Ở Đông Âu Kornai János Bài học chuyển đổi



tải về 1.57 Mb.
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.57 Mb.
#10727
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Do ảnh hưởng của học thuyết Marx, các đảng Cộng sản trước khi lên nắm quyền đã nhận làm của mình nguyên lí rằng, thực sự có tồn tại xu hướng chính của lịch sử kinh tế. Xu hướng này, tuy vậy, theo các nhà Marxist, chỉ quá chủ nghĩa tư bản. Các đảng cộng sản coi là phần cơ bản của cương lĩnh của họ để tạo ra một hệ thống thay thế chủ nghĩa tư bản. Họ cung cấp tiêu chuẩn tường minh để so sánh hai hệ thống: sự tăng năng suất lao động và tất cả những cái đi cùng nó, đặc biệt, tốc độ tăng sản xuất, và tăng mức sống.

Nỗ lực chứng minh khổng lồ đã kéo dài 70 năm ở Liên Xô và khoảng 40 năm ở Đông Âu, cuối cùng đã thất bại. Đã có những lúc trong cuộc đua giữa các hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ngay cả một số trong những người ủng hộ hệ thống tư bản chủ nghĩa đã trở nên không chắc chắn. Hãy nhớ lại rằng sau Đại Suy thoái 1929 hầu hết các nước phát triển đã rơi vào suy thoái sâu sắc, trong khi Kế hoạch 5 Năm đầu tiên của Liên Xô đã mang lại những kết quả ngoạn mục và đã tạo ra tốc độ tăng trưởng cao. Và hãy nhớ rằng khi Sputnik đầu tiên được phóng thành công, nhiều người đã coi đấy là bình minh của một thời đại về ưu thế kĩ thuật và quân sự Soviet. Tuy nhiên, nếu chúng ta đo các sự kiện này trên quy mô của các thập niên dài và nhìn vào toàn bộ giai đoạn tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa, thì có thể coi là đã được chứng minh: chủ nghĩa tư bản hiệu quả hơn, đổi mới sáng tạo hơn, với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn đã tạo ra mức sống cao hơn. Bảng 1 cho một so sánh gữa sự tăng trưởng của các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong bốn mươi năm trước sự sụp đổ. Các đại diện của các nước xã hội chủ nghĩa là Liên Xô, cũng như ba nước thành viên mới của EU (Czechoslovakia, Ba Lan và Hungary), còn nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được đại diện bởi 13 thành viên cũ của EU.5 Bảng cho thấy rő sự tăng trưởng hơn hẳn của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Lưu ý rằng khi nói điều này, chắc chắn tôi không cho là chúng ta đã tới sự kết thúc của lịch sử, tôi cũng chẳng ngụ ý rằng chủ nghĩa tư bản sẽ chẳng bao giờ bị vượt quá ở thời điểm nào đó trong tương lai. Tôi không đảm nhận việc tiên tri. Tuy nhiên, một sự thực không thể bác bỏ là chủ nghĩa xã hội hiện tồn (hay, đã tồn tại đến lúc đó) đã thua trong cuộc chạy đua với chủ nghĩa tư bản hiện tồn (hay, đã tồn tại đến nay). Đây không phải là một phán xét giá trị; nó là một sự thực có thể quan sát được, tính được về mặt thống kê: cho đến nay, trong thế giới văn minh phương Tây, xu hướng chính của lịch sử đã chỉ theo hướng bành trướng của chủ nghĩa tư bản.




Bảng 2

Tăng trưởng trước và sau 1989, và suy thoái sau biến đổi







Chỉ số GDP/NMP (1989 = 100)



Tốc độ tăng bình quân năm


Nước


1980


1990


1995


2003


1980–1989


1995–2003

C. H, Czech


85

99

94

106

1,8



1,5

Estonia

75

92

66

101

3,2

5,5

Ba Lan

91

88

99

135

1,1

4,0

Latvia

69

103

51

79

4,2

5,6

Litva

65

97

56

81

4,9

4,7

Hungary

86

97

86

116

1,7

3,8

Slovakia

85

98

84

117

1,8

4,2

Slovenia

99

92

89

120

0,1

3,8

TĐÂ-8

86

94

91

121

1,7

3,6

EU-15

..

103

111

132

..

2,2


Ghi chú: Tốc độ tăng trưởng trước 1990 cho TĐÂ-8 dựa trên Sản phẩm Vật chất Ròng (NMP: Net Material Product) mà người ta đã dùng làm chỉ số tăng trưởng ở các nước xã hội chủ nghĩa. Số liệu năm 1980 của Czech và Slovakia là của Tiệp Khắc.

Nguồn: Dựa vào UN Economic Commission for Europe (UN ECE), Economic Survey of Europe 2001, n.1, p. 254 và UN ECE Economic Survey of Europe 1999, n. 1, Table A.1.; cập nhật từ UN ECE Economic Survey of Europe 2005, n. 1, p. 117.

Chuỗi các hành động đau đớn và đắng cay trong việc tạo ra hệ thống xã hội chủ nghĩa đã là một sự trệch khỏi hướng chính. Bây giờ các nước vùng Trung Đông Âu đã quay lại. Sau khi rút ra khỏi ngő cụt mười lăm năm trước, bây giờ chúng ta lại hoàn toàn trên con đường chính.

Trong khi đây là một khẳng định về sự thật không mang tính giá trị, câu hỏi gắn mật thiết liệu có thể coi điều này là một thành công hay không chỉ có thể được trả lời bằng đưa ra một phán xét giá trị. Tôi sẽ quay lại vấn đề này muộn hơn.

Năng suất cao hơn và tốc độ tăng trưởng tăng lên đã không bắt đầu ngay lập tức: chuyển đổi sang hệ thống kinh tế mới đã khởi hành với một sự thụt lùi nghiêm trọng. Tuy vậy, bây giờ tăng trưởng đã tăng tốc. Tại sáu trong tám nước tốc độ tăng trưởng trong mười năm vừa qua đã cao hơn đáng kể so với thập niên trước 1990 như có thể thấy trong Bảng 2. Trong thời kì giữa 1995 và 2003, GDP trên đầu người trong vùng của tám thành viên mới này, cùng với năng suất lao động (GDP trên người lao động) và tiêu dùng thực trên đầu người đã tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với ở các nước EU khác như được chỉ ra ở Bảng 3. Sự chênh lệch là đặc biệt ấn tượng trong năng suất lao động; nhịp độ tăng năng suất lao động trong các thành viên mới là hơn bốn lần so với các thành viên cũ.



Chúng ta hãy thận trọng với diễn giải các con số này. Tại điểm này trong phân tích của chúng ta, chúng ta muốn so sánh một hệ thống với một hệ thống khác, so sánh các thuộc tính lâu dài của một hệ thống với các thuộc tính lâu dài của một hệ thống khác. Đo bằng thước đo lịch sử, mới chỉ có một giai đoạn rất ngắn đã trôi qua. Chúng ta vẫn chưa có khả năng khẳng định sự tăng trưởng nhanh này có bao nhiêu phần là do chế độ mới đã sử dụng những dự trữ tiềm ẩn mà hệ thống không có hiệu quả cũ đã chưa khai thác. Tốc độ tăng trưởng cao một phần có thể quy cho sự thực rằng những thăng tiến nhanh thường đi sau những cuộc suy thoái sâu. Những dự trữ hiển nhiên, dễ huy động này sớm muộn sẽ bị cạn kiệt. Sẽ gây lạc đường đi rút ra những kết luận cuối cùng dựa trên những số liệu của một thập niên duy nhất. Chúng ta cần thời gian dài trước khi tính ưu việt của hệ thống tư bản chủ nghĩa mới có thể được chứng minh một cách dứt khoát với sức mạnh thuyết phục. Tuy nhiên, nếu chúng ta đánh giá dựa vào kinh nghiệm quá khứ, chúng ta có thể lạc quan về tiềm năng tăng trưởng của hệ thống mới.

Bảng 3

Tốc độ tăng trưởng trung bình giữa 1995-2003


Nước

Tăng trưởng GDP thực tế trung bình trên đầu người

Tăng năng suất lao động trung bình (phần trăm)

Tăng tiêu dùng trung bình trên đầu người













C. H. Czech

2,2

2,6

3,0

Estonia

6,6

6,6

7,3

Ba Lan

4,2

4,8

4,5

Latvia

7,3

8,2

7,6

Litva

6,3

6,6

7,1

Hungary

4,1

3,2

4,5

Slovakia

3,9

3,6

3,7

Slovenia

3,8

3,3

2,6

TĐ–8

4,0

4,2

4,3

Áo

2,0

1,7

1,3

Bỉ

1,9

1,3

1,7

Đan Mạch

1,7

1,5

1,0

V. Q. Anh

2,5

1,7

3,2

Phần Lan

3,4

2,3

3,0

Pháp

1,8

1,2

1,8

Hi Lạp

3,6

2,5

2,7

Hà Lan

1,7

0,7

1,8

Irlvà

6,0

3,6

4,2

Luxemburg

3,9

3,4

2,6

Đức

1,2

0,9

1,0

Italia

1,3

0,3

1,7

Bồ Đào Nha

1,8

0,2

2,1

Thây Ban Nha

2,8

–0,2–

2,9

Thụy Điển

2,4

2,0

2,1

EU–15

1,8

0,9

1,9


Nguồn: EIU (Economic Intelligence Unit) Country Data at www.eiu.com



2.2 Hướng chính của biến đổi chính trị trong nền văn minh phương Tây

Trong vài thế kỉ qua hướng chính của biến đổi trong nền văn minh phương Tây đã cảm thấy không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực chính trị. Bên cạnh quyền lực quân chủ được cả nhà thờ chuẩn y đã có thể thấy từ sớm những tiền thân hạn chế của nền dân chủ: các tổ chức tự quản và các hình thức đại diện khác nhau của tầng lớp trung lưu đô thị và của các định chế nhà thờ. Trong một số nước, các luật hạn chế quyền lực tuyệt đối của chế độ quân chủ đã được thông qua và các yếu tố đầu tiên của chế độ nghị viện – các biến thể “được khai sáng” của nền quân chủ - đã xuất hiện. Muộn hơn, ngày càng nhiều quyền đã rơi vào tay nghị viện và quyền bầu cử đã được mở rộng cho phần dân cư ngày càng tăng. Các định chế của nền dân chủ nghị viện được hình thành và củng cố dần dần. Qua các thế kỉ, ngày càng nhiều nước đã trở thành dân chủ.

Gắn mật thiết với những thay đổi của kết cấu chính trị là sự thực rằng một tỉ lệ dân cư ngày càng tăng đã có khả năng thực hiện những quyền con người cơ bản của họ, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp và quyền tham gia vào quá trình ra quyết định. Sự phân biệt đối xử theo các tiêu chuẩn khác nhau như giới tính, chủng tộc, tôn giáo v.v. lần lượt bị loại bỏ.

Nhiều tác giả đã mô tả “các làn sóng” dân chủ hóa đã xảy ra trong nửa sau của thế kỉ 20.6 Làn sóng thứ ba đã lan ra Nam Âu, Mĩ Latin, và Châu Á từ các năm 1970 qua các năm 1980; làn sóng thứ tư chúng ta vừa chứng kiến tiếp sau sự sụp đổ của các chế độ cộng sản Soviet và Đông ÂU.7

Tất nhiên, diễn tiến lịch sử cụ thể là khác nhau ở từng nước. Như tôi đã nhắc tới ở trên, tiến bộ đến nền dân chủ có thể dừng lại hay đảo hướng. Nhưng ngay cả một sự thay đổi gây chấn Động địa cầu, như việc Hitler lên nắm quyền, việc đã dẫn đến sự hủy hoại nhiều triệu người và tai họa không thể đo lường được, tỏ ra – đo bằng thước đo lịch sử- là sự đi trệch ngắn ngủi khỏi quỹ đạo chính, và hướng chính rốt cuộc vẫn thắng.

Nhìn từ quan điểm của chủ đề, chúng ta phải xem xét kĩ lưỡng sự lên nắm quyền của đảng Cộng sản. Điều này gắn chặt chẽ với “sự đi trệch” khác vừa được thảo luận, cụ thể là trong các nước nơi những người Cộng sản lên nắm quyền họ đã làm cho nền kinh tế bị trật đường ray khỏi đường đi chính, và đã áp đặt cương lĩnh xã hội chủ nghĩa lên xã hội bằng cách nắm lấy quyền lực chính trị và thiết lập chế độ độc tài toàn trị.

Trong mười lăm năm qua, vùng Trung Đông Âu đã thành công thoát khỏi ngő cụt trong lĩnh vực chính trị và lại chuyển động theo hướng chính, tương tự như trong lĩnh vực kinh tế. Tuy đã có nhiều thảo luận về trật tự dân chủ hiện hành mạnh đến mức nào và về mức độ nó thỏa mãn những đòi hỏi khác nhau, cho mục đích của phân tích này, sẽ là đủ để áp dụng tiêu chuẩn “tối thiểu” của nền dân chủ. Tiêu chuẩn “dân chủ tối thiểu” được thỏa mãn nếu chính phủ của một nước lên nắm quyền như kết quả của sự cạnh tranh vì phiếu bầu của các công dân và có thể bị hạ bệ trong khuôn khổ của một quá trình “văn minh”8 mà không có chính biến trong triều đình, đảo chính quân sự, ám sát, hay cách mạng. Các cuộc bầu cử dựa trên cạnh tranh chính trị, cùng với sự đảm bảo các quyền con người, tạo ra các thủ tục và cơ chế để phế truất các nhà lãnh đạo và chuyển quyền lãnh đạo cho những người khác. Điều này đảm bảo sự loại bỏ sự cai trị chuyên chế. Tuy nhiên, đúng là ngoài các tiêu chuẩn tối thiểu này ta còn có thể đòi hỏi thêm những tiêu chuẩn khác nhau trong một nền dân chủ phồn thịnh, được củng cố. Tuy vậy, hãy đừng quên rằng đối với người vừa mới thoát khỏi những nanh vuốt của chế độ bạo ngược, thì ngay cả mức dân chủ tối thiểu cũng có nhiều ý nghĩa. Trong nghiên cứu được trình bày ở đây, chúng ta áp dụng trắc nghiệm sau: quá trình lên nắm quyền thỏa mãn tiêu chuẩn dân chủ tối thiểu, nếu các chính phủ đương nhiệm đã được thay thế ít nhất hai lần kể từ 1989 như kết quả của các cuộc bầu cử. Vùng Trung Đông Âu đã vượt qua ngưỡng bằng số được xác định trong trắc nghiệm này một cách dễ dàng: Trong cả tám nước ít nhất đã có ba lần thay thế chính phủ đương nhiệm thông qua quá trình bầu cử văn minh đưa chính phủ mới được bầu một cách dân chủ lên nắm quyền. Như Bảng 4 minh họa, 30 trong số 38 cuộc bầu cử kết thúc sự cạnh tranh của các đảng chính trị đã dẫn đến sự thay thế lực lượng chính trị, đảng hay liên minh đương quyền.

Hai loại thay đổi lịch sử đã được thảo luận đến đây liên kết với nhau một cách không đối xứng. Sự xuất hiện của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa không tự động đảm bảo cho sự nổi lên của nền dân chủ; đã có và vẫn có những nước mà hệ thống kinh tế của nó là tư bản chủ nghĩa, nhưng cấu trúc chính trị của nó không thỏa mãn các đòi hỏi tối thiểu của một nền dân chủ. Thật vậy, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa có thể tương thích với các chế độ chính trị độc tài một phần, hay thậm chí hoàn toàn. Nhưng khẳng định ngược lại là rất quan trọng: nền dân chủ chỉ có thể trở thành hình thức cai trị chính trị vĩnh cửu ở nơi nền kinh tế hoạt động bên trong một hệ thống tư bản chủ nghĩa. Không có nền dân chủ mà không có chủ nghĩa tư bản.9



Bảng 4


Sa thải qua bầu cử



Nước


Số lần bầu cử 1989-2004

Số lần sa thải qua bầu cử”




Các năm sa thải













C.H. Czech

5

3

1990, 1992, 1998

Estonia

5

4

1990, 1995, 1999, 2003

Ba Lan

4

4

1991, 1993, 1997, 2001

Latvia

5

4

1990, 1995, 1998, 2002

Litva

5

4

1990, 1993, 1996, 2000

Hungary

4

4

1990, 1994, 1998, 2002

Slovakia

5

4

1990, 1992, 1994, 1998

Slovenia

5

3

1990, 1993, 2004

TĐ–8

38

30





Ghi chú: “sa thải qua bầu cử” xảy ra khi (i) có sự sắp xếp lại lớn của liên minh cầm quyền sau bầu cử, bao gồm (ii) thay đổi lãnh đạo chính phủ và (iii) có sự dịch chuyển trong các ưu tiên chính sách; xem giải thích đầy đủ ở website sau của Zdenek Kudrna .

Nguồn: Tập hợp trên cơ sở Economist Intelligence Unit – Country reports tại www.eiu.com.

Chúng ta đi đến một khẳng định sự thực lịch sử không mang tính giá trị sau: kết cấu chính trị mới của khu vực Trung Đông Âu phản ánh chiều hướng chính của diễn tiến lịch sử trong hai thiên niên kỉ qua. Liệu điều này có đáng ca ngợi hay không, và nếu có thì vì sao, là câu hỏi mà chúng ta sẽ quay trở lại muộn hơn.

Ý tưởng, rằng những thay đổi chính trị và kinh tế quy mô lớn có những hướng chính, được một số trường phái sử học và khoa học xã hội khác công nhận và bị các trường phái khác bác bỏ. Ý tưởng này tuyệt nhiên không tầm thường, hiển nhiên. Tôi đã cố tránh xa các biến thể cứng nhắc và phiến diện của ý tưởng này; tôi không thấy bằng chứng nào rằng diễn ra loại chuyển động đơn giản, tuyến tính và một chiều mọi thời. Tôi đã nói thẳng, liên quan đến cả lĩnh vực kinh tế và chính trị, rằng có thể có sự đình trệ và chuyển động lùi, cũng như sự cùng tồn tại lâu dài của các hệ thống kinh tế và chính trị khác nhau.10 Tất cả sự thừa nhận hạn chế này tuy vậy không cắt xén một trong những ý tưởng chính của tiểu luận này, rằng có thể quan sát thấy chiều hướng chính của những thay đổi trong thế giới các thể chế cả kinh tế lẫn chính trị. Sự biến đổi xảy ra sau sự sụp đổ của các chế độ Soviet và Đông Âu cung cấp một bổ sung mới và quan trọng cho tranh luận về các chiều hướng chính.


tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương