ĐỀ Án ngoại ngữ quốc gia 2020 trưỜng đẠi học hà NỘI


Khảo sát luận cứ xây dựng Chương trình



tải về 1.84 Mb.
trang2/24
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.84 Mb.
#30999
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

1. Khảo sát luận cứ xây dựng Chương trình

1.1. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và sức hấp dẫn của tiếng Nhật tại Việt Nam


Việt Nam và Nhật Bản là 2 nước cùng nằm trong khu vực châu Á, nhiều cứ liệu lịch sử cho thấy, giữa 2 nước, từ những năm trước của thế kỉ 16 và 17, đã có những mối bang giao về quan hệ trao đổi hàng hoá, kinh tế, có cả những người Nhật trôi giạt và đến sinh sống tại Việt Nam; sang đầu thế kỉ thứ 18, có cả những người An Nam trôi giạt đến Nhật Bản. Tuy nhiên, mãi đến 1973, Việt Nam và Nhật Bản mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, và quan hệ giữa 2 nước cũng đã có những thời điểm thăng trầm nhất định. Từ những năm 1990 đến nay, chính sách của Nhật Bản cũng như quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã thực sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, có thể nói quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử quan hệ giữa 2 nước. Điều này có được là nhờ những thay đổi mạnh mẽ trong đường lối ngoại giao của cả Việt Nam và Nhật Bản, thể hiện rất rõ qua những chuyến viếng thăm chính thức của các vị nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo cấp cao của 2 nước. Từ năm 2010 đến nay, hai nước đã nhất trí "Phát triển quan hệ đối tác chiến lược vì Hoà bình và Phồn vinh ở châu Á". Từ tháng 3 năm 2014, sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có chuyến thăm chính thức Nhật Bản, quan hệ hai nước đã được nâng lên ở tầm chiến lược sâu rộng phủ khắp nhiều lĩnh vực quan trọng của hai nước như ngoại giao, kinh tế, xã hội… Gần đây nhất, trong năm 2015, nhiều sự kiện quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã liên tiếp diễn ra. Đó là việc Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức đến thăm Nhật Bản vào ngày15/9/3015 theo lời mời của Thủ tướng Nội các Nhật Bản Shinzo Abe. Đặc biệt, sau ngày 15/ 10/ 2015, khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kí kết, Nhật Bản là một trong những quốc gia tham gia lớn nhất trong 12 đối tác cùng tham gia TPP, nhiều kì vọng mới cho mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản lại được nhân lên.

Với quan hệ song phương ngày càng phát triển như vậy, những năm qua, Nhật Bản là một trong những đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam với hơn 37,7 tỷ USD vốn FDI và 2.661 dự án còn hiệu lực, trên tất cả các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và thay đổi cơ cấu nền kinh tế như công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản, xây dựng… Kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước tăng theo từng năm. Năm 2014 đạt trên 27,6 tỷ USD, 8 tháng đầu năm 2015 đạt 19 tỷ USD1.

Ngoài những đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế của Việt Nam, Nhật Bản còn chú trọng giúp Việt Nam phát triển bền vững trong lĩnh vực phát triển văn hoá và giáo dục. Năm 2008, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đã chính thức được thành lập tại Hà Nội. Từ đó đến nay, trung tâm đã tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa như giúp hỗ trợ du học Nhật Bản, tổ chức triễn lãm, hòa nhạc, biểu diễn, chiếu phim…, trong đó một mảng hoạt động lớn của Trung tâm là phát triển công tác đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam.

Tiếng Nhật đã và đang trở thành một ngoại ngữ thu hút ngày càng nhiều người học cả ở trong nước và du học sinh, tu nghiệp sinh sang Nhật Bản học tập và công tác.. Ở trong nước, ở bậc phổ thông, sau 10 năm thực hiện Đề án thí điểm tiếng Nhật trong các trường trung học Việt Nam, số trường trung học giảng dạy thí điểm lên đến 31 trường với tổng số sinh viên là 25.203 học sinh. 1 Theo điều tra của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản năm 2012, số người học là 46.762 người, hiện nay, chưa có số liệu điều tra mới nhưng chắc chắn con số này sẽ vượt lên hơn 50.000 người. Còn tại Nhật Bản, năm 2015, số du học sinh sang Nhật Bản đã lên đến 26.439, Việt Nam trở thành nước đứng thứ 2 trong số 5 nước có du học sinh đông nhất tại Nhật Bản là Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nepal và Đài Loan2. Ở các cơ sở đào tạo tiếng Nhật chuyên ngữ như Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, số sinh viên hàng năm đều tăng. Năm học 2015, tại Trường Đại học Hà Nội, thí sinh đỗ vào ngành Ngôn ngữ Nhật phải đạt chuẩn đến 33 điểm (trong đó, ngoại ngữ là hệ số 2), cao nhất từ trước đến nay và đây cũng là mức điểm đầu vào cao nhất toàn quốc trong ngành Ngôn ngữ Nhật của những năm gần đây. Trong khuôn khổ qui định của Bộ GD&ĐT, số sinh viên nhập học đạt ngưỡng 170, với các loại hình đào tạo của hệ chính qui, hệ vừa làm vừa học, sinh viên học tiếng Nhật là ngoại ngữ 2, tổng số sinh viên của Khoa tiếng Nhật đã vượt lên con số 1000 sinh viên/năm.



1.2 Chính sách phát triển ngoại ngữ nói chung và phát triển tiếng Nhật nói riêng của Chính phủ và Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam

Việc số người học tiếng Nhật tăng lên như trên phản ánh mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản thực sự đi vào chiều rộng và chiều sâu, và phản ánh những chính sách phát triển ngoại ngữ tại Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta.

Trong xu thế mở rộng quan hệ ngoại giao đa phương, chính phủ Việt Nam ý thức sâu sắc các ngoại ngữ sẽ là công cụ đắc lực để đưa quốc gia nhanh chóng hoà nhập với thế giới, tiếp cận sâu sắc và có hiệu quả với các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Nhật ngày càng được nâng cao vị thế của mình bên cạnh các ngoại ngữ khác, đã và đang trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Trong lĩnh vực văn hoá và kinh tế, tiếng Nhật là công cụ giúp người dân Việt Nam học tập Nhật Bản, tiếp thu có hiệu quả nguồn vốn ODA và các nguồn tài trợ của Nhật Bản, tiếp thu thành quả và những kinh nghiệm của Nhật Bản để xây dựng và phát triển đất nước.

Từ năm 2008 trở đi, tiếng Nhật được lựa chọn là một trong những môn thi ngoại ngữ trong kì thi tuyển sinh vào đại học. Đặc biệt, ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, trong đó có đề án "Thí điểm giảng dạy tiếng Nhật trong các trường trung học Việt Nam giai đoạn 2003 - 2013" (gọi tắt là giảng dạy tiếng Nhật ở bậc Phổ thông) và đề án "Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục chuyên nghiệp (trung cấp và dạy nghề) với mức trình độ tối thiểu đạt được bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trường nghề và bậc 3 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp" (gọi tắt là giảng dạy tiếng Nhật bậc sau Phổ thông)

Từ sau năm 2013, đề án giảng dạy tiếng Nhật ở bậc phổ thông đã được Bộ GD&ĐT cho triển khai từ giảng dạy thí điểm đến giảng dạy đại trà. Đặc biệt, công tác này luôn có sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản, đã triển khai từ khâu biên soạn chương trình đến các bộ giáo trình cho các cấp học từ lớp 3 đến lớp 12 của Việt Nam. Với đề án giảng dạy tiếng Nhật cho bậc sau phổ thông, Bộ GD&DT đã giao chính thức giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Hà Nội "Xây dựng Chương trình tiếng Nhật dành cho các cơ sở đào tạo không chuyên ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam" tại QĐ số 1716 ngày 20/5/2014.

Theo hướng này, sau khi tốt nghiệp phổ thông, trở thành sinh viên tại các trường dạy nghề, trường cao đẳng, đại học, v.v.., người học có thể lựa chọn tiếng Nhật làm ngoại ngữ gắn với định hướng nhất định về nghề nghiệp, lựa chọn ngành học. Sinh viên các trường cao đẳng, đại học sẽ là đội ngũ lao động chính trong cả nước, bởi vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển tiếng Nhật với các đối tượng này trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ một cách thích ứng, góp phần vào việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

2 Xác định đối tượng chương trình đào tạo hướng tới

Có 2 vấn đề cần xác định khi bàn đến đối tượng mà CTĐT cần hướng tới như sau:



Каталог: web -> data
web -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
web -> CỦa Chính phỦ SỐ 35/2003/NĐ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 Quy đỊnh chi tiẾt thi hành mỘt sỐ điỀu cỦa LuẬt Phòng cháy và chỮa cháy
data -> Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu
data -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
data -> QuyếT ĐỊnh của chủ TỊch hộI ĐỒng bộ trưỞng số 253-ct ngàY 7-7-1990 VỀ BỔ sung quỹ HỌc bổng cho học sinh, sinh viên cáC trưỜng sư phạm và HỌc sinh, sinh viên miền núI
data -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
data -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 499/kh-bgdđT
data -> VÀi nghi thức và TẬp tục hưỚng đẠo a- nghi thứC: Lễ Chào Cờ

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương