Ở Đông Âu Kornai János Bài học chuyển đổi


Cân bằng, tăng trưởng và cải cách*



tải về 1.57 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.57 Mb.
#10727
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Cân bằng, tăng trưởng và cải cách*


Năm 2001 nền kinh tế Hungary đã trệch khỏi quỹ đạo tăng trưởng cân đối. Trong sáu năm qua thâm hụt ngân sách nhà nước đã tăng lên mức không thể chịu đựng được, và cả thâm hụt trong các tài khoản vãng lai cũng đã trở nên quá cao. Lương thực tế đã tăng nhanh hơn năng suất lao động một cách đáng kể. Những khó khăn này và những trục trặc kinh tế vĩ mô khác đã dẫn chính phủ Hungary đưa ra một chương trình điều chỉnh vào tháng Bảy năm nay. Phần đầu của bài báo phân tích tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại và những tác động kinh tế và xã hội kì vọng của chương trình điều chỉnh. Sự cam kết và quyết tâm của chính phủ được thể hiện bằng sự thực rằng họ sẵn sàng chấp nhận cái “giá” chính trị của chương trình, tức là các biện pháp không thể tránh khỏi có lẽ sẽ làm giảm sự ưa thích của quần chúng đối với thế lực chính trị thắng bầu cử.

Phần hai của bài báo thảo luận các mối quan hệ liên quan đến các biện pháp cần thực hiện ngay lập tức và các cuộc cải cách nhắm tới các kết quả dài hạn và những thay đổi thể chế sâu sắc. Những cái này là cần thiết cho tính bền vững của những kết quả điều chỉnh. Liên quan đến việc này, bài báo cho thấy bản chất về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và kích cỡ nhà nước, về các tỉ lệ của trợ cấp nhà nước và tự-trợ cấp, cũng như về sự thực hiện nhanh và từ từ của các cuộc cải cách.


I. Về chương trình điều chỉnh
Tháng tư 1995, không lâu sau khi công bố chương trình điều chỉnh cả gói-Bokros Hãng Truyền hình Duna có phỏng vấn tôi. Phóng viên đã đặt ra câu hỏi sau: “Nói chung ông tiếp nhận gói biện pháp thế nào?” Tôi đã trả lời thế này: “Nhìn này, tôi có những nhận xét phê phán của mình, có những cảm giác thiếu của mình… Nhưng những cái này là thứ yếu. Tôi muốn khẳng định, và điều này là quan trọng nhất, rằng tôi thống nhất với các ý tưởng cơ bản của chương trình vừa được công bố của chính phủ, tôi coi chúng là cần thiết, đúng đắn và không thể tránh được. Tôi phải nói thêm ngay vào điều này rằng, những biện pháp này cũng đi cùng với nhiều thử thách, đau đớn, gây ra sự đau khổ cho nhiều người. Tôi hoàn toàn thông cảm điều này, và tôi đồng cảm với những người lâm vào cảnh khó khăn. Tôi không nhìn vào chương trình của chính phủ, như vào tin mừng nào đó, mà như sự bắt đầu một liệu pháp không thể tránh được, cần phải tiến hành vì lợi ích của đất nước.”

Bây giờ, 11 năm sau tôi có thể lặp lại nguyên văn cái, tôi đã nói khi đó. Đáng buồn là cũng chính thế hệ này lần thứ hai phải trải qua một sự điều chỉnh đi cùng với chấn động và đau khổ. Nhưng một lần nữa tôi có thể tuyên bố: tôi đồng ý với những ý tưởng cơ bản của chương trình, và –vì quyền lợi của đất nước – tôi cho việc thực hiện chúng là cần thiết.

Tôi là nhà nghiên cứu độc lập; tôi không nói nhân danh chính phủ hay các đảng liên minh, mà tôi chỉ nói cái: trong cách nhìn nhận của chính mình tôi lí giải chương trình của chính phủ ra sao, theo tôi cái gì đã khiến chính phủ soạn thảo chương trình và khởi xướng việc thực hiện nó, có thể kì vọng những tác động nào, và rồi sẽ nổi lên các vấn đề gì.

Tôi tóm tắt nội dung muốn nói của mình vào hai bài báo. Trong bài hôm nay tôi đề cập đến sự điều chỉnh, còn trong bài ngày mai đến cải cách.


Các mối quan hệ kinh tế vĩ mô
Sự tăng trưởng của nền kinh tế Hungary, sau khi đã trệch khỏi quỹ đạo cân bằng, đã được con đường ổn định và điều chỉnh được khởi động năm 1995 mang lại tới đó. Qua vài năm chúng ta đã thành công tiến trên con đường tăng trưởng có thể duy trì được, nhưng bắt đầu từ 2000 chúng ta lại ngoặt xuống khỏi con đường này. Mặc dù năm 2004 và 2005 đã xảy ra một sự hiệu chỉnh mức độ nhỏ, cho đến tận lúc khởi động chương trình mới sự tăng trưởng vẫn tiếp tục diễn ra giữa những rối loạn cân bằng nghiêm trọng.

Tôi bắt đầu trình bày sự trệch khỏi quỹ đạo cân bằng với việc giới thiệu hai mối quan hệ. Tôi yêu cầu bạn đọc, hãy kiên nhẫn đọc kĩ những câu khô khan – và hình như rất trừu tượng- này. Dưới ánh sáng của chúng có lẽ sự giãi bày tiếp theo sẽ trở nên rõ hơn.

Theo mối quan hệ đầu tiên tổng giá trị mới được tạo ra trong một năm cho trước nào đấy, GDP, bằng tổng của tiêu dùng và đầu tư, trừ đi khỏi nó nguồn lực thuần đến từ nước ngoài, hay cộng thêm nguồn lực thuần chuyển ra nước ngoài. (Từ thuần biểu thị, rằng ở đây cần đưa số dư của nguồn lực đến và chuyển đi vào tính toán.) Tổng tiêu dùng và đầu tư là “tổng cầu”.

Đây là mối quan hệ vốn có, mà theo ngôn ngữ toán học người ta gọi là “đồng nhất thức”. Như thế đây không phải là lời khuyên tốt cho chính phủ, nói rằng: làm khôn ngoan đấy, nếu giữ đúng quy tắc này. Điều này – dù chính phủ hay bất cứ ai khác có muốn hay không – nhất thiết xuất hiện. Nếu thí dụ vì lí do nào đó nguồn lực thuần nước ngoài chính xác bằng không, thì chỉ có thể tiêu dùng và đầu tư bấy nhiêu, đúng bằng bao nhiêu chúng ta đã tạo ra. Sản xuất sẽ xác định giới hạn cho tiêu dùng, và tiêu dùng xác định giới hạn cho sản xuất.

Vẫn còn một mối quan hệ kinh tế vĩ mô có tính chất đồng nhất thức. Quan hệ này nói rằng, đầu tư của một năm cho trước bằng tiết kiệm trong nước của cùng năm ấy, cộng (trừ) tài trợ có nguồn gốc nước ngoài. Các khoản tiết kiệm trong nước do ba chủ thu nhập lớn tạo ra, cụ thể là tổng các hộ gia đình, tổng các doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Ở mỗi chủ thu nhập lớn sự tiết kiệm có thể là dương (điều này xảy ra, nếu không tiêu hết hoàn toàn thu nhập của mình), hay âm (nếu tiêu nhiều hơn mức thu nhập của mình, tức là nếu thâm hụt). Mối quan hệ cơ bản nhất thiết thỏa mãn, ngay cả cho dù nếu một phần các chủ thu nhập (thí dụ ngân sách nhà nước) thâm hụt. Lúc như vậy khoản này được khoản tiết kiệm dương của các chủ thu nhập khác và/hoặc tài trợ bên ngoài (sự gia tăng nợ nần) bù cho.

Nếu bạn đọc kiên nhẫn, muốn học một chút kinh tế học vĩ mô đã đạt đến đây, thì đã dễ hơn để hiểu, chúng ta gọi cái gì là tăng trưởng cân bằng. Sự tăng trưởng của đất nước tiến trên quỹ đạo cân bằng, nếu – bây giờ đã xem xét động học – các mối quan hệ trên được thực hiện theo các đặc trưng sau:



  1. Sản xuất tăng với nhịp điệu lành mạnh.

  2. Tính trung bình nhiều năm tổng cầu không tăng nhanh hơn sản xuất. Điều này – theo nghĩa của các mối quan hệ vừa thảo luận – cũng bao hàm trong bản thân nó rằng, nếu có kéo nguồn lực nước ngoài vào đi nữa, khoản đó không tăng nhanh hơn sản xuất.

  3. Bên trong tổng cầu tính trung bình nhiều năm tiêu dùng không tăng nhanh hơn đầu tư. Tốt hơn là đầu tư tăng nhanh hơn một chút, làm cho nhịp độ lành mạnh của tăng trưởng là có thể.

  4. Sự tăng tiết kiệm trong nước không tụt lại sau sự tăng của các khoản đầu tư. Tức là tỉ lệ tài trợ bên ngoài không tăng, đất nước không rơi vào trạng thái nợ nần gia tăng.

Các mối quan hệ này không là các đồng nhất thức, chúng không tự được thực hiện. Đây là “các quy tắc vàng” được thử thách, đáng được đề nghị tuân theo, nhưng cũng có thể vi phạm. Chính điều này đã xảy ra ở nước chúng ta từ năm 2000.

Tổng cầu đã tăng nhanh hơn sản xuất. Tiêu dùng trên đầu người đã tăng nhanh hơn sản xuất trên đầu người. Lương thực tế đã tăng nhanh hơn đáng kể so với năng suất lao động. Trong phương trình của các khoản tiết kiệm, khoản tiết kiệm âm của ngân sách nhà nước (tức là thâm hụt ngân sách) đã ngày càng tăng, và điều này đáng tiếc lại trùng với sự giảm có mức độ đầy kịch tính của các khoản tiết kiệm thuần của khu vực hộ gia đình, với sự leo nhanh của các khoản tín dụng nhà ở, các khoản tín dụng mua ôtô và tiêu dùng khác. (Khu vực doanh nghiệp thường là khu vực nhận tín dụng thuần, bởi vì chỉ như vậy mới có khả năng tài trợ các khoản đầu tư của nó, khu vực này như vậy không tác động tiêu cực đến bức tranh tổng thể.) Hậu quả không thể tránh khỏi của điều này đã là, tài trợ bên ngoài đã vụt lên, mà trước hết được bày tỏ bằng sự thâm hụt tăng lên của cán cân thanh toán vãng lai.



Mục đích cơ bản của hiệu chỉnh 2006 là lái nền kinh tế Hungary quay lại quỹ đạo cân bằng. Cần thiết cho điều này là, chính sách kinh tế cố gắng thử thay đổi các xu hướng chỉ theo hướng sai lầm. Chương trình tuyên bố, nó có ý định thực hiện những thay đổi theo hướng sau:

  1. Chặn sự tăng nguy hiểm của thâm hụt ngân sách, và đưa xu hướng ngược lại vào chuyển động theo hướng giảm thâm hụt.

  2. Cản trở sự tăng nhanh một cách không cân đối về tiêu dùng của các hộ gia đình. Thay cho sự gia tăng nhanh hơn thành tích của nền kinh tế rất nhiều của lương trung bình thực tế kéo dài từ năm 2000 là sự giảm bớt đáng kể tạm thời, có thể cảm nhận được một cách đau đớn của lương thực tế. Thu nhập thực tế bỗng dừng lại quanh mức trước đây, hay tạm thời dưới mức này.

  3. Dưới tác động của những thay đổi 1. và 2. nhu cầu tài trợ bên ngoài giảm xuống (một cách tỉ lệ, tính bằng phần trăm sản xuất).

Cân nhắc kĩ lưỡng trạng thái của nền kinh tế Hungary tôi tin rằng, chương trình điều chỉnh nhìn từ quan điểm kinh tế vĩ mô chỉ theo hướng đúng. Theo cảm tưởng của tôi phần lớn các nhà kinh tế học hiểu biết các vấn đề và suy nghĩ kĩ một cách khách quan chia sẻ lập trường này, hay nếu ngày nay vẫn chứ thấy như vậy, sớm muộn sẽ đi đến kết luận này.

Về phần mình tôi coi điều này – chiều của những điều chỉnh – là vấn đề then chốt. Với điều này tôi vẫn để ngỏ toàn bộ một loạt vấn đề khác, mà lần lượt tôi muốn đề cập đến sau này.



Độ lớn của sự điều chỉnh
Chúng ta hãy thử suy nghĩ kĩ các hậu quả kinh tế vĩ mô tổng hợp có thể kì vọng của những thay đổi sắp sửa. Theo bộ trưởng Bộ Tài chính thâm hụt ngân sách sẽ giảm 350 tỉ forint năm 2006, 1000 tỉ forint năm 2007 – so với mức giả như sẽ xảy ra, nếu chính phủ không khởi xướng và không thực hiện chương trình điều chỉnh do nó soạn thảo bây giờ. Chúng ta có thể hình dung độ lớn của chương trình, nếu so sánh với độ lớn của sản xuất. Khối lượng điều chỉnh ngân sách năm 2006 khoảng 3,5% của lượng GDP kì vọng của nửa năm cuối. Khối lượng điều chỉnh năm 2007 là 4-4,4% của GDP ước lượng cho năm tới. Người ta đã thực hiện nhiều loại chương trình ổn định-điều chỉnh ở các nước khác nhau trên thế giới. Ai biết những việc đó, có thể xác nhận: chương trình bây giờ ở Hungary tuy không thuộc về những điều chỉnh quyết liệt nhất, thế nhưng có kích thước khá lớn, khá triệt để. Một bộ phận các chuyên gia trong và ngoài nước đã không nhấn mạnh thích đáng điều này. Về phần mình tôi cho là rất quan trọng. Kích thước, tổng khối lượng của gói điều chỉnh là một trong những báo hiệu quan trọng nhất về tính nghiêm túc, quyết tâm của ý định điều chỉnh, và vì thế đáng được chú ý thích đáng.

Chương trình điều chỉnh không chỉ bao hàm các hành động cụ thể một lần (giá hay suất thuế này nọ tăng lên, tổ chức này kia chấm dứt), mà khởi động nhiều quá trình kinh tế vĩ mô tiến triển nhanh hơn-chậm hơn. Nếu thí dụ người ta sa thải một bộ phận người làm việc cho nhà nước, đóng băng thu nhập của những người khác, thì việc này cũng tác động đến diễn biến lương của lĩnh vực kinh doanh nữa. Việc này lại gây ra các tác động thêm nữa: sự gia tăng thu nhập của dân cư bị kìm lại. Điều này lại gây ra các tác động khác: ảnh hưởng đến tiêu dùng và tiết kiệm của khu vực hộ gia đình, cái đó mặt khác lại tác động đến sản xuất và v.v. Những tác động đầu tiên do chương trình gây ra như thế có các tác động thứ hai, thứ ba, lan vòng tiếp. Khó ước lượng trước những cái này. Có lẽ một-hai tháng sau chúng ta cảm nhận tốt hơn về chúng, sau một-một năm rưỡi hiểu biết của chúng ta sẽ còn chính xác hơn.

Trong những ước lượng trước như vậy có nhiều sự không chắc chắn. Tôi chỉ nêu một thí dụ: các khoản tiết kiệm của khu vực hộ gia đình. Phản ứng theo tiêu chuẩn có lẽ là: nếu thu nhập giảm, nhưng hộ gia đình thích giữ mức tiêu dùng đến nay, thì giảm khoản tiết kiệm tiền bạc. Chắc là ở nhiều hộ gia đình điều này sẽ xảy ra. Thế nhưng sẽ có người nghĩ khác đi: “Sự bất trắc đã tăng. Ai biết, tương lai mang lại cái gì? Biết đâu họ cũng sa thải mình? Tốt hơn hãy để giành nhiều hơn. Tốt hơn hãy hoãn thay ô tô hay mua nhà đã dự kiến – bây giờ tôi không dám vay.” Loại phản ứng này ngược lại làm tăng tiết kiệm. Hôm nay chẳng ai có thể nói trước, loại phản ứng nào sẽ thường xuyên hơn và mạnh hơn. Trọng lượng của vấn đề được thấy rõ, rằng tiết kiệm hộ gia đình năm 1998 so với GDP là hơn 9%, năm 2003-2004 tụt xuống gần 0 đến 1%. Hiệu số của điểm đỉnh và đáy là khoảng như thâm hụt ngân sách! Tôi nhắc nhở đến những điều vừa nói, theo đó sự tiết kiệm của khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp, cũng như của ngân sách nhà nước (dương hay âm) cùng nhau quyết định, nhu cầu tài trợ bên ngoài của nền kinh tế là bao nhiêu. Như thế tùy thuộc rất nhiều vào tiết kiệm của các hộ gia đình – mà cái này chúng ta không thấy trước một cách đáng tin cậy.

Tôi chỉ vừa muốn làm lóe lên, đưa ra các ước lượng bằng số cho những hậu quả kinh tế vĩ mô có thể chờ đợi của điều chỉnh là khó đến thế nào. Chính trị gia và nhà kinh tế phân tích, người cho kích thước điều chỉnh là nhiều, nhưng cả người cho là ít nữa, hãy cân nhắc kĩ lời mình hai lần. Có chắc không, rằng đã lường trước đúng các tác động có thể chờ đợi? Có thể nhầm lớn ở đây! Đây đồng thời là sự cảnh báo trước đối với tất cả những người tin rằng: chính phủ và đa số ở quốc hội chỉ cần muốn cái gì đó, và nếu thực sự bền bỉ thực hiện nó, thì nó cũng được thực hiện. Có, cái thực sự nằm trong tay những người ra quyết định chính trị. Họ có thể bắt đầu cái gì đó bằng một chỉ thị, quy định, cấm đoán. Nhưng đủ thứ sẽ có vai trò trong thực hiện: cả các tác động đòn bẩy, gián tiếp trong nước, lẫn những sự kiện chính trị và kinh tế thế giới không phụ thuộc vào chúng ta nữa. Đáng cho tất cả chúng ta - cả các chính trị gia ở phía chính phủ lẫn ở phía đối lập, cả các chuyên gia bày tỏ ý kiến với những sự kiện xảy ra và dễ dàng phân phát các lời khuyên - đi suy ngẫm kĩ về các giới hạn của hiểu biết và ý muốn của chúng ta, với sự khiêm tốn cần thiết.

Chương trình điều chỉnh gồm nhiều biện pháp bộ phận. Tôi không gánh vác việc đánh giá: thành phần của các bộ phận của gói có tối ưu hay không. Tôi lắc đầu theo dõi sự táo bạo của những người làm điều này – tôi chắc chắn thận trọng hơn. Tôi cảm thấy vài quan điểm của những người tập hợp các bộ phận lại. Trong số đó tôi chỉ nhắc đến vài cái, không cầu toàn. Phải đưa vào gói cái, khá dễ nắm, và vì thế có triển vọng khả thi. Ngoài ra cả cái, dù phải nghiến răng đi nữa, nhưng chí ít có thể chấp nhận được về mặt chính trị đối với những người ủng hộ riêng của chính phủ. Không cần làm cho gói quá nặng bằng quá nhiều biện pháp có thể vấp phải sự phản kháng gay gắt. Không chỉ các chính trị gia, mà cả các nhà nghiên cứu các quan hệ giữa chính trị và kinh tế cũng biết kĩ, những cân nhắc như vậy tác động mạnh ra sao trong chính sách kinh tế thiết thực. Về phần mình tôi không hề thấy sự đáng trách nào trong việc, các quan điểm này đã đóng vai trò quan trọng trong tập hợp nội dung của gói điều chỉnh.
Bên thu, bên chi
Nói về lựa chọn tập hợp các biện pháp nhằm mục đích giảm thâm hụt ngân sách thì lời phê bình sau được lặp đi lặp lại: các biện pháp nhằm tăng thu có trọng lượng quá lớn so với các biện pháp giảm chi. Tốt hơn nhiều lẽ ra phải đưa lên hàng đầu các biện pháp sau, vì chúng đảm bảo cho sự ổn định lâu dài.

Theo tôi điều này là nửa sự thật. Bất luận tài liệu chuyên môn có uy tín đến thế nào đề xuất phê phán này đi nữa, và các nhà phê bình có nhắc đi nhắc lại mẫu rập khuôn đã hình thành ở bất cứ tổ chức quốc tế nào đi nữa – vẫn còn là nửa sự thật. Chúng ta có thể tiếp cận vấn đề theo quan điểm của thứ tự thời gian. Tôi thuộc về những người, vui lòng thấy, nếu tổng gánh nặng thuế của xã hội giảm đi so với tổng sản xuất, cũng như tổng thu nhập. Về điểm này trong kì báo sau sẽ nói nhiều hơn. Song tôi cho là ý tưởng nhầm lẫn hoàn toàn, rằng chúng ta bắt đầu với giảm các khoản thu của nhà nước, và từ nó chúng ta mong đợi sự giảm đi của các khoản chi sau đó. Tác động làm sôi động sản xuất của giảm thuế chỉ xuất hiện với độ trễ, và ai biết được, sẽ có mức độ thế nào. Nhưng khoản thu giảm ngay lập tức, và điều này chắc chắn làm tăng thâm hụt ngân sách. Thứ tự ngớ ngẩn này đã được Ronald Reagan, rồi mới đây được tổng thống hiện nay, George W. Bush lựa chọn ở Hoa Kì theo kiến nghị của các cố vấn tồi. Người sau kiên trì giảm thuế, trong khi chiến tranh Irắc chất các gánh nặng chi sắp tới lên ngân sách. Trong cả hai thời kì thâm hụt ngân sách đã tăng một cách chóng mặt. Ở nước chúng ta chẳng cần phải nghe lời khuyên tồi này, các kiến nghị giảm thuế đấu nhau. Tôi cảm thấy là hợp lệ, rằng bây giờ người ta chấn chỉnh lại các khoản giảm thuế trước thời gian. Tôi hi vọng, sự hiệu chỉnh đau đớn này làm chín những lời hứa, rằng điều này sẽ không bao giờ có thể lại xảy ra. Hãy giảm chi trước. Và nếu kết quả này đã vững chắc trong tay chúng ta, thì khi đó được phép (và khi đó cũng cần) giảm thuế.

Chúng ta hãy chuyển sang một hình chiếu khác của vấn đề, sự vững chắc của phương sách giảm thâm hụt ngân sách. Nếu người ta sát nhập hai cơ quan chính quyền hay tổ chức nhà nước khác, và bằng cách đó tiết kiệm chi phí, đấy là chuyện hay – nhưng ai đảm bảo, rằng điều đó sẽ vững chắc? Tôi đã trải qua không biết bao nhiêu lần nhập, sắp xếp lại, rồi lại tách các bộ, đến mức tôi không còn khả năng phấn khởi vì việc này. Hôm nay người ta sa thải nhân viên, ngày mai họ lại lấy những người khác vào. Như thế ở đây chúng ta đã giảm chi tiêu, và vẫn không chắc chắn là, tác động sẽ bền vững.

Hay lấy một trường hợp có chiều ngược lại. Giả sử rằng, bằng một luật mới người ta đưa vào thuế bất động sản, và đánh giá nó là một khoản thu chủ yếu nhất của các chính quyền tự quản. Họ tổ chức lại hệ thống thuế sao cho chính quyền tự quản trở nên quan tâm mạnh đến thu thuế bất động sản. Hình thành bộ máy thu loại thuế mới, và thành thạo trong công việc. Sau một thời gian các công dân quen là phải đóng thuế bất động sản; điều này trở thành nề nếp tự nhiên của cuộc sống. Như thế ở đây chúng ta đã tạo ra khoản thu mới – nhưng khoản thu này, mà những đảm bảo mạnh cho sự tồn tại lâu dài của nó được cấy vào các thể chế và chuẩn mực ứng xử của xã hội.

Vấn đề quyết định trong mối quan hệ này như thế không phải là, sự thay đổi xảy ra ở bên thu hay bên chi, mà là nó có thể lật ngược lại khó khăn hay dễ dàng ra sao. Sự thay đổi được cấy đến mức nào vào hệ thống pháp luật, và họ buộc thực thi chúng ra sao, và nó bén rễ sâu thế nào vào tâm tính con người. Trong khía cạnh này thành phần của gói điều chỉnh cho bức tranh hỗn tạp. Trong đó có khá nhiều khoản tương đối dễ có thể đảo ngược cả ở bên thu lẫn ở bên chi. Điều này cảnh báo trước phải cảnh giác. Cái được dự định là biện pháp quá độ, cái đó thực sự hãy chấm dứt, ngay khi không cần nữa. Thế nhưng cái cần duy trì, với thời gian trôi đi phải thể chế hóa nó càng sâu hơn và mạnh hơn, phải “xi măng hóa” nó vào trật tự pháp lí và vào suy nghĩ của con người.
Chia sẻ nỗi đau
Bài báo của tôi ngay trong các câu dẫn nhập đã nhấn mạnh, rằng sự điều chỉnh sẽ gây ra đau khổ, tổn thất vật chất và sự bất trắc gia tăng cho nhiều người. Số phận sẽ không phân đều sự đau khổ lên họ. Chúng ta có thể trông cậy gì trong khía cạnh này? Hệt như trong phân chia thu nhập hay của cải, cũng cần phải khảo sát vấn đề chia sẻ này trong nhiều loại chiều.

Ở đây trước hết là về sự phân chia giữa các thế hệ của những niềm vui và sự hi sinh, các lợi ích và những chi phí. Khi tiêu dùng “bị sổng”, các thế hệ khi đó đã hưởng sự nâng nhanh mức sống. Vài năm trôi đi. Những sự thắt chặt bây giờ đã do các thế hệ muộn hơn vài năm gánh chịu. Nếu hôm nay chúng ta không tiến hành sự điều chỉnh khó nhọc này, đến ngày mai tai họa còn tích lại nhanh hơn. Sự phình lên của nợ nần đã bắt đầu tăng nhanh rồi. Sự sa sút của mức tín nhiệm tín dụng, của độ tin cậy thanh toán của đất nước được biểu thị cụ thể trong sự xấu đi của các điều kiện lãi suất phải trả cho các khoản vay. Đất nước càng mắc nợ, và nguy cơ của một khủng hoảng tài chính càng đe dọa, thì cần quyến rũ đến đây và thúc đẩy các nhà đầu tư tài chính tài trợ cho thâm hụt ngân sách của chúng ta càng với suất thu nhập cao hơn. Gánh nặng lãi suất đè nặng lên ngân sách, vì điều này mà thâm hụt ngân sách cũng tăng, đầu tư tài chính ở Hungary càng kém hấp dẫn – một hiện tượng bất lợi tăng cường các hiện tượng bất lợi khác, và vòng xoáy nợ nần phát sinh. Các thế hệ tương lai kế tục di sản nợ nần gia tăng nhanh. Bên cạnh những thứ khác sự phân chia công bằng những niềm vui và những đau khổ giữa các thế hệ cũng đòi hỏi sự điều chỉnh.



Hãy chuyển sang hiện tại, sang phân chia những gánh nặng của dân cư đang sống bây giờ. Là lời hứa vô trách nhiệm, đi tuyên bố: chương trình điều chỉnh đảm bảo sự phân chia công minh các gánh nặng. Cho việc này không chỉ cần đến nhà nước công minh, mà cũng cần đến nhà nước biết tất cả và có thể biết tất cả. Nhà nước như vậy không tồn tại. Chúng ta có thể biết trước, rằng sự phân chia đau khổ sẽ đầy rẫy những sự bất công gây xúc phạm. Tôi cảm thấy an tâm ngay rồi, nếu các lực lượng điều khiển đất nước thừa nhận điều này – tức là thừa nhận các hạn chế của những khả năng của chính họ, và nói thêm: họ cố gắng với tất cả sức họ để giảm nhẹ những sự bất công. Bây giờ tôi nhấn mạnh ba yếu tố, ba bộ phận đặc trưng của chương trình điều chỉnh để minh họa, ý định nhằm giảm nhẹ những bất công được cảm thấy như thế nào.

  • Theo đánh giá của tôi sự kìm chế tăng giá năng lượng một cách nhân tạo không chỉ có hại về mặt kinh tế, mà cũng không công bằng. Hộ gia đình phong lưu, trong đó họ sưởi ấm căn hộ lớn, đèn sáng ở nhiều phòng, nhiều loại thiết bị điện cung cấp tiện nghi và giải trí, nhận được sự hỗ trợ [của nhà nước] lớn hơn rất nhiều so với gia đình nghèo sống trong căn hộ chật hẹp, có ít thiết bị điện. Qua trung gian của các kênh ngân sách nhà nước chính người nghèo, người tiêu thụ ít nămg lượng, lại hỗ trợ người giàu nhiều ngàn forint tiền thuế. Tất cả các biện pháp của chương trình, nhằm làm giảm trợ cấp tài chính của sản phẩm hay dịch vụ nào đấy, đều làm cho việc phân chia các gánh nặng công bằng hơn. Trong mức độ có thể, cái người tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ đó, hãy trả mọi chi phí! Cần giúp những người nghèo khổ không phải bằng sự giảm các giá một cách nhân tạo, mà phải bằng những trợ cấp có mục tiêu. Công cụ tốt nhất cho việc này là trợ cấp bằng tiền, bởi vì nó tôn trọng quyền tự chủ tiêu dùng của họ. Nhiều nhất có thể được phép dùng các công cụ bù giá có mục tiêu như công cụ phụ trợ.

  • Trong chọn ra gói điều chỉnh cảm thấy được ý định, rằng hãy đưa ra phía trước các loại thuế có cơ sở càng rộng càng tốt. Tất cả mọi người đều tiêu thụ, vì thế tất cả mọi người mua một cách hợp pháp, đều đóng thuế giá trị gia tăng. Không chỉ thu nhập nhận được từ lao động và lợi nhuận phát sinh từ kinh doanh phải chịu thuế, mà thu nhập vốn cũng phải chịu. Họ đã định cỡ các loại thuế đặc biệt khác nhau, để chúng đến được một-một nhóm có mục tiêu. Tất cả các thay đổi này cùng nhau không tạo ra cải cách thuế nhất quán, một phần của chúng đúng hơn tỏ ra là biện pháp ngẫu hứng, tình cờ và quá độ - nhưng chí ít cũng phản ánh nỗ lực đáng trân trọng, muốn đạt được rằng, tất cả mọi người góp phần mình trong gánh nặng.

  • Phương pháp chủ yếu để lảng tránh những hi sinh chung là khéo lợi dụng các lỗ hổng pháp lí, tránh nộp thuế, mà có lẽ không có sự vi phạm công khai các quy định hợp pháp. Trong khung khổ điều chỉnh chính quyền tìm cách thách đấu chống lại thái độ “lậu vé” này. Có thể liệt kê vào đây thử nghiệm để đóng các cửa nhỏ của “việc kinh doanh bắt buộc”. Đừng để cho có thể trốn tránh việc nộp thuế và đóng góp bảo hiểm xã hội bằng cách, che giấu quan hệ lao động bằng hợp đồng với hãng bên ngoài.1 Có thể liệt kê vào loại này là việc đánh thuế quỹ tiền mặt,2 bởi vì nhiều người thử giấu ở đây tiền đã thực sự rút ra khỏi việc kinh doanh. Thuế bất động sản đánh thuế một cách gián tiếp lên những nhân vật lạ kì của đời sống kinh tế, những người trong tờ khai thuế của mình khai thu nhập cực kì thấp; có lẽ cũng không nhiều hơn lương tối thiểu, trong khi lại sống trong các villa lộng lẫy. Sự miễn thuế nói chung và vô điều kiện của lương tối thiểu thực sự đã cám dỗ những người khôn lỏi nhận được quyền hưởng các dịch vụ của nhà nước với tư cách người làm việc có lương tối thiểu, cũng lúc đó lại lảng tránh mọi nghĩa vụ đóng thuế. Mỗi một biện pháp dự kiến được nhắc đến (và chúng ta cũng có thể liệt kê vào đây vài yếu tố nữa của chương trình) đều có những bất lợi, các cú đánh từ sau của nó. Có thể là, cần phải làm cho các quy chế hiệu quả hơn, công bằng hơn. Ở đây trước hết tôi muốn ủng hộ ý định và muốn khích lệ những người thảo quy chế, hãy đừng chùn bước trước những người gây sự, và thay cho các kiến nghị xây dựng lại thử làm mất uy tín của bản thân nỗ lực.


Sự đáng tin và lòng quyết tâm
Một trong những điều kiện thành công của sự điều chỉnh đi cùng với chấn thương lớn là sự đáng tin của những người đề nghị chương trình và của những người chỉ đạo thực hiện. Chương trình thực ra là sự hứa hẹn, và việc thực hiện nó một phần phụ thuộc vào chuyện, những người có vai trò trong các sự kiện sau này họ có tin vào lời hứa hay không. Nhiều lần tôi lại viết cái tầm thường lặp lại, thế nhưng việc này chẳng hề làm thay đổi chút nào, rằng nó diễn đạt lẽ phải rất cốt yếu, nhiều lần được kinh nghiệm củng cố.

Nói về sự đáng tin thì cần nói về hai “nhóm mục tiêu”. Một cái mà trong thế giới kinh doanh người ta quen gọi là: “các thị trường”. Đây là tên gọi mơ hồ, bởi vì không phải về các chợ mua bán, không phải về các thị trường máy quay đĩa hay ôtô, mà là về một phần hẹp hơn rất nhiều của đời sống kinh tế. Đầu tiên hãy xem bên cầu: nhà nước Hungary thỏa mãn các nhu cầu tài trợ bên ngoài của mình trước hết bằng cách bán các trái phiếu, thêm vào cũng có thể trực tiếp vay các khoản tín dụng. Bên cạnh đó khu vực doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng, thậm chí cả khu vực hộ gia đình nữa (thí dụ để mua hay xây nhà ở). Ở bên cung, giữa những người cho vay chủ yếu chúng ta thấy các ngân hàng, ngoài ra là các tổ chức bảo hiểm lớn và các quỹ hưu trí, chúng muốn cho vay khoản vốn tích tụ nơi chúng để lấy lãi, cũng như các nhà đầu tư tài chính khác, những người muốn sử dụng tiền của các khách hàng của mình sinh lời một cách có lợi hơn. Các tổ chức đầu tư sử dụng các chuyên gia có trình độ cao, họ phải phân tích kĩ lưỡng, đáng đầu tư vào đâu. Đây là một nghề rất khó, bởi vì đồng thời phải cân nhắc các suất thu nhập và rủi ro của khoản đầu tư. Sẽ không có trục trặc ư với việc hoàn trả tiền vay? Và quan điểm của tính đáng tin bước vào ở đây. Nếu cân bằng tài chính của một nước là tồi, thì có nguy cơ khủng hoảng, và rủi ro của khoản đầu tư tăng lên. Đội quân các chuyên gia, do các nhà đầu tư ủy nhiệm, theo dõi với những con mắt ngờ vực tinh tường, “rủi ro quốc gia” diễn biến thế nào. Nếu có những trục trặc, họ có bắt tay vào sửa chữa các lỗi hay không? Nếu họ hứa điều chỉnh, liệu họ có kiên trì với các ý định của mình hay không, lời hứa có đáng tin không?

Ai không hiểu rõ mình trong các vấn đề tài chính toàn quốc (đặc biệt là người kinh tởm, nhìn các ngân hàng, sở giao dịch chứng khoán, cổ phần, đầu cơ với ác cảm), người đó có thể nhún vai và nói: vì sao lại quan trọng đi làm dáng đối với các nhà tài chính? Thế nhưng ở đây không phải là các quan hệ tình cảm. Chúng ta sống trong một nước nhỏ mở cửa ra với nền kinh tế thế giới. Lần đầu tiên Széchenyi đã giải thích tầm quan trọng của tín dụng cho chúng ta, những người Hungary. Lợi ích chung của tất cả mọi công dân là, chúng ta có được các khoản tín dụng với những điều kiện tốt hơn. Vì thế công việc chung rất quan trọng là để các chuyên gia của giới tài chính quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, “các thị trường” có được ấn tượng thuận lợi về sự điều chỉnh được bắt đầu bây giờ ở Hungary. Các phản ứng đầu tiên đã không thuận lợi, do tác động của nhiều nhân tố. Nhiều người đã phân tích vấn đề rồi, trong đó cả trên tờ Népszabadság nữa. Tất nhiên tiếng vang đầu tiên cũng có ý nghĩa, nhưng bây giờ vẫn còn sớm để nói về, phản ứng lâu dài của các thị trường sẽ là gì. Họ sẽ đánh giá trên cơ sở không phải của các lời đầu tiên, mà của các hành động. Các biện pháp được công bố có được thực hiện hay không? Tính nhất quán cứng rắn được công bố ban đầu có mềm đi giữa chừng hay không? Chỉ bây giờ chính phủ mới quyết tâm, hay về sau điều này cũng vẫn thế? Ngân sách năm 2007 sẽ như thế nào? Chính phủ sẽ phản ứng ra sao với các tác động thứ hai-thứ ba, trong đó có thể với cả các tác động bất lợi nữa, mà bây giờ vẫn chưa có khả năng tính toán chính xác – rút lui, hay đi tiếp trên con đường được bắt đầu bây giờ? Ở đây không phải là về cuộc thi vài giờ đồng hồ. Cuộc sát hạch đặc sắc này kéo dài hàng tháng, hàng năm. Các nhà phân tích thực sự nhìn xa trông rộng biết rất rõ điều này, và họ sẵn sàng chỉnh sửa phản ứng tùy hứng đầu tiên của họ, nếu kinh nghiệm của họ gây hi vọng và làm yên lòng. Nói với các đồng bào mình, ngần ấy tôi đã có thể nhận thấy rồi: gây tác hại cho đất nước chính là người, làm giảm sút niềm tin của chương trình bằng sự làm ra vẻ rầu rĩ, bằng sự bới bèo ra bọ, bằng sự gây hoảng sợ hay đòi hỏi vô độ.

Phản ứng của “các thị trường” – trong mối quan hệ này – có nghĩa là những lập trường và các quyết định được đưa ra liên tục của vài trăm hay vài ngàn chuyên gia tài chính. Những báo hiệu từ hàng triệu công dân Hungary đến trên bước sóng khác. Họ cũng nói và suy nghĩ về chương trình, và trong bản thân mình họ cũng đưa ra những phán xử về: họ có tin hay không vào những người soạn ra chương trình điều chỉnh và lãnh đạo việc thực hiện nó?

Ở đây là về vấn đề đặc biệt đa dạng. Họ truyền thông chương trình thế nào cho dân cư Hungary và cho thế giới tài chính quốc tế? Họ đã công bố cái gì về các vấn đề của đất nước và về các nhiệm vụ đứng trước chúng ta trước và sau các cuộc bầu cử? Về việc này đã bàn nhiều trong báo chí và trên màn hình TV. Trong bài báo của mình – tuy tôi biết, cách truyền đạt là quan trọng đến thế nào – tôi không thảo luận các vấn đề truyền thông. Cái tôi đã nói khi thảo luận phản ứng của “các thị trường”, tôi có thể lặp lại ở đây: hành động quan trọng hơn lời nói. Bài nói (và sự im lặng) có thể có tác động rất lớn một thời gian ngắn, gây bầu không khí và đốt nóng những say mê. Tuy nhiên sớm muộn thì ảnh hưởng mạnh hơn nhiều của kinh nghiệm sẽ lách qua, sẽ thắng.

Trong văn bản được công bố của chương trình chính phủ, trong phần dẫn nhập được kí với tên riêng thủ tướng Gyurcsány Ferenc viết thế này: “Trong năm-sáu năm qua chúng ta đã đặt lên cổ nhà nước ngày càng nhiều gánh nặng ngày càng khó có thể chịu được. Các mục tiêu xã hội và hiện đại hóa có thể biện bạch được đã không đi cùng với trách nhiệm chính sách-ngân sách cần thiết. Độc lập với chuyện, sự trệch khỏi quỹ đạo cân bằng tăng trưởng có thể duy trì được đã bắt đầu vào năm 2000-2001,3 không nghi ngờ gì, rằng các chính phủ giữa 2002-2006 phải chịu trách nhiệm lớn hơn”.

Đã chưa có Thủ tướng Hungary nào đi xa đến chừng ấy trong tự phê bình vì các sai lầm chính sách kinh tế của thời kì vừa qua. Những thế lưỡng nan nặng nề đã đè nặng trên vai thủ tướng và các cộng sự của ông trong thời kì vừa qua và đặc biệt trong năm bầu cử. Chắc hẳn họ đã biết tình trạng kinh tế của đất nước và các mối hiểm nguy đe dọa. Họ đã bắt tay ngay vào việc điều chỉnh đi cùng với chấn thương nghiêm trọng? Hay họ đã trì hoãn, nhưng dù sao vẫn thông báo trước: rồi chúng tôi sẽ làm việc này sau các cuộc bầu cử? Những lời hứa hẹn đã vang lên, bảo rằng: sẽ không có “năm bầu cử” trong chính sách kinh tế, trong sự hình thành các khoản thu và chi ngân sách. Họ đã chỉ giữ một nửa lời hứa. Điều này rốt cuộc dẫn đến câu hỏi lớn không thể tránh khỏi: cái gì đã là quan trọng nhất từ quan điểm của lợi ích quốc gia: việc, rằng để các lực lượng chính trị cầm quyền trước đây có thể vẫn còn nắm tay lái, và không chuyển giao tay lái cho phe đối lập tuyên truyền chính sách vô trách nhiệm – hay là việc, nền kinh tế hãy đi vào nề nếp càng nhanh càng tốt, và để cho các công dân của đất nước nhận được thông tin chân thật hơn về những khó khăn? Liệu đã có thể hay không tìm thấy sự thỏa hiệp may mắn hơn giữa ba nỗ lực – mâu thuẫn nhau trong khoảnh khắc trước mắt– giữa đạt được thắng lợi chính trị, đưa nền kinh tế vào nề nếp và yêu cầu thông tin chân thật? Về sau thì dễ khẳng định, rằng biện pháp này hay biện pháp nọ, mà bây giờ cần rút lại, đã là sự lấy lòng dân hoàn toàn vô ích, bởi vì không cần điều đó cũng đã có thể thắng trong các cuộc bầu cử. Nhìn lại thì dễ để là thông minh. Khi đánh giá ngược lại trước, thì đã không thể quyết định được, rủi ro được cân nhắc trước và được cảm nhận một cách chủ quan đã là bao nhiêu. Người ra quyết định trước đó đã có thể tin rằng: biết đâu thắng lợi lại tùy thuộc vào chính mười phần trăm đó, mà chính sách tài chính ngân sách “bầu cử” có thể mang lại kết quả.

Tôi là nhà nghiên cứu, mà nghĩa vụ nghề nghiệp của người đó là trải nghiệm và tuyên bố tính bất định của những khẳng định của mình, và là người hết lần này đến lần khác, nhiều khi một cách tự dày vò, sẵn sàng xem xét lại các quan điểm của mình. Đây không là khuyết điểm, mà đúng hơn là đức hạnh trong nghề nghiệp của tôi. Tựu trung sở dĩ tôi đã lẩn tránh việc làm chính trị gia chuyên nghiệp, bởi vì tôi có khuynh hướng có loại quan điểm như thế. Tôi không muốn áp dụng các chuẩn mực đặt ra với nhà nghiên cứu cho những người ra quyết định chính trị. Tôi cảm thấy các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến đánh giá thời kì vừa qua, và ở trên tôi cũng đã diễn đạt các câu hỏi, mà trong bài báo này vẫn còn chưa được trả lời. Trong bản thân mình tôi không cảm thấy sự thúc đẩy, để tôi hãy là nhà đạo đức học phán xử các thế lưỡng nan chính trị và đạo đức khó khăn của tính hợp lí chính trị và kinh tế và các câu trả lời cho chúng.

Ngần ấy chúng ta có thể khẳng định, không với tư cách người phán xử, mà với tư cách nhà quan sát: bây giờ không chỉ các đối thủ, mà cả các nhà phân tích trung lập và khách quan, thậm chí những người theo ông nhiệt tình cũng đón nhận những cam kết của Gyurcsány Ferenc và chính phủ của ông với nhiều e dè hơn trước đây. Sự củng cố tính đáng tin tất nhiên tùy thuộc vào sự giải thích tốt hơn các kế hoạch, vào sự khéo léo của “truyền thông”, điều này tuy nhiên chỉ là vấn đề thứ yếu. Quan trọng thật sự là, cái gì sẽ xảy ra trong thực tế. Ngay bây giờ cũng thấy rồi quyết tâm của thủ tướng và của nhóm các cộng sự của ông. Cần đến không ít sự dũng cảm chính trị cho việc công bố một chương trình không được lòng dân, vài tháng trước các cuộc bầu cử chính quyền tự quản địa phương. Cần không ít lòng dũng cảm đối với một chương trình, đòi hỏi những hi sinh hầu như từ mọi tầng lớp và nhóm của xã hội, và vì thế gây ra các phản ứng bực tức, cáu kỉnh, chán ngán hay thù địch ở mọi nơi. Sớm muộn chắc chắn càng nhiều người sẽ hiểu, rằng đó là cái giá chính trị, mà bây giờ lãnh đạo chính trị sẵn sàng trả với sự công bố chương trình điều chỉnh, là thước đo quan trọng của quyết tâm đến thế nào trong thực hiện chương trình.

Lòng quyết tâm với điều chỉnh không có nghĩa là, phải khư khư bám lấy từng chữ, mà họ đã viết trong những ngày này. Cần đến sự mềm dẻo, thành công đôi khi cũng đòi hỏi sự thỏa hiệp. Cần tránh loại tuyên bố, theo đó gói đã được công bố bây giờ là đủ cho sự điều chỉnh; chắc chắn sẽ không cần nhiều hơn ngần ấy. Biết đâu vẫn sẽ cần đến các biện pháp đau đớn tiếp theo? Biết đâu những tính toán đầu tiên là nhầm lẫn? Biết đâu các điều kiện bên ngoài sẽ tồi đi? Không cần bắt đầu từ đầu loại làm yên lòng, mà những lời hứa của nó có thể không duy trì được. Dân cư trong nước, thế giới tài chính và rốt cuộc lịch sử sẽ không đo sự quyết tâm, rằng người ta đã thực sự có đưa ra 50 hay 100 biện pháp dự kiến của chương trình hay không. Chỉ kết quả cuối cùng mới có thể kiếm được sự đáng tin hoàn toàn và mạnh mẽ. Khi đó và chỉ khi đó chính quyền mới thực sự tỏ ra là đã có quyết tâm, khi đất nước sẽ lại đi trên quỹ đạo cân bằng. Rồi khi chúng ta tiến dần đến việc này, có lẽ với sự trôi đi của hàng tháng, có lẽ của một-hai năm, thì lòng tin có thể mạnh lên theo mức ấy.



II. Về sự biến đổi xã hội
Cái “cải cách” nào, mà người ta nói về như sự mong muốn gì đấy đơn nghĩa và được xác định rõ ràng? Không hề có sự đồng thuận ở nước ta, cũng như ở khắp thế giới, về việc cần thay đổi tình trạng hiện thời theo hướng nào.

Với bài viết của mình tôi muốn đóng góp vào “chương trình nghị sự” của cuộc thảo luận về các cuộc cải cách. Chúng ta cần phải nói về cái gì? Các chủ đề không thể tránh khỏi là các chủ đề nào?

Không phải là mục đích của tôi để tuyên truyền cho các kiến nghị riêng của mình. Các giới hạn chỗ của bài báo cũng không cho khả năng để giãi bày và lí lẽ. Thế nhưng tôi không muốn lảng tránh đưa ra lập trường, và vì thế chí ít tôi sẽ cho biết ngắn gọn ý kiến riêng của tôi trong các vấn đề tranh cãi.
Cải cách có tác dụng trị bệnh thần bí
Thường xuyên có thể thấy những đề cập đến cải cách trong các bình luận gắn với chương trình điều chỉnh của chính phủ. Người về cơ bản tán thành điều chỉnh, nhận xét với thiện cảm: “Đây mới chỉ là bước đầu. Cải cách rồi sẽ thực sự hoàn tất việc này”. Người muốn phê phán gay gắt chương trình điều chỉnh, lại áp dụng theo cách ngược lại: “Cái mà họ trình bày cho chúng ta, chẳng có giá trị mấy. Phải cần đến cải cách thực sự, chỉ có nó mới giải quyết các vấn đề của chúng ta”.

Bất cứ chiều hướng của nhận xét có như thế nào, những ám chỉ đều khá bí ẩn. Cuộc nói chuyện điển hình giữa phóng viên TV và chuyên gia được hỏi, tạo ra ấn tượng, cứ như cả hai đều biết chính xác, phải cải cách cái gì và ra sao. Thí dụ, hiển nhiên cần “cải cách các hệ thống phân phối lớn”. Giả như nếu người ta thực hiện cải cách, tất cả sẽ được giải quyết, trong đó cả ngân sách cũng sẽ đâu vào đấy. Chỉ tại các chính trị gia cứ dây dưa trì hoãn cải cách, họ sợ nó, họ không muốn bắt đầu. “Cái gì sẽ xảy ra, rốt cuộc khi nào các ông mới bắt đầu?”- câu hỏi hướng về các chính trị gia vang lên như thế.

Sự mô tả biếm họa này có thể biểu thị đặc tính không chỉ của các cuộc nói chuyện ít nhiều hời hợt. Các nhà kinh tế học được đào tạo nghiêm túc và các nhà chính sách kinh tế cũng nói chuyện với ngôn ngữ tương tự. Thậm chí các tổ chức quốc tế có uy tín thực ra cũng đề xuất cùng lập trường này ở dạng lời phê phán, lời khuyên, và không phải một lần ở dạng sự mong đợi được nhấn mạnh. Một bộ phận các chuyên gia trong nước nhắc lại như vẹt ý kiến được nghe thấy ở các tổ chức tài chính tại Washington, hay ở văn phòng nào đấy tại Brussel.

Theo cảm tưởng của mình tôi phải chống đối quyết liệt dòng của một trào lưu mạnh, khi tôi bạo gan đưa ra khẳng định: mỗi một mắt xích của chuỗi tư duy trên đều sai lầm.

Họ nói về cái “cải cách” nào, như mong muốn gì đó được xác định một cách đơn nghĩa và rõ ràng? Không hề có sự đồng thuận cả ở nước ta, lẫn ở khắp thế giới, về việc cần thay đổi tình trạng hiện thời theo hướng nào. Trong khi thí dụ ở Budapest những người có đầu óc tự do coi sự phi tập trung hóa tài trợ y tế là cột trụ nền tảng của cải cách, thì một bộ phận của các nhà kinh tế tự do ở Hoa Kì lại thúc giục cải cách chính theo chiều ngược lại, thúc xây dựng hệ thống y tế quốc gia. Liên quan đến chiều đáng mong muốn của những thay đổi, các nhà cải cách không thống nhất với nhau, trước hết tùy thuộc vào thế giới quan và triết lí chính trị mà họ theo. Ngoài ra, những người muốn bảo vệ những lợi ích của các nhóm xã hội hay các tầng lớp khác nhau cũng gợi ý những tầm nhìn cải cách khác nhau. Có thể kinh nghiệm trí tuệ tươi sốt nào đó ảnh hưởng đến nhà cải cách; có một ý tưởng yêu thích của mình – đối với một người thì hóa đơn y tế, với người khác thì học phí được hoãn trả tỏ ra là thuốc tiên giải quyết vấn đề.

Sự mơ hồ về chiều thay đổi là một trong những lí do chủ yếu của sự băn khoăn và sự trì hoãn. Hai người có thẩm quyền gặp nhau và thống nhất: quả thực, cần một cải cách! Chỉ có điều không chắc là, họ hiểu cải cách cùng như nhau.

Nếu những sự thay đổi triệt để xảy ra, nói chung không chắc, rằng những thay đổi này góp phần vào sự khắc phục các căn bệnh kinh tế vĩ mô hiện thời, trong đó vào sự giảm nhẹ những lo âu về ngân sách. Hoặc có, hoặc không. Có thể có loại cải cách, thí dụ về hệ thống hưu trí hay giáo dục, trong đó đòi hỏi nguồn lực nhà nước không ít hơn, mà nhiều hơn trước một cách tạm thời hay lâu dài.

Một trong những điểm của tranh luận cải cách lẽ ra chính phải là, liệu các kế hoạch cải cách trước tiên phải phục vụ cho việc giảm nhẹ các vấn đề kinh tế vĩ mô cấp bách, hay những cải cách có quyền có cuộc sống riêng của chúng? Về phần mình thí dụ từ nhiều năm trước tôi đã kiến nghị, rằng trong cung cấp dịch vụ y tế bệnh nhân nên “cùng chia sẻ”, “cùng thanh toán” ở mức độ nào đó. Tôi đưa ra kiến nghị này, khi ngân sách còn chưa ở trong tình trạng đặc biệt khó khăn. Kiến nghị dựa trên sự quan sát kinh tế ai cũng biết, rằng cầu sẽ “sổng”, nếu người sử dụng có được sản phẩm hay dịch vụ miễn phí. “Cùng chia sẻ”, “đồng thanh toán”, cho dù là món tiền nhỏ đi nữa, sẽ hạn chế cầu bằng cách nào đó. Tôi vẫn giữ kiến nghị này, nếu giả như ngân sách có thặng dư lớn.

Như thế, nếu sự thúc đẩy điều chỉnh tài chính ngân sách chỉ là một trong những đòi hỏi phải lưu ý, thì cần làm rõ: bằng các cuộc cải cách chúng ta muốn phục vụ cho các mục tiêu, các giá trị lớn nào –thúc đẩy sự tăng trưởng, tính cạnh tranh, tính hiệu quả, mở rộng những khả năng lựa chọn của công dân, củng cố cảm giác an toàn của xã hội và, thực thi nhất quán hơn sự công bằng và công lí.

Trong bài báo đầu tiên tôi đề cập đến nội dung của các cuộc cải cách, đến chiều của những thay đổi. Sau đó tôi sẽ đưa ra vài nhận xét về “làm thế nào”, về phương thức thực hiện các cuộc cải cách.


Quy mô của nhà nước
Trong các cuộc tranh luận người ta thường xuyên lẫn lộn hai vấn đề tách biệt nhau: quy mô, kích thước của nhà nước là gì và thâm hụt ngân sách là bao nhiêu. Sự thật là, thâm hụt có thể xảy ra cả trong trường hợp nhà nước nhỏ, vừa và lớn. Tại Hoa Kì, quy mô nhà nước tương đối nhỏ hơn phần lớn các nước Tây Âu. Thế mà, chính sách ngân sách Mĩ nhiều lần lặp đi lặp lại đã lâm vào hướng thâm hụt nghiêm trọng, trong khi ở nhiều nước châu Âu về khía cạnh này ngân sách nhà nước lại ổn định. Điều chỉnh ngân sách là nhiệm vụ cấp bách. Phải giải quyết bằng những bước kiên quyết, và phải giảm thâm hụt xuống mức có thể chấp nhận được trong một-hai năm. Chúng ta không thể để việc này lệ thuộc vào, cải cách nhà nước tiến triển với nhịp độ thế nào.

Nhà nước hãy nên nhỏ hơn ư? Cần bắt đầu làm rõ không phải với việc nêu câu hỏi này. Câu hỏi đầu, mà chúng ta phải trả lời: xã hội mong đợi nhà nước giải quyết các nhiệm vụ nào.

Có vài chức năng cực kì quan trọng, mà ngay cả ngày nay cũng chỉ đổ lên vai nhà nước. Những nhiệm vụ như vậy là vận hành quân đội, phát hành tiền giấy và tiền đúc với tư cách công cụ thanh toán chung, thực hiện các hình phạt nhất định (thí dụ phạt tù). Thình lình tôi cũng không đưa ra được nhiều thí dụ hơn. Nhiều hoạt động khác, mà theo truyền thống người ta đã coi là độc quyền của nhà nước, ngày nay một phần đã được các tổ chức phi nhà nước thực hiện rồi, mà cụ thể hoặc là như công việc kinh doanh (vì lợi nhuận), hay là như thỏa thuận xã hội dân sự (các tổ chức phi chính phủ, các NGO).

Hãy suy nghĩ về an ninh công cộng. Số nhân viên cảnh sát nhà nước không nhiều bằng tổng số những người làm cho các doanh nghiệp bảo vệ cũng như ở các bộ phận bảo vệ do lĩnh vực kinh doanh trực tiếp vận hành. Số “cảnh sát tư” cũng khoảng bằng số cảnh sát công. Tương đối ít người tham gia vào các dịch vụ an ninh tự nguyện, ở các nước khác số những người này cũng đáng kể.

Một thí dụ khác là sự thi hành công lí. Việc này tất nhiên vẫn trước hết là nhiệm vụ nhà nước. Thế nhưng đáng mong mỏi, và giảm bớt một phần gánh nặng thực thi công lí của nhà nước, nếu vai trò của các ủy ban đạo đức theo dõi tính chính trực của một ngành nghề hay tổ chức, thêm nữa vai trò của các tòa trọng tài do các bên tranh chấp pháp lí với nhau ủy nhiệm, tăng lên, nói cách khác sự thi hành công lí phi nhà nước được mở rộng. (Đừng lẫn việc này với sự tự ý xử!)

Giám sát đời sống kinh doanh, ngoại giao, phục hồi tai họa, bảo vệ môi trường – và chúng ta còn có thể liệt kê dài các lĩnh vực, trong đó nhiệm vụ và trách nhiệm điều tiết, quản lí, đăng kí hành chính và theo dõi được phân chia giữa các tổ chức nhà nước và phi nhà nước. Hoạt động sau càng tăng – thì quy mô hoạt động của nhà nước càng giảm đi một cách tỉ lệ, so với hoạt động tư nhân. Nếu chúng ta nhìn giai đoạn dài hơn, thì vì xu hướng vừa được mô tả cho nên quy mô của nhà nước giảm đi tương đối. Điều này có thể đo được thí dụ bằng sự giảm tổng chi tiêu của nhà nước tính bằng phần trăm GDP.

Cho đến nay xu hướng này đã xuất hiện một cách mạnh mẽ. Quá trình có thể được làm chậm lại, nếu chúng ta duy trì các độc quyền cho nhà nước, nhưng cũng có thể được tăng tốc, nếu chúng ta cho kinh doanh tư nhân và sáng kiến dân sự nhiều quyền tự do hơn.

“Cải cách nhà nước” không chỉ đòi hỏi xem xét, chúng ta tiến hành sự tổ chức lại nào bên trong bộ máy nhà nước.

Tất nhiên việc này cũng quan trọng. Nhưng có lẽ còn quan trọng hơn để làm rõ, trong số những nhiệm vụ điều tiết, quản lí, đăng kí hành chính và kiểm tra cần thiết, cần tiến hành, thì chúng ta chuyển cái gì cho lĩnh vực phi nhà nước.

Về phần mình tôi ủng hộ việc hãy tăng nhanh sự mở rộng vai trò của lĩnh vực phi nhà nước trong cung ứng các dịch vụ công – mà, tuy vậy, không có việc thử thiết lập “nhà nước tối thiểu” nhanh như chớp bằng vài bước quyết liệt. E rằng, liệu pháp quá cấp tiến hướng tới cải cách nhà nước có thể tạo ra khoảng trống điều tiết và kiểm soát.


Mức độ tái phân phối của nhà nước
Nhà nước phúc lợi hiện đại không chỉ điều tiết, quản lí, đăng kí hành chính và giám sát, mà cũng chăm lo cho dân cư của đất nước. Nó làm việc này theo hai dạng. Một mặt, qua con đường của các tổ chức mà nó sở hữu, nó cung cấp các dịch vụ một cách trực tiếp, cứ như là “bằng hiện vật”: điều trị các bệnh nhân trong bệnh viện và phòng khám nhà nước, dạy học sinh sinh viên trong các trường và đại học của nhà nước, để những người vô gia cư ở trong các trại tế bần của nhà nước. Mặt khác, nhà nước tái phân phối ở dạng tiền những thu nhập sơ cấp. Nó lấy thu nhập của các công dân ở dạng thuế, đóng góp bảo hiểm xã hội hay ở dạng đóng góp bắt buộc khác, rồi chuyển các khoản thu nhập cho các công dân ở dạng lương hưu, tiền bồi dưỡng, trợ cấp thất nghiệp v.v. Hai hình thức chính này của sự chăm lo của nhà nước đan xen vào nhau theo nhiều cách.

Bên cạnh sự chăm lo của nhà nước sự tự chăm lo của các cá nhân và các gia đình thể hiện ở hàng trăm dạng. Hai loại chăm lo có thể thay thế nhau ở mức độ nào đấy; có lĩnh vực, trong đó có thể lựa chọn giữa hai loại. Có thể đưa trẻ nhỏ vào lớp mẫu giáo nhà nước hay trả tiền vào mẫu giáo tư nhân đắt hơn, hay để nó ở nhà suốt ngày. Cha mẹ già sống trong nhà dưỡng lão do nhà nước tài trợ, hay tự chăm lo cho mình, do con cháu mình chăm lo ở nhà, hay có thể đưa vào nhà dưỡng lão đảm bảo điều kiện tốt hơn với kinh phí riêng của gia đình.

Nói về cải cách nhà nước vấn đề khó nhất là quyết định: sự chăm lo của nhà nước lan rộng đến đâu, và tự chăm lo đến đâu. Ai không thể hiện lập trường về vấn đề này, người đó nói tào lao.

“Cuộc cải cách các hệ thống phân phối lớn” được nhắc đến nhiều lần có thể góp phần nhỏ vào làm nhẹ bớt các vấn đề tài chính ngân sách, nếu người ta thử tổ chức hoạt động của chúng một cách hữu hiệu hơn. Tuy nhiên chúng ta không thể mong đợi quá nhiều từ việc này. Vấn đề thực sự là tỉ lệ của sự chăm lo của nhà nước và của sự tự chăm lo!

Thí dụ hãy xét vấn đề thu nhập tuổi già. (Tôi sử dụng cụm từ này một cách có chủ ý, vì tôi không muốn giới hạn vấn đề ở chuyện tiền hưu trí.) Ở đây tôi không muốn nói về những người, đã về hưu rồi, hay sắp về hưu. Hãy xét những người bắt đầu sự nghiệp, những người rồi bốn mươi-năm mươi năm sau sẽ rời khỏi (nếu quả thực họ rời khỏi) giới lao động tích cực. Thành phần thu nhập tuổi già của họ hãy như thế nào? Trong số này bao nhiêu hãy là lương hưu nhà nước chảy qua két tiền nhà nước, mà theo nghĩa nào đấy chúng ta có thể coi là “sự chăm sóc của nhà nước”, vì các luật nhà nước quy định cả các khoản phải đóng góp, cả các khoản được hưởng? Có thể đối sánh với khoản này là khoản “tự chăm lo”, bất kể nó thể hiện ở dạng nào đi nữa. Khoản này cũng có thể bao gồm nhiều thành phần: tiền trợ cấp do tổ chức hưu trí tư nhân chi trả, tiêu xài tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng hay khoản đầu tư tiền khác trong quá trình đời sống tích cực, từ khoản bán các bất động sản hay động sản mua được trong thời kì tích cực và v.v. Tôi chủ ý không đi vào chi tiết ở đây, tôi cũng chẳng thảo luận hệ thống hưu trí nhà nước hoạt động ra sao, cũng không thảo luận thành phần của kho tàng công cụ dùng làm nguồn tài chính cho sự tự chăm lo hãy là thế nào. Tôi muốn lưu ý đến sự phân định quan trọng nhất, đến sự hình thành các tỉ lệ giữa sự chăm lo của nhà nước và sự tự chăm lo.

Nội dung muốn nói tiếp theo của tôi không chỉ liên quan đến thu nhập tuổi già và bên trong đó đến các khoản lương hưu, mà liên quan đến các nhánh khác của sự tự chăm lo nữa. Tái phân phối của nhà nước – so tương đối với tổng thu nhập – sẽ giảm, nếu sự tự chăm lo ngày càng thế chỗ cho nó. Đây là vấn đề căn bản, mà về nó - bất cứ ai muốn suy nghĩ nghiêm túc về quy mô của nhà nước - đều phải nêu rõ lập trường.

Tôi tóm tắt lập trường của mình trong ba điểm.


  1. Tôi không tán thành giải pháp cực đoan nào cả. Tôi bác bỏ độc quyền của chủ nghĩa gia trưởng nhà nước, nhưng tôi cũng bác bỏ tình trạng, trong đó mỗi công dân chỉ có thể tính đến sức riêng của chính mình. Tôi ủng hộ các hệ thống hỗn hợp, dựa trên nhiều trụ cột. Các tổ chức và các cơ chế khác nhau của sự chăm lo nhà nước và của sự tự chăm lo hãy hoạt động bổ sung cho nhau.

  2. Triết lí chính trị, mà tôi cảm thấy là của mình, không ủng hộ sự phân chia bình quân sâu rộng, sự cào bằng các quan hệ thu nhập và tài sản một cách nhân tạo và cưỡng bức. Tôi là người theo chủ nghĩa bình quân – đến một mức nhất định. Dịch vụ chăm sóc ý tế cơ bản, giáo dục, chăm sóc tuổi già và những sự chăm sóc phúc lợi khác phải được đảm bảo cho tất cả mọi người – thế nhưng trên mức này phải tạo khả năng để tất cả mọi người nhận được càng nhiều càng tốt, từ sức lực của chính mình.

  3. Không được cắt giảm, theo nghĩa tuyệt đối, cái mà sự tái phân phối nhà nước đã cung cấp đến nay.4 Nhưng khi nền kinh tế tăng lên trong tương lai, khoản thu nhập thặng dư chảy qua các kênh chăm lo nhà nước hãy tăng chậm hơn và phần tự chăm lo hãy tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng sản xuất.

Và bây giờ tôi đã có thể quay lại với quy mô nhà nước và với những khó khăn của ngân sách. Sự tiết kiệm tài chính ngân sách đáng kể có thể được thực hiện trong tương lai gần khi và chỉ khi, nếu quyết định chính trị giảm tổng số tuyệt đối khoản chăm lo của nhà nước so với mức đã đạt đến nay. Tức là chúng ta chi tiêu ít tiền nhà nước hơn cho lương hưu, y tế, giáo dục, chăm sóc trẻ em và người già, cứu trợ v.v., so với đến nay. Việc này về mặt kinh tế hay tài chính tất nhiên là có thể. Nhưng có những lí do chính đáng chống lại nó. Trong trường hợp của nhiều loại chi tiêu nảy sinh những lo ngại hiến định, bởi vì chúng dính đến việc rút lại những cam kết pháp luật. Thế nhưng cái quan trọng hơn việc này là, các nguyên tắc đạo đức và các quan điểm chính trị cũng chống lại việc này. Bước lùi so với hiện trạng sẽ gây ra sự náo động om sòm có thể hiểu được.

Quyết định chính trị có rất ít khả năng xoay xở thực tế trong ngắn hạn, không tạo ra khả năng xê dịch so với các tỉ lệ của chăm lo nhà nước và tự chăm lo. Nhưng có khả năng xoay xở trong dài hạn, trong hình thành động học của các tỉ lệ.

Phải tính đến dòng tư duy này, các khía cạnh đạo đức, chính trị, pháp lí và kinh tế của nó một cách tỉnh táo. Và nếu chúng ta làm việc này, thì chúng ta sẽ thận trọng hơn với những tuyên bố mơ hồ như “cải cách các hệ thống phân phối lớn” sẽ cho lời giải của các vấn đề bất cân bằng tài chính ngân sách và kinh tế vĩ mô của đất nước.
Nhà nước và tăng trưởng kinh tế
Có sự đồng thuận khá, rằng một trong những điều kiện quan trọng nhất của sự phồn vinh của đất nước là sự tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ. Thế nhưng vấn đề, vai trò của nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng là gì, lại chưa rõ. Thực ra ngay cả tranh luận nghiêm túc về chủ đề này cũng vẫn chưa hình thành.

Trong các cuộc thảo luận phương Tây được tiến hành về vấn đề này một trường phái nhấn mạnh vai trò lập kế hoạch và khởi xướng tích cực của nhà nước. Trong các tài liệu chuyên môn Anglo-Saxon trong một thời gian dài người ta gọi nỗ lực này (với cách diễn đạt không trúng lắm) là “Industrial Policy”, là “chính sách công nghiệp”. Chủ yếu những thành công lớn, mà sự tăng trưởng của Nhật Bản đã đạt được trong các năm 1950-1960, trong đó Bộ công nghiệp của chính phủ đã đóng vai trò quan trọng, đã truyền cảm hứng cho những người ủng hộ trường phái này. Theo cảm tưởng của tôi, trong bộ máy của EU ở Brussel nhiều người cũng có thiện cảm với ý tưởng này.

Một trào lưu tư tưởng khác coi phát triển kĩ thuật là vấn đề then chốt của tăng trưởng. Trong các thập kỉ vừa qua đã xảy ra đột phá do sự xuất hiện của máy tính và internet, do việc số hóa các thông tin, do sự biến đổi cách mạng sâu rộng của truyền thông. Nước dẫn đầu những sự phát triển này rõ ràng và không thể tranh cãi đã là và hiện nay vẫn là Hoa Kì. Nếu chúng ta khảo sát kĩ lưỡng hơn sự biến đổi kĩ thuật có tầm quan trọng lịch sử thế giới, chúng ta có thể khẳng định: việc này xảy ra không với sự điều khiển tập trung của nhà nước. Đây là trường hợp điển hình của các quá trình do “các bàn tay vô hình” điều khiển một cách phi tập trung. Không có kế hoạch hay tầm nhìn tập trung được ai đó xác định trước, và bây giờ chỉ cần thực hiện. Các doanh nghiệp nhỏ được bắt đầu trong gara ôtô hay trong văn phòng bé tí xíu phát triển thành các hãng khổng lồ. Trong cạnh tranh sinh ra các sáng kiến có thể sống khỏe mạnh và mất đi các ý tưởng chết yểu, chứ không phải các giám khảo được trung ương chỉ định quyết định về, kiến nghị nào là đáng mong muốn.

Xét nhịp độ tăng trưởng trung bình trong các thời kì dài, hiện nay Hoa Kì đã dẫn trước Châu Âu hàng thập kỉ rồi. Người ta giải thích lợi thế bền vững này bằng nhiều loại nhân tố. Đối với tôi lời giải thích tỏ ra thuyết phục là sự giải thích nhấn mạnh trước tiên đến các cơ hội tự do hơn cho kinh doanh và khởi xướng, vì điều này làm cho việc giữ vai trò dẫn đầu trong sự phát triển kĩ thuật nhanh vô song là có thể.

Không phải nhà nước hay các ủy ban do nhà nước mời cần phải đoán ra, cái nào thực sự có triển vọng. Ai có thể nói trước sự xuất hiện của Google mười năm: đúng, phải ủng hộ đề xuất này – rồi nó sẽ là thành công to lớn! Cả trăm công ti thử với cái gì đó, chín mươi phá sản, sáu hay tám đạt thành công nào đấy và một hay hai công ti tạo ra đột phá cách mạng. Đừng chính phủ của đất nước nào nên kiêu ngạo để tưởng tượng về mình: nó biết, cần phải lái nền kinh tế theo hướng nào, và phải tập trung các nguồn lực vào đâu. Stalin đã tin, rằng ông ta biết. Các kế hoạch 5 năm đầu tiên của Liên Xô đã xác định, phải tập trung vào các ngành nào. (“đầu tiên là công nghiệp nặng, trong đó là công nghiệp chế tạo máy”.) Cũng trong các thời kì này ở Phương Tây những thử nghiệm đầu tiên với TV được tiến hành – mà không có sự điều khiển của nhà nước, do đề xuất riêng. Đã chẳng ai đoán trước được, rằng một-hai thập niên sau sẽ có TV trong mọi nhà. Khi đó mới chỉ có các nhà toán học tiến hành “nghiên cứu cơ bản” đã nghĩ về hệ số nhị phân và về lí thuyết các automát hữu hạn, và họ đã chẳng sao có thể tưởng tượng, rằng sau vài thập niên rồi toàn bộ cách mạng công nghệ thông tin sẽ dựa vào điều này.

Tất cả điều này không có nghĩa rằng, cứ như nhà nước làm gì thì làm cũng thế thôi. Không phải vậy. Tôi bắt đầu bằng một tuyên bố phủ định, điều có thể rút ra một cách logic từ những điều đã nói: nhà nước đừng có nói chen vào, đừng có can thiệp vào các lĩnh vực mà nó không hiểu khá, mà nó cũng chẳng thể hiểu được. Hãy để cho các nhà kinh doanh của nền kinh tế, cũng như các nhà bác học và các nhà nghiên cứu ứng dụng, để cho dòng chảy một cách phân tán của sự phát triển kĩ thuật, để cho chúng hướng vào đâu, vào nơi các nội lực của chúng cuốn đến. Nhà nước hãy làm ơn, đừng có ngáng đường của dòng chảy này. Hãy đừng dựng lên các rào cản với những ràng buộc quan liêu. Từ một khảo sát so sánh té ra là, cần 12 ngày ở Ireland, 11 ngày ở Hồngkông, còn ở Hoa Kì chỉ cần 4 ngày để ai đó bắt đầu việc kinh doanh mới. Tại Hungary cần 65 ngày để một doanh nhân kiếm được tất cả các giấy phép.



Bên cạnh việc dỡ bỏ các rào cản quan liêu tất nhiên nhà nước cũng hãy đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Không cầu toàn tôi chỉ nhấn mạnh đến vài thứ:

  • Hãy tạo ra sự an toàn pháp lí cần thiết cho việc kinh doanh thành công. Sẽ là tốt, nếu hoạt động tư pháp nhanh hơn lên và trở nên hiệu quả hơn, và với việc này củng cố uy tín của các thỏa thuận tư.

  • Không đúng đi đặt giáo dục dưới sự giám hộ của nhà nước, không nên để sự phát triển giáo dục chỉ lệ thuộc vào tài trợ của nhà nước. Trong lĩnh vực này cũng cần mở rộng phạm vi tự chăm lo. Như thế cũng đủ nhiệm vụ cho nhà nước, nhất là trong mở đường giúp những người bắt đầu với cơ hội kém hơn. Nhà nước cũng có thể đóng vai trò để các ngành học bị tụt hậu một cách nguy hiểm tiến nhanh hơn, thí dụ học ngoại ngữ và kiến thức sử dụng máy tính.

  • Có những lĩnh vực phát triển đòi hỏi các khoản đầu tư khổng lồ, không thể thực hiện được mà không có sự tham gia tích cực và đóng góp tài chính của nhà nước. Thí dụ như xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm hay các đường cao tốc. Việc này – xét toàn bộ nền kinh tế - không được dùng để thay thế các sáng kiến tư nhân, mà tạo khung khổ hạ tầng cơ sở cho sự tiến triển của nó.

  • Nếu giả như tôi viết bài báo này trong thời điểm lịch sử khác, với sự tổng quan trên tôi cũng đã kết thúc việc liệt kê các nhiệm vụ liên quan đến tăng trưởng của nhà nước. Tuy nhiên ngày nay tôi không thể nhắm mắt mình trước sự thực cực kì quan trọng là, EU sẵn sàng đóng góp các khoản tiền khổng lồ cho sự phát triển kinh tế của các nước thành viên mới, thế nhưng nó gắn việc chuyển các nguồn lực này với các điều kiện xác định. Việc này làm cho sự tham gia tích cực và hữu hiệu của nhà nước trở nên không thể thiếu được trong lựa chọn các dự án phát triển. Bên cạnh đó nhà nước Hungary cũng phải đóng góp từ các nguồn tài chính của riêng mình vào các hoạt động phát triển. Nếu chúng ta muốn tận dụng tốt cơ hội có một không hai này, thì sẽ cần đến hoạt động nhà nước tích cực hơn nhiều trong lĩnh vực này, so với mức mà tôi, thống nhất với phần đáng kể các nhà kinh tế học nghiên cứu về phát triển, thực ra cho là lí tưởng. Tôi hi vọng, những người quyết định về sử dụng các nguồn lực EU ở Hungary, rồi sẽ tiến hành lựa chọn các dự án và chương trình mà không có các thành kiến chuyên môn và mắt của họ sẽ để mở đối với mọi sáng kiến lành mạnh, từ dưới lên. Phải tận dụng của trời cho này – nhưng tôi muốn hi vọng, rằng bộ máy được tổ chức cho mục đích này sẽ không xếp đặt vào các vị trí mạnh này một cách mãi mãi và không thể di chuyển nổi.5 Tăng trưởng thành công của tương lai xa hơn – lịch sử hàng trăm năm của sự phát triển chứng minh điều này – phụ thuộc vào các cơ hội được tạo ra cho những người đổi mới, khởi xướng, cho các doanh nhân.

Cuộc tranh luận, mà tôi chỉ muốn phác họa, vẫn chưa được bắt đầu ở Hungary. Cảm tưởng của tôi (tuy có thể là tôi nhầm), cứ như là chính phủ thiên hơn về cách tiếp cận loại thứ nhất, thiên về kế hoạch hóa nhà nước dài hạn. Có lẽ bộ máy ở Brussel cũng đẩy các nước thành viên mới theo hướng này. Những ý tưởng này không thuyết phục được tôi. Có lẽ đáng suy nghĩ tiếp về vấn đề này.
Từ dưới lên hay từ trên xuống?
Dù tôi hoàn toàn chưa nêu hết đề tài lớn thứ nhất: các cuộc cải cách tiến theo hướng nào, tôi phải chuyển sang nhóm đề tài thứ hai: cải cách hãy được thực hiện như thế nào.

Nếu tôi đọc lại câu trên với con mắt thật nghiêm túc, thực ra cách diễn đạt không may. “Hãy được thực hiện” – theo thể mệnh lệnh thức – phản ánh quan điểm đã bén rễ sâu trong chúng ta, theo đó phải định rõ trước các hành động tiếp theo của cải cách.

Sự biến đổi xã hội là một quá trình tự nhiên, hữu cơ. Nó chủ yếu xảy ra bằng con đường tiến hóa. Những đề xuất nảy sinh, “từ dưới”, trước hết trong giới dân cư, các doanh nghiệp hay các tổ chức khác. Những sáng kiến có thể phát triển được lan ra, một cách chậm chạp hay có thể với tốc độ vũ bão, những đề xuất không có khả năng sống sót thì teo đi, biến mất.

Nhà chính trị cải cách, người tạo dư luận và nhà khoa học trước hết phải chú ý đến: đề xuất có khả năng phát triển xuất hiện ở đâu. Khi xuất hiện, nó phải được nhà nước nâng đỡ, giúp đỡ, động viên và phê phán, sửa chữa các khuyết điểm của nó. Tôi nhắc đến hai thí dụ, từ hai vùng rất khác nhau của thế giới. Trong các năm 1970 ở vài thành phố Trung Quốc, không phải ở các đô thị khổng lồ, mà ở các thành phố nhỏ hơn Bắc Kinh hay Thượng Hải đã xuất hiện một sinh thực lạ kì, chưa thấy trước đó bao giờ, mà người ta gọi là “doanh nghiệp hương trấn”. Một nửa thuộc sở hữu của thành phố hay của xã, một nửa (chí ít một cách ngấm ngầm) thuộc sở hữu của các nhà kinh doanh tư nhân. Lí thuyết kinh tế và thực hành pháp lí thống trị ở phương Tây đòi hỏi sự tách bạch của nhà nước và việc kinh doanh. Trong các doanh nghiệp lạ kì này thường thị trưởng trở thành giám đốc. Thành phố hay xã giúp các khoản đầu tư của doanh nghiệp bằng tiền, và ngân sách thành phố, giám đốc, các cán bộ quản lí, có thể các chủ giấu mặt khác chia nhau lợi nhuận. Đây là cái gì? Là sự cấu kết tham nhũng? Ngần ấy là chắc chắn, cả cộng đồng thành phố, lẫn những người điều hành doanh nghiệp đều quan tâm đến lợi nhuận. “Khu vực các doanh nghiệp hương trấn” bắt đầu tăng lên với đà khổng lồ. Khu vực này đã trở thành một trong những lực thúc đẩy chính của sự tăng trưởng nhanh của Trung Quốc độc nhất vô nhị cả về mặt lịch sử thế giới nữa. Đã chẳng có ai lên kế hoạch trước “hình thức sở hữu” này. Người ta khởi xướng từ dưới, nhưng các nhà lãnh đạo chính trị nhà nước đã nhận ra khả năng tiềm ẩn trong đó và đã nâng đỡ nó. Tuy nhiên bây giờ thời gian đã bỏ qua chúng, vai trò của chúng giảm đi và có thể biến mất sau một thời gian.

Tôi lấy thí dụ thứ hai từ lĩnh vực y tế Mĩ. Cái gọi là tổ chức HMO* có thể nhìn lại quá khứ dài, những tiền bối của nó đã xuất hiện rồi vào giữa thế kỉ XIX. Cơ cấu đặc biệt này kết hợp trong mình các chức năng của bảo hiểm-cấp tài chính và cung ứng-dịch vụ. (HMO không giống với ý tưởng, mà ngày nay nhiều người kiến nghị ở Hungary: bảo hiểm và cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục đứng tách riêng, nhưng khu vực tư nhân hãy xuất hiện riêng biệt ở cả hai.) Hình thức HMO đã bắt đầu lan rộng hàng loạt từ các năm 1970, năm 1973 người ta cũng đã ra luật để điều tiết hoạt động của chúng. Ngày nay mạng lưới HMO bao trùm phần lớn hệ thống chăm sóc sức khỏe Mĩ, tuy không trở thành hình thức bao trùm tất cả, độc quyền bảo hiểm và cung ứng dịch vụ. Lúc đầu đã có nhiều phàn nàn chống lại các HMO. Nhiều phê phán đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, họ đã thử cải thiện các quy tắc hoạt động của chúng. Những lời than phiền ngày nay cũng chẳng biến mất hoàn toàn và các vấn đề mới cũng nảy sinh liên quan đến hoạt động của chúng. Một điều là chắc chắn: chúng đã phát triển không phải trên cơ sở một kế hoạch cải cách tập trung, không theo lệnh nhà nước.

Ai muốn cải biến xã hội, người đó phải tỉnh táo chú ý, các hình thức mới có khả năng phát triển nảy sinh ở đâu. Nếu sự phát triển của chúng có triển vọng thành công, thì công việc đầu tiên của nhà nước hãy là, dẹp bỏ các rào cản quan liêu trên đường của chúng. Hãy tạo ra các khung khổ pháp lí và thể chế thúc đẩy hoạt động của những đề xuất, sáng kiến tốt. Nói chung, cũng cần thiết lập sự giám sát thích hợp của nhà nước.

Không cần thảo ra ngay lập tức giải pháp thuần nhất, dứt khoát, vĩnh viễn, “được khắc vào đá”, giải pháp có thể áp dụng được một cách phổ quát trong mọi phần của đất nước, và phải liệt kê tất cả mọi công dân của đất nước vào đó. Cụm từ tiếng Anh rất trúng: “trial and error” (thử và sai). Phải thử đi thử lại, và phải cho phép, phải coi sai lầm là tự nhiên. Phải sửa sai lầm và lại bắt tay vào thử.

Tất nhiên chúng ta đừng từ chối, rằng những thay đổi nào đó xuất phát từ trên xuống. Điều đó cũng có thể thành công, nhưng hãy đừng là độc quyền khởi xướng của ý chí tập trung. Trong các hành động cải cách tập trung cũng phải áp dụng phương pháp “thử và sai”. Cải cách tổng thể và vạn năng không tốt trong mọi trường hợp. Cũng có thể thử nghiệm đối với khởi xướng tập trung, theo dõi việc thực hiện, hiệu chỉnh các bước đi ban đầu.


Tốc độ của các cuộc cải cách
Điều chỉnh, hướng tăng trưởng kinh tế quay lại quỹ đạo cân bằng là rất khẩn cấp. Không được phép chậm trễ với các bước ban đầu. Chính phủ đã làm rất tốt, rằng ngay từ đầu đã thông qua các nghị quyết cụ thể và bắt đầu thực hiện ngay. Đơn vị thời gian đo tốc độ điều chỉnh là tuần hay tháng.

Các cuộc cải cách biến đổi xã hội một cách sâu sắc cũng khẩn cấp – nhưng thước đo ở đây là khác. Có lẽ là năm, hay ở một số quá trình là một-một thời kì nhiều năm. Công việc chuẩn bị và thực hiện các cuộc cải cách phải được thực hiện một cách kiên nhẫn, không hấp tấp.

Cần đến sự thận trọng lớn trong pha chuẩn bị. Tôi thú nhận, đôi khi sự nóng vội, vang lên từ các tuyên bố liên quan đến các cuộc cải cách, làm tôi lo ngại. Tôi minh họa vấn đề qua vấn đề học phí đại học. Tôi nói trước, tôi phản đối đào tạo cao đẳng đại học miễn phí đồng đều. Tôi coi sự kết hợp của học phí và việc miễn học phí gắn với các điều kiện nghiêm ngặt, của học bổng theo các tiêu chuẩn khác nhau và tín dụng sinh viên là thích hợp. Dễ có thể là, ý tưởng được công bố ngày hôm qua của chính phủ chỉ theo hướng này – và trong trường hợp ấy tôi cũng thuộc những người ủng hộ chính phủ. Tại chỗ này tôi không góp ý với nội dung của cải cách học phí, mà với cách thông báo. Trước đây người ta để lơ lửng ý tưởng “hoãn nộp học phí”, rồi khi ý tưởng này bị bỏ khỏi chương trình nghị sự, không lâu sau người ta công bố một kế hoạch khác, hấp tấp tuyên bố rằng: dự thảo luật liên quan đến vấn đề này cũng đã xong. Tốt gì cho chính phủ đầu tiên gây ra cảm tưởng tùy hứng, rồi sau đó lại đặt mọi người vào “thế đã rồi” trong vấn đề này? Có tốt hơn bao nhiêu giả như đi bắt đầu bằng việc đưa ra công khai một nghiên cứu có cơ sở và điềm tĩnh, giới thiệu những kinh nghiệm ngoại quốc mâu thuẫn cho những người quan tâm và công luận, lần lượt đưa ra các lựa chọn khả dĩ, và giải thích một cách khách quan những ưu điểm và khuyết điểm của từng lựa chọn. Trong nghiên cứu chỉ sau đó mới đến phần giới thiệu kiến nghị của chính phủ, nêu thêm, các lí do nào ủng hộ sự lựa chọn chính phương án này. Sau khi công bố bản nghiên cứu và ý tưởng của chính phủ cần tạo phương thức cho các cuộc tranh luận công khai về các phương án lựa chọn khả dĩ. Như thế chúng ta đi đến một dự thảo luật có cơ sở hơn nhiều và cuối cùng đến luật-học phí tốt hơn, được sự ủng hộ lớn hơn từ những người quan tâm và từ công luận.

Tất nhiên hợp lí đưa ra hạn thời gian cho nhóm công tác, soạn thảo tài liệu của pha chuẩn bị. Nhưng phải thận trọng với việc đề ra thời hạn cho việc kết thúc một-một quá trình biến đổi xã hội sâu rộng. Tôi khiếp sợ nghe, khi ai đó tuyên bố: ngay trong chu kì quốc hội này chính phủ này “phải thực hiện cuộc cải cách y tế”. Tôi nhấn mạnh từ “cuộc”.* Bạn đọc, đã đọc bài báo của tôi đến đây, sẽ hiểu, tôi làm việc này với dụng ý mỉa mai loại nào. Chúng ta nói về loại cải cách nào ở đây? Cái gì lí giải cho việc, cuối chu kì quốc hội là thời hạn hoàn thành của một sự biến đổi lớn? Tôi sẽ thỏa mãn với chính phủ hiện thời, nếu dưới chu kì bốn năm họ làm công việc chuẩn bị cải cách tận tâm, và trên cơ sở này họ tiến hành trước vài bước đáng kể trong biến đổi. Chính phủ phải biết, rằng trong việc này cũng có rủi ro. Một-một bước hoặc sẽ thành công tốt, hoặc không. Nếu không, thì phải sửa – có thể chính trong năm thứ tư của chu kì. Những quá trình biến đổi đang trong chương trình nghị sự bây giờ không được phép coi như một cuộc vận động, một chiến dịch có thời hạn.

Tôi coi việc gắn việc điều chỉnh kinh tế vĩ mô một cách méo mó với vấn đề của những cải cách biến đổi sâu sắc xã hội là dứt khoát có hại. Các chuyên gia trong nước và nước ngoài, các viện phân tích, thậm chí cả các cá nhân tuyên bố nhân danh các tổ chức quốc tế nữa, nhiều lần tạo ra ấn tượng, cứ như là họ muốn ép chính phủ Hungary tiến hành những cải cách. “Cuối cùng các anh hãy bắt tay tiến hành những cải cách đi, bởi vì nếu không thì chúng tôi chẳng còn tin các anh nữa, rằng các anh muốn giải quyết một cách nghiêm túc những rối loạn cân bằng!” Tôi không ngạc nhiên về sự nóng vội, bởi vì từ 1998 các cuộc cải cách đáng kể đã chỉ xảy ra trên ít lĩnh vực, quá trình biến đổi sâu sắc của xã hội đã chậm lại một cách đáng lo ngại. Thế mà tôi vẫn phải tuyên bố: loại áp lực này chỉ dẫn đến rối loạn tư tưởng và đến sự hấp tấp vô trách nhiệm. Phải thực hiện những cải cách không phải “dưới máy ép”, mà ngược lại phải thực hiện với cảm hứng bên trong chân thật, trên mặt bằng được khai phá tốt trong các cuộc tranh luận điềm tĩnh, có cân nhắc, kiên nhẫn.

Để thực hiện những biến đổi lớn xuyên sâu vào mô của xã hội thì công cụ thích hợp không phải là xe lu đường, chí ít trong nền dân chủ thì không. Nếu ở Trung Quốc nhóm lãnh đạo cộng sản thống trị đất nước quyết định, rằng phải cải cách – nó có thể thực hiện qua lửa-qua nước theo nghĩa đen của từ. Trong nền dân chủ việc này khó hơn nhiều. Những quy định và các ràng buộc của nhà nước pháp quyền làm chậm quá trình. Quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí và quyền tự do tổ chức, tạo điều kiện cho sự phản đối lớn tiếng, gây khó khăn cho công việc của các nhà cải cách có ý chí mạnh. Nếu cải cách vấp phải sự phản kháng, sự phải đối không chỉ có thể làm nó chậm lại, mà cũng có thể ngăn cản những thay đổi.

Bất chấp những nhược điểm này tôi cũng không hề do dự lựa chọn nền dân chủ của chúng ta và không phải nền độc tài cải cách Trung Quốc. Làm yên lòng là nhận thức, rằng cũng lựa chọn giá trị này là cái thấu suốt chính phủ và các lực lượng chính trị đứng đằng sau nó. Biết rõ điều này, bây giờ giữa những khả năng hạn chế do nền dân chủ mang lại, thời kì mới của những cải cách bắt đầu.

Vô vọng để đạt đồng thuận ngay cả trong vấn đề của một cải cách một phần. Hợp lí để đưa ra những tiêu chuẩn chính trị khiêm tốn hơn thế. Dù với những nhượng bộ đi nữa, nhưng phải chặn sự chống đối thể hiện trong những cơn bùng nổ tức giận, hăng say. Cần phải đạt, để chí ít một phần những người lãnh đạo của công luận và của các nhóm quan tâm trực tiếp đến thay đổi được nói đến, hãy tích cực ủng hộ sự nghiệp cải cách. Tất nhiên cần, để đa số của quốc hội ủng hộ không lay chuyển việc thiết lập luật cần thiết cho việc thực hiện cải cách.

Đấy là những mục tiêu thực tiễn. Có cơ hội tốt, để trong các năm tới đất nước tiến trên con đường cải cách một cách thành công, với những bước tiến lớn hơn trước nhiều.


tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương