ĐỀ Án ngoại ngữ quốc gia 2020 trưỜng đẠi học hà NỘI



tải về 1.84 Mb.
trang24/24
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.84 Mb.
#30999
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

2.4.8. Tiêu chí ngôn ngữ chung

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có kiến thức cơ bản về cách diễn đạt đơn giản các thông tin cá nhân và nhu cầu cụ thể.

Bậc 2

- Có vốn ngôn ngữ cơ bản để xử lý các tình huống hằng ngày với nội dung có thể đoán trước, mặc dù người viết vẫn phải điều chỉnh nội dung thông điệp và tìm từ. Có thể diễn đạt ngắn gọn những nhu cầu đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày cụ thể như thông tin cá nhân, thói quen hằng ngày, mong muốn, nhu cầu, hỏi thông tin. Có thể sử dụng những kiểu câu đơn giản, những đoản ngữ, cụm từ ngắn được ghi nhớ, những mô thức giao tiếp để diễn đạt về bản thân, về người khác, công việc, địa danh, vật sở hữu v.v… Có vốn từ hạn chế gồm những cụm từ ngắn được ghi nhớ về những tình huống cấp thiết có thể đoán trước; trong những tình huống không quen thuộc, vẫn thường xảy ra những hiểu nhầm và gián đoạn giao tiếp.

Bậc 3

- Có đủ vốn từ để có thể miêu tả những tình huống không thể đoán trước, giải thích các điểm chính của vấn đề với độ chính xác hợp lý và thể hiện những suy nghĩ về các chủ đề mang tính trừu tượng hay văn hóa như âm nhạc, điện ảnh. Có đủ vốn từ vựng để diễn đạt mong muốn bản thân với một chút do dự hay viết lòng vòng về các chủ đề như gia đình, sở thích, đam mê, công việc, du lịch, các sự kiện đang diễn ra, nhưng do giới hạn về mặt từ vựng nên đôi chỗ viết lặp và thể hiện khó khăn trong cách trình bày.

Bậc 4

- Có thể diễn đạt về bản thân một cách rõ ràng, ít có dấu hiệu về giới hạn điều người viết muốn diễn đạt. Có đủ vốn từ để có thể miêu tả một cách rõ ràng, bày tỏ quan điểm và triển khai lập luận mà không thấy có dấu hiệu phải tìm từ, thể hiện khả năng sử dụng một vài kiểu câu phức tạp để diễn đạt.

Bậc 5

- Có thể lựa chọn cách trình bày phù hợp từ một vốn từ rộng để diễn đạt bản thân một cách rõ ràng mà không có dấu hiệu về sự giới hạn điều người viết muốn diễn đạt.

Bậc 6

- Có thể sử dụng ngôn ngữ ở phạm vi rộng, có khả năng kiểm soát ngôn từ một cách nhất quán để diễn đạt suy nghĩ chính xác, nhấn mạnh, khu biệt và loại bỏ những yếu tố tối nghĩa. Không có dấu hiệu về sự giới hạn điều người viết muốn diễn đạt.

2.4.9. Phạm vi từ vựng

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có vốn từ cơ bản gồm các từ, cụm từ đơn lẻ thuộc các tình huống cụ thể.

Bậc 2

- Có đủ vốn từ để thực hiện các giao dịch thường nhật liên quan đến các tình huống và chủ đề quen thuộc. Có đủ vốn từ để diễn đạt những nhu cầu giao tiếp cơ bản và để xử lý những nhu cầu tối giản.

Bậc 3

- Có đủ vốn từ để diễn đạt bản thân, tuy còn vòng vo, về hầu hết các chủ đề liên quan đời sống hằng ngày như gia đình, thói quen, sở thích, công việc, du lịch và các sự kiện đang diễn ra.

Bậc 4

- Có vốn từ rộng về các vấn đề liên quan tới lĩnh vực của người sử dụng ngôn ngữ và hầu hết các chủ đề chung. Có khả năng hành văn đa dạng nhằm tránh lặp từ thường xuyên, nhưng do vốn từ vẫn còn thiếu nên khi diễn đạt vẫn còn ngập ngừng, dài dòng.

Bậc 5

- Thông thạo một lượng từ vựng lớn, có thể cho phép lấp đầy những khoảng trống bằng cách sử dụng những lối nói giải thích dài dòng, phải tìm kiếm từ thích hợp hoặc dùng các lối nói lảng tránh. Thông thạo các cụm từ mang tính thành ngữ và từ ngữ thông tục.

Bậc 6

- Thông thạo một lượng từ vựng rất lớn bao gồm các cụm từ mang tính thành ngữ, từ ngữ thông tục, nhận biết được mức độ ý nghĩa biểu cảm.

2.4.10. Kiểm soát từ vựng

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Không có đặc tả tương ứng.

Bậc 2

- Có khả năng kiểm soát được vốn từ hẹp thuộc các nhu cầu cụ thể hằng ngày.

Bậc 3

- Kiểm soát tốt lượng từ vựng ở trình độ sơ cấp. Tuy vậy vẫn có những lỗi lớn khi diễn đạt những ý nghĩ phức tạp hay những chủ đề và tình huống không quen thuộc.

Bậc 4

- Mức độ chính xác trong việc sử dụng từ nhìn chung là cao. Tuy đôi chỗ còn gây hiểu nhầm và sự lựa chọn từ còn chưa chính xác, nhưng điều đó không làm cản trở quá trình giao tiếp.

Bậc 5

- Đôi khi có những khiếm khuyết nhỏ nhưng không có những lỗi nghiêm trọng trong việc sử dụng từ.

Bậc 6

- Sử dụng từ luôn chính xác và thích hợp.

2.4.11. Độ chính xác về ngữ pháp

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Chỉ dùng được một cách hạn chế một số cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu đơn giản trong vốn ngữ pháp đã được học.

Bậc 2

- Sử dụng chính xác một số cấu trúc đơn giản nhưng vẫn mắc các lỗi cơ bản một cách hệ thống như có thiên hướng nhầm lẫn giữa các thì, không sử dụng dạng thích hợp của động từ với chủ ngữ. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn thể hiện được rõ ràng ý mình muốn truyền đạt.

Bậc 3

- Giao tiếp được một cách khá chính xác trong những ngữ cảnh quen thuộc; nhìn chung, có khả năng kiểm soát tốt mặc dù còn có sự ảnh hưởng đáng kể của tiếng mẹ đẻ. Có thể còn mắc lỗi, nhưng người sử dụng vẫn thể hiện được rõ ràng ý mình muốn truyền đạt. Sử dụng được một cách khá chính xác những mẫu câu thường dùng liên quan tới những tình huống quen thuộc.

Bậc 4

- Kiểm soát ngữ pháp tốt, đôi khi cũng có những lỗi nhỏ trong cấu trúc câu nhưng hiếm khi xảy ra và khi nhìn lại thì có thể sửa được ngay. Không mắc lỗi gây ra sự hiểu lầm.

Bậc 5

- Luôn duy trì độ chính xác ngữ pháp cao, hiếm khi mắc lỗi mà nếu có thì cũng khó phát hiện.

Bậc 6

- Luôn duy trì việc kiểm soát về ngữ pháp đối với những cấu trúc ngôn ngữ phức tạp ngay cả khi phải chú ý đến những điều khác như chuẩn bị cho phần tiếp theo hoặc theo dõi phản ứng của những người khác.

2.4.12. Độ chính xác về chính tả

Bậc

Đặc tả

Bậc 1

- Có thể chép lại các từ và các cụm từ ngắn, quen thuộc như các biển hiệu hoặc các lời chỉ dẫn đơn giản, tên các vật dụng hằng ngày, tên các cửa hiệu và các cụm từ thường xuyên sử dụng. Có thể viết đúng chính tả địa chỉ, quốc tịch và các thông tin cá nhân khác.

Bậc 2

- Có thể chép các câu ngắn về các chủ đề hằng ngày, ví dụ các câu chỉ đường. Có thể viết chính xác âm tiết của các từ ngắn (không nhất thiết chuẩn mực tuyệt đối) sẵn có trong vốn từ khẩu ngữ của người học.

Bậc 3

- Có thể viết được một đoạn văn nhìn chung là dễ hiểu từ đầu tới cuối với chữ viết, dấu câu và bố cục chính xác để người đọc có thể theo dõi.

Bậc 4

- Có thể viết được một đoạn văn rõ ràng, dễ hiểu theo đúng các tiêu chí về phân đoạn và bố cục chuẩn của một đoạn văn. Có thể sử dụng chữ viết và dấu câu tương đối chính xác nhưng vẫn còn dấu hiệu bị ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ.

Bậc 5

- Bố cục, phân đoạn và sử dụng dấu câu thống nhất và hợp lý. Viết đúng chính tả nhưng đôi chỗ còn lỗi nhỏ do không tập trung.

Bậc 6

- Viết không có lỗi chính tả.

V. Bảng tự đánh giá năng lực ngoại ngữ

Để người học có thể tự đánh giá năng lực ngoại ngữ của mình trên cơ sở đó lập kế hoạch và xây dựng lộ trình, phương pháp học tập và tự học để đạt được trình độ theo quy định, KNLNNVN cung cấp Bảng tự đánh giá năng lực như sau:



Bậc

Kỹ năng tiếp nhận


Kỹ năng tương tác


Kỹ năng sản sinh


Nghe

Đọc

Nói tương tác

Viết tương tác

Nói sản sinh

Viết sản sinh

Bậc 1

Tôi có thể nhận biết được các từ và nhóm từ quen thuộc về bản thân, gia đình và môi trường sống xung quanh tôi khi mọi người nói chậm và rõ ràng.

Tôi có thể nhận diện các từ, nhóm từ quen thuộc và các câu đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình và môi trường xung quanh gần gũi với tôi. Tôi có thể hiểu các văn bản rất ngắn và đơn giản trên quảng cáo, thông báo.

Tôi có thể hỏi và trả lời các câu hỏi đơn giản về các chủ đề quen thuộc về bản thân, gia đình, nhà trường khi người khác nói chậm, rõ ràng và đôi khi nhắc lại để giúp tôi thể hiện điều muốn nói.

Tôi có thể viết bưu thiếp đơn giản và ngắn gọn, ví dụ viết bưu thiếp về kỳ nghỉ của bản thân. Tôi có thể điền biểu mẫu với các thông số cá nhân, ví dụ điền tên, quốc tịch, địa chỉ vào biểu đặt phòng khách sạn.

Tôi có thể sử dụng các cụm từ và câu đơn giản để nói về các chủ đề quen thuộc về bản thân, gia đình, nhà trường.

Tôi có thể viết được những cụm từ hoặc những câu đơn giản.

Bậc 2

Tôi có thể hiểu được các nhóm từ và từ vựng thường dùng về những chủ đề liên quan trực tiếp như gia đình, mua sắm, nơi ở, nghề nghiệp.

Tôi có thể hiểu được ý chính trong các thông báo ngắn, đơn giản và rõ ràng.



Tôi có thể hiểu các cụm từ và các từ ngữ thường gặp về các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến tôi (ví dụ: các thông tin cơ bản liên quan tới cá nhân và gia đình, mua sắm, địa lý địa phương, việc làm). Tôi có thể hiểu ý chính của các văn bản ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản.

Tôi có thể giao tiếp được trong các tình huống đơn giản hằng ngày về bản thân, gia đình, nhà trường, nơi tôi sinh sống. Tôi có thể thực hiện các giao tiếp đơn giản quen thuộc nhưng không duy trì được cuộc hội thoại.

Tôi có thể viết tin nhắn đơn giản, ngắn gọn thuộc phạm vi nhu cầu cấp thiết. Tôi có thể viết một lá thư cá nhân rất đơn giản, ví dụ thư cảm ơn.

Tôi có thể sử dụng các cụm từ và các câu đã học để mô tả một cách đơn giản về gia đình tôi và những người khác; về điều kiện sống, quá trình học tập và công việc hiện tại hoặc gần đây nhất của tôi.

Tôi có thể viết một số cụm từ hoặc câu đơn giản nối với nhau bằng những liên từ đơn giản như: và, nhưng, bởi vì.


Bậc 3

Tôi có thể hiểu được ý chính của bài nói về các vấn đề quen thuộc thường gặp trong trường lớp, giải trí và công việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng. Tôi có thể hiểu được ý chính các chương trình phát thanh hay truyền hình về các vấn đề thời sự hoặc các chủ đề tôi quan tâm khi bài nói tương đối chậm và rõ ràng.

Tôi có thể hiểu các ý chính của các văn bản chuẩn mực, rõ ràng về các vấn đề quen thuộc thường gặp trong công việc, học tập. Tôi có thể hiểu được các sự kiện, cảm xúc, mong ước qua các thư trao đổi cá nhân.

Tôi có thể giao tiếp được không cần chuẩn bị về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến sở thích cá nhân, cuộc sống hoặc thời sự hằng ngày (ví dụ: gia đình, sở thích, công việc, du lịch và các sự kiện đang diễn ra).

Tôi có thể viết bài đơn giản có tính liên kết về những chủ đề quen thuộc hay mối quan tâm cá nhân. Tôi có thể viết thư mô tả trải nghiệm hoặc cảm nhận của bản thân.


Tôi có thể kết nối đơn giản các nhóm từ để thuật lại một câu chuyện, sự kiện, mơ ước và hy vọng. Tôi có thể đưa ra lý do và giải thích về quan điểm, kế hoạch của tôi. Tôi có thể kể lại câu chuyện đơn giản về một cuốn sách hoặc bộ phim và bày tỏ suy nghĩ của mình.

Tôi có thể viết một bài đơn giản có bố cục về một chủ đề quen thuộc hoặc quan tâm.

Bậc 4

Tôi có thể hiểu được các phát biểu hay bài giảng dài, theo dõi và hiểu được các lập luận phức tạp với chủ đề tôi quan tâm hoặc tương đối quen thuộc.

Tôi có thể hiểu được hầu hết các chương trình thời sự trên truyền hình, phim ảnh sử dụng ngôn ngữ chuẩn.



Tôi có thể hiểu các bài viết, báo cáo liên quan đến các vấn đề thời cuộc mà người viết bày tỏ quan điểm của mình. Tôi có thể hiểu các bài viết về văn học đương thời.

Tôi có thể giao tiếp tương đối trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ.

Tôi có thể chủ động tham gia thảo luận về các chủ đề quen thuộc, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình.



Tôi có thể viết thư nói lên tầm quan trọng của sự kiện hoặc trải nghiệm đối với bản thân.



Tôi có thể trình bày một cách rõ ràng, chi tiết về nhiều loại chủ đề liên quan đến lĩnh vực tôi quan tâm. Tôi có thể giải thích một quan điểm nào đó về một vấn đề thời sự và chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm của các phương án khác nhau.

Tôi có thể viết một bài viết về các vấn đề khác nhau thuộc mối quan tâm cá nhân. Tôi có thể viết một bài luận hay một báo cáo truyền đạt thông tin hoặc đưa ra lý do tán thành hay phản đối một quan điểm cụ thể nào đó.

Bậc 5

Tôi có thể hiểu được các bài nói dài ngay cả khi cấu trúc bài nói không rõ ràng.

Tôi có thể hiểu được các chương trình truyền hình và xem các bộ phim mà không phải cố gắng quá nhiều.



Tôi có thể hiểu các văn bản dài, các tác phẩm văn học phức tạp và cảm thụ được văn phong.

Tôi có thể hiểu được các bài viết dài về chuyên môn hoặc hướng dẫn kỹ thuật ngay cả khi không liên quan đến lĩnh vực của mình.



Tôi có thể diễn đạt ý mình một cách trôi chảy, tự nhiên. và không gặp khó khăn khi tìm cách diễn đạt. Tôi có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả cho các mục đích xã hội và chuyên môn. Tôi có thể đưa ra ý kiến, quan điểm chính xác và khéo léo đưa đẩy câu chuyện với những người khác.

Tôi có thể viết bài trả lời với cách diễn đạt rõ ràng, chính xác, linh hoạt và hiệu quả với phong cách thích hợp.

Tôi có thể trình bày một cách rõ ràng, chi tiết về các chủ đề phức tạp bao hàm nhiều tiểu chủ đề, đi sâu vào một vài vấn đề cụ thể và đưa ra được kết luận phù hợp.

Tôi có thể viết một bài văn diễn đạt ý rõ ràng với bố cục chặt chẽ, trình bày quan điểm với một độ dài nhất định. Tôi có thể viết thư, bài luận hay một báo cáo về những chủ đề phức tạp nêu bật những vần đề nổi cộm. Tôi có thể lựa chọn văn phong phù hợp với người đọc.


Bậc 6

Tôi hoàn toàn không gặp khó khăn trong việc hiểu tất cả các loại phát ngôn dù là nghe trực tiếp hay qua các phương tiện truyền thông, ngay cả khi lời nói được diễn đạt với tốc độ của người bản ngữ, miễn là phải có một khoảng thời gian để làm quen với giọng nói.

Tôi có thể hiểu và phân tích một cách có phê phán gần như tất cả các loại văn bản, bao gồm các văn bản trừu tượng, phức tạp về mặt cấu trúc và ngôn ngữ, hay các tác phẩm văn học và phi văn học. Tôi có thể hiểu được nhiều loại văn bản dài và phức tạp, cảm thụ được những nét khác biệt nhỏ giữa các văn phong và nghĩa hàm ngôn cũng như hiển ngôn.

Tôi có thể tham gia vào bất kỳ cuộc đàm thoại hoặc thảo luận nào mà không gặp khó khăn với các cách dùng thành ngữ, ngôn ngữ thông tục. Tôi có thể diễn đạt ý mình một cách trôi chảy và truyền tải các sắc thái ngữ nghĩa tinh tế, chính xác. Nếu gặp khó khăn, tôi có thể diễn đạt cách khác một cách khéo léo, trôi chảy đến mức những người đối thoại với tôi khó nhận ra điều đó.

Như Bậc 5.

Tôi có thể mô tả hoặc tranh luận một cách rõ ràng, lưu loát theo phong cách phù hợp với bối cảnh và có cấu trúc logic hiệu quả, làm cho người nghe quan tâm và ghi nhớ các ý quan trọng.


Tôi có thể viết một bài văn rõ ràng, mạch lạc với văn phong phù hợp. Tôi có thể viết thư, báo cáo hay bài báo phức tạp trình bày một sự việc với cấu trúc logic, hiệu quả giúp cho người đọc có thể nhận biết và nhớ được những ý quan trọng. Tôi có thể viết tóm tắt và viết bài phê bình về những công trình thuộc chuyên môn của mình cũng như các tác phẩm văn học.



1 http://ngktonline.mofa.gov.vn/news?id=2474

1 Số liệu tại Hội nghị Tổng kết đề án tổ chức ngày 8/10/2013 tại Hội trường A, Bộ GD&ĐT

2 http://www.jasso.go.jp/statistics/intl_student/data14.html

1 Tương đương với bậc A1 của Khung CEFR, bậc N5, N4 của Khung JLPT và bậc A1 của Khung chuẩn JF

1 Tên gọi chính thức trong tiếng Nhật là: 財団法人日本国際教育支援協会. Đây là tổ chức phối hợp với JF để đề ra các chuẩn về JLPT và tổ chức các kì thi về JLPT, nhưng trong nhiều trường hợp, để giản tiện, chúng tôi lấy JF đại diện cho các vấn đề liên quan đến JLPT.

2 Ở đây, N là chữ cái đầu từ New (mới) và Nihon (Nhật Bản).

1 http://jfstandard.jp/language/ja/render.do & http://www.3anet.co.jp/ja

1 Việc tiến hành điều tra và phân tích dữ liệu do Th.S. Nghiêm Hồng Vân và Th.S. Nguyễn Kim Thu thực hiện. Xem Phụ lục

1 Giáo trình Minna no Nihongo

2 Giáo trình Shinkiso Nihongo

1 Số liệu do Th.S. Vũ Minh Hiền và Th.S. Nghiêm Hồng Vân, phụ trách Tổ Bộ môn thực hành tiếng cung cấp

1 Xem Phụ lục.








Каталог: web -> data
web -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
web -> CỦa Chính phỦ SỐ 35/2003/NĐ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 Quy đỊnh chi tiẾt thi hành mỘt sỐ điỀu cỦa LuẬt Phòng cháy và chỮa cháy
data -> Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu
data -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
data -> QuyếT ĐỊnh của chủ TỊch hộI ĐỒng bộ trưỞng số 253-ct ngàY 7-7-1990 VỀ BỔ sung quỹ HỌc bổng cho học sinh, sinh viên cáC trưỜng sư phạm và HỌc sinh, sinh viên miền núI
data -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
data -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 499/kh-bgdđT
data -> VÀi nghi thức và TẬp tục hưỚng đẠo a- nghi thứC: Lễ Chào Cờ

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương