ĐỀ Án ngoại ngữ quốc gia 2020 trưỜng đẠi học hà NỘI


Xác định mức độ đáp ứng về văn hoá và chuyên môn trong CT



tải về 1.84 Mb.
trang8/24
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.84 Mb.
#30999
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   24

6.2. Xác định mức độ đáp ứng về văn hoá và chuyên môn trong CT


Xác định xây dựng CT cho đối tượng không chuyên ngữ là để phục vụ cho các học viên, sinh viên các ngành khác sau khi ra trường, sau khi hoàn thành khóa học, phải sử dụng được tiếng Nhật để học tập, làm việc với đối tác là người Nhật, nên ở đây, các yếu tố sau cũng cần được cân nhắc để đưa vào CT một cách hợp lí:

+ Tỉ lệ giữa văn hoá và ngôn ngữ: Ở đây, khái niệm "Văn hoá" được hiểu theo nghĩa là "những đặc trưng văn hoá được biểu hiện qua phương tiện ngôn ngữ". Đó là các từ vựng và các nội dung biểu đạt, các tình huống, ngữ cảnh, chủ đề có liên quan đến cuộc sống và văn hoá của đất nước, của dân tộc nói thứ ngôn ngữ đó. Từ góc độ biên soạn chương trình, giáo trình, các nhà giảng viên phải chú ý đến các biểu đạt ngôn ngữ có sắc thái văn hoá, có liên quan đến văn hoá của Nhật Bản và văn hoá của Việt Nam. Các yếu tố văn hoá sẽ được trình bày qua các từ vựng về ẩm thực, về một số tên đất, tên người hay các sinh hoạt lễ hội nào đó mang đặc trưng của từng đất nước. Trong giáo trình sẽ có những cách chào hỏi, ứng xử chỉ của riêng tiếng Nhật, không giống với cách chào hỏi, giới thiệu trong tiếng Việt. Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ trong môi trường sống tại Việt Nam, những ứng xử của người Việt tại Việt Nam sẽ có những khác biệt với một số ngữ cảnh được nêu ra trong các giáo trình tiếng Nhật viết cho người nước ngoài sinh sống và học tập tại Nhật. Ví dụ, người Việt sẽ không phải đi tàu siêu tốc shinkasen để đi làm, không đi các loại tàu siêu nhanh (tokkuy densha) mà sẽ đi tàu thường, đi xe bus, thậm chí đi xe máy, xe đạp... để đến lớp học, công sở. Trong các giáo trình tiếng Nhật được biên soạn cho người Việt Nam, không chỉ đơn thuần dùng giáo trình do người Nhật biên soạn rồi chỉ thay thế các tên gọi về người, vật, hay giới thiệu về lễ hội hay sự kiện văn hoá không có thực tại Việt Nam, không gần gũi với đối tượng sinh viên, học sinh Việt Nam.... Tuy nhiên, cũng cần kế thừa những giáo trình của Nhật đã được khẳng định qua thời gian về mặt xây dựng ngữ pháp, về cách biểu đạt văn hoá, và cũng không thể bỏ qua những lễ hội hay những đặc trưng riêng rất Nhật Bản. Vấn đề ở đây là xác định được tỉ lệ giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Nhật như thế nào ở trong từng cấp độ cho phù hợp mà thôi.

Theo chúng tôi, ở trình độ bậc 1, trong môi trường Việt Nam, các yếu tố văn hoá Việt, các biểu đạt gần gũi về cuộc sống sinh hoạt của người Việt cần phải được đưa vào nhiều hơn. Càng lên cao, khi đã có trình độ tiếng Nhật cao hơn, khả năng biểu đạt và nắm bắt quen dần hơn, các yếu tố văn hoá Nhật sẽ được giới thiệu nhiều hơn.

+ Về các dữ liệu ngôn ngữ cần đưa vào trong giáo trình:

Trong phần phụ lục của Chương trình, chúng tôi đưa ra các ví dụ mình chứng về số lượng, nội dung về ngữ pháp, từ vựng cần đưa vào trong các cấp độ từ 1 đến 3. Đây là những "mẫu" có tính chất gợi dẫn, không nhất thiết có tính chất áp đặt cho tất cả các đơn vị đào tạo. Chúng tôi quan niệm việc xây dựng Chương trình chung tổng thể cho tất cả các đơn vị đào tạo mang định hướng chuyên ngành từ bậc 1 đến bậc 3 như thế này cũng có vai trò như tạo ra một khung chuẩn, một thước đo tổng quát để từ đó các đơn vị có thể vận dụng linh hoạt vào trong thực tế công tác đào tạo của đơn vị mình. Điều này cũng giống như việc chúng tôi thiết kế một cái khung mẫu theo triết lí thiết kế áo Kimono của người Nhật mà không giống với cách thiết kế, may đo áo dài của người Việt. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng tôi chỉ đưa ra các phạm vi và các con số một cách chung chung mà không có những gợi dẫn, những ví dụ minh hoạ cụ thể. Việc có thêm bảng từ và bảng các mẫu biểu đạt ngữ pháp chính là minh chứng của quan niệm này. Chúng có vai trò và vị trí như những gợi dẫn, những ví dụ cụ thể khi đơn vị xây dựng chương trình chi tiết trong sự phối hợp với các giáo trình cụ thể được lựa chọn để đưa vào giảng dạy.

Các con số và thực tế các từ vựng cũng như các mẫu ngữ pháp được đưa ra trong Chương trình được xây dựng trong sự kế thừa các qui định về từ vựng và ngữ pháp của các cấp độ trong giới giảng dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài nói chung, và được đặt trong so sánh và kế thừa thành quả xây dựng các bộ giáo trình đã và đang được dùng rộng rãi tại Việt Nam như bộ giáo trình Mina và Bộ giáo trình như Marugoto mà chúng tôi đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, đây chỉ là những gợi dẫn cho các nhà thiết kế xây dựng giáo trình hoặc tham khảo trong sử dụng các giáo trình của Nhật, có bổ sung thêm các yếu tố Việt. Hơn nữa, tuỳ thuộc vào số giờ học ngoại ngữ của các đơn vị đào tạo cho phép, số lượng từ vựng, ngữ pháp đưa vào trong từng cấp độ cũng có thể có sự điều chỉnh nhất định để giúp các đơn vị thuận lợi hơn trong thực thi, đặc biệt, ở những cấp độ cao. Tuy nhiên, sẽ không có những sự "chệch chuẩn" hoặc "ngược chuẩn" nhất định nào đó so với thiết kế chung mà chúng tôi đề ra.

Các nhà giáo dục học cần phải hiểu rằng các biểu đạt ngữ pháp, các mẫu câu chỉ là các phương tiện để giúp chuyển tải thông tin, giúp người nước ngoài giao tiếp được bằng ngoại ngữ với người bản ngữ. Các mức độ và khả năng giao tiếp này tuỳ thuộc nhiều vào năng khiếu ngoại ngữ và cảm nhận văn hoá, cảm nhận về ngôn ngữ của từng cá nhân, tuy nhiên, những người làm chương trình, giáo trình, cũng như các giáo viên đứng lớp phải xác định được mặt bằng chung về lượng kiến thức cần phải cung cấp cho tất cả các sinh viên, học viên ở từng cấp độ. Chẳng hạn, với các liên từ, ở bậc sơ cấp, chỉ cần giới thiệu cho các từ cơ bản và hay được sử dụng nhất, nhưng càng lên cao, các số lượng các từ, các cụm từ biểu đạt sẽ được giới thiệu một cách đầy đủ hơn, bao quát hơn. (xin xem phụ lục).

+ Tỉ lệ giữa lượng từ vựng chung và lượng từ chuyên môn: Theo khảo sát của chúng tôi, số lượng thuật ngữ cho từng chuyên môn để có thể bắt đầu làm việc được với người bản ngữ ở bậc 4 (bậc b2) là khoảng 2.500 từ. Bởi vậy, trong Chương trình, cần phải xác định một cách cơ bản lượng từ vựng chung cho mọi đối tượng và lượng từ vựng chuyên ngành có định hướng từ bậc 1 đến bậc 3. Phải từng bước xác định để đạt được lượng từ vựng này trong tương quan với lượng từ vựng chung với mục tiêu đạt đến ở các bậc sau theo một chuỗi phát triển hợp lí, đặc biệt từ bậc 4, bậc bắt đầu theo học các chuyên ngành riêng một cách cấp tập hơn.

Chẳng hạn, tử bậc 1 đến bậc 3, lượng từ vựng và một số biểu đạt mang tính chuyên môn có thể chiếm tỉ lệ thấp, từ 5% đến 10 % trong Chương trình giảng dạy, nhưng từ bậc 4 trở đi, chúng phải được "tăng tốc" một cách hợp lí qua việc sử dụng các ngữ liệu giảng dạy thiên về chuyên môn, các tài liệu thực tế được sử dụng trong các chuyên ngành cụ thể.

Một trong những nguyên tắc cấu tạo các thuật ngữ cho một chuyên ngành là sử dụng lại các từ ngữ toàn dân để chuyên biệt hoá và chuyển chúng thành các thuật ngữ riêng của ngành. Bởi vậy, trong số các từ vựng chuyên môn, chắc chắn sẽ có một lượng lớn các từ có chung những nét nghĩa cơ sở nào đó với các từ vựng toàn dân. Số lượng các thuật ngữ chuyên ngành thường được xem xét theo góc độ điển mẫu, tức là những từ được chuyên biệt hoá tối đa, chỉ dùng trong lĩnh vực chuyên môn đó mà thôi, và tuỳ từng chuyên môn, số từ này dao động trong khoảng từ 2500 từ đến khoảng 6000 từ. Nghĩa là, khi một người nước ngoài đã có thể nắm bắt được khoảng 5000 ~ 6000 thuật ngữ chuyên môn thì năng lực làm việc của người đó đã rất gần với người bản ngữ cả từ góc độ tiếng lẫn trình độ chuyên môn sâu.

Về lượng từ vựng văn hoá, rất khó để tách ra trong lượng từ vựng chung của toàn dân, nếu chưa coi văn hoá là một chuyên ngành riêng biệt. Hơn nữa, trong cả trường hợp coi văn hoá là một chuyên ngành đào tạo sâu, riêng biệt thì ở các cấp học từ 1 đến 3, lượng từ vựng chung của "văn hoá" "ngôn ngữ" "tiếng = ngoại ngữ" cũng rất lớn. Vì vậy, ở đây, chúng tôi chỉ xác định số từ vựng chuyên môn cho các ngành cụ thể có sự phân biệt khá lớn với các chuyên ngành này như IT, du lịch, y tá... mà thôi. C﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽ ﷽TK (f). i.

Bảng 18: Chương trình tổng quát cho đối tượng không chuyên ngữ


KCT và GT tiếng Nhật định hướng chuyên ngành tại VN

Yêu cầu gắn với chuyên môn

Bậc 1

Nhập môn

(150 tiết, chiếm khoảng 20% tổng thời lượng chung đến bậc 3)

-Từ vựng: 800 từ, trong đó có khoảng 120 chữ Hán và 40 từ vựng của một số chuyên ngành như y tá, du lịch, IT,…


- Tiếng Nhật chung cho các chuyên ngành, cho giao tiếp sinh hoạt nói chung, chưa gắn với một chuyên ngành nào cụ thể, nhưng có định hướng cho một số chuyên ngành đang được gắn với nghề nghiệp có liên quan nhiều đến phía Nhật Bản và được Nhật Bản quan tâm như tiếng Nhật du lịch, tiếng Nhật IT, v.v... Ở trình độ sơ -trung cấp, việc định hướng này được thể hiện qua một số từ vựng chỉ chuyên môn, nghề nghiệp.

- Từ kiến thức tiếng Nhật cơ bản này, sau khi học thêm các kiến thức chuyên môn sẽ dần bước vào tiếng Nhật trong các chuyên ngành cụ thể từ bậc 4 (tương đương B2) trở đi.



Bậc 2

Sơ cấp 1 & 2

(250 tiết, chiếm khoảng 33% tổng thời lượng chung đến bậc 3)

- Tổng từ vựng: 1500 từ, trong đó có 300 chữ Hán và 120 từ vựng của một số chuyên ngành như y tá, du lịch, IT…


Bậc 3

Trung cấp 1

(350 tiết, chiếm khoảng 47% tổng thời lượng chung đến bậc 3)

- Tổng từ vựng: khoảng 3500 từ, trong đó có khoảng 600 chữ Hán và

350 từ vựng của một số chuyên ngành như y tá, du lịch, IT…



Bậc 4

Trung cấp 2

(350 tiết)

- Tổng từ vựng: khoảng 5000 từ, trong đó có 1000 chữ Hán, 1.500 từ vựng của một chuyên ngành riêng như y tá, du lịch, IT


- Tiếng Nhật chuyên ngành nhập môn và cơ sở qua các thuật ngữ, các kiến thức cơ sở cơ bản bằng tiếng Nhật

- Tiếng Nhật chuyên ngành trung cấp qua một số giáo trình cơ bản của ngành



Bậc 5

Cao cấp 1 (900 tiết)

- Tổng từ vựng: 7.000 từ, trong đó có 1.300 chữ Hán, 4.500 từ vựng chung và 2.500 từ vựng chuyên ngành riêng.



Tiếng Nhật chuyên ngành sâu qua các tạp chí, các bài báo chuyên ngành…

Bậc 6

Cao cấp 2

(1000 tiết)

- Tổng số từ vựng là 10.000 từ, 2.000 chữ Hán và 5.500 từ vựng chuyên ngành riêng.


Tiếng Nhật chuyên ngành gần với người bản ngữ
Trong tổng thể chung của việc xây dựng tiếng Nhật theo định hướng cho các chuyên ngành thế này, cụ thể, từ khi bắt đầu học đến khi đạt chuẩn đầu ra là bậc 3, các yêu cầu cho từng cấp độ sẽ được tách riêng ra như sau:

Bảng 19: Nội dung tổng quát chương trình bậc 3 đáp ứng khung chuẩn NLNNVN

Bậc

Mô tả tổng quát theo KNLNNVN

Chuẩn JF và các GT tương đương

Thời lượng

từng cấp

Tổng từ vựng

Nội dung ngữ pháp


Đề tài gợi ý và ngữ liệu trong các ngữ cảnh

Tự đánh giá

(cando statements)

Bậc 1

(sơ cấp 1)

Có thể 1) hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể.

Có thể 2) tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể 3) giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.



A1

(tương đương với hết bài 18 của mina)



150

800 từ

(100 chữ Hán và 40 từ vựng chuyên ngành)




Khoảng 100 mẫu ngữ pháp, trong đó có:

- Kiến thức nhập môn về chữ viết, phát âm của tiếng Nhật.

- Sử dụng cách nói lịch sự với vị ngữ kết thúc bằng desu/masu

- Các động từ cơ bản chia ở dạng masu (động từ trạng thái, động từ chuyển động ngoại động, động từ nội động)

- Câu tường thuật, câu đề nghị, nhờ vả ở dạng câu đơn


- Gia đình tôi

(bố, mẹ, anh, chị, em ruột, ông, bà…)

- Lớp học tôi (

bạn nam/ nữ, thầy, cô, bàn, ghế, cửa sổ)

- Đất nước tôi và bạn bè tôi

- Nhà ở và đồ dùng trong nhà tôi

- Nghề nghiệp của tôi và bạn bè, người thân tôi


- Tôi có thể sử dụng tiếng Nhật ở dạng lịch sự, những câu từ đơn giản, ngắn gọn để tự giới thiệu về mình với các thông tin về tên tuổi, nghề nghiệp

- Tôi có thể dùng những cấu trúc ngữ pháp đơn giản nhưng lịch sự để yêu cầu, nhờ người khác làm một việc gì đó một cách rõ ràng, chậm rãi.

- Tôi có thể tham gia giao tiếp để giới thiệu về bạn bè, người thân, đồng nghiệp và nghe được các giới thiệu này khi người nói phát âm rõ ràng, chuẩn mực.


Bậc 2

(Sơ cấp 2)


Có thể 1) hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể 2) trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể 3) mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

A2-1

250


1.500 từ

(300 chữ Hán và 120 từ vựng chuyên ngành)




Khoảng 60 mẫu ngữ pháp, trong đó, có:

- các cấu trúc xuất hiện dạng ngắn của động từ, tính từ: dạng từ điển (ru), dạng quá khứ (ta), dạng tiếp diễn (tari) và cách cấu trúc phát triển của các dạng thức này như { suru tsumori/yotei...}

- Các động từ bổ trợ

- Các mẫu câu chủ thể và chủ đề (ha/ga), câu gỉa định, điều kiện,.... các dạng câu phức đơn giản



- Công việc và đồng nghiệp của tôi

-Sở thích, du lịch, giải trí, thư từ giao dịch cá nhân của tôi.

- Mơ ước và hy vọng của tôi và lứa tuổi tôi.

- Quá trình học tập nói chung và học ngoại ngữ cuả tôi.

- Suy nghĩ, giải thích, đánh giá, mô tả về môi trường sống xung quanh tôi: nhà ga, thư viện, bệnh viện, món ăn Việt Nam, du lịch Việt Nam và Nhật Bản…


- Tôi có thể sử dụng các cấu trúc câu đơn và câu phức có cấu trúc mở rộng thành phần câu chứa các định ngữ danh từ, định ngữ động từ, tính từ ở dạng ngắn; sử dụng các từ nối để nối các câu đơn thành câu phức đơn giản giao tiếp ở tốc độ tương đối chậm so với người bản ngữ để có thể nói và viết:

- Biểu đạt các ý kiến, bày tỏ cảm xúc, nguyện vọng một cách rõ ràng, tường minh

- Mô tả về cuộc sống xung quanh mình: mô tả về món ăn, về mùa và thời tiết, môi trường sống của Việt Nam, Nhật Bản, đi du lịch, mua sắm

- Giải thích, đánh giá về một số vấn đề xảy ra trong cuộc sống của mình như nêu lí do về việc trễ giờ, việc phải nghỉ học, nghỉ làm, v.v..

- Nghe và đọc được các thông tin về các vấn đề nêu trên và một số vấn đề đơn giản của chuyên môn trong ngữ cảnh hội thoại chậm hoặc văn bản viết rõ ràng, dễ hiểu


A2-2

(bài 19 đến bài 34)



Bậc 3

(trung cấp 1)

Có thể 1) hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v... Có thể 2) xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể 3) viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

B1-1

(bài 35 đến bài 50)



150

2.500 từ

(350 chữ Hán và 250 từ chuyên ngành)




Khoảng 100 mẫu ngữ pháp, trong đó có:

- Cấu trúc phối hợp 2 động từ trong một phát ngôn, sử dụng các dạng đã biết (như dạng điều kiện, v.v…) để phát triển thành câu phức có cấu trúc phức tạp hơn.

- Cấu trúc danh hoá động từ trong câu mở rộng

- các dạng bị động, sai khiến của động từ.

- giới thiệu kính ngữ và các cấu trúc động từ tiếp nhận


- Các bảng biểu lịch trình, sách hướng dẫn giới thiệu về những chủ đề, những vấn đề thân thuộc trong cuộc sống.

-Thiếp chúc mừng năm mới, thư cảm ơn trong công việc

- Chương trình phát thanh, truyền hình, những bản tin thời sự báo đơn giản nói chậm, dễ hiểu.


- Có thể sử dụng cả ngôn ngữ lịch sự/ kính ngữ và ngôn ngữ giao tiếp thân mật để giao tiếp với người bản ngữ (nói, nghe, đọc, viết) ở bối cảnh gần với giao tiếp tương đối tự nhiên, hiểu được những văn bản viết có cấu trúc câu tương đối phức tạp.

- Viết được các bưu thiếp chúc mừng năm mới, thư cảm ơn trong cuộc sống, các bài phát biểu cảm tưởng về một vấn đề, một bộ phim hoặc một cuộc gặp.

- Nghe và hiểu đại ý các chương trình phát thanh/ truyền hình có dụng ý dành cho người nước ngoài học tiếng Nhật.

- Trình bày ý kiến đơn giản về một vấn đề có gắn với chuyên môn



B1- 2

(các giáo trình trung cấp)



200

3.500 từ

(600 chữ Hán và 350 từ chuyên ngành)




-Sử dụng các dạng thức động từ/ tính từ ở bậc cơ sở đưa vào các cách nói ở dạng nâng cao như:

- cách dùng các từ trợ động từ tình thái: monoda, kotoda, wakeda,

- Cách nối các câu đơn thành câu phức: ~toiu, ~to omou, nagara…


- Những câu chuyện đơn giản gắn với chuyên môn, nơi làm việc.

- Những bộ phim có câu chuyện dễ hiểu.

-Phỏng vấn, diễn thuyết ngắn, báo cáo nhanh về công việc.

- Nhiều chương trình truyền hình nói chậm, rõ ràng.

-Những văn bản đơn giản có gắn với một chủ đề cụ thể nào đó trong chuyên môn.


- Có thể đọc được các văn bản được viết với tất cả các dạng biến hình khác nhau của động từ, tính từ, các cách hoạt động của danh từ với ở các mô hình câu đơn và câu phức

- Bước đầu vận dụng các kiến thức cơ sở vốn từ vựng đã học để nói, viết và giao tiếp với người bản ngữ ở mức độ gần với tự nhiên.

- Có thể tham gia vào cuộc sống sinh hoạt, lao động với người Nhật như tham gia phỏng vấn, trình bày vấn đề của mình, nghe hiểu đại ý các chương trình thời sự, các bộ phim có câu chuyện dễ hiểu.

- Có thể cùng làm việc được với người Nhật về chuyên môn nếu được hỗ trợ như bước đầu viết được các báo cáo về chuyên môn và có thể thuyết trình được về một vấn đề gắn với chuyên môn.



Tổng số tiết về mặt lí thuyết: 750 tiết

Tổng từ vựng 3.500 từ (600 chữ Hán và 350 từ chuyên ngành); hoàn thành các ngữ pháp cơ bản bậc sơ, cấp, bước đầu của bậc trung cấp, nắm vững 11 dạng thức biến hình cơ bản và 17 cách thức sử dụng của động từ tiếng Nhật cũng như hoạt động của các từ loại khác, nắm vững 10 mô hình câu1 trong các phát ngôn của tiếng Nhật. Phân biệt được cách nói thân mật/ lịch sự/ và sử dụng được kính ngữ trong hội thoại, văn bản, bước đầu có thể sử dụng tiếng Nhật trong chuyên môn.



Từ các nội dung cơ bản trên đây, trong sự so sánh với yêu cầu của Khung NLNN của Việt Nam, chúng tôi cụ thể hoá nội dung tổng quát của Khung Chương trình đạt chuẩn B1 theo định hướng chuyên ngành gắn với đặc thù tiếng Nhật như sau:

Bảng 20: CT tiếng Nhật định hướng chuyên ngành đạt bậc 3 tại VN

Каталог: web -> data
web -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
web -> CỦa Chính phỦ SỐ 35/2003/NĐ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 Quy đỊnh chi tiẾt thi hành mỘt sỐ điỀu cỦa LuẬt Phòng cháy và chỮa cháy
data -> Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu
data -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
data -> QuyếT ĐỊnh của chủ TỊch hộI ĐỒng bộ trưỞng số 253-ct ngàY 7-7-1990 VỀ BỔ sung quỹ HỌc bổng cho học sinh, sinh viên cáC trưỜng sư phạm và HỌc sinh, sinh viên miền núI
data -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
data -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 499/kh-bgdđT
data -> VÀi nghi thức và TẬp tục hưỚng đẠo a- nghi thứC: Lễ Chào Cờ

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương