ĐỀ Án ngoại ngữ quốc gia 2020 trưỜng đẠi học hà NỘI


Khảo sát thực tế giảng dạy tiếng Nhật không chuyên ngữ tại Việt Nam



tải về 1.84 Mb.
trang6/24
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.84 Mb.
#30999
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

5.3. Khảo sát thực tế giảng dạy tiếng Nhật không chuyên ngữ tại Việt Nam


Ngoài những kết quả khảo sát trên đây, nhóm biên soạn cũng đã tiến hành khảo sát thực tế tình hình giảng dạy tiếng Nhật cho đối tượng không chuyên ngữ tại Việt Nam, tìm hiểu kinh nghiệm và thực tế giảng dạy, quan điểm của người dạy và người học qua 3 mẫu phiếu điều tra với tổng số phiếu thu được là 450 phiếu. Kết quả điều tra thu được như sau:

5.3.1. Điều tra với đối tượng sinh viên học tiếng Nhật không chuyên ngữ1


Nhìn chung, kết quả điều tra từ góc độ này đã bổ sung thêm những căn cứ thực tiễn tại Việt Nam để giúp định hướng xây dựng và phát triển Chương trình và khẳng định thêm những cảm quan mang tính định tính từ kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nhật của chúng tôi.

Mục đích, đối tượng và phạm vi điều tra

Việc điều tra nhằm mục đích phân tích để nắm bắt tổng thể thực trạng học tập tiếng Nhật của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học viên của các cơ sở dạy nghề, trung tâm tu nghiệp sinh… nơi mà tiếng Nhật là công cụ để tiếp cận với một chuyên môn/ chuyên ngành hay để tiếp cận với văn hoá, tri thức, kĩ thuật, hoặc sử dụng trong giao tiếp công việc với người Nhật nói chung. Do vậy, chúng tôi lựa chọn có trọng điểm và có định hướng một số đơn vị đào tạo để chú trọng điều tra chi tiết đối với học viên tại các cơ sở đó về các vấn đề liên quan đến việc học tập tiếng Nhật. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành điều tra đối với các học viên ở các cơ sở đào tạo với số lượng như sau:

- Trường Đại học FPT : 158 học viên

- Trường Đại học Ngoại thương: 14 học viên

- Trường Đại học Bách Khoa : 45 học viên

- Trung tâm tu nghiệp sinh Jvnet : 146 học viên



Phương pháp tiến hành điều tra

Điều tra định lượng bằng cách lập bảng hỏi (40 câu hỏi) và phát phiếu điều tra đến từng học viên ở các cơ sở nêu trên để thu kết quả về tiến hành phân tích, tổng hợp.



Thời gian tiến hành điều tra

Việc điều tra được tiến hành trong vòng 2 tuần từ 15.09. 2014 đến 30.09. 2014



Các nội dung tập trung điều tra

Các câu hỏi trong bản điều tra phần lớn là các câu hỏi lựa chọn phương án trả lời thích hợp trong các phương án đã cho (multi choices) và xoay quanh 7 nhóm nội dung chính gồm:

- Nhóm câu hỏi về thông tin liên quan đến người được điều tra gồm các câu hỏi 1 và 2.

- Nhóm câu hỏi về mục đích học tiếng Nhật gồm các câu hỏi 3,4

- Nhóm câu hỏi về thời gian, thời lượng học tiếng Nhật tại cơ sở theo học gồm các câu hỏi từ 5 đến 7 và câu 32.

- Nhóm câu hỏi về thực trạng giảng dạy và học tập tiếng Nhật tại cơ sở mà học viên đang theo học gồm các câu hỏi từ 8 đến 23.

- Nhóm câu hỏi về đánh giá giáo trình đang được sử dụng tại cơ sở của học viên, gồm các câu hỏi từ 25 đến 31.

- Nhóm câu hỏi về nguyện vọng thay đổi giáo trình đang được sử dụng hay không, gồm các câu hỏi từ 33 đến 35.

- Nhóm câu hỏi về về trình độ năng lực muốn đạt được sau khi hoàn tất chương trình học, gồm các câu hỏi từ 36 đến 39.

Phân tích kết quả điều tra

Tuy phiếu điều tra là một bảng hỏi gồm 40 câu hỏi với rất nhiều nội dung về thực trạng chương trình giảng dạy, giáo viên, học viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, việc kiểm tra đánh giá tại các cơ sở, cũng như nguyện vọng của học viên đối với các vấn đề liên quan trực tiếp đến việc học tiếng Nhật của học viên… nhưng trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin được phân tích các kết quả có liên quan trực tiếp đến việc biên soạn Khung chương trình cũng như xa hơn một chút là xây dựng giáo trình phù hợp với Khung chương trình ấy trong tương lai, cụ thể như sau:



(1) Về mục đích học tiếng Nhật

Kết quả điều tra về mục đích học tiếng Nhật tại các cơ sở đào tạo tiếng Nhật không chuyên cho thấy phần lớn các học viên đều học tiếng Nhật với mục đích sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại môt công ty hay tổ chức của Nhật (Đại học Bách Khoa (88.8%), Đại học Ngoại thương (64.2%), Trung tâm Jvnet (89.1%)); hoặc để đọc tài liệu chuyên ngành (Đại học FPT (36.7%), Đại học Bách Khoa (46.6%), Đại học Ngoại thương (28.6%), Trung tâm Jvnet (11.6%) hay để đi du học (Đại học Bách Khoa (62.2%), Đại học Ngoại thương (71.4%), Trung tâm Jvnet (9.5%).



Bảng 4: Kết quả về mục đích học tiếng Nhật của các học viên tại các cơ sở

Nội dung phương án trả lời

FPT(%)

BK(%)

NT(%)

Jvnet(%)

Để đi du học tại Nhật Bản

1.3

62.2

71.4

9.5

Tham gia khóa học ngắn hạn tại Nhật

13.9

17.7

0.72

8.2

Du lịch / Thăm người thân

44.9

37.7

21.4

4.1

Đọc tài liệu chuyên ngành

36.7

46.6

28.6

11.6

Làm việc cho tổ chức, công ty của Nhật

3.2

88.8

64.2

89.1

Liên quan sở thích cá nhân

0%

53.3

42.8

12.3

(2) Về thời gian, thời lượng học tiếng Nhật

Hiện số tiết được giảng dạy tại các cơ sở nằm trong phạm vi điều tra như sau:



  • Đại học FPT : 3 tiết/ tuần trong vòng 7 kỳ

  • Đại học Bách Khoa : 10 tiết / tuần trong vòng 8 kỳ

  • Đại học Ngoại thương : 2 tiết / tuần trong 4 kỳ

  • Trung tâm Jvnet : 30 tiết/ tuần trong 6 tháng

Đây là kết quả có được khi chúng tôi thu thập từ các câu trả lời (viết cụ thể) của học viên. Từ thực tế giảng dạy số tiết khá khác nhau như vậy ở các cơ sở nên dẫn tới việc học viên tại các cơ sở đánh giá thời lượng chương trình giảng dạy tại cơ sở mình cũng như nguyện vọng thay đổi thời lượng chương trình giảng dạy tương đối khác nhau. Bảng 2 và bảng 3 là bảng tống hợp kết quả trả lời của các học viên tại 4 cơ sở với lần lượt từng câu hỏi là “Anh / chị đánh giá thế nào về thời lượng giảng dạy tiếng Nhật tại cơ sở mình đang học?” và “Anh / chị có nguyện vọng thay đổi thời lượng chương trình giảng dạy hay không?”

Bảng 5: Thời lượng giảng dạy tiếng Nhật tại các cơ sở

Nội dung phương án trả lời

FPT(%)

BK(%)

NT(%)

Jvnet(%)

Nhiều

3.1

2.2

0

1.3

Hơi nhiều

17.1

6.6

0

1.3

Vừa đủ

59.4

57.7

28.6

97.4

Ít

16.4

24.4

42.8

0

Quá ít

10.3

8.8

28.6

0

Bảng 6: Nguyện vọng thay đổi thời lượng giảng dạy tiếng Nhậttại các cơ sở

Nội dung phương án trả lời

FPT(%)

BK(%)

NT(%)

Jvnet(%)



48.7

46.6

78.6

14.7

Không

51.3

53.4

21.4

85.3

Qua bảng 2 và bảng 3 ta có thể thấy, trong khi phần lớn các học viên ở Đại học FPT, Đại học Bách Khoa và Trung tâm Jvnet đánh giá thời lượng chương trình giảng dạy ở cơ sơ họ như vậy là vừa đủ thì 42.8% học viên ở Đại học Ngoại thương cho rằng thời lượng chương trình (2 tiết / tuần trong 4 kỳ) là ít và 28.6% cho rằng như vậy là quá ít. Chính bởi vậy, 78.6% học viên Đại học Ngoại thương có nguyện vọng thay đổi thời lượng chương trình giảng dạy, cụ thể là muốn tăng số tiết học lên. Một điều nữa cũng dễ dàng nhận thấy là tuy phần lớn các học viên ở các cơ sở khác đánh giá thời lượng hiện tại là vừa đủ nhưng khi được hỏi có nguyện vọng thay đổi thời lượng chương trình không thì gần nửa trong số họ vẫn muốn tăng số tiết học lên (Đại học FPT: 48.7%) và Đại học Bách Khoa (46.6%).

(3) Về thực trạng giảng dạy và học tập tiếng Nhật

Kết quả thu thập được ở nhóm câu hỏi về thực trạng giảng dạy và học tập tiếng Nhật tại các cơ sở cho thấy:



  • 100% giáo viên giảng dạy ở Đại học FPT là người Việt trong khi các cơ sở khác đều có giáo viên bản ngữ.

  • Trên 80% các học viên ở Đại học FPT, Đại học Bách Khoa, Trung tâm Jvnet được học đầy đủ 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, trong khi 71.4% học viên ở Ngoại thương trả lời chỉ được học Nghe, Nói, Đọc.

  • Phần lớn các học viên ở cả 4 cơ sở đều mong muốn song song với việc nắm vững ngữ pháp , họ sẽ được học đầy đủ 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc viết. Thống kê nguyện vọng này của học viên được thể hiện trong bảng 4.

Bảng 7: Kết quả khảo sát về kỹ năng cần chú trọng

Nội dung phương án trả lời

FPT(%)

BK(%)

NT(%)

Jvnet(%)

Nghe

77.2

93.3

85.6

93.1

Nói

75.3

95.5

78.6

91.7

Đọc

63.9

73.3

64.2

63.7

Viết

47.4

42.2

50.0

58.9

Ngữ pháp

35.4

46.6

35.7

62.3

(4) Về giáo trình đang được sử dụng tại các cơ sở đào tạo

Các giáo trình đang được sử dụng tại các cơ sở đào tạo là: Đại học FPT (Shin Nihongo kiso), Đại học Bách Khoa (Minnna no Nihongo, Chukyu e iko), Đại học Ngoại thương (Minna no Nihongo, Bunkachukyu Nihongo), Trung tâm Jvnet (Shin Nihongo kiso). Bảng 5 là bảng tổng hợp kết quả học viên đánh giá giáo trình đang được sử dụng tại cơ sở mình. Từ kết quả này, có thể thấy phần lớn học viên hài lòng với giáo trình đang sử dụng.



Bảng 8: Kết quả đánh giá giáo trình đang sử dụng

Nội dung phương án trả lời

FPT(%)

BK(%)

NT(%)

Jvnet(%)

Rất tốt

12

13.3

14.3

28.1

Tốt

49.3

60

35.7

50.7

Bình thường

35.4

26.7

35.7

15.7

Không tốt lắm

3.3

0

14.3

5.5

Không tốt

0

0

0

0

(5) Về nguyện vọng thay đổi giáo trình đang được sử dụng tại các cơ sở

Tuy hầu hết học viên được hỏi đều hài lòng với giáo trình hiện đang sử dụng nhưng với câu hỏi : “Nếu có sự thay đổi giáo trình, anh / chị muốn dùng giáo trình do ai biên soạn?” thì phần lớn mong muốn được sử dụng giáo trình do cả tác giả Việt Nam và Nhật Bản biên soan, tiếp đến là giáo trình do tác giả Nhật biên soạn, thứ 3 là giáo trình của Nhật được Việt hóa, rất ít học viên mong muốn học giáo trình do chỉ tác giả Việt Nam biên soạn.



Bảng 9 : Kết quả về nguyện vọng sử dụng giáo trình

Nội dung phương án trả lời

FPT(%)

BK(%)

NT(%)

Jvnet(%)

Tác giả Nhật biên soạn

17

22.2

35.7

15.7

Tác giả Việt Nam biên soạn

19.6

2.2

0

15.7

Tác giả Nhật và Việt Nam cùng biên soạn

45.5

66.6

71.4

60.9

Giáo trình của Nhật được Việt hóa

17.7

31.1

0.72

22.6

(6) Về trình độ/ năng lực tiếng Nhật muốn đạt được sau khoá học

Kết quả điều tra cho thấy trong khi phần nhiều các học viên đến từ Đại học FPT, Đại học Bách Khoa, Đại học Ngoại thương muốn thi lấy trình độ N2, N3 thì các học viên của trung tâm Jvnet chủ yếu mong muốn thi lấy được N4, N5. Điều này phản ánh đặc thù và mục tiêu đào tạo khác nhau của các cơ sở .



Bảng 10: Kết quả về nguyện vọng năng lực tiếng Nhật muốn đạt được

Nội dung phương án trả lời

FPT(%)

BK(%)

NT(%)

Jvnet(%)

N1

10.7

22.2

0.72

5.4

N2

3.1

60

50

25.3

N3

8.9

55.5

42.8

9.5

N4

13.5

0

0

33.5

N5

16.8

0

0

39.7

Kết luận

Từ kết quả điều tra thu được, chúng tôi đi đến một số kết luận có thể trở thành những đề xuất hay ý kiến đóng góp cho nhóm tác giả thực hiện xây dựng Khung chương trình tiếng Nhật không chuyên bậc sau phổ thông và xa hơn là biên soạn bộ giáo trình phù hợp với khung chương trình này:



  • Mục đích học tập tiếng Nhật của hầu hết các học viên là để làm việc tại các công ty hay tổ chức của Nhật, để đi du học hay đọc các tài liệu chuyên ngành nên khung chương trình cần đề cập đến những yêu cầu nhất định về từ vựng chuyên ngành, các mẫu ngữ pháp hay biểu hiện lịch sự, kính ngữ thường được sử dụng trong môi trường công ty…; cũng như bộ giáo trình phải đưa phần nội dung đó vào để truyền tải đến học viên.

  • Đa số học viên đều mong muốn được học đầy đủ 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết bên cạnh việc củng cố ngữ pháp nên Khung chương trình phải đề cập đến cả 4 kỹ năng nói trên và bộ giáo trình phải được biên soạn theo xu hướng là một bộ giáo trình tổng hợp. Trong đó, tùy vào đặc trưng của từng đơn vị đào tạo mà các đơn vị có thể chủ động điều tiết, tập trung luyện kỹ một kỹ năng nào đó nhiều hơn so với các kỹ năng khác. (Ví dụ: Đại học Ngoại thương chứ trọng luyện Nghe, Nói; Đại học FPT chú trọng kỹ năng Đọc (đê đọc tài liệu chuyên ngành…)

  • Nếu xây dựng một bộ giáo trình mới thì cần thiết phải có sự tham gia của các tác giả , chuyên gia Nhật Bản.

Hầu hết học viên mong muốn sẽ thi đạt được trình độ N3 hoặc N2 sau khi tốt nghiệp nên việc xác định chuẩn đầu ra mà các học viên không chuyên tại các cơ sở đào tạo phải đạt được tương đương với trình độ N3 là hoàn toàn xác đáng.

5.3.2. Điều tra đối với đối tượng giảng viên và đối tượng quản lí


Mục đích

Mục đích của khảo sát là để nắm bắt thực trạng đào tạo cũng như những vấn đề cần giải quyết hiện nay của các đơn vị đào tạo tiếng Nhật không chuyên.

Trên cơ sở những căn cứ thực tế này, chúng tôi sẽ phân tích những nhu cầu của các đơn vị đào tạo tại Việt Nam để có những ý kiến đề xuất cho việc xây dựng Chương trình Khung cũng như cho việc hướng dẫn triển khai Chương trình Khung sau này.

Đối tượng và Quy mô thực hiện

Đối tượng không chuyên ngữ của chúng tôi ở đây được hiểu là các đơn vị đào tạo các chuyên ngành ngoài cử nhân ngôn ngữ Nhật hệ đại học, cao đẳng, trung cấp v.v.. Phiếu khảo sát được gửi tới các đơn vị đang có đào tạo tiếng Nhật như kể trên trong phạm vi toàn quốc trong thời gian tháng 9 năm 2014.

Phiếu khảo sát chia ra hai loại đối tượng trả lời gồm cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy.


  1. Đối tượng là cán bộ quản lý (A-1) : Đây là những người đang giữ trọng trách điều hành công tác giảng dạy tiếng Nhật tại các đơn vị đào tạo tiếng Nhật không chuyên. Đây là nhóm đối tượng có chuyên môn tiếng Nhật, có kinh nghiệm quản lý và là những người nắm vững tổng quan tình hình giảng dạy tại đơn vị của mình. Đây cũng như là nhóm đối tượng có tiếng nói quan trọng và gần như là có tính quyết định đối với việc thực thi giảng dạy tiếng Nhật tại mỗi đơn vị nêu trên.

  2. Nhóm đối tượng là giáo viên: Đây là nhóm đối tượng vô cùng quan trọng để tạo nên chất lượng giảng dạy tại các đơn vị đào tạo. Là những đối tượng trực tiếp tham gia giảng dạy, ý kiến đóng góp của các giáo viên là một kênh thông tin hữu hiệu để làm căn cứ xây dựng chương trình, phân tích đặc thù của Việt Nam và người học không chuyên ngữ.

Nội dung chính

Điều tra 1-A cho đối tượng cán bộ quản lý

Đối với nhóm này chúng tôi tập trung điều tra về chương trình, giáo trình đang sử dụng, những ưu nhược điểm của giáo trình đối với học viên của đơn vị đào tạo cũng như là các vấn đề tổ chức tập huấn cho giảng viên, những điểm mạnh điểm yếu của đơn vị.

Điều tra 1-B cho đối tượng giáo viên

Đối với nhóm đối tượng này chúng tôi chủ yếu đưa ra những câu hỏi về giáo trình, về thời lượng, về vấn đề tập huấn phương pháp giảng dạy đối với giáo viên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra những câu hỏi về nhận thức của giáo viên đối với một số chuẩn đánh giá năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và của Nhật Bản và tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến quan điểm giảng dạy.

Kết quả

Sau khi gửi các Phiếu điều tra và thu về phiếu trả lời, loại những phiếu không đạt yêu cầu, chúng tôi có được 07 phiếu trả lời của các cán bộ quản lý và 38 phiếu trả lời của giáo viên từ 06 đơn vị đào tạo tiếng Nhật không chuyên ngữ trong cả nước.

Dưới đây là một số kết quả sơ bộ và nhận xét liên quan đến những nhóm vấn đề : 1) Chương trình giảng dạy; 2) Giáo trình giảng dạy; 3) Đội ngũ giảng viên; 4) Chương trình tập huấn.

(1) Tình hình giảng dạy của các đơn vị



Bảng 11: Một số thông tin khái quát về các đơn vị đào tạo trả lời khảo sát

Đơn vị

Hệ

đào tạo


Số lượng GVVN

Số lượng GV NB

Số HV

Số tiết trong CT

Chuẩn đầu ra

GT chính

Đại học FPT (A)

Đại học

15

0

1000

420

N4,N3

Shinkiso

Đại học BK - CNTT ( B)

Đại học

8

5~10

120

660

N3

Minna

Đại học BK - HEDSPI (C)

Đại học

20

0

600

1020



N3

Minna

Đại học Ngoại thương (D)

Đại học

21

3

400

630



N3

Shingaku

Trường TC Công nghệ Thăng Long (E)

TCCN

5~7

<5

200

760 (560+200)



N3

Minna

Công ty

JV Net (F)



TT dạy tiếng

25

5~10

700

600



N5,N4

Minna

Có thể thấy không chỉ các trường đại học có quy mô đào tạo lớn mà ngay ở hệ đào tạo Trung cấp hoặc Trung tâm dạy tiếng (đào tạo thực tập sinh) cũng có số lượng học viên khá đông đảo. Điều này phản ánh nhu cầu học tập tiếng Nhật rất đông đảo không chỉ ở trong hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng.

Xét về tổng thời lượng chương trình giảng dạy

Theo thông tin tại bảng trên, có thể thấy thời lượng giảng dạy tiếng Nhật tại các đơn vị hiện nay đang dao động với biên độ khá lớn cho cùng một yêu cầu về đầu ra (420-630-1020 cho cùng cấp độ N3). Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng đầu ra của các đơn vị sẽ khác nhau. Do vậy, chúng tôi nghĩ cần phải có định hướng về số lượng tiết học phù hợp trong Chương trình được biên soạn.



Trong câu hỏi ý kiến đánh giá các cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy về mức độ hợp lý của tổng số tiết của toàn bộ chương trình hiện tại của các cơ sở đào tạo, chúng tôi tập hợp được các ý kiến tại bảng sau.

Bảng 12: Tổng hợp ý kiến về thời lượng chương trình hiện tại của các đơn vị

Ý kiến đánh giá

Cán bộ quản lý

Tỉ lệ

Giáo viên

Tỉ lệ

Nhiều

0

0%

4

11,1%

Hơi nhiều

2

33,3%

13

36,1%

Vừa đủ

2

33,3%

5

13,9%

Ít

2

33,3%

14

38,9%

Quá ít

0

0%

0

0%

Không trả lời

1




3




Theo đó, khi các ý kiến thiên về hai nhóm trả lời nhiều/hơi nhiều và ít, chúng tôi đã xem xét cụ thể các câu trả lời riêng theo từng đơn vị đào tạo và kết quả như sau.

Bảng 13: Tổng hợp ý kiến về thời lượng chương trình hiện tại theo từng đơn vị

Đơn vị

Số tiết

Nhiều

Hơi nhiều

Vừa đủ

Ít

Quá ít

A

420

0%

20%

0%

80%

0%

B

660

50%

0%

0%

50%

0%

C

1020

50%

0%

0%

50%

0%

D

630

0%

0%

0%

100%

0%

E

760

0%

0%

100%

0%

0%

F

600

13,33%

66,66%

0%

20%

0%

Như vậy, khi chương trình giảng dạy hiện tại của đơn vị A (420 tiết), đơn vị D (630 tiết) để đạt chuẩn đầu ra là N3, tỉ lệ 80% giáo viên trở lên nhận thấy cần phải tăng thời lượng chương trình giảng dạy. Phản hồi này là hợp lý với 80% giáo viên tại Trung tâm đào tạo công ty JV Net cho rằng thời lượng giảng dạy là nhiều với 600 tiết dạy để đạt chuẩn đầu ra N4.

Liên quan đến vấn đề chuẩn năng lực ngoại ngữ, sau khi Khung tham chiếu CEFR ra đời, năm 2010 Quỹ Japan Foundation (Nhật bản) cũng đã công bố Chuẩn năng lực tiếng Nhật (JF Standard) dựa trên Khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) và hiện nay Bộ Giáo dục đào tạo Việt Nam đã ban hành khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam được ban hành vào ngày 24 tháng 1 năm 2014. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi thấy có tới 5/6 (83%) cán bộ quản lý tại đơn vị đào tạo lại chưa biết đến chuẩn tiếng Nhật JF Standard cũng như Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Thiết nghĩ bên cạnh các kỳ thi năng lực tiếng Nhật như JLPT và J-test do phía Nhật tổ chức, việc biết đến các bậc chuẩn của Việt Nam là một điều khá cần thiết cho các đơn vị đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam.



Về giáo trình giảng dạy

Hiện nay hầu hết giáo trình chính được sử dụng là giáo trình Minna no Nihongo (3 đơn vị) và Shinkiso Nihongo (2 đơn vị). Lý do các đơn vị sử dụng hai cuốn giáo trình này theo đánh giá của đội ngũ CBQL là do dễ sử dụng, có trọn bộ nhưng không phải không có những bất cập so với tình hình hiện tại của đơn vị.

Với câu hỏi các đơn vị đào tạo có ý định thay đổi giáo trình đang giảng dạy không, có 4/6 đơn vị (phiếu hỏi đối với Cán bộ quản lý) mong muốn thay đổi giáo trình hiện đang sử dụng (Minna no Nihongo, Shinkiso Nihongo, Shingaku suru hito no tameno Nihongo). Các lý do mà các cán bộ quản lý đưa ra là Để sát với nội dung thi năng lực nhật ngữ, hay Bộ sách này1 có nhiều điểm không còn phù hợp, nhất là về từ vựng (テープレコーダ、ワープロ、hoặc Giáo trình2 đã cũ, có nhiều điểm không còn phù hợp với tình hình hiện tại do lượng từ vựng hẹp, nhiều cách nói đã cũ, không cập nhật, cần chuyển sang bộ giáo trình nào mới hơn, hiện đại hơn nhưng vẫn đảm bảo được lượng kiến thức cần thiết.

Qua dữ liệu khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy ở các đơn vị muốn có một bộ giáo trình mới, các ý kiến khá đồng nhất không chỉ ở phía cán bộ quản lý mà cả từ phía các giáo viên tham gia giảng dạy trực tiếp được hỏi về những nội dung nào các giảng viên thấy quan trọng và cần phải chú trọng khi giảng dạy chúng tôi được kết quả tại Biểu 1 như sau.



B
iểu 1: Các nội dung cần chú trọng khi giảng dạy tiếng Nhật (GV)

Như vậy có tới 35/38 giáo viên nhận thấy cần phải tập trung vào kỹ năng nói, khả năng về từ vựng(22/38) và ngữ pháp (27/38). Cùng với mong muốn này, hai nhóm đối tượng trên cũng có những đề xuất về những yếu tố cần có trong một cuốn giáo trình mới dành riêng cho người Việt Nam học tiếng Nhật như sau .



Bảng 14: Ý kiến đề xuất về giáo trình cho đối tượng người Việt học tiếng Nhật

Đơn vị A

・Lượng từ và văn cảnh phù hợp với Việt Nam

Đơn vị B

・Bổ sung kiến thức về cách sử dụng ngôn ngữ hàng ngày

Đơn vị C

・Tên nhân vật, địa danh, ngữ cảnh cần được Việt hóa
・Phần luyện phát âm cần chú trọng đến những âm không có trong tiếng Việt mà người Việt khó phát âm chuẩn (âm dài, âm ngắn, âm ngắt, âm "tsu", các chữ thuộc hàng "ra, ri, ru, re, ro,…)

・Phần ngữ pháp cần nhấn mạnh những kỹ năng ngữ pháp không có trong tiếng Việt (trợ từ,...)

・Nhấn mạnh vào sự khác nhau và tương đồng trong văn hóa, hệ giá trị giữa người Nhật và người Việt để người học Việt Nam có thể sử dụng thành thục trên cơ sở có hiểu biết văn hóa

・Bối cảnh, hội thoại, bài khóa nên là các thông tin về Việt Nam


・Nội dung bàn luận trong bài về vấn đề, sự kiện xã hội, văn hóa, kinh tế của Việt Nam

・Tranh ảnh minh họa về Việt Nam

・Nội dung bài học gần gũi với cuộc sống người học tại Việt Nam
・Văn hóa và địa danh Việt Nam


Đơn vị D

・Văn hóa Việt Nam
・Giải thích ngữ pháp và từ vựng bằng tiếng Việt

Đơn vị E

(Không ý kiến)

Đơn vị F

・Văn hóa Nhật Bản
・Cuộc sống của thực tập sinh tại Nhật Bản
・Từ chuyên dụng
・Hội thoại hàng ngày
・Chú ý cách dùng từ mà người Việt hay nhầm
・Sự khác nhau giữa ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Nhật

Từ các dữ liệu thu thập được trên đây, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều ý kiến cho rằng cần đưa yếu tố văn hóa vào giảng dạy trong tiếng Nhật. Và trên thực tế có tới 93% (36/39) giáo viên khi được hỏi (câu hỏi 17) nêu ý kiến cần đưa các yếu tố văn hóa vào trong giảng dạy. Chúng tôi cũng rất tán đồng với các ý kiến này bởi lẽ các yếu tố ngôn ngữ luôn gắn bó chặt chẽ với bối cảnh xã hội mà thể hiện rõ nhất là yếu tố văn hóa trong giao tiếp.

Về đội ngũ giảng viên

Chúng tôi đã tổng kết tổng quan về đội ngũ giáo viên từ phiếu hỏi CBQL của các đơn vị đào tạo tại Bảng 5 dưới đây.



Bảng 15: Tình hình chung về đội ngũ giáo viên của các đơn vị đào tạo

Đơn vị

Tổng số GV

Đã ở Nhật trên 6 tháng

Có N1

Có N2

Có N3

Chưa có JPLT

A

15

0

13,3%

40%

-

46,7%

B

8

1

37,5%

62,5%

-

-

C

20

0

30%

20%

0

-

D

21

7

85.7%

-

-

-

E

5~7

1

25%

75%

-

-

F

25

6

0

32%

8%

60%

Qua bảng trên, có thể thấy hầu hết các đơn vị đào tạo đều có đội ngũ giáo viên có trình độ khá (trên 50% đạt N1, N2), đặc biệt có trường Đại học Ngoại thương và Khoa CNTT trường Đại học Bách Khoa có 85% đội ngũ giáo viên có trình độ tiếng Nhật cao, có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N1, N2. Đây là một tín hiệu khá vui mừng khiến các nhà quản lý thấy yên tâm. Tuy nhiên, các cán bộ quản lý của đơn vị vẫn rất trăn trở khi họ nhận thức rất rõ khâu còn chưa mạnh của đơn vị mình là đội ngũ giảng dạy (4/6 đơn vị). Bản thân 38 giáo viên trả lời Phiếu khảo sát lần này cũng nhận thấy mình vẫn còn những mặt còn yếu cần được cải thiện hơn, cụ thể như dưới đây.

Biểu 2: Giáo viên tự đánh giá điểm yếu của mình trong công tác giảng dạy

Như vậy, thay cho kinh nghiệm giảng dạy là thứ có thể tích lũy đươc theo thời gian, chúng tôi thấy kiến thức sư phạm, khả năng áp dụng công nghệ hiện đại và năng lực ngoại ngữ là 3 lựa chọn nhiều nhất của các giáo viên. Đây chắc chắn sẽ là những thông tin rất hữu ích đối với các nhà quản lý các đơn vị cũng như đội ngũ hoạch định chính sách giáo dục.



Tình hình tập huấn cho giáo viên tại các cơ sở đào tạo

Liên quan đến tình hình giáo viên như đã nêu ở trên, một trong những yếu tố quan trọng của giáo viên là phương pháp giảng dạy cũng như năng lực tiếng. Quỹ Japan Foundation cũng rất cố gắng khi mở các khóa tập huấn và bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho các đối tượng là giảng viên cũng như giới thiệu các khóa học tại Nhật Bản. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát chúng tôi thấy các giáo viên ít được tiếp cận với những cơ hội nói trên.

Khi được hỏi về tình hình tổ chức tập huấn cho các giảng viên chúng tôi thấy trừ công ty JV Net và Dự án Hedspi của Đại học Bách Khoa có đều đặn tổ chức cho giáo viên thì ở các cơ sở khác công tác này cũng chưa được chú trọng với trên 50% giáo viên trả lời là hầu như không có tập huấn tại đơn vị.

Trong bối cảnh nhu cầu học tiếng Nhật đang gia tăng nhanh chóng như hiện nay, nếu các đơn vị đào tạo không đẩy mạnh kiện toàn đội ngũ giảng dạy nâng cao chất lượng qua các hình thức bồi dưỡng tập huấn về kiến thức tiếng cũng như phương pháp giảng dạy, có thể mường tượng được một tương lai gần của việc cơ sở đào tạo sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của học viên cũng như của xã hội.



Nguyện vọng của các đon vị đào tạo với Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020

Trong khuôn khổ các câu hỏi gửi tới cán bộ quản lý và giáo viên chúng tôi có tìm hiểu nguyện vọng của hai nhóm đối tượng này về những nguyện vọng đối với Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Các ý kiến của giáo viên được tổng hợp trong Biểu 3 dưới đây.





Biểu 3: Ý kiến đề xuất của giáo viên các đơn vị đào tạo

Chúng tôi thấy các ý kiến này cũng phản ánh phù hợp với các ý kiến của cán bộ quản lý các đơn vị đều mong muốn được Đề án hỗ trợ về học liệu, giáo trình, về tập huấn giáo viên qua việc mời các chuyên gia bản ngữ hoặc chuyên gia trong nước. Đây là những thông tin rất hữu ích cho nhóm nghiên cứu khi nghiên cứu chương trình, hướng dẫn triển khai chương trình trên thực tế.



Kết luận

Trên đây là một số thông tin cơ bản sơ bộ ban đầu thu nhận được trong quá trình điều tra qua các phiếu khảo sát đối tượng cán bộ quản lý và giáo viên tại một số cơ sở đào tạo tiếng Nhật không chuyên ngữ tại Việt Nam. Có thể tổng kết một số vấn đề quan trọng như sau:



  • Thời lượng chương trình giảng dạy của các đơn vị còn có độ chênh lệch khá lớn.

  • Hầu hết các chuẩn đầu ra tiếng Nhật của các đơn vị này là N3.

  • Khung thời lượng hợp lý mà các đơn vị đề xuất là trong khoảng 700-1000 tiết.

  • Mong muốn có một bộ giáo trình riêng cho đối tượng người Việt Nam trong đó cần đưa yếu tố văn hóa vào trong giảng dạy.

  • Mong muốn Đề án tổ chức tập huấn cho giáo viên về cả năng lực ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy và cách áp dụng trang thiết bị hiện đại vào trong giảng dạy.

Đối với nhóm nghiên cứu chúng tôi, những thông tin thu được qua các điều tra trên là rất hữu ích trong việc xác định thời lượng chương trình, chuẩn đầu ra trong quá trình xây dựng chương trình Khung. Các thông tin khác liên quan đến tập huấn và giáo trình sẽ được nhóm nghiên cứu tiếp tục tham khảo trong quá trình lựa chọn hoặc xây dựng mới giáo trình trong những bước triển khai sắp tới.

Каталог: web -> data
web -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
web -> CỦa Chính phỦ SỐ 35/2003/NĐ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 Quy đỊnh chi tiẾt thi hành mỘt sỐ điỀu cỦa LuẬt Phòng cháy và chỮa cháy
data -> Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu
data -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
data -> QuyếT ĐỊnh của chủ TỊch hộI ĐỒng bộ trưỞng số 253-ct ngàY 7-7-1990 VỀ BỔ sung quỹ HỌc bổng cho học sinh, sinh viên cáC trưỜng sư phạm và HỌc sinh, sinh viên miền núI
data -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
data -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 499/kh-bgdđT
data -> VÀi nghi thức và TẬp tục hưỚng đẠo a- nghi thứC: Lễ Chào Cờ

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương