ĐỀ Án ngoại ngữ quốc gia 2020 trưỜng đẠi học hà NỘI



tải về 1.84 Mb.
trang11/24
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.84 Mb.
#30999
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24

7.4. Kỹ năng viết


Bậc 1

- Có thể sử dụng các từ, câu đã biết để viết theo văn phong lịch sự những đoạn ngắn gọn để giới thiệu, mô tả về mình, về gia đình mình và bạn bè, người thân của mình, nơi mình làm việc.

- Có thể điền các biểu mẫu như biểu đặt phòng khách sạn với các thông số cá nhân, họ tên, tuổi, quốc tịch.

- Có thể viết những đề nghị, yêu cầu ngắn gọn khi cần thiết.



Bậc 2

- Có thể viết bưu thiếp, emails đơn giản để chào hỏi, chúc mừng, kể những chuyện trong cuộc sống thường nhật của mình bằng văn phong lịch sự, cấu trúc câu đơn giản, sử dụng các liên từ thông thường như "và", "nhưng" "thế rồi" "vì thế"… bằng chữ Kana.

- Có thể viết các ghi chú, lời nhắn, tin nhắn ngắn gọn bằng chữ Kana.

Bậc 3

- Viết được những bài viết sử dụng các liên từ, các câu phức để trình bày về các ý kiến, kinh nghiệm, mô tả cảm xúc với độ dài khoảng từ 400 đến 800 chữ.

- Phân biệt được cách viết thể hiện thái độ lịch sự hoặc thân mật, tôn kính, khiêm nhường trong giao dịch thư từ, emails

- Tập hợp các thông tin tra cứu về vấn đề mình quan tâm qua các sách báo, mạng, các bản quảng cáo,.. tổng kết tư liệu để báo cáo thuyết trình về một vấn đề.

- Viết được những báo cáo công việc, báo cáo về chuyên môn một cách ngắn gọn (trong khoảng 400 chữ) với văn phong khoa học, dùng các dạng ngắn của từ, các câu phức có liên từ và kết nối các đoạn một cách mạch lạc.

8. Xác định các nguyên tắc áp dụng Chương trình và tiến hành Dạy - Học theo CT


Chương trình chỉ cung cấp một cách khái lược và cơ bản nhất những nội dung yêu cầu để từ đó các nhà giáo dục, các cơ sở đào tạo có thể sử dụng chúng để xác định chuẩn đầu ra, kiểm tra chương trình đang sử dụng tại đơn vị, đặc biệt, có thể sử dụng CT này để triển khai chương trình chi tiết giảng dạy tiếng Nhật tại đơn vị cho học viên của mình. Trong quá trình đó, cần tính đến những yếu tố sau: .

8.1. Tính chủ động của các đơn vị đào tạo


Từ CT này, cần có một bộ sách giáo khoa chính và Chương trình chi tiết để thực thi. Các đơn vị có thể lựa chọn những nội dung ngữ pháp thích hợp và định hướng giảng dạy cuả mình để lựa chọn sách giáo khoa và xây dựng CTCT phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế tại đơn vị.

Về nguyên tắc, với chuẩn đầu ra đạt bậc 3, Chương trình được xây dựng cho 4 kì học, với thời lượng trung bình là 10 ~15 tiết/ tuần, trong đó, tùy khả năng cho phép của từng đơn vị, có thể đưa môn học ngoại ngữ (tiếng Nhật) vào ngay từ học kì 1 hay học kì 2 của năm thứ nhất, nhưng cũng có thể áp dụng từ học kì 1 của năm thứ 2 trở đi.

Các trường trung cấp và dạy nghề với thời lượng học ngoại ngữ ít, có thể chỉ áp dụng mức giảng dạy đạt bậc 2.

Các trường cao đẳng và đại học, với thời lượng cho phép, có thể phân bố thời lượng giảng dạy tiếng Nhật trong suốt cả 6 hoặc 8 học kì với số tiết có thể giãn hơn, trong khoảng 10 tiết/ tuần. Lúc đó, tỉ lệ qui đổi số tiết giữa 3 bậc nằm trong khoảng 20% (150 tiết), 30% (250 tiết) và 50% (350 tiết) tổng thời lượng của toàn Chương trình đạt chuẩn đầu ra tương đương N3 của JPLT.

Ngoài ra, trong định hướng đào tạo tiếng Nhật cho khối không chuyên ngữ, việc đào tạo cần gắn với định hướng chuyên ngành, bởi vậy, với từng chuyên ngành một, nên có những bộ giáo trình phù hợp trong đó, các nhân vật cùng với các bối cảnh xuất hiện, sẽ dần gắn với từng chuyên ngành, công việc của học viên/ sinh viên.

Điều kiện lí tưởng là lượng từ vựng, cũng như các nhân vật, bối cảnh được đưa vào ngay từ bậc 1 và tăng dần theo cấu trúc chính của Chương trình đào tạo này.

Tuy nhiên, trong điều kiện chưa thể có được bộ GT dành riêng cho chuyên một chuyên ngành nào cụ thể, có thể sử dụng những bộ giáo trình chung trên thị trường, nhưng đơn vị cần bổ sung thêm lượng từ vựng chuyên ngành (ngay từ bậc 1) và các cách biểu đạt tương ứng trong ngành mình (từ bậc 2 trở đi), hoặc có thể chỉ dành riêng nửa sau của bậc 3 với cường độ học tiếng Nhật chuyên ngành tăng cường v.v…, để giúp học viên/ sinh viên làm quen dần với tiếng Nhật chuyên ngành, có thể giao tiếp/ làm việc được bằng tiếng Nhật sau khi kết thúc Chương trình bậc 3.

Chọn mức nào, cấp nào, giáo trình nào, bố trí thời lượng và cách thức giảng dạy ra sao là tuỳ thuộc vào khả năng và điều kiện của từng đơn vị, phụ thuộc vào mục tiêu đào tạo tiếng Nhật như một ngoại ngữ cho học viên của mình trong tổng thể đào tạo chung của từng đơn vị.

Về nguyên tắc, Chương trình đề cập đến cả 4 kĩ năng và để có được một trình độ tiếng Nhật bền vững, đạt chuẩn đề ra, người học cần phải có được kiến thức tiếng Nhật một cách tổng hợp. Trong giảng dạy tiếng Nhật tại Nhật Bản và các nước trên thế giới, có một số giáo trình được biên soạn theo tính chất là một giáo trình tổng hợp. Minna no Nihongo là một bộ giáo trình tiêu biểu được biên soạn theo xu hướng giáo trình tổng hợp và hiện đang được nhiều cơ sở đào tạo sử dụng đến.

Tuy nhiên, đơn vị đào tạo có thể tập trung luyện cho một kĩ năng nào đó, đặc biệt ở những bậc cơ sở, có những giáo trình chỉ tập trung luyện cho một kĩ năng. Bộ Marugoto, giáo trình Katsudo là một ví dụ tiêu biểu cho giáo trình biên soạn tập trung luyện kĩ năng Nghe và Nói.

Cùng với việc lựa chọn giáo trình chính, đơn vị đào tạo và giáo viên lên lớp cũng cần chú ý để đưa thêm những tư liệu sống, những tài liệu bổ trợ khác vào trong chương trình đào tạo của đơn vị, bổ sung thêm những mặt mạnh, những kĩ năng nhất định mà đơn vị mình muốn đem đến cho học viên/sinh viên.

Tuy nhiên, trước khi lựa chọn một Bộ giáo trình nào làm công cụ giảng dạy, dù đó là tài liệu chính hay tài liệu bổ trợ, cần có sự phân tích, đánh giá kĩ lưỡng của các giảng viên tham gia giảng dạy, đặc biệt, của những giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này.

Đa dạng hoá Chương trình và giáo trình giảng dạy đang là một xu thế được Bộ GD&ĐT khuyến khích hiện nay.

8.2. Lấy sinh viên làm đối tượng trung tâm của Quá trình Dạy - Học

Ngày nay, trong Dạy và Học, việc lấy sinh viên làm đối tượng trung tâm của quá trình Dạy & Học đang là nhiệm vụ hàng đầu để đạt được hiệu quả cao nhất. Theo phương pháp giảng dạy này, chúng ta phát huy được tính tích cực, chủ động của sinh viên, tạo động cơ và thái độ học tập đúng đắn, không thụ động, chây lười, ỷ lại vào giáo viên. Sinh viên tích cực tham gia vào tiết học, vào bài giảng, biết đào sâu kiến thức, chủ động thực hành … là những yếu tố đem lại thành công lớn cho bất kì chương trình đào tạo nào.



Каталог: web -> data
web -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
web -> CỦa Chính phỦ SỐ 35/2003/NĐ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 Quy đỊnh chi tiẾt thi hành mỘt sỐ điỀu cỦa LuẬt Phòng cháy và chỮa cháy
data -> Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu
data -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
data -> QuyếT ĐỊnh của chủ TỊch hộI ĐỒng bộ trưỞng số 253-ct ngàY 7-7-1990 VỀ BỔ sung quỹ HỌc bổng cho học sinh, sinh viên cáC trưỜng sư phạm và HỌc sinh, sinh viên miền núI
data -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
data -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 499/kh-bgdđT
data -> VÀi nghi thức và TẬp tục hưỚng đẠo a- nghi thứC: Lễ Chào Cờ

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương