Ở Đông Âu Kornai János Bài học chuyển đổi



tải về 1.57 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.57 Mb.
#10727
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Tiếp tục thế nào?
Điều quyết định cho sự phát triển tiếp theo, phần chính không phải ở lĩnh vực kinh tế, mà là ở lĩnh vực chính trị. Liệu chính phủ, mọi thành viên của chính phủ, và phe đa số hiện nay ở quốc hội có tiếp tục chính sách đến nay về kinh tế không? Liệu họ có thay đổi hướng đi không, nhất là khi đang tiến dần hơn đến đợt bàu cử sắp tới vào năm 1998? Quan hệ của các tầng lớp nhân dân khác nhau với kết quả và cái giá phải trả của điều chỉnh ổn định ra sao? Tương quan lực lượng giữa những người ủng hộ và chống đối thế nào? Và do phần lớn các nhiệm vụ phải làm đều có tầm vượt quá 1998, liệu chính phủ mới, thành phần chính phủ mới và thành phần chính trị của phe đa số của quốc hội mới sẽ thế nào, chính sách kinh tế của họ ra sao sau bàu cử ? Tại đây tôi chỉ đặt ra các câu hỏi, nhằm báo hiệu rằng: tôi hoàn toàn ý thức được là những câu trả lời có tầm quan trọng cốt yếu đến quan điểm đánh giá tương lai. Tuy vậy tôi vẫn phải để việc thử trả lời các vấn đề này cho các nghiên cứu khác của mình- trong công trình này tôi chỉ giới hạn ở những chuẩn đoán và khuyến nghị về kinh tế và chính sách kinh tế.


Quá trình kéo dài
Chương trình điều chỉnh ổn định năm 1995 ở Hungary là một "liệu pháp sốc" cỡ nhỏ, đem lại sự cải thiện nhanh chóng của một số chỉ số kinh tế vĩ mô. Tuy vậy kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng: những kết quả còn là mong manh và rất dễ trượt khỏi tay chính sách kinh tế.

Có nhiều loại tác động qua lại giữa những căn bệnh khác nhau của nền kinh tế. Có những khó khăn kinh tế mà sự giảm bớt cũng đồng thời trợ giúp làm đỡ các mối lo khác. Tôi chỉ nêu hai thí dụ về các tác động qua lại có lợi, để minh hoạ "vòng cứu thế" (ngược với "vòng quỷ sứ"). Khi mà thâm hụt ngân sách bớt đi, thì sự giảm nhu cầu vay tổng cộng của chính phủ sẽ có tác động crowding-in (kéo về), sẽ có nhiều nguồn hơn cho các khoản vay tư nhân, điều này lại có tác động gia tăng tới tăng trưởng; tăng trưởng làm cho nguồn thu của ngân sách tăng lên, nguồn thu tăng lại làm giảm thâm hụt ngân sách. Sự thu hẹp nhu cầu vay mượn của nhà nước đồng thời làm giảm cầu hướng về tín dụng nước ngoài, và điều này làm cho tình trạng nợ nần của nhà nước được cải thiện. Giảm nợ nhà nước kéo theo giảm lãi phải trả. Chính vì vậy thật rất đáng tiếp tục làm sao cho thâm hụt ngân sách nhà nước Hungary giảm đi.

Thí dụ thứ hai: tâm trạng của giới kinh doanh. Chương trình trong vài tháng đã làm tăng sự tin tưởng của những người kinh doanh và các nhà đầu tư ở Hungary và ở nước ngoài. Công ti Kopint-Datorg từ 1987 đã thăm dò dư luận bằng cách hàng quý gửi cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp các câu hỏi giống nhau về tình hình và triển vọng kinh doanh. Theo báo cáo gần đây nhất của họ (Kopint-Datorg [1996]) trong ngành công nghiệp chế tạo đánh giá tình hình vào đầu năm 1996 là thuận lợi nhất so với bất kể thời kì nào trước đó. Làn sóng mới về đầu tư nước ngoài, đã được nhắc tới khi nói về tư nhân hoá, cũng chứng minh cho điều này. Bản thân sự tin tưởng cũng trở thành một nhân tố của tăng trưởng, sự tiếp tục tăng trưởng, tốt hơn nếu là sự gia tăng tốc độ tăng trưởng, sẽ củng cố hơn nữa sự lạc quan.

Tuy vậy, cũng có các tương tác bất lợi, các "vòng quỷ sứ", mà ta phải tỉnh táo tính đến chúng. Tôi nêu một vài ví dụ về các vòng bất lợi này. Trong các phần trước của bài báo đã đề cập đến việc giữ mức tỉ giá thực tế, điều này -bên cạnh mức độ lạm phát cho trước- có nghĩa là phải phá giá danh nghĩa với đúng mức độ giống như vậy. Điều này được gắn vào sự kì vọng lạm phát, và nó góp phần vào nỗi ám ảnh của lạm phát quán tính (inercial inflation). Rất khó đồng thời tiếp tục cải thiện tình trạng ngoại thương của đất nước, cản trở sự gia tăng nợ nần và cũng khi đó thực hiện giảm lạm phát. Các thí dụ khác: sự tăng trưởng cưỡng bức bằng các công cụ tài khoá có thể làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách, và ngược lại, xoá bỏ thâm hụt ngân sách bằng mọi giá, thí dụ bằng tăng đáng kể thuế, có thể tạo ra suy thoái. Một thứ là thuốc chữa theo quan điểm của một căn bệnh, thì lại chính là thuốc độc theo quan điểm của một căn bệnh khác.

Kinh nghiệm của các nước Mĩ-latin vật lộn với các vấn đề tương tự chỉ ra rằng, sự vật lộn này có thể kéo dài thậm chí một-hai thập kỉ. Khi thì căng thẳng kinh tế này, lúc thì vấn đề khác trở nên găy gắt, và liệu pháp chống căn bệnh hiện thời lại làm nảy sinh khó khăn khác. Có nước sau khi thành công ổn định một phần, thì lại rơi vào một trong những căn bệnh cũ: hoặc sản xuất lại bị sa sút trầm trọng, hoặc cân bằng cán cân thanh toán vãng lai bị phá vỡ, hoặc lạm phát lại tăng nhanh, hoặc nhiều căn bệnh cũ cùng tái phát. Chile, có lẽ là nước được coi là thành công nhất về mặt kinh tế, năm 1978 chuyển từ tình trạng lạm phát tăng cao sang miền lạm phát đỡ hơn, ở mức 20-40% một năm. Tồn tại trong miền này 17 năm và cuối cùng đến 1995 ở mức lạm phát một chữ số, giữa chừng sản xuất tăng đều ở mức rất ấn tượng 4,8% một năm.34 Không loại trừ là Hungary sẽ thực hiện điều này nhanh hơn, nhưng chúng ta không thể tính đến một cách chắc chắn. Sẽ là vô ích khi chúng ta tự ru mình và ru lẫn nhau rằng, chỉ cần một hoạt động điều chỉnh-ổn định lớn, và sau đó trong vòng hai-ba năm mọi sự sẽ đâu vào đấy.

Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất chính là sự quá tự tin. "Bây giờ tình hình đã tốt hơn, và không cần đến sự nghiêm khắc như trước nữa, ...", đây là một suy nghĩ cám dỗ đối với mọi nhà chính trị trong chính phủ. Tại Hungary đã có dấu hiệu như vậy. Thí dụ đầu năm nay lương danh nghĩa lại bị sổng, nhập khẩu lại tăng, các hoạt động đầu tư có vẻ chậm lại. Cần phải duy trì trạng thái sẵn sàng, ra tay hành động tức thời chống các hiện tượng bất lợi.

Về phương diện này đáng suy nghĩ các sự kiện ban đầu trước chương trình. Có quan điểm trong giới những nhà nghiên cứu kinh tế chính trị khảo sát hậu trường chính trị và xã hội của cải cách rằng, nhà chính trị chỉ sẵn sàng chấp nhận hành động không được lòng dân do tác động của khủng hoảng đã xảy ra (Drazen–Grilli [1993]). Chương trình Hungary, như trước đây tôi đã nhắc tới, có tính chất phòng ngừa, và như thế một nửa nó chứng minh còn một nửa nó từ chối giả thiết này. Nếu không phải là bản thân khủng hoảng nhưng là sự đe doạ của khủng hoảng sát kề buộc người ta quyết định. Mức sát gần đến khủng hoảng bao nhiêu để buộc nhà chính trị lấy sự can đảm để quyết định? Không thể tính được rằng, khi khủng hoảng đã xảy ra, thậm chí ngay cả khi chưa có sự đe doạ khủng hoảng, chỉ dựa trên suy xét các mối quan hệ kinh tế thuần tuý mà người ta có thể "bảo dưỡng" nền kinh tế một cách chu đáo?

Tôi phải thú nhận, tôi không chắc chắn trong câu trả lời. Ngay cả ở các nước ổn định và vững chắc, như Hoa Kì hay nước Pháp, người ta chẳng thường dây dưa trì hoãn-dằng dai việc thực hiện các cải cách tài khoá đã chín muồi từ lâu và/hoặc chính sách tiền tệ nghiêm khắc hơn, bởi vì các hậu quả sẽ không hợp lòng dân.


Sự lựa chọn những ưu tiên
Quay trở lại tình hình Hungary, một vấn đề khó là sự lựa chọn những ưu tiên chính sách kinh tế, sự lựa chọn đúng trọng số tương đối của những nhiệm vụ tiến hành song song. Có nhiều cuộc tranh luận về vấn đề này. Theo quan điểm của tôi, không có một quy tắc vạn năng nào có thể đúng thuần nhất cho tất cả các nước (hoặc ngay cho một nhóm hẹp các nước, như cho mọi nước hậu xã hội chủ nghĩa) và cho mọi thời gian. Nếu lạm phát nhanh hay siêu lạm phát đang hoành hành trong nước, thì khỏi phải bàn cãi nhiệm vụ số một là phải ngăn chặn lạm phát và ít nhất là phải đưa nó về nhịp độ 30-40 phần trăm. Đã có đủ kinh nghiệm chứng minh rằng đây là điều kiện không thể thiếu của phát triển lành mạnh (Bruno-Easterly [1995], Végh [1992], Fisher-Sahay-Végh [1996]). Nhưng việc lựa chọn là khó nhất quán hơn, nên lựa chọn ưu tiên nào, khi mà lạm phát đã ở trong dải đỡ hơn.

Trong dải lạm phát vừa, việc giảm lạm phát là rất tốn kém; trong đa số các trường hợp, đến nay vẫn chưa thành công giảm lạm phát mà không có sự tăng đáng kể thất nghiệp, không có sa sút nghiêm trọng về sản xuất. Khi đó có lẽ là điều xấu ít hơn, nếu đất nước sống chung với lạm phát vừa trong một thời gian tương đối dài. Luôn chú ý đừng để cho nó sổng, mà phải kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Tuy vậy trọng tâm phải chuyển sang tạo điều kiện cho tăng trưởng cân đối và lâu dài. Điều này bao gồm giảm thâm hụt ngân sách, cắt giảm chi tiêu của nhà nước, ngăn chặn tăng nợ nước ngoài (và ở nơi cần, phải cải thiện tỉ lệ nợ/GDP), thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư. Tất cả những điều này tạo điều kiện, mà nhiều điều với cách khác cũng lí giải, cho việc thúc đẩy: tăng tốc độ tăng trưởng. Như là sản phẩm phụ, hiện tượng đi kèm, của tất cả những thứ này - cùng với chính sách thu nhập và chính sách giá cả cũng như chính sách tiền tệ đúng đắn - lạm phát sẽ chậm dần từng bước. Theo quan điểm của tôi sẽ là không thích hợp, trong một hoàn cảnh cho trước, đi cưỡng bức đặt việc chặn lạm phát một cách vội vã và triệt để lên trước tất cả các nhiệm vụ khác.

Có thể là về quan điểm này, các nền kinh tế hậu xã hội chủ nghĩa sẽ tỏ ra là phòng thí nghiệm thực nghiệm lí thú. Các chính phủ khác nhau, trên cơ sở xuất phát điểm khác nhau, sử dụng các chính sách kinh tế khác nhau, có và chắc chắn sẽ có trong tương lai các nước, mà cơ quan tài chính sẽ dùng việc nâng tỉ giá thực tế để giảm mức độ lạm phát. Về phần mình ở Hungary tôi lập luận chống lại cách làm này, và tôi vẫn tiếp tục khuyến nghị sự thận trọng chống lại mối đe doạ của sự tăng giá thực tế của đồng forint, của sự phá vỡ cân đối ngoại thương một lần nữa.35
Dấu hiệu đáng khích lệ: sự gia tăng năng suất
Bạn đọc có thể cảm nhận là tôi coi kinh tế Hungary có nhiều điểm yếu, và tôi cố gắng lưu ý đến các mối nguy hiểm, nhưng có một chiều quan trọng căn bản của nền kinh tế làm cho tôi rất phấn chấn, đó là sự gia tăng năng suất. Trước đây đã có đề cập đến sự cải thiện các hoạt động xuất khẩu Hungary. Điều này một phần do sự biến đổi của tỉ giá, song quan trọng hơn là do tính hiệu quả của các quá trình thực tế cơ bản. Vấn đề mấu chốt của sự tăng trưởng (của Hungary và các nước tương tự, các nước nhỏ có nền kinh tế mở: sự tăng trưởng hướng xuất khẩu) là động học của năng suất.
Bảng 7

Năng suất lao động ở các nước hậu xã hội chủ nghĩa

So sánh quốc tế

Nước


Năng suất lao động trung bình (GDP thực tế/số lao động; 1989 = 1)

1989

1990

1991

1992

1993

1994

Bungari

1,00

0,97

0,88

0,89

0,88

0,91

Czech

1,00

0,97

0,88

0,89

0,88

0,91

Hungary

1,00

0,98

0,92

1,05

1,11

1,16

Ba Lan

1,00

0,92

0,91

0,98

1,00

1,07

Rumani

1,00

0,95

0,83

0,77

0,81




Nga




1,00

0,89

0,74

0,66

0,57

Slovakia

1,00

0,98

0,95

0,93

0,92

0,96



Nguồn: Tính toán của McHale [1996, Bảng 1] trên cơ sở các nguồn sau: European Commission [1995], EBRD [1995] và Short-Term Economic Indicators: Transition Economies các số khác nhau của xuất bản phẩm OECD.
Bảng 7 so sánh dãy thời gian của năng suất ở nhiều nước hậu xã hội chủ nghĩa.36 Chỉ số này ở Hungary là thuận lợi nhất. Có nhiều nhân tố góp phần vào việc này.

Giữa chừng sự chuyển đổi của quan hệ sở hữu tiến triển chậm hơn, so với những nơi tiến hành cái gọi là "tư nhân hoá hàng loạt", tức là người ta chia chác cho không các phần nhỏ sở hữu cho mọi công dân, quá trình tư nhân hoá ở Hungary ưu tiên tạo ra các chủ sở hữu "thật sự". Chủ yếu là những tư nhân hay các xí nghiệp tư nhân đã tồn tại trước đó và đang hoạt động đã trở thành các chủ sở hữu, mà họ có thể cai quản thực sự với ban điều hành và có thực quyền cũng như biết ép buộc hoạt động hướng tới lợi nhuận. Điều này cũng thúc đẩy việc tiến hành tái cơ cấu (restructuring) căn bản đã diễn ra trong số đông các xí nghiệp.

Tại Hungary ràng buộc ngân sách thực sự đã được siết chặt. Các luật tăng cường kỉ luật tài chính, phù hợp với kinh tế thị trường đã thúc đẩy việc này: luật phá sản mới, luật ngân hàng, luật kế toán. Đúng là, một vài điều khoản được hành văn thái quá của luật phá sản đã gây những khó khăn nghiêm trọng một thời, nhưng những sai lầm ban đầu đã được sửa lại nhanh chóng. Cuối cùng thì sự chọn lọc tự nhiên đã bén rễ dần, và nhờ đó mà các xí nghiệp còn sống sót thực sự là các xí nghiệp hiệu quả và sinh lời.37

Liên quan với những điều trên là ở Hungary đã phần nào xoá bỏ được nạn thất nghiệp trong việc làm xuất hiện trong hệ thống xã hội chủ nghĩa (người Hungary gọi là thất nghiệp trong cổng /cơ quan/ để chỉ hiện tượng thất nghiệp thật nhưng danh nghĩa vẫn có chỗ làm việc). Trong nền kinh tế Hungary về cơ bản đã xảy ra quá trình cay đắng đi cùng với nhiều chịu đựng đau khổ của con người, với cảm giác day dứt của sự mất việc làm, quá trình mà hình như ở nhiều nước hậu xã hội chủ nghĩa người ta vẫn muốn trì hoãn.

Một sự giải thích chung cho tất cả những thay đổi cho đến nay: tỉ lệ đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Hungary là khá cao. Gần một nửa các khoản đầu tư nước ngoài cho Đông Âu là đầu tư ở Hungary. Điều này không những có lợi xét về quan điểm tài chính vĩ mô, mà đã góp phần đưa các sản phẩm mới, công nghệ mới, các phương pháp quản lí xí nghiệp mới, và nâng cao kỉ luật lao động và tính tổ chức vào nền kinh tế Hungary.

Sự tăng liên tục của năng suất lao động, bản thân nó chưa phải là điều kiện đủ cho tăng trưởng bền vững và lâu dài. Nhiều điều kiện khác cũng phải được hình thành một cách thuận lợi; bài báo này đã đề cập đến một phần trong số đó. Nhưng điều có thể thấy rő về mặt lí thuyết và chứng minh một cách rộng rãi bằng kinh nghiệm thực tiễn lịch sử kinh tế quốc tế, là: tăng năng suất là một điều kiện quan trọng nhất, hoặc chính là điều kiện quan trọng nhất, cho sự tăng trưởng kinh tế lành mạnh, bền vững và lâu dài. Bên cạnh các lí do khác, tuy còn nhiều khó khăn, song chính điều này cho chúng ta niềm tin vào tương lai kinh tế Hungary.



Tài liệu tham khảo

ALESINA, A.–PEROTTI, A. [1995]: Reducing Budget Deficits. Bản thảo Báo cáo tại Hội nghị “A Growing Government Debt – International Experiences". Stockholm, 12 th¸ng 6.

ANDORKA RUDOLF–KONDRATAS, A.–TÓTH ISTVÁN GYÖRGY [1995]: A jóléti rendszer jellemzői és reformjának lehetőségei. Közgazdasági Szemle, 1. sz., 1–29. o.

ANTAL LÁSZLÓ [1994]: Az örökség. A gazdaság helyzete és a feladatok. Társadalmi Szemle, 49. évf., 10. sz., 12–21. o.

AUGUSZTINOVICS MÁRIA [1993]: Egy értelmes nyugdíjrendszer. Közgazdasági Szemle, 5. sz., 415–431. o.

AUGUSZTINOVICS MÁRIA–MARTOS BÉLA [1995]: Számítások és következtetések nyugdíjreformra.Közgazdasági Szemle, 11. sz., 993–1023. o.

BANCO DE MEXICO [1995]: Indicadores Economicos, december.

BANCO DE MEXICO [1996a]: Indicadores Economicos, február.

BANCO DE MEXICO [1996b]: Indicadores Economicos, május, internet-adatbázis.

BÉKESI LÁSZLÓ [1993]: A feladat öt szöglete. Farkas Zoltán interjúja Békesi Lászlóval. Társadalmi Szemle, 48. évf., 3. sz., 3–13. o.

BÉKESI LÁSZLÓ [1994]: A társadalom még nincs tisztában a gazdasági helyzettel. Karsai Gábor interjúja Békesi Lászlóval. Figyelő, július 14., 13–15. o.

BÉKESI LÁSZLÓ [1995]: Mást választhatunk, de „jobbat” aligha. Népszabadság, július 8, 17–18. o.

BLANCHFLOWER, D. G.–OSWALD, A. J. [1994]: The Wage Curve. MIT Press, Cambridge és London.

BOKROS LAJOS [1995a]: A leendő pénzügyminiszter huszonöt pontja. Bokros Lajos szakmai cselekvési programjának alapvonalai. Népszabadság, február 17., 15. o.

BOKROS LAJOS [1995b]: Az államháztartásról, a stabilizációról. Bokros Lajos pénzügyminiszter tájékoztatója. Pénzügyi Szemle, 40. évf., 4. sz., 259–262. o.

BOKROS LAJOS [1996]: Növekedés és/vagy egyensúly – avagy az 1995. március 12-én meghirdetett stabilizáció tanulságai. Népszabadság, március 11., 8. o.

BORBÉLY LÁSZLÓ ANDRÁS–NEMÉNYI JUDIT [1994]: Az

államadósság növekedésének összetevői 1990–1992-ben. Közgazdasági Szemle, 2. sz., 110–126. o.

BORBÉLY LÁSZLÓ ANDRÁS–NEMÉNYI JUDIT [1995]: Eladósodás, a külső és belső államadósság alakulása az átmenet gazdaságában (1990–1993). Megjelent: Rendszerváltás és stabilizáció. A piacgazdasági átmenet első évei. Szerk.: Mellár Tamás. Magyar Trendkutató Központ, Budapest, 123–166. o.

BRUNO, M. [1993]: Crisis, Stabilization, and Economic Reform: Therapy by Consensus. Oxford University Press, New York.

BRUNO, M.–EASTERLY, W. [1995]: Inflation Crises and Long-Run Growth. NBER Working Paper Series, No. 5209, National Bureau of Economic Research, Harvard University, Cambridge, augusztus.

COOPER, R. N. [1992]: Economic Stabilization and Debt in Developing Countries. MIT Press, Cambridge and London.

CSABA LÁSZLÓ [1995]: Gazdaságstratégia helyett konjunktúrapolitika. Külgazdaság, 39. évf., 3.sz., 36–46. o.

DARVAS ZSOLT [1996]: Exchange Rate Premia and the Credibility of the Crawling Target Zone in Hungary. Discussion Paper Series, No. 1307, Centre for Economic Research, London, január.

DARVAS ZSOLT–SIMON ANDRÁS [1996]: Tőkebeáramlás, árfolyam- és pénzpolitika. Kézirat. Magyar Nemzeti Bank, közgazdasági és kutatási főosztály, Budapest, február.

DORNBUSCH, R.–FISCHER, S. [1993]: Moderate Inflation. The World Bank Economic Review, 7. évf., 1. sz., 1–44. o.

DORNBUSCH, R.–WERNER, A. [1994]: Mexico: Stabilization, Reform and No Growth. Brookings Papers on Economic Activity, 1. sz., 253–315. o.

DORNBUSCH, R.–GOLDFAJN, I.–VALDÉS, R. O. [1995]: Currency Crises and Collapses. Brookings Papers on Economic Activity, 2. sz., 219–293. o.

DRAZEN, A.–GRILLI, V. [1993]: The Benefit of Crises for Economic Reforms. American Economic Review, 83. évf., 3. sz., 598–607. o.

EBRD [1995]: Transition Report. London.

ERDŐS TIBOR [1994]: A tartós gazdasági növekedés realitásai és akadályai. Közgazdasági Szemle, 6. sz., 463–477. o.

EUROPEAN COMMISSION [1995]: Employment Observatory: Central and Eastern Europe, No. 7.

FELDSTEIN, M. [1974]: Social Security, Induced Retirement, and Aggregate Capital Accumulation. Journal of Political Economy, 82. évf., 5. sz., 905–926. o.

FERGE ZSUZSA [1995]: A magyar segélyezési rendszer reformja, I. Esély, 1. sz.

FERGE ZSUZSA [1996a]: A magyar segélyezési rendszer reformja, II. Esély, 1. sz.

FERGE ZSUZSA [1996b]: A szociálpolitika esélyei. Vigilia, megjelenés alatt.

FISCHER, S.–SAHAY, R.–VÉGH, C. A. [1996]: Stabilization and Growth in Transition Economies: The Early Experience. Kézirat. The International Monetary Fund, Washington, D.C., január.

GIAVAZZI, F.–PAGANO, M. [1990]: Can Severe Fiscal Contractions be Expansionary? Tales of Two Small European Countries. NBER Macroeconomics Annual, 75–116. o.

GIAVAZZI, F.–PAGANO, M. [1996]: Non-Keynesian Effects of Fiscal Policy Changes: International Evidence and the Swedish Experience. Swedish Economic Policy Review, május, megjelenés alatt.

HALPERN LÁSZLÓ [1996]: Real Exchange Rates and Exchange Rate Policy in Hungary. Discussion Paper Series, No. 1366, Centre for Economic Policy Research, London, március.

HORVÁTH PIROSKA [1996]: Vizsgálatok az állami redisztribúció tanulmányozásához. Kézirat. Budapest.

IMF [1994a]: International Financial Statistics Yearbook 1994. Washington, D.C.

IMF [1994b]: IMF Economic Review, 7. sz. International Monetary Fund.

IMF [1994c]: IMF Economic Review, 16. sz. International Monetary Fund.

IMF [1994d]: IMF Economic Review, 17. sz. International Monetary Fund.

IMF [1994e]: IMF Economic Review, 18. sz. International Monetary Fund.

IMF [1995]: International Financial Statistics Yearbook 1995. International Monetary Fund, Washington, D.C.

IMF [1996a]: International Financial Statistics, február, International Monetary Fund.

IMF [1996b]: International Financial Statistics, április, International Monetary Fund.

INSTITUTO NACIONAL DE ESTADISTICAS [1996]: Internet-adatbázis, május.

KINDLEBERGER, C. P. [1978]: Manias, Panics, and Crashes: A History of Financial Crisis. Basic Books, New York.
KOCSIS GYÖRGYI [1995]: Mégis, kinek a bőrére. Heti Világgazgaság, október 28., 100. o.

KOPINT–DATORG [1996]: Konjunktúrateszt-eredmények a feldolgozóiparban, az építőiparban és a kiskereskedelemben, 1995. IV. negyedév. Budapest.

KOPITS, G. [1996]: Hungary’s Preannounced Crawling Peg. Acta Oeconomica, megjelenés alatt.

KORNAI JÁNOS [1994]: A legfontosabb: A tartós növekedés. A makrogazdasági feszültségekről és a kormány gazdaságpolitikájáról. A Népszabadságban augusztus 29. és szeptember 2. között öt folytatásban megjelent cikksorozat.

KORNAI JÁNOS [1995]: A magyar gazdaságpolitika dilemmái. Közgazdasági Szemle, 7–8. sz., 633–649. o.

KORNAI JÁNOS [1995–1996]: Négy jellegzetesség. A magyar fejlődés vizsgálata politikai gazdaságtani megközelítésben, I–II. rész. Közgazdasági Szemle, 1995. 12. sz., 1097–1117. o. és 1996. 1. sz., 1–29. o.

KORNAI JÁNOS [1996]: Az állampolgár és az állam: A jóléti rendszer reformja. Mozgó Világ, 22. évf., 2. sz., 33–45. o.

KÖVES ANDRÁS [1995a]: Egy alternatív gazdaságpolitika szükségessége és lehetősége. Külgazdaság, 39. évf., 6. sz., 4–17. o.

KÖVES ANDRÁS [1995b]: Gazdaságpolitikai dilemmák és lehetőségek a Bokros-csomag után. Külgazdaság, 39. évf., 11. sz., 4–18. o.

KRUGMAN, P. [1991]: Financial Crises in the International Economy. Megjelent: The Risk of Economic Crisis. Szerk.: M. Feldstein. The University of Chicago Press, Chicago és London, 85–128. o.

KSH [1995a]: Magyar statisztikai évkönyv 1994. Központi Statisztikai Hivatal, Budapest.

KSH [1995b]: A KSH jelenti, 12. sz. Központi Statisztikai Hivatal.

KSH [1995c]: A nemzetgazdaság munkaerőmérlege. Január 1. Központi Statisztikai Hivatal, Budapest.

KSH [1995d]: Foglalkoztatottság és kereseti arányok, 1993–1995. Központi Statisztikai Hivatal, Budapest.

KSH [1996a]: KSH Statisztikai Hírek, április 2. Központi Statisztikai Hivatal.

KSH [1996b]: A KSH jelenti, 1. sz. Központi Statisztikai Hivatal.


tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương