ĐỀ Án ngoại ngữ quốc gia 2020 trưỜng đẠi học hà NỘI


Tiến hành xây dựng Chương trình đào tạo dành cho đối tượng không chuyên ngữ tại Việt Nam



tải về 1.84 Mb.
trang7/24
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.84 Mb.
#30999
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   24

6. Tiến hành xây dựng Chương trình đào tạo dành cho đối tượng không chuyên ngữ tại Việt Nam


Các nội dung gắn với các chương trình và giáo trình được khảo sát trên đây, cùng với các kết quả thu nhận được qua các điều tra thực tế cung cấp cho chúng tôi những số liệu tham khảo có giá trị khi xây dựng Chương trình giảng dạy dành cho đối tượng không chuyên ngữ tại Việt Nam.

6.1. Xác định thời lượng học về mặt lí thuyết và thực tế


Phân tích các chương trình và giáo trình giảng dạy của phía Nhật Bản trên đây cho thấy số giờ lí thuyết cho các bậc học có độ chênh lệch khá lớn giữa các cơ quan, các đơn vị đào tạo khác nhau, nằm trong khoảng phổ rộng ở mức thấp là 120 (M - JF), 150 (Mina - 3A) và mức cao là 240 (M-JF), 300 (Mina - 3A) và 400 (Yokohama & Shutoku).

Vậy, số giờ thực tế để các sinh viên, học viên Việt Nam có thể đạt được trình độ tiếng Nhật theo yêu cầu sẽ thế nào?

Tại Khoa tiếng Nhật của Trường Đại học Hà Nội, giáo trình Mina được sử dụng làm tài liệu giảng dạy chính ở bậc sơ cấp. Nếu chỉ giảng dạy 2 quyển của giáo trình chính (honsatsu), số tiết bên chính qui (tức đối tượng chuyên ngữ) sẽ là 214 giờ, còn số tiết dành cho bên Tại chức (sinh viên không chuyên ngữ là 300 giờ). Số giờ học của sinh viên tại chức phản ánh khá đúng yêu cầu đặt ra trong giáo trình. Tuy nhiên, để hoàn thành được Chương trình tiếng Nhật sơ – trung cấp (1), ngoài giáo trình chính, các giáo trình bổ trợ của Bộ Minano nihongo như Chokai task hay Yasashi sakubun, 25 go tema hoặc giáo trình đọc hiểu ngoài bộ sách này như Tanoshiku yomou cũng được bổ sung vào trong chương trình giảng dạy. Theo đó, tổng số giờ để hoàn thành bậc sơ cấp và đầu trung cấp, trước khi theo học chuyên ngành chính của sinh viên chính qui (đối tượng chuyên ngữ) là khoảng 562,5 giờ (khoảng 750 tiết) và sinh viên tại chức (đối tượng không chuyên) là 675 tiếng (khoảng 900 tiết).1 Tuy nhiên, kể cả sinh viên tại chức của Trường Đại học Hà Nội, chuyên ngành chính của các đối tượng này là ngôn ngữ Nhật, sinh viên ít nhiều có năng khiếu học ngoại ngữ, do vậy, nếu tính mặt bằng chung cho các sinh viên không chuyên ngữ, số giờ học có thể cần đến nhiều hơn.

Từ tháng 10 năm 1992 đến tháng 10 năm 2010, Japan Language Education Center (viết tắt là JLEC, website: http://www.studytoday.com) có tiến hành điều tra về vấn đề này và đưa ra kết quả được chúng tôi tổng hợp lại như bảng sau:



Bảng 16: Số liệu về giờ học cần thiết để đạt các mức trên lí thuyết và trên thực tế

Số liệu điều tra thực tế của JLEC từ năm 1992 - 2010

Giờ lí thuyết của JF

Cấp độ

Học viên thuộc vùng văn hoá Hán

Học viên ngoài vùng văn hoá Hán

Qui định đến năm 2009 cho JLPT cũ

Qui định tại Marugoto

N1/

cấp 1 cũ


1800~2300

3100~4500

900

chưa có qui định

N2/

cấp 2 cũ


1100~1500

1400~2000

600

chưa có qui định

N3










chưa có qui định

N4/

cấp 3 cũ


375~475

500~750

300

A2: 80 ~160

N5/

cấp 4 cũ


200~300

250~400

150

A1:20 ~ 40

Như vậy, có thể thấy rằng, các trường dự bị tiếng Nhật đưa mức giảng dạy tiếng Nhật bậc sơ cấp lên đến 400 giờ trong chương trình của họ là có lí do thực tiễn của nó. Hiện nay, tuy JF không đưa ra các qui định về thời lượng học tập cũng như số lượng chữ Hán, từ vựng, ngữ pháp cần đưa vào trong chương trình học tập của các bậc N, nhưng qua giáo trình Marugoto, chúng ta cũng có thể thấy có độ chênh lệch khá lớn với thực tiễn điều tra cho thấy. Cũng tại cuộc điều tra của năm 2010, JLEC đã điều tra số giờ học trung bình của các học viên đạt đến trình độ N1 (hoặc cấp 1) trên khắp nước Nhật là 2017 giờ. Trong số này, số học viên thuộc vùng văn hoá Hán chiếm đến 93%. Có nghĩa là với các học viên nước ngoài không biết chữ Hán trước khi học tiếng Nhật, số giờ học này phải tăng lên rất nhiều, đến con số như 3100 hoặc 4500 giờ.

Các sinh viên, học viên Việt Nam trước khi học tiếng Nhật đều không biết tiếng Hán, cách viết chữ Hán. Tuy nhiên, Việt Nam lại thuộc nền văn hoá Hán và có lịch sử tiếp xúc với tiếng Hán hơn 1000 năm, nên trong vốn từ vựng của người dân Việt Nam đều có các từ vựng Hán Việt. Các từ này có cách đọc gần với cách đọc các chữ Hán theo âm ON và đó cũng là một lợi thế trong học tiếng Nhật với các sinh viên Việt Nam.

Bởi vậy, số giờ lí thuyết (ở mức trung bình) qui định cho sinh viên Việt Nam hoàn thành bậc sơ cấp đạt mức A2 (tương đương với N4) có thể đưa về ở mức từ 350 đến 400 giờ, tức là ở mức cao (cần số giờ học nhiều) so với sinh viên biết chữ Hán và mức trung bình hoặc thấp so với sinh viên Âu Mỹ hoặc các nước không thuộc vùng văn hoá Hán. Số giờ này cao hơn rất nhiều so với các qui định của JF trước đây và trong giáo trình M hiện nay, đạt mức cao nhất của số giờ học qui định tại các Trường dự bị tiếng Nhật ở Nhật Bản cho các đối tượng khác nhau khi đến Nhật học tiếng Nhật từ đầu.

Còn ở bậc trung cấp, để đạt được trình độ B1, tức là tương đương với N3 mới, trên mức 3kyu và dưới mức 2 kyu, số giờ học sẽ cần thêm khoảng 300 - 350 giờ.

Như vậy, tổng số giờ để đạt mức B1 có thể tính ra như sau:

a) Mức cao: 400 (sơ cấp) + 350 (trung cấp) = 750 giờ (qui ra tiết là 900 tiết)

b) Mức trung bình: 350 (sơ cấp) + 300 (trung cấp) = 650 giờ (qui ra tiết là 780 tiết)

Trong các kết quả điều tra về các khoá học dành cho đối tượng không chuyên ngữ tại một số đơn vị giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam cho thấy một thực tế là số giờ học để đạt mức N3 cho các học viên Việt Nam tại Việt Nam cũng kéo dài trong khoảng từ hơn 400 tiết đến hơn 1000 tiết, trong đó mức trung bình nằm trong khoảng từ 600 -700 tiết.

Trong câu hỏi về "số tiết học khả thi cho chuẩn đầu ra B1" (tương đương với N3) với các nhà quản lí và giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Nhật lâu năm tại Việt Nam chúng tôi nhận được tỉ lệ khá cao trả lời đồng ý với mức tối thiểu là 750 tiết học để đạt chuẩn B1.

Như vậy, việc xác định số tiết chuẩn cho các bậc với đối tượng sinh viên các trường cao đẳng, đại học tại Việt Nam với đầu ra B1 sẽ nằm trong cả hệ thống như bảng dưới đây:



Bảng 17: Khung CT tiếng Nhật trong sự đối ứng với các chuẩn khác


CEFR

KNLNNVN

Khung JF standard

JLPT

KCT và GT tiếng Nhật không chuyên tại VN



Mới

A1

Bậc 1

Nhập môn A1

Cấp 4

(4 kyu)

N5


Bậc 1

Sơ cấp 1 (Nhập môn) : khoảng 150 tiết, chiếm khoảng 5% tổng thời lượng chung đến bậc 6

A2

Bậc 2

A2 -1

N4


Bậc 2

Sơ cấp 2: khoảng 250 tiết. chiếm khoảng 8,4 % tổng thời lượng chung đến bậc 6

A2 – 2

Cấp 3

(3 kyu)


B1

Bậc 3

B1 – 1

N3


Bậc 3

Trung cấp 1: khoảng 350 tiết, chiếm khoảng 11,7% tổng thời lượng chung đến bậc 6


B1 – 2

B2

Bậc 4

B2 – 1

Cấp 2

(2 kyu)


N2

Bậc 4

Trung cấp 2 : khoảng 350 tiết, chiếm khoảng 11,7% tổng thời lượng chung đến bậc 6

B2 – 2

C1

Bậc 5

C1

Cấp 1

(1kyu)


Bậc 5

Cao cấp 1: khoảng 900 tiết, chiếm khoảng 30% tổng thời lượng chung đến bậc 6

C2

Bậc 6

C2

N1

Bậc 6

Cao cấp 2: khoảng 1000 tiết, chiếm khoảng 33,3% tổng thời lượng chung đến bậc 6

Tổng số tiết lí thuyết để đạt C2 với sinh viên Việt Nam đối tượng không chuyên ngữ

khoảng 3000 tiết
(Chú ý: Khung Chương trình được xây dựng trong sự tương ứng với các cấp độ theo chuẩn NLNNVN có so sánh với chuẩn JF của Nhật. Các Khung này đều có xuất phát điểm từ khung CEFR của châu Âu nên chúng tôi có đưa khung chuẩn CEFR vào để tiện đối chiếu. Hơn nữa, theo khung chuẩn JF, các mức độ đạt được của người học về cơ bản cũng được chia ra thành 6 mức như chuẩn của CEFR, nhưng cũng có trường hợp, A2, B1, B2 lại tiếp tục được chia nhỏ ra hơn nữa, tổng cộng tất cả có 9 bậc. Đó là A1, A2.1, A2.2, B1.1, B1.2, B2.1, B2.2, C1, C2. Hiện nay một số giáo trình và chương trình của Nhật cũng đang triển khai theo sự phân cấp này. )

Số tiết học mà chúng tôi nêu ra ở trên thực ra là chỉ số trung bình, cần đạt được về mặt lí thuyết, còn thực tế, tuỳ từng cá nhân, từng điều kiện học tập chủ quan và khách quan mà số tiết này có thể có những "độ co giãn thực tế" khác nhau, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn số tiết qui định này.



Каталог: web -> data
web -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
web -> CỦa Chính phỦ SỐ 35/2003/NĐ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 Quy đỊnh chi tiẾt thi hành mỘt sỐ điỀu cỦa LuẬt Phòng cháy và chỮa cháy
data -> Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu
data -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
data -> QuyếT ĐỊnh của chủ TỊch hộI ĐỒng bộ trưỞng số 253-ct ngàY 7-7-1990 VỀ BỔ sung quỹ HỌc bổng cho học sinh, sinh viên cáC trưỜng sư phạm và HỌc sinh, sinh viên miền núI
data -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
data -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 499/kh-bgdđT
data -> VÀi nghi thức và TẬp tục hưỚng đẠo a- nghi thứC: Lễ Chào Cờ

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương