ĐỀ Án ngoại ngữ quốc gia 2020 trưỜng đẠi học hà NỘI


Đặc thù "không chuyên ngữ" của người học



tải về 1.84 Mb.
trang3/24
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.84 Mb.
#30999
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

2.1. Đặc thù "không chuyên ngữ" của người học


Chương trình được xây dựng cho các đối tượng "không chuyên ngữ", tức là những sinh viên/học viên theo học Chương trình này, khi tốt nghiệp sẽ nhận được học vị ghi trong bằng tốt nghiệp là tên các chuyên ngành như "Cử nhân kĩ thuật", "Trung cấp Công nghệ kĩ thuật phần cứng máy tính", "Trung cấp y dược", v.v... mà không phải là các tên gọi các ngành học/bậc học có liên quan đến tiếng Nhật như "Cử nhân tiếng Nhật", "Trung cấp tiếng Nhật", "Cao đẳng tiếng Nhật" hoặc "Cử nhân ngoại ngữ (chuyên ngành tiếng Nhật)", v.v...

Có nghĩa là, tiếng Nhật được xây dựng tại Chương trình này là một ngoại ngữ - là công cụ để làm việc trong Chương trình đào tạo của một chuyên ngành khác như Chuyên ngành kinh tế đối ngoại, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh (của Trường Đại học Ngoại thương và các cơ sở đào tạo tương đương), hoặc Chuyên ngành IT, chuyên ngành du lịch, chuyên ngành y tá, dược học, kĩ thuật, chuyên ngành quản trị kinh doanh, v.v... của các trường cao đẳng, đại học nói chung. Đây rõ ràng không phải là chương trình chính của ngành học mà người học theo đuổi để nhận học vị như các cử nhân ngành Ngôn ngữ Nhật.

Trong tổng thể 3 bậc của Chương trình, yêu cầu về trình độ tiếng Nhật với các kỹ thuật viên của các trường dạy nghề sẽ đạt chuẩn bậc 2, còn các cử nhân thuộc hệ cao đẳng trở lên sẽ phải đạt chuẩn bậc 3. Ngoài ra, với các trường chuyên ngữ, Chương trình này cũng có thể áp dụng để giảng dạy cho đối tượng học tiếng Nhật như một ngoại ngữ 2 bên cạnh ngoại ngữ 1, tức ngoại ngữ chính là các tiếng nước ngoài khác. Với thời lượng ngoại ngữ 2 thường được qui định khoảng 20 đơn vị học trình, (tương đương với 15 tín chỉ) yêu cầu đầu ra tối đa cho các đối tượng này chỉ đến bậc 2.

2.2. Đặc thù về lứa tuổi, trình độ của người học


Đối tượng thụ hưởng Chương trình là các sinh viên/học viên thuộc "bậc sau phổ thông", hiện đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường nghề tại Việt Nam.

Như vậy, người học tiếng Nhật theo Chương trình này là người lớn, đã trưởng thành, có tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, học tiếng Nhật như một ngoại ngữ không chuyên, sử dụng tiếng Nhật cho cuộc sống sinh hoạt, lao động có tiếp xúc với người Nhật và các tư liệu về tiếng Nhật, bước đầu có thể sử dụng tiếng Nhật làm công cụ để làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Với sinh viên ở bậc trung cấp và cao đẳng, theo định hướng đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới tại qui định của Đề án 2020, "đối với giáo dục chuyên nghiệp (trung cấp và dạy nghề) với mức trình độ tối thiểu đạt được bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trường nghề và bậc 3 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp", các trường có thể linh hoạt áp dụng mức độ đào tạo theo từng cấp độ từ 1 đến 3 trong Chương trình khung này.

Ngoài ra, với các trường chuyên ngữ, Chương trình này cũng có thể áp dụng để giảng dạy cho đối tượng học tiếng Nhật như một ngoại ngữ 2 bên cạnh ngoại ngữ 1 là các tiếng nước ngoài khác.


3. Xác định các mục tiêu của Chương trình


Về kiến thức và các kĩ năng liên quan đến ngôn ngữ:

- Xây dựng Chương trình từ bậc 1/6 của Khung NLNNVN1 cho các sinh viên các trường đại học, cao đẳng… học tiếng Nhật từ đầu hoặc đã học tiếng Nhật với lượng thời gian và kiến thức không đáng kể, phải học lại từ đầu. Đầu ra xác định phải đạt được cho đối tượng này là bậc 3/6 của Khung NLNNVN (tương đương với bậc B1 theo Khung CEFR, bậc N3 của Khung JLPT và bậc B1 của Khung chuẩn JF).

- Từng bậc từ 1 ~ 3 sẽ có những mục tiêu cụ thể về các kĩ năng Nói, Nghe, Đọc, Viết được xác định trên cơ sở các yêu cầu của Khung NLNNVN; ngoài ra, số lượng tổng từ vựng, các biểu đạt ngữ pháp cũng sẽ được nêu lên rõ ràng khi bàn về nội dung của từng bậc trong Chương trình.

- Từ Chương trình này, người học có thể tiếp tục học thêm các từ vựng chuyên môn, một số cách biểu đạt mới trong lĩnh vực lao động của mình, tiếp tục học lên ở bậc b2 để có thể sử dụng tiếng Nhật làm công cụ trong công việc có tiếp xúc với người Nhật. Mặt khác, trong tương lai, từ kiến thức cơ sở này, có thể tiếp tục học lên, nghiên cứu chuyên ngành sâu của mình bằng tiếng Nhật, giao tiếp với giới chuyên môn trong ngành của mình bằng tiếng Nhật.



Về các kĩ năng khác:

Ngoài kiến thức và các kĩ năng có liên quan đến ngôn ngữ trên đây, khi theo học tiếng Nhật với tư cách là một ngoại ngữ làm công cụ để hỗ trợ trong giao tiếp với người Nhật hoặc sử dụng tiếng Nhật trong chuyên môn, sinh viên, học viên sẽ được rèn luyện thêm các kĩ năng khác cần thiết trong học tập và công tác nói chung. Từ kiến thức tiếng Nhật và văn hoá Nhật, các sinh viên sẽ được rèn dũa thêm các kĩ năng lao động và học tập như kĩ năng sử dụng các phần mềm, tiếp cận với các kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tiếp thu các công nghệ và kĩ thuật cao trong học tập và kĩ năng mềm trong giao tiếp, ứng xử với các đối tác là người Nhật hay người nước ngoài nói chung.



Về thái độ:

Qua các môn học tiếng Nhật ở các trình độ ngày một nâng cao hơn, các học viên, sinh viên sẽ dần học tập được phong cách, thái độ và tinh thần học tập của người Nhật. Đó là thái độ cẩn trọng trong giao tiếp, nghiêm túc và chỉn chu trong học tập, công việc, biết ứng xử có trách nhiệm và có văn hoá với cộng đồng, tập thể, cầu tiến để góp phần xây dựng tính cách con người mới văn minh, hiện đại.


4. Xác định các nguyên tắc biên soạn


Chương trình được biên soạn với các nguyên tắc được xác định như sau:

  1. Dựa trên khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam: Lấy các tiêu chí trong Khung NLNNVN làm cở sở chính để biên soạn nội dung của Chương trình Khung, Chương trình chi tiết. Điều này là tiền đề để trên có một Chương trình khung và chương trình chi tiết được áp dụng theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị đào tạo có thể tự biên soạn hoặc lựa chọn các giáo trình thích hợp để thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra cho mình, tạo ra sự thống nhất trong công tác giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam, đưa công tác giảng dạy tiếng Nhật hoà cùng sự phát triển của các ngoại ngữ tại Việt Nam theo một chuẩn chung thống nhất trong toàn quốc và trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung.

  2. Tham khảo Khung Chuẩn JF: Khung chuẩn JF cũng được soạn thảo trên cơ sở tham khảo khung chuẩn CEFER, hơn nữa, lại gắn với những đặc thù riêng của tiếng Nhật nên việc tham khảo khung chuẩn JF là một yêu cầu tất yếu của công tác biên soạn Chương trình này.

  3. Dựa trên các căn cứ lí luận và thực tiễn: Các căn cứ lí luận để xây dựng Chương trình là việc nắm bắt bản chất của quá trình Dạy - Học, nắm bắt các kiến thức về ngôn ngữ, ngoại ngữ (cụ thể là các kiến thức ngôn ngữ về tiếng Việt và tiếng Nhật), cách xác định các yếu tố đặc thù của tiếng Nhật, cách thức truyền thụ các kiến thức tiếng cho người học, v.v... Các kiến thức lí luận này giúp lựa chọn ra các mục tiêu của Chương trình về từ vựng, về ngữ pháp, bối cảnh giao tiếp... phù hợp, đảm bảo khả năng học tập về mặt lí thuyết cho người học; chúng cũng góp phần đảm bảo cho việc xây dựng cấu trúc chung, tổng thể của CT qua các bậc học một các nhất quán và phù hợp.

Các căn cứ thực tiễn để xây dựng Chương trình được xác nhận qua việc tiến hành các khảo sát điều tra, thu thập và phân tích các dữ liệu liên quan đến quá trình Dạy và Học tiếng Nhật tại Việt Nam, giúp cho việc xây dựng Chương trình đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn.

  1. Kế thừa và phát huy được các thành quả nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nhật của Nhật Bản và của Việt Nam: Đó là việc tham khảo các Chương trình giảng dạy tiếng Nhật của Nhật Bản, đặc biệt của tổ chức JF, Hiệp Hội giáo dục tiếng Nhật.

Việc tham khảo các chương trình giảng dạy tiếng Nhật của Nhật Bản sẽ giúp cho tác giả nhóm biên soạn có thêm những kinh nghiệm bổ ích cho công tác này. Công tác giảng dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài của người Nhật đã có một lịch sử lâu đời và tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm hữu ích. Đặc biệt, Nhật Bản là một đất nước luôn có ý thức tiếp thu các thành quả nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ của các nước Phương Tây, luôn cải tiến chương trình, tài liệu giảng dạy. Các trường đại học, các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài đã luôn chú trọng công tác biên soạn Chương trình, giáo trình, cải tiến cách thức giảng dạy học tập và luôn nỗ lực phổ biến kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa các cơ sở đào tạo của Nhật Bản với các tổ chức giảng dạy tiếng Nhật trong và ngoài Nhật Bản. Hơn nữa, ở Nhật, luôn có các công ty, các tập đoàn lớn, các quỹ giao lưu và xúc tiến công tác giảng dạy tiếng Nhật phát triển. Nhờ vậy, ở Nhật, các Chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy thường xuyên được cải tiến, cập nhật, thay đổi và hướng đến những thành quả mới nhất trong giảng dạy ngoại ngữ với tính chất luôn rộng mở và đa dạng hoá ở mức tốt nhất có thể.

Ngoài ra, ở một góc độ khác, cũng cần tham khảo các giáo trình giảng dạy tiếng Nhật được người Việt Nam đang sử dụng tại Việt Nam: Trong số các chương trình, giáo trình được người Nhật biên soạn, trong những năm gần đây, có một số giáo trình đã khẳng định được tính ưu việt của mình, được nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài Nhật Bản sử dụng làm tài liệu giảng dạy chính của đơn vị, kể cả nhiều trường đại học ở Việt Nam. Có nhiều giáo trình ở các cấp học khác nhau được sử dụng rộng rãi, trong đó, ở bậc sơ, trung cấp, có thể kến giáo trình Mina no nihongo (tiếng Nhật cho mọi người). Có thể nói giáo trình Minano nihongo đã trở thành một trong những giáo trình được nhiều cơ sở trong và ngoài Nhật Bản sử dụng nhiều nhất trong giảng dạy tiếng Nhật trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Mặt khác, cùng với Chuẩn JF, Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật cũng đã biên soạn bộ giáo trình Marugoto Nihon no kotoba to bunka ("Trọn bộ văn hoá và ngôn ngữ", gọi tắt là Marugoto) theo chuẩn này. Hiện nay, Quỹ giao lưu quốc tế đang có kế hoạch phát triển giáo trình này thành tài liệu giảng dạy rộng lớn khắp thế giới nhưng đây mới chỉ là những thử nghiệm ban đầu. Việc tham khảo nhiều giáo trình của Nhật tại Việt Nam, trong đó, giáo trình Mina no nihongo và Marugoto cũng là một yêu cầu phải tính đến trong công tác giảng dạy tiếng Nhật không theo góc độ chuyên ngữ tại Việt Nam.


  1. Tính đến các yếu tố đặc thù của tiếng Nhật dưới góc độ ngôn ngữ học:

Tiếng Nhật là ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính, tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, các động từ tiếng Nhật có đến 11 dạng thức biến hình (xin xem phần Phụ lục) để phục vụ cho các ý nghĩa tình thái, thời, thể, dạng, tình thái. Trong nội bộ động từ lại có cả những sự kết hợp giữa hình thái chắp dính và hình thái biến đổi đuôi tạo ra những sự hành chức rất phức tạp gây khó khăn cho người học, đặc biệt là sinh viên Việt Nam với tiếng mẹ đẻ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, các vị từ không biến hình trong phát ngôn như tiếng Nhật.

Các giáo trình tiếng Nhật viết cho người nước ngoài lấy mục đích giao tiếp làm trọng tâm thường đưa ra đến 17 dạng thức hoạt động của động từ trong ngữ lưu (xin xem phần Phụ lục), trong 17 dạng thức này, động từ được chia ở dạng "masu" là dạng thức được giới thiệu đầu tiên và xuyên suốt cả trình độ từ sơ cấp đên trung cấp.

Chương trình được biên soạn dành cho đối tượng sinh viên, học viên Việt Nam cũng phải tính đến các đặc thù của tiếng Nhật trong mối tương quan với tiếng Việt, cân nhắc đến cách trình bày các đặc thù tiếng Nhật từ góc độ ngôn ngữ thế nào cho phù hợp với mục đích giao tiếp của Chương trình.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã rà soát các dạng thức ngữ pháp cụ thể của từng bậc, cố gắng để tạo ra sự tương đương nhất định về số lượng các mẫu ngữ pháp giữa các bậc, nâng dần mức độ biểu hiện lên qua các cấp và đảm bảo sau chương trình ở bậc 3, người học sẽ được cung cấp khoảng 250 đến 300 mẫu biểu đạt ngữ pháp. Các mẫu biểu đạt này đã phủ hết 17 dạng thức biểu đạt thuộc về 11 dạng biến hình cơ bản trong tiếng Nhật. Sau khi kết thúc bậc 3, người học được trang bị khoảng 3000 từ vựng chung và khoảng 350 từ vựng chuyên ngành.

Đây là những kết quả rất cơ bản để từ bậc 4 trở đi, sau khi đã nắm bắt hết được các cách thức biến hình cơ bản, cách sử dụng các giới từ, liên từ, phó từ cơ bản trong tiếng Nhật, người dạy sẽ linh động để đưa thêm các mẫu ngữ pháp, các biểu đạt và từ vựng mới, còn người học cũng sẽ dễ nắm bắt chúng ở bậc cao hơn một khi đã có các kiến thức cơ bản, lượng từ vựng cơ bản trong một ngoại ngữ.


  1. Chú trọng đến những yếu tố văn hoá của người Nhật trong giao tiếp bằng ngôn ngữ: Cùng với các đặc thù về ngôn ngữ, việc biên soạn Chương trình cũng phải đặt tiếng Nhật trong giao tiếp với người Nhật và xã hội Nhật với những yếu tố văn hoá đặc trưng của Nhật Bản. Văn hoá luôn luôn là một yếu tố không thể thiếu được trong giao tiếp và ngôn ngữ luôn thể hiện được những đặc thù văn hoá dân tộc mà nó mang sẵn bản sắc trong mình và cần được thể hiện và lí giải trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy tiếng Nhật nói riêng.

  2. Chú trọng đến mục tiêu giao tiếp của Chương trình: Những đặc trưng của ngôn ngữ và văn hoá phải được coi là các phương tiện để giúp cho hoạt động giao lưu, trao đổi thông tin được thực hiện trôi chảy, tốt đẹp. Giao tiếp là mục tiêu cuối cùng của hoạt động giảng dạy, và Chương trình được biên soạn với ý thức thường trực về vấn đề này.

  3. Gắn với định hướng chuyên ngành: Với mục tiêu biên soạn CT cho các đối tượng không chuyên ngữ, CT phải dần gắn với định hướng đào tạo tiếng Nhật cho các chuyên ngành cụ thể của các đơn vị đào tạo. Trong điều kiện giảng dạy tại Việt Nam, có thể tính đến 2 hướng đào tạo sau đây:

a) Đưa dần các thuật ngữ chuyên môn, chuyên ngành vào từ đầu, ở bậc 1, và tăng dần lên qua các cấp học theo một tỉ lệ nhất định phù hợp với mục đích định hướng nghề nghiệp.

b) Có thể chỉ tập trung công tác giảng dạy tiếng Nhật chuyên ngành vào nửa cuối của bậc 3, còn trước đó, tập trung chủ yếu vào kiến thức tiếng Nhật chung, phổ quát cho mọi đối tượng.

Dù với phương thức nào đi nữa, thì từ sau bậc 3, ngoài với chức năng là công cụ giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống, người học cần sử dụng tiếng Nhật như một công cụ để làm việc về chuyên môn sâu của mình. Bởi vậy, số từ vựng cũng như các biểu đạt chuyên môn sẽ dần chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt là từ sau bậc 3. Tuy nhiên, với tính chất là công cụ giao tiếp, tiếng Nhật ở bậc 3 phải được coi là tiếng Nhật nền tảng và là kiến thức chung phổ quát cho phần lớn các ngành học và luôn chiếm giữ vị trí quan trọng trong kiến thức chung của từng chuyên môn.



  1. Đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học và ngành học:

(1) Về bậc học: Chương trình được bắt đầu bằng bậc 1 và kết thúc bằng bậc 3, tuy nhiên, toàn bộ bậc 1 đến bậc 3 phải nằm trong một tổng thể đầy đủ từ bậc 1 đến bậc 6, từ các nội dung ngữ pháp đến các số lượng từ vựng, các ngữ cảnh được nêu ra.

(2) Về ngành học: Đây cũng gần như là chương trình cơ bản, cung cấp lượng từ vựng và các vấn đề ngữ pháp cho các chuyên ngành nói chung trước khi đi vào từng chuyên ngành cụ thể; vì vậy, trong Chương trình đến bậc 3, dù với định hướng một chuyên ngành cụ thể (như IT, du lịch, y tá, v.v... ), nhưng số lượng từ vựng chung vẫn nên chiếm một tỉ lệ cao, số từ vựng chuyên môn sâu nên để dành cho các bậc học sau, từ bậc 4 đến bậc 5, bậc 6. Và ở trong bất kì bậc học nào, số từ vựng chung để có thể giao tiếp được trong xã hội Nhật, giao tiếp với người dân Nhật nói chung vẫn phải đảm bảo theo yêu cầu đạt đến trình độ bậc 3.



  1. Chú trọng đến các điều kiện giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam:

Giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam sẽ là một nhân tố quan trọng tác động đến người dạy và người học và hiệu quả của quá trình Dạy – Học. Đó là các yếu tố như cơ sở vật chất, giáo viên, tài liệu giảng dạy, văn hoá và truyền thống của việc học ngoại ngữ tại Việt Nam.

Cùng với các yếu tố văn hóa Nhật, sinh viên/học viên cũng cần được cung cấp thêm những kiến thức tương ứng về những sự kiện văn hoá xã hội, phong tục tập quán của người Việt, cuộc sống xã hội của sinh viên Việt Nam, nắm được các cách biểu đạt tương ứng trong tiếng Nhật khi diễn đạt về những điều này, hiểu được những cách nói thể hiện sự khác biệt về ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Nhật về từng chủ đề và sự kiện được giới thiệu...

Với những kiến thức này, điều kiện lí tưởng là có thể đưa được vào ngay trong giáo trình giảng dạy chính của môn học, tuy nhiên, nếu chưa có những bộ giáo trình do người Việt biên soạn đáp ứng được những yêu cầu này, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các giảng viên lên lớp và các tài liệu giảng dạy bổ trợ kèm theo cho từng buổi học.

Ở các bậc thấp (bậc 1 và bậc 2), việc gắn các biểu đạt ngôn ngữ với văn hóa và cuộc sống xung quanh tại Việt Nam sẽ giúp người học nắm được các cách nói gần gũi và thiết thực với bản thân, môi trường xung quanh mình, nhưng càng lên ở các bậc cao hơn, khi các cách diễn đạt bằng tiếng Nhật đã tương đối ổn định, khả năng giao tiếp của người học đã tốt hơn, các kiến thức về văn hoá, xã hội, cuộc sống của người Nhật sẽ được tăng dần lên, và trong tổng thời lượng giảng dạy chung, các kiến thức về văn hóa của Việt Nam và xã hội của người Việt sẽ giảm đi để người học có thể tiếp cận nhiều hơn với các nội dung ngôn ngữ và văn hóa của Nhật .

Ngoài ra, trong xu thế phát triển các thành tựu công nghệ vào lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ, cũng cần tính đến các tác động tạo ra những sự thay đổi nhất định về cách học mới và những giáo trình biên soạn mới phù hợp với yêu cầu của Chương trình hơn.


  1. Thực thi theo định hướng đào tạo tiếng Nhật tổng hợp đầy đủ cả 4 kĩ năng: Đó là các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết theo yêu cầu chung của Khung NLNNVN. Tuy nhiên, tuỳ từng mục tiêu cụ thể của từng đơn vị, cũng như khả năng điều chỉnh của người dạy, của đơn vị quản lí công tác giảng dạy, trên cơ sở của những yêu cầu về kiến thức tổng hợp, từng đơn vị đào tạo có thể chú trọng hơn vào những kĩ năng muốn tăng cường hơn cho người học bằng cách lựa chọn thêm các giáo trình bổ trợ và các phương tiện học tập khác qua mạng, qua các hệ thống nghe nhìn, v..v.. khác nhau.

  2. Đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt: Điều này nhằm giúp các đơn vị tự lựa chọn giáo trình và các tài liệu giảng dạy phù hợp với điều kiện cụ thể của mình: Trên cơ sở Chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành, nếu có khả năng, các đơn vị có thể tự biên soạn Chương trình chi tiết và giáo trình riêng cho mình hoặc trong điều kiện chưa biên soạn được Chương trình chi tiết và giáo trình, có thể lựa chọn những bộ giáo trình trên thị trường thích hợp với điều kiện và khả năng thực thi của đơn vị.

  3. Sau một thời gian thực thi, có những điều chỉnh nhất đinh: Sau thời gian thực thi, kiểm chứng, tiếp nhận phản hồi của các đơn vị giảng dạy, Chương trình có thể có những điều chỉnh nhất định để hướng tới sự phù hợp và thích ứng hơn với người dùng.


Каталог: web -> data
web -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
web -> CỦa Chính phỦ SỐ 35/2003/NĐ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 Quy đỊnh chi tiẾt thi hành mỘt sỐ điỀu cỦa LuẬt Phòng cháy và chỮa cháy
data -> Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu
data -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
data -> QuyếT ĐỊnh của chủ TỊch hộI ĐỒng bộ trưỞng số 253-ct ngàY 7-7-1990 VỀ BỔ sung quỹ HỌc bổng cho học sinh, sinh viên cáC trưỜng sư phạm và HỌc sinh, sinh viên miền núI
data -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
data -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 499/kh-bgdđT
data -> VÀi nghi thức và TẬp tục hưỚng đẠo a- nghi thứC: Lễ Chào Cờ

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương