thất nghiệp lớn, là một giải pháp rất hiển nhiên, nhưng kết quả thì thường chỉ là ảo mộng. Sau đổ vỡ lạm phát sẽ cao hơn, so với tình trạng khởi đầu" (trang 251-252).



21 Về tác động của lạm phát không được tiên liệu trước xem Sachs-Larrain [1993], trang 349–352.

22 Tổng quan tốt nhất về tình hình nợ của nhà nước Hungary là nghững nghiên cứu của Borbély-Neményi [1994], [1995].

23 Oblath [1996], trang 81–84, trang 95–97 phân tích kĩ chính sách tài khoá của chương trình.

24 Chỉ số tổng nợ thô đã hiệu chỉnh của ngân sách quốc gia/ GDP đã tăng một chút, chỉ số tổng nợ thô của ngân sách quốc gia/ GDP về cơ bản không thay đổi (xem Bảng 4). Cả hai chỉ số phải giảm đáng kể mới phù hợp với yêu cầu để cho tình trạng của đất nước tiến gần hơn tới các tiêu chuẩn của EU đề ra.


25 Những thay đổi giảm chi tiêu cụ thể được nêu ở trên vẫn tương đối chưa có ảnh hưởng lắm đến tình hình tài khoá của năm 1995; thực ra năm 1996 và nhất là từ 1997 trở đi nó mới cho rő tác động của mình.

26 Một sai lầm lớn, là một số biện pháp, ở dạng khởi đầu của chúng, đã vi phạm những yêu cầu hợp hiến, và vì vậy đã bị Toà án hiến pháp huỷ bỏ.

27 Xem The World Bank [1995a]. Một số trong những người góp ý về cải cách khu vực phúc lợi có Andorka-Kondratas-Tóth [1995], Augusztinovics [1993], Augusztinovics-Martos [1995], Ferge [1995], [1996a], [1996b], Kornai [1996].

28 Tính toán riêng trên cơ sở số liệu của MNB [1996b] trang 110.

29 Khoản cho vay thuần của khu vực hộ gia đình = tổng tiết kiệm thô -khoản vay. (Cả ba biến số là các biến số luồng). Nguồn số liệu: Bộ tài chính [1996b] bảng 14.

30 Góp phần vào việc tăng tiết kiệm của các hộ, tính bằng forint, là việc phá giá thường xuyên làm cho các khoản tiết kiệm ngoại tệ tính sang forint tăng lên.

31 Dòng vốn đầu cơ ngắn hạn chảy vào cũng tạo ra các vấn đề nan giải lớn khác. Sự (chuyển) đổi ngoại tệ mạnh làm tăng áp lực lạm phát, sự thanh trừ sẽ rất tốn kém. Không thể tính chắc đến sự hiện diện của khoản bội tăng dự trữ ngoại tệ này, bởi vì cái gì dễ đến thì cũng dễ bay đi. Khó tính, mức mong muốn của lãi suất và tính sinh lợi của chứng khoán nhà nước là bao nhiêu. Và ngay cả khi giá như ta biết, thì ngân hàng trung ương chỉ có thể tác động một cách gián tiếp với một khoảng trễ đến thị trường vốn và thị trường tín dụng mong manh hoạt động với rất nhiều trục trặc. (Xem về vấn đề này Darvas [1996], Darvas-Simon [1996], Dornbusch-Goldfajn- Valdés [1995], Sachs [1996]).

* Với dân số 10 triệu người, như vậy chỉ trong vòng 2 năm sau bắt đầu tư nhân hoá tỉ lệ điện thoại đã tăng thêm 6,5 đường cho 100 người dân.

32 Số liệu của Matáv

33 Về vấn đề này xem Laki [1993], Major–Mihályi [1994], Mihályi [1992], [1994], [1995], Voszka [1992], [1993], [1994].


34 Nguồn số liệu: IMF [1995], trang 122-123, trang 288-291, và cho 1995: IMF [1996b], trang 65 và Instituto Nacional de Estadisticas [1996].

35 Darvas-Simon [1995] có quan điểm tương tự.


36 McHale [1996] so sánh năng suất của các nước hậu xã hội chủ nghĩa.

37 Rất tiếc là xu hướng không nhất quán. Ngày nay người ta hiếm khi quăng phao cứu, rất hiếm hơn trước kia, cho các xí nghiệp ở trong tình trạng khó khăn tài chính trầm trọng. Tuy vậy những rắc rối tài chính của khu vực doanh nghiệp hiện nay thể hiện ra dưới dạng "các khoản nợ ngân hàng không trả được". Đến nay thường thì người ta cứu các ngân hàng khỏi phá sản. (Đúng, là họ không thể trông chờ một cách chắc chắn vào sự trợ giúp của chính phủ, như trước kia, bởi vì một vài ngân hàng không có sức sống đã bị xoá bỏ). Trong mọi trường hợp có thể xác định rằng chúng ta đã vượt qua được triệu chứng ràng buộc ngân sách mềm.

tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương