ĐỀ Án ngoại ngữ quốc gia 2020 trưỜng đẠi học hà NỘI


Phát huy những thành tựu công nghệ mới nhất được áp dụng vào công tác Dạy và Học ngoại ngữ



tải về 1.84 Mb.
trang12/24
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.84 Mb.
#30999
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24

8.3. Phát huy những thành tựu công nghệ mới nhất được áp dụng vào công tác Dạy và Học ngoại ngữ


Ngày nay, việc học ngoại ngữ không chỉ đơn thuần chỉ là bút viết và giáo trình giấy cầm tay. Có rất nhiều trang web rất tốt cho việc học thêm kiến thức, thực hành, nhiều công cụ học tập tra cứu từ như từ điển điện tử, các tư liệu mà các học viên, sinh viên trao đổi cho nhau trên các trang điện tử. Đó là chưa kể những trang web chính thức của JF, Hiệp hội hỗ trợ sinh viên quốc tế, trang web của các trường đào tạo tiếng Nhật của phía Nhật Bản. Cả giáo viên và sinh viên cùng tận dụng được càng nhiều càng tốt những thế mạnh công nghệ này cũng là những yếu tố đem lại thành công cho quá trình Dạy và Học.

Cùng với khung chuẩn JF, Quỹ JF có tạo trang web về giáo trình marugoto, có đưa ra các chuẩn để xác định năng lực tiếng Nhật theo khung 6 bậc như của Khung NLNNVN. Việc sử dụng trang web này là rất cần thiết và hữu ích, đặc biệt việc check các can do list, hay việc lập hồ sơ theo dõi kết quả học tập Portfolio là những việc mà các đơn vị đào tạo nên hướng dẫn sinh viên sử dụng trong quá trình học tập của mình.


8.4. Cân bằng yếu tố văn hoá Nhật - Việt trong Chương trình giảng dạy


Các giáo trình do người Nhật biên soạn thường được thiết kế cho "người nước ngoài" nói chung mà ít hướng tới một đối tượng người học của một đất nước nào cụ thể. Các yếu tố văn hoá được đưa vào trong các bộ giáo trình cũng chủ yếu là văn hoá Nhật, thoảng hoặc có đưa thêm văn hoá của các nước Âu - Mỹ.

Bởi vậy, ngay cả những cái được gọi là "gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày" trong các giáo trình do người Nhật biên soạn, cho đến hiện nay, cũng là cuộc sống trên đất Nhật với những yếu tố của riêng nước Nhật, từ tên người đến các địa danh, sản phẩm, văn hoá. Điều đó là tốt và phù hợp cho những lưu học sinh đã được đến Nhật để học. Nhưng đối với hoàn cảnh phần lớn sinh viên và học viên chỉ học tiếng Nhật tại Việt Nam thì những điều đó, một mặt là tốt, là sự hấp dẫn của những cái mới lạ và mang tính chất Nhật, nhưng thật sự lại chưa phải là cái phù hợp và "gần gũi" với đời sống thực của mình.

Ngôn ngữ chỉ là phương tiện biểu đạt, theo đó, việc biểu đạt được những điều thiết thân, gần gũi với mình, từ gia đình đến văn hoá cuộc sống là cần thiết bên cạnh việc hiểu biết và biểu đạt được những gì thuộc về ngôn ngữ và văn hoá Nhật.

Bởi vậy, trong các chương trình giảng dạy tại Việt Nam, phải tính đến việc đưa cuộc sống thường nhật của sinh viên Việt Nam và những tư liệu về văn hoá Việt Nam vào trong nội dung giảng dạy. Trong điều kiện chưa biên soạn được các bộ giáo trình riêng cho người Việt, phải sử dụng các giáo trình của người Nhật biên soạn cho mọi đối tượng là người nước nước ngoài nói chung, việc bổ sung thêm các tài liệu phụ trợ kèm theo các giáo trình này là điều rất cần thiết.

Tuy nhiên, việc đưa các tư liệu của đời sống thực tại Việt Nam, cũng phải nhằm mục đích giúp cho việc diễn đạt được thực tế xung quanh bằng tiếng Nhật, nhanh chóng làm quen với tiếng Nhật và đưa việc học tiếng Nhật trở nên gần gũi hơn trong cuộc sống sinh hoạt của học viên/ sinh viên. Mục tiêu chính của môn học là kiến thức tiếng, trình độ tiếng Nhật đạt chuẩn đầu ra. Các kiến thức văn hóa, xã hội chỉ nên coi là các yếu tố lồng ghép có ý thức vào Chương trình và nội dung giảng dạy. Việc diễn đạt bằng tiếng Nhật vẫn là ưu tiên hàng đầu trong Chương trình đào tạo, bởi vậy, các đơn vị đào tạo không nên quá chú trọng vào việc cung cấp các kiến thức văn hóa, xã hội Nhật hơn là các kiến thức và kĩ năng tiếng, đảm bảo việc đào tạo đạt chuẩn đầu ra cho dù việc học tập diễn ra trong điều kiện nào.

8. 5. Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá là khâu không thể thiếu được trong quá trình Dạy & Học.

Trong truyền thống học tập, thường có những kiểu bài kiểm tra kết quả học tập của người học như bài kiểm tra miệng, kiểm tra nhanh kiến thức nhớ và hiểu bài cũ, kiểm tra kết quả học tập giữa kì và cuối kì. Mỗi loại hình kiểm tra đều có lượng kiến thức và thời gian được qui định cho phù hợp, đặc biệt, có những loại hình bài thi cuối kì được tiến hành tương đối thống nhất trong các đơn vị đào tạo theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong việc học tiếng Nhật, còn có những loại hình đánh giá năng lực của người học qua các kì thi mang tính quốc tế như kì thi Năng lực tiếng Nhật JLPT do Quỹ Giao lưu quốc tế và Tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế tổ chức hàng năm, mỗi năm 2 lần, vào chủ nhật đầu tiên của tháng 7 và tháng 12.

Ngoài ra, gần đây, có thêm các kì thi mới được áp dụng cũng để đánh giá năng lực tiếng Nhật như J-TEST, NATEST.

Một số sinh viên, học viên chủ động tham gia các kì thi này để tự đánh giá năng lực của mình, nhưng phía đơn vị đào tạo nên khuyến khích tất cả sinh viên của mình dự thi và có thể lấy mẫu các bài thi hoặc một phần các nội dung thi đưa vào trong chương trình đánh giá của mình.

Khung Chương trình này được thiết kế theo chuẩn KNLNNVT, từ bậc 1 đến bậc 3, điều này có nghĩa là sau khi hoàn thành 3 bậc học này, sinh viên thường phải đạt được trình độ năng lực bậc N3, tạo những điều kiện cơ bản để một số học viên xuất sắc vươn lên đạt chuẩn N2 của JLPT.

8.6 . Điều kiện cơ bản để thực hiện Chương trình


Để thực hiện được CT đào tạo này một cách thành công, các đơn vị đào tạo cần có chuẩn bị rất nhiều điều kiện cả về cơ sở vật chất (trường, lớp, tài liệu giảng dạy, các phương tiện nghe, nhìn, mạng internet hỗ trợ…), lẫn đội ngũ giáo viên. Về cơ sở vật chất, thời gian và điều kiện giảng dạy, có thể tuỳ vào hoàn cảnh thực tế của mình, từng đơn vị đào tạo sẽ có những ứng biến nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh để tạo ra hiệu quả giảng dạy cao nhất. Tuy nhiên, trong tất cả mọi điều kiện, yêu cầu tiên quyết nhất là phải có đội ngũ giảng viên và Chương trình giảng dạy chi tiết với những yêu cầu cụ thể như sau:

1) Giáo viên có trình độ tiếng Nhật đạt chuẩn từ C1, tối thiểu phải đạt chuẩn N2 của JLPT trở lên.

2) Giáo viên đã tham gia các khoá tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Nhật do Quỹ JF tổ chức trong nước hoặc tại Nhật Bản. Nếu chưa tham gia, giáo viên phải được tạo cơ hội để tham gia.

3) Giáo viên được tập huấn hướng dẫn và quán triệt về khung CT và CT chi tiết giảng dạy của đơn vị, ý thức được các nội dung, mục tiêu và mục đích giảng dạy phù hợp với CT.



4) Chương trình được đưa vào giảng dạy trong nội dung chính khoá của CT đào tạo của đơn vị, được quản lí, đánh giá trong đánh giá đơn vị nói chung.

Каталог: web -> data
web -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
web -> CỦa Chính phỦ SỐ 35/2003/NĐ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 Quy đỊnh chi tiẾt thi hành mỘt sỐ điỀu cỦa LuẬt Phòng cháy và chỮa cháy
data -> Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu
data -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
data -> QuyếT ĐỊnh của chủ TỊch hộI ĐỒng bộ trưỞng số 253-ct ngàY 7-7-1990 VỀ BỔ sung quỹ HỌc bổng cho học sinh, sinh viên cáC trưỜng sư phạm và HỌc sinh, sinh viên miền núI
data -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
data -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 499/kh-bgdđT
data -> VÀi nghi thức và TẬp tục hưỚng đẠo a- nghi thứC: Lễ Chào Cờ

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương