Ở Đông Âu Kornai János Bài học chuyển đổi



tải về 1.57 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.57 Mb.
#10727
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

KSH [1996c]: Magyarország nemzeti számlái, 1991–1994. Budapest, Központi Statisztikai Hivatal, megjelenés alatt.

KSH [1996d]: Főbb munkaügyi folyamatok. Negyedéves jelentés. Központi Statisztikai Hivatal, Budapest.

KSH [1996e]: Statisztikai Havi Közlemények, 2–3. sz.

LAKI MIHÁLY [1993]: Chances for the Acceleration of Transition: The Case of Hungarian Privatization. East European Politics and Societies, 7. évf., 3. sz., 440–451. o.

LÁNYI KAMILLA [1994–1995]: Alkalmazkodás és gazdasági visszaesés Magyarországon és más országokban. I. Tények és magyarázatok. II. Gazdaságpolitika és szelekció. Társadalmi Szemle, 49. évf., 12. sz., 13–25. o. és 50. évf., 1. sz., 3–19. o.

LITTLE, I. M. D.–COOPER, R.N.–CORDEN, W.M.–RAJAPATIRANA, S. [1993]: Boom, Crisis and Adjustment. The Macroeconomic Experience of Developing Countries. Oxford University Press, a Világbank számára publikált kiadvány, Oxford.

MAJOR IVÁN–MIHÁLYI PÉTER [1994]: Privatizáció – hogyan tovább? Közgazdasági Szemle, 3. sz., 214–228. o.

MCHALE, J. [1996]: Equilibrium Employment Rates and Transformational Slumps. Kézirat. Harvard University, Cambridge, március.

MIHÁLYI PÉTER [1992]: Fosztogatás – osztogatás – fosztogatás. Az állami tulajdon tündöklése és bukása. Közgazdasági Szemle, 11. sz., 1001–1017. o.

MIHÁLYI PÉTER [1994]: Privatization in Hungary: An Overview. Megjelent: Privatization in the Transition Process. Recent Experiences in Eastern Europe. Szerk.: Y. Akyüz, D. J. Kotte, Köves András és Szamuely László. United Nations Conference on Trade and Development és Kopint–Datorg, Genf és Budapest 363–385. o.

MIHÁLYI PÉTER [1995]: Privatisation in Hungary: Now Comes the „Hard Core”. Kézirat. A V. World Congress for Central and East European Studies című konferencián elhangott előadás, Varsó, augusztus 6–11.

MNB [1995]: Annual Report 1994. Magyar Nemzeti Bank, Budapest.

MNB [1996a]: Az 1995. évi gazdasági és pénzügyi folyamatokról. Budapest, február.

MNB [1996b]: Havi Jelentés, 2. sz. Magyar Nemzeti Bank.

MNB [1996c]: Előterjesztés és jelentés az 1996. évi rendes közgyűlésnek a Magyar Nemzeti Bank 1995. évi üzlettervéről. Magyar Nemzeti Bank, Budapest, április.

MNB [1996d]: Éves jelentés 1995. Magyar Nemzeti Bank, Budapest, április.

OBLATH GÁBOR [1995]: A költségvetési deficit makrogazdasági hatásai Magyarországon. Külgazdaság, 39. évf., 7/8. sz., 22–33. o.

OBLATH GÁBOR [1996]: Makrogazdasági folyamatok. Megjelent: Konjunktúrajelentés. A világgazdaság és a magyar gazdaság helyzete és kilátásai 1996 tavaszán. Budapest: Kopint–Datorg, 1.sz., 79–118. o.

OECD [1995]: OECD Economic Outlook, december.

OECD [1996]: Economic Indicators, március.

Bộ Tài chính (MEXICO) (SHCP) [1995]: Informe sobre la Situacion Economica, las Finanzas Publicas y la Deuda Publica. quý 4.

Bộ Tài chính [1996a]: A gazdaság helyzete 1995–96 fordulóján. Budapest, február.

Bộ Tài chính [1996b]: Tájékoztató az 1995. évi és az 1996. év eleji gazdasági folyamatokról. Budapest, március.

SACHS, J. D. [1996]: Economic Transition and the Exchange Rate Regime.

Kézirat. Harvard Institute for International Development, Harvard University, Cambridge.

SACHS, J. D.–LARRAIN, F. B. [1993]: Macroeconomics in the Global Economy. Harvester Wheatsheaf, New York.

SACHS, J. D.–TORNELL, A.–VELASCO, A. [1995]: The Collapse of the Mexicoan Peso: What Have We Learned? Discussion Paper, No. 1724, Harvard Institute of Economic Research, Harvard University, Cambridge, május.

SURÁNYI GYÖRGY [1995a]: A gazdaság örökölt struktúrái gúzsba kötik az országot. Válaszol Surányi György, a Nemzeti Bank elnöke. HVG, április 29., 47–48. o.

SURÁNYI GYÖRGY [1995b]: Önmagunkkal kell megállapodásra jutni. Beszélgetés árakról, bérekről, kamatokról Surányi Györggyel, az MNB elnökével. Bossányi Katalin interjúja. Népszabadság, december 30., 1. és 10. o.

SURÁNYI GYÖRGY [1996]: Jobban igen, másként nem. Szombati MH-extra Surányi Györggyel, a Magyar Nemzeti Bank elnökével. Pintér Dezső riportja. Magyar Hírlap, január 6., 9. o.

SZENTGYÖRGYVÁRI ARTÚR–BAÁR ILONA [1996]: A magyar nemzetgazdaság nemzetközi versenyképessége 1995-ben, kitekintés 1996-ra és 1997-re. Kézirat. Magyar Nemzeti Bank, közgazdasági és kutatási főosztály, Budapest, április.

VÉGH, C. A. [1992]: Stopping High Inflation. IMF Staff Papers,

szeptember, 39. évf., 3. sz., 626–695. o.

VOSZKA ÉVA [1992]: Not Even the Contrary is True: The Transfigurations of Centralization and Decentralization. Acta Oeconomica, 44. évf., 1/2. sz., 77–94. o.

VOSZKA ÉVA [1993]: Variations on the Theme of Self-Privatization. Acta Oeconomica, 45. évf., 3/4. sz., 310–318. o.

VOSZKA ÉVA [1994]: Centralization, Renationalization, Redistribution: The Role of the Government in Changing the Ownership Structure in Hungary, 1989–93. Discussion Paper Series, No. 916, Centre for Economic Policy Research, London, február.

WORLD BANK, THE [1995a]: Hungary: Structural Reforms for Sustainable Growth. Document of the World Bank, Country operations Division, Central Europe Department, Report No. 13577-HU, Washington, D.C, június 12.

WORLD BANK, THE [1995b]: World Tables 1995. Washington, DC.





* Các quyển trước gồm:

  1. J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002.

  2. J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002

  3. J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002

  4. G. Soros: Giả kim thuật tài chính, sắp xuất bản

  5. H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 [Sự bí ẩn của Vốn]

  6. J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu? sắp xuất bản

  7. F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô, sắp xuất bản

  8. G. Soros: Xã hội Mở, sắp xuất bản

  9. K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử, sắp xuất bản.

  10. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato

  11. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx

  12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học, NXB Trí thức 2006

  13. Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, 2006

  14. Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary do Nguyễn Quang A tuyển, dịch, biên soạn

  15. Kornai János: Bằng Sức mạnh Tư duy, tiểu sử tự thuật đặc biệt, sắp xuất bản




* Dịch từ bản tiếng Hungary Bản thảo cho Beszélő và Rubicon 7-6-2003

1 Việc nghiên cứu do tác giả bài báo và giáo sư Susan Rose-Ackerman (Yale University, Law School) chủ trì. Thông tin chi tiết về các thành viên tham gia nghiên cứu, về các mục tiêu chung, về khung tổ chức của nó, về các hội nghị thảo luận các công trình và về một vài kết quả nghiên cứu có thể thấy trên trang chủ của chúng tôi: www.colbud.hu/honesty-trust.

Đề tài có lượng tư liệu quốc tế khổng lồ. Tôi có thể giới thiệu hai bài viết của Susan Rose-Ackerman như tổng luận dẫn nhập: Trust and Honesty in Post-Socialist Societies. Kyklos, 2001/54., pp. 415-443. và Trust, Honesty and Corruption: Reflections on the State-Building Process. Archives of European Sociology, 2001/42., pp. 526-570.



Gần 40 công trình đã hoàn thành trong khuôn khổ nghiên cứu của Collegium Budapest. Một phần các công trình này sẽ được công bố trong hai tập bằng tiếng Anh vào mùa xuân tại nhà xuất bản Macmillan-Palgrave.

2 Đầu tiên tôi trình bày bài nói tại hội nghị Liên minh Châu Âu: Cộng đồng lợi ích và giá trị do ban biên tập tờ Beszélő và tạp chí Rubicon tổ chức ngày 5-4-2003 cho các giáo viên lịch sử về đề tài nêu trong đầu đề. Bài viết này dựa vào bài nói đó. Trong quá trình diễn đạt tôi không nỗ lực trình bày một nghiên cứu học thuật nghiêm khắc, mà cố gắng giữ phong thái bài nói chuyện.

3 Xem Martin Raiser, Alan Rousso, and Farnklin Stein: Firms Trust? Evidence from a Survey of 26 Transition Economies. Collegium Budapest, 2003. Phần lớn công trình mà ở đây và sau này tôi sẽ nhắc đến là tài liệu (bài báo thảo luận) được nộp trong khuôn khổ Dự án Honesty and Trust của Collegium Budapest. Trước mắt chúng tôi vẫn chưa thể dẫn chiếu đến các công trình được công bố ở dạng in ấn. Tôi sẽ cung cấp các dữ liệu tham khảo quen thuộc chỉ cho các công trình được hoàn thành không trong khuôn khổ của Collegium Budapest.

4 Vadim Radaev: How Trust Is Established in Economic Relationships When Institutions and Individuals Are Not Trustworthy (The Case of Russia). Collegium Budapest, 2003. Xem cả Christopher Woodruff: Establishing Confidence in Business Partners: Courts, Networks, and Relationships as Pillars of Support. Collegium Budapest, 2003.

5 Xem Russell Hardin: Liberal Distrust. European Review, 2001/1., pp. 73-89.

6 Trong hình thành sự phân nhóm tiếp theo ở đây tôi dựa chủ yếu vào công trình của Susan Rose-Ackerman: Public Participation and Government Accountability in Consolidating Democracies: Hungary and Poland. Collegium Budapest, 2003.

7 Xem Susan Rose-Ackerman: Public Participation and Government Accountability in Consolidating Democracies: Hungary and Poland. Collegium Budapest, 2003. và Sajó András: Neutral Institutions. Collegium Budapest, 2003.

8 Xem Bruno Frey: Direct Democracy for Transition Countries. Collegium Budapest, 2003.

9 Robert D. Putnam: Making Democracy Work: Civic Traditions in Modern Italy. Princeton University Press, Princeton, 1993.

10 Các công trình có ảnh hưởng lớn nhất của Douglass North: Structure and Change in Economic History. Norton, New York, 1981. ngoài ra Institutions, Institutional Change and Economic Performance. Cambridge University Press, New York and Melbourne, 1990. North nhận giải Nobel năm 1993.

11 Bo Rothstein: Social Capital and the Quality of Government: The Causal Mechanism. Collegium Budapest, 2003.

12 Eric Uslaner và Gabriel Badescu: Honesty, Trust, and Legal Norms in the Transition to Democracy Collegium Budapest, 2003. và Eric Uslaner: The Moral Foundation of Trust. Cambridge University Press, New York, 2002.

13 Örkény Antal, Csepeli György, Székelyi Mária, Barna Ildikó: Blindness to Success; Social psychological objectives on the way to market economy in Eastern and Central Europe. Collegium Budapest, 2003.

* Bài báo có đầu đề: “What the Change of System From Socialism to Capitalism Does and Does Not Mean”, Journal of Economic Perspectives – Volume 14, Number I-Winter 2000, pp. 27-42.

1 Tôi cho rằng từ “hệ thống cộng sản chủ nghĩa” [mà thế giới phương Tây quen dùng, N.D.] có thể được coi như đồng nghĩa với “hệ thống xã hội chủ nghĩa”.

2 Theo nghĩa tương tự, Skidelski (1996) phân biệt giữa “đột biến” của chủ nghĩa cộng sản Soviet và “loài” của “hệ thống cộng sản chủ nghĩa-tập thể chủ nghĩa”.

3 Những ai quen với cuốn sách Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa. Chính trị Kinh tế học của Chủ nghĩa Cộng sản (1992 [2002]) của tôi có thể nhận ra phần trên của Hình 1, được lấy từ Chương 15. Cuốn sách cố gắng với một số chi tiết để chứng thực rằng các tính chất được tóm tắt ngắn gọn trong biểu đồ thực sự là quyết định nhất trong các nét đặc thù hệ thống khác nhau của chủ nghĩa xã hội. Không có cuốn sách toàn diện nào để trụ đỡ cho mô tả về chủ nghĩa tư bản; tuy vậy, sự mô tả đặc trưng của chủ nghĩa tư bản chứa trong các khối của biểu đồ thống nhất với hầu hết tài liệu chuyên môn về hoạt động của hệ thống tư bản chủ nghĩa và với những quan sát trực tiếp của cuộc sống hàng ngày.

4 Bài báo của Gedeon Péter (1997) cung cấp một tổng quan tuyệt vời về các vấn đề phương pháp luận ảnh hưởng đến các tài liệu chuyên môn về thay đổi hệ thống và chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường. Giữa những thứ khác, nghiên cứu của anh giúp làm cho bạn đọc sáng tỏ cách tiếp cận thấy trong các công trình của tôi liên hệ thế nào với phương pháp luận của các tác giả và trường phái khác. Nghiên cứu của Murrell (1995) đưa ra một số nhận xét kích thích tư duy về chủ đề này.

5 Sự ép buộc của nhà nước đã đóng một phần quan trọng trong chuyển đổi từ các hình thái tiền-tư bản chủ nghĩa sang chủ nghĩa tư bản trong nhiều nước. Điều này không được thảo luận trong bài báo này, bài báo tập trung vào sự chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản.

6 Tất nhiên không thể nói điều này về tất cả các nước Đông Âu hay tất cả các nước cộng hòa thế chỗ cho Liên Xô trước đây. Những yếu tố quan trọng của sự thống trị độc tài vẫn còn, thí dụ, ở Nam Tư trước đây, ở một số nước trung Á nào đó, ở Belaruss và nơi khác.

* Nghị quyết Hội nghị toàn thể Trung ương khoá 15 của Đảng cộng sản Trung Quốc (Bản tin đặc biệt cuả VNTTX 12-2-2000 viết: "Lấy kinh tế thị trường làm chủ đạo, dựa vào tiến bộ khoa học kĩ thuật để chủ động nâng cấp ưu tú hoá, hợp lí hoá các ngành nghề, phát triển mạnh mẽ các ngành khoa học kĩ thuật mới và ngành nghề mới, tăng cường dịch vụ (ngành nghề thứ ba) như tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, thực hiện kinh doanh hoá sản xuất nông nghiệp, thực hiện tin học hoá nền kinh tế quốc dân, đồng thời thu hẹp phạm vi quốc hữu, mở rộng đáng kể kinh tế phi quốc hữu". Như vậy theo khối 1 của mô hình hệ thống tư bản, thì Đảng Cộng sản Trung Quốc tỏ ra rất thân thiện với khu vực tư nhân và thị trường, nói cách khác đã thiết lập chương trình gen của chủ nghĩa tư bản một cách chủ định và có ý thức. Cái hay, tế nhị và khéo là Trung Quốc nói xây dựng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", cách đặt vấn đề như thế nên không ai có thể nói họ chệch hướng được!

* Như chúng ta biết [thí dụ từ cuốn Một năm Hội nghị Diên Hồng ở Hungary], năm 1989 đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa [cộng sản] Hungary đã đổi tên thành Đảng Xã hội Chủ nghĩa, họ không những chỉ giữ được quyền lực kinh tế, văn hóa mà cả chính trị nữa. Họ đã trở lại nắm quyền nhiệm kì thứ 2 sau 1990 và chính họ là những người đã đưa ra chương trình điều chỉnh đau đơn, không được lòng dân năm 1995 [có bài phân tích trong cuốn này], rồi bị thay thế, sau đó liên minh của họ là liên minh duy nhất duy trì được hai nhiệm kì, họ đã cầm quyền nhiệm kì trước và tháng 4-2006 lại thắng trong cuộc bầu cử để tiếp tục cầm quyền trong nhiệm kì này.

7 Không có sự đồng thuận trong lí thuyết chính trị về diễn giải của dân chủ. Những quan điểm nêu ra trong bài báo này được nhiều lí thuyết chính trị chia sẻ. Công trình cổ điển của Schumpeter Chủ nghĩa tư bản, Chủ nghĩa xã hội và Dân chủ (Capitalism, Socialism and Democracy) (1947, ch. 2 và cả p. 269) đặc biệt được xem là tiên phong. Theo mô tả súc tích của Hungtington (1991, pp. 5-7), cách tiếp cận này khởi đầu từ "những định nghĩa mang tính thực nghiệm, mô tả, thể chế và thủ tục", ngược lại với các lí thuyết khác áp dụng những định nghĩa không tưởng, lí tưởng hoá về dân chủ. Cách diễn giải "thực nghiệm-mô tả" như vậy cũng được dùng trong các công trình nổi tiếng của Dahl (1971) và Linblom (1977), tuy các tác giả khác nhau, tất nhiên, không phân loại các đặc trưng chính theo cách hoàn toàn như nhau.


8 Như Samuel Huntington (1991, pp.9-10) viết, "Bầu cử, công khai, tự do, và ngay thẳng . . . [có thể tạo ra các chính phủ] không hiệu quả, tham nhũng, thiển cận, vô trách nhiệm, bị chi phối bởi các lợi ích đặc biệt, và bất lực trong việc đưa ra các chính sách mà lợi ích công đòi hỏi. Những tính chất này làm cho các chính phủ như vậy là không đáng mong mỏi song không làm cho chúng thành phi dân chủ."

9 Dòng tư duy này dẫn đến một lời cảnh báo quan trọng chống lại sự so sánh thiên lệch giữa những thành công của Trung Quốc và thất bại của hậu Xô Viết. Sự đánh giá phụ thuộc vào hệ thống giá trị của người đánh giá: trọng lượng dành cho giá trị nội tại của việc đoạn tuyệt chế độ chuyên chế chính trị là bao nhiêu.

10 “Chủ nghĩa xã hội đòi hỏi năng suất lao động cao hơn - so với chủ nghĩa tư bản và trên cơ sở chủ nghĩa tư bản đạt được”, Lenin đã viết (1918, [1969] p. 248]). (Luận đề nổi tiếng được nhắc đến như “Ai thắng ai”. N.D.)

11 Trong Kornai (1980) tôi viết một cách châm biếm về những người xem một loạt các hệ thống trong lịch sử như một siêu thị. Dường như ta có thể đẩy chiếc xe đựng hàng đi loanh quanh và nhặt toàn dụng lao động từ kệ xã hội chủ nghĩa và phát triển kĩ thuật và sự dồi dào hàng hoá từ kệ tư bản chủ nghĩa. Lịch sử, tôi viết khi đó, chào bán các khoản cả gói với nội dung cố định, được gián mác các hệ thống khác nhau. Mỗi gói hàng chứa những ưu điểm và khuyết điểm mang tính đặc thù hệ thống tuỳ thuộc vào hình thức mà ta chọn.

* Bài phát biểu của Chủ tịch, trình bày tại Hội nghị Thế giới lần thứ 14 của Hội Kinh tế Quốc tế tại Marrakech, Morocco ngày 29-8- 2005, với nhan đề: The Great Transformation of Central Eastern Europe: Success and Disappointment. Được soát lại tháng 2-2006, và được in bằng tiếng Hungary trên Közgazdasági Szemle, LII. évf., 2005, december (pp. 907-936). Bản tiếng Việt dựa vào cả hai bản này.

Tác giả biết ơn Zdenek Kudrna, đã giúp công việc của tôi bằng thu thập số liệu cẩn trọng và các bình luận hữu ích, Philippe Aghion, Zsuzsa Dániel, Jean-Paul Fitoussi, Stephan Haggard và Gérard Roland, những người đã bình luận về phiên bản đầu tiên của bản thảo, cũng như Tamar Gendler, Noémi Peter, Katalin N. Szabó, László Szimonisz, László Tóth, István Gy. Tóth và János Varga, những người đã giúp trong nghiên cứu tạo nền và trong biên tập và dịch bản thảo.



1 Đã có nhiều tài liệu được EU ủy quyền để đánh giá trạng thái của các nước ứng viên. Như thế, thí dụ, ngay trước gia nhập, một ấn phẩm có nhan đề Báo cáo Kiểm tra Toàn diện [Comprehensive Monitoring Report] (European Commission, 2004) được hoàn tất. Một tổng quan tốt về chủ đề này có thể thấy trong các Báo cáo Chuyển đổi của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (xem, thí dụ, EBRD, 2002).

Tôi nhắc đến một số công trình mới đây của các tác giả hàn lâm thường được các chuyên gia trích dẫn: Campos và Coricelli (2002), Csaba (2005), Kolodko (2000), Kornai (2000), Roland (2000), Stiglitz (1999) và Svejnar (2002).



2 Không trong khuôn khổ của bài trình bày của tôi để cung cấp một định nghĩa cho cụm từ “nền văn minh phương Tây”, hay để liệt kê các tính chất của nó hay để vạch ra các ranh giới của nó. Tôi dùng cụm từ này chỉ theo cách khêu gợi. Vì không thuộc về chủ đề phân tích của mình, tôi để ngỏ vấn đề, liệu bên ngoài khu vực thường được nhắc đến như “nền văn minh phương Tây”, các xu hướng được phác họa trong tiểu luận này đã xuất hiện rồi hay sẽ xuất hiện trong tương lai.

Sự phổ biến của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được nhấn mạnh chủ yếu bởi các trường phái Marxist và tân-Marxist khác nhau (xem, thí dụ, Brenner, 1976, và các tài liệu về cái gọi là “Tranh luận-Brenner-[Debate]”). Các trào lưu khác của khoa học lịch sử, như các đại diện của trường phái Pháp Biên niên [Annales], cũng thừa nhận và cho xu hướng này là quan trọng. Tôi dẫn chiếu chủ yếu đến các tác phẩm của Fernand Braudel (1972-1973, 1992), cũng như đến các bài viết của Immanuel Wallerstein (1974, 1979) trong đó ông đã kết hợp các ý tưởng của Braudel với những phát hiện của các trường phái tân-Marxist.



3 Trong vài công trình khác của mình, thí dụ trong Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa (1992, 2002) tôi đã cố cho một định nghĩa cô đọng hơn. Tôi thỏa mãn ở đây với sự mô tả lỏng lẻo hơn về “chủ nghĩa tư bản”, để cũng “vừa hợp” với các định nghĩa, và tránh tranh cãi về khái niệm.

4 Tôi nhắc đến vài công trình, trong đó các nhà sử học trình bày các lập trường khác nhau của mình về vấn đề định kì nói chung, cũng như đặc biệt về đề tài khởi đầu của thời Trung cổ: Marc Bloch (1989), Jacques Le Goff (1982), Henri Pirenne (1937), và Peter Raeds (2001).

Tôi biết ơn Klaniczay Gábor, người đã giúp tôi có được cái nhìn thấu vào thảo luận của các sử gia khảo sát chính chủ đề này; và bài báo của anh (2001) cung cấp một tổng quan sâu về các tài liệu viết về chủ đề chuyển đổi từ thời Trung cổ sang Thời Hiện đại.



Trong một phỏng vấn, Peter Burke (1990) sử gia Anh nổi tiếng đã tuyên bố: “Chẳng ai có thể thống nhất về khi nào thì bắt đầu thời kì hiện đại ban đầu…” Có lẽ chúng ta với tư cách các nhà kinh tế học và các học giả khác của các khoa học xã hội hiện thời là quá gần các sự kiện và vì lí do đó chúng ta dễ thống nhất về một thứ: sự sụp đổ của bức Tường Berlin được coi là khởi đầu của một thời kì mới trong khu vực. Hay, có lẽ có một độ đồng đều và đồng bộ lớn hơn hiện diện trong các sự kiện so với trong các thời kì trước của lịch sử.

5 Luxemburg và Tây Đức bị loại ra khỏi bảng do không sẵn có số liệu.

6 Tôi muốn nêu bật vài tác phẩm từ các tài liệu phong phú: Haggard và Kaufman (2005), Huntington (1991), O’Donnel, Schmitter, và Whitehead (1988), và Przeworski (1991).

7 Xem, thí dụ Offe (1996) và McFaul (2002).

8 Schumpeter (1942) đưa vào tiêu chuẩn này, nó đưa ra thủ tục để đạt và mất quyền lực lên địa vị nổi bật vào lĩnh vực triết lí chính trị. Theo diễn giải của Schumpeter, trong tiểu luận của tôi (1998) về thay đổi chế độ hậu xã hội chủ nghĩa, tôi đã nêu bật sự thay thế một chính phủ dựa trên một cuộc bầu cử quốc hội như một kiểm chứng có thể áp dụng tốt về mặt thực tiễn. Trong cuốn sách của bà, Susan Rose-Ackerman (2005) đã gọi rất trúng cách tiếp cận thủ tục như cái gọi là diễn dải “tối thiểu” của nền dân chủ. Về diễn giải của nền dân chủ xem cả Dahl (1971), và thêm Schmitter và Karl (1991).

9Về quan hệ giữa nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản, nhiều quan niệm đối kháng nhau gay gắt đã được phát triển. Đối với tôi lí lẽ thuyết phục nhất là lí lẽ, theo đó chủ nghĩa tư bản là điều kiện cần, nhưng không phải là điều kiện đủ của nền dân chủ. Giữa các nhân vật kinh điển của chủ đề này, Hayek (1944) đồng ý với khẳng định này trong khi Schumpeter (1942) nghĩ rằng nền dân chủ có thể tiến hóa mà không có chủ nghĩa tư bản. Xem cả Rueschemeyer, Stephens và Stephens (1992), và Usher (1981) về mối quan hệ này.

10 Tôi muốn lặp lại rằng các ý tưởng của tôi về các chiều hướng chính được giới hạn cho “nền văn minh phương Tây”. Tôi không có nỗ lực nào để áp dụng khái niệm này một cách máy móc đối với các nền văn minh khác. Phân tích so sánh như vậy nằm ngoài phạm vi của tiểu luận này.

11 Đây là nhan đề của công trình nổi tiếng nhất của Polányi The Great Transformation (1962).

12 Liên quan đến đặc trưng số 5, sự biến đổi cách mạng ở Liên Xô đã không xảy ra theo lệnh của những kẻ xâm chiếm nước ngoài mà do cấu trúc quyền lực chính trị trong nước sai khiến. Tình hình ở Đông Âu lại khác, nơi ý chí của lãnh đạo chính trị Soviet tỏ ra là uy quyền quyết định. Không ai có thể từ chối các lệnh của họ do sự hiện diện của các lực lượng quân sự Soviet chiếm đóng.

tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương