ĐỀ Án ngoại ngữ quốc gia 2020 trưỜng đẠi học hà NỘI


Khảo sát chương trình đào tạo gắn với các giáo trình cụ thể



tải về 1.84 Mb.
trang5/24
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.84 Mb.
#30999
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

5.2. Khảo sát chương trình đào tạo gắn với các giáo trình cụ thể

5.2.1. Khảo sát một trường hợp cụ thể


Chúng tôi lấy ví dụ về chương trình đào tạo của Học viện ngoại ngữ Shibuya làm thí dụ điển hình cho một mô hình đào tạo mới có gắn mục tiêu đào tạo với các cấp độ N1 như sau:

(Xin xem nội dung của trang sau)



Bảng 2: Chương trình đào tạo chuyên ngữ có gắn với các giáo trình cụ thể

(http://www.shibuya-gaigo.com/sls2/it/course/pdf/class_level_overview.pdf)



Cấp độ

Mục tiêu cần đạt

Lượng chữ Hán

Lượng từ vựng

tương đương JLPT

Giáo trình sử dụng

1 Sơ cấp (1)


Có thể chào hỏi, giới thiệu về mình và người khác, có thể hiểu và sử dụng được các biểu đạt thường dùng trong cuộc sống sinh hoạt. Nếu người đối thoại nói chậm và rõ ràng, có thể giao tiếp dơn giản. Có thể đọc và hiểu được các bài trong giáo trình hội thoại khoảng 400 chữ. Có thể viết được những đoạn văn khoảng 200 chữ về những chủ đề gần gũi với mình

~100 chữ

~700 từ




"Tiếng Nhật cho mọi người" bậc sơ cấp 1(từ bài 1 -18)

2 Sơ cấp (2)

Ngoài phạm vi gia đình, bạn bè mang tính cá nhân, có thể thực hiện các giao tiếp tại các bối cảnh mang tính cộng đồng rộng hơn như nhà ga, cửa hàng, bệnh viện với các cuộc trao đổi khá dài như đặt câu hỏi, lí giải tình huống, nhờ vả, biểu đạt ý kiến phù hợp với mục đích phát ngôn. Có thể hiểu được các bài trong giáo trình với khoảng 400 - 500 chữ về những đề tài cụ thể. Có thể viết được những đoạn văn có khoảng 300 chữ với các hình thức khác nhau về các chủ đề gần gũi với mình.

~200 chữ

~1,400 từ

N5

"Tiếng Nhật cho mọi người" bậc sơ cấp 1 (từ bài 19 - 25) và "Tiếng Nhật cho mọi người" bậc sơ cấp 2 từ bài 26 -34)

3 Sơ cấp (3)

Có thể hiểu và trao đổi thông tin về những nội dung được nói ra với một tốc độ và cách nói chuyện khá tự nhiên. Hiểu được những bài viết trong giáo trình về những đề tài cụ thể với khoảng 500 - 600 chữ, có thể trình bày được ý kiến và cảm xúc của mình. Có thể thực hiện được những cuộc nói chuyện phân biệt được cách nói thân mật và cách nói lịch sự. Có thể viết được bài viết về các đề tài mình quan tâm đến như công việc, sở thích, những sự kiện xung quanh mình, trong đó đề cập đến những ví dụ cụ thể, kinh nghiệm, ấn tượng với nội dung mạch lạc.

~300 chữ

~2,000 từ

N4

"Tiếng Nhật cho mọi người" bậc sơ cấp 2 (từ bài 35~50)

4 Trung

cấp


(1)

Có thể hiểu được những điểm chính trong nội dung với cách chuyện bình thường của người Nhật tại nơi làm việc, trường học, trên đường phố và giao tiếp được trong các tình huống này. Có thể sử dụng kính ngữ ở mức đơn giản ứng với từng trường hợp, có thể trao đổi, trò chuyện trên cơ sở ngữ pháp của bậc sơ cấp. Có thể lí giải tốt nội dung của các bài trong giáo trình thuộc lĩnh vực chuyên môn mình hay các vấn đề trong phạm vi mình quan tâm, có thể viết bằng văn bản hoặc phát biểu trình bày các ý kiến hoặc cảm tưởng về các vấn đề đó một cách rõ ràng.

~440 chữ

~2,500 từ

N4

"Tiếng Nhật cho mọi người" bậc trung cấp 1 (từ bài 1~6)

5 Trung cấp

(2)


Có thể hiểu, đặt câu hỏi, trả lời một cách trôi chảy về nội dung do những người Nhật bình thường nói chuyện thoải mái về các chủ đề không phức tạp lắm. Có thể tổng kết kết quả của các bản điều tra hoặc phỏng vấn để phát biểu hoặc trao đổi về chúng. Ngoài những bài trong giáo trình có độ dài nhất định, có thể tìm kiếm thông tin cần thiết từ các tư liệu như sách giới thiệu, bản thuyết minh, bản quảng cáo và hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra cho mình về một đề tài nào đó. Có thể sử dụng được các liên từ để viết được các bài văn có nội dung liên kết giữa cách đoạn một cách mạch lạc, rõ ràng.

~580 chữ

~3,000 từ

N3

"Tiếng Nhật cho mọi người" bậc trung cấp 1 (từ bài 7~ 12)

6 Trung cấp (3)

Có thể tham gia các hội thoại về các chủ đề gần gũi mà không cần phải chuẩn bị trước. Có thể xử lí các tình huống có thể xảy ra tại các chuyến đi du lịch, hoặc cuộc sống thường ngày tại Nhật Bản. Có thể đọc các bài trong giáo trình về các vấn đề mang tính xã hội, nắm được quan điểm hay cách nhìn nhận của tác giả. Hơn nữa, có thể phát biểu ý kiến tán thành hay phản đối về các vấn đề này, nêu rõ lí do và chính kiến của mình bằng bài viết hoặc bằng trao đổi trực tiếp.

~720 chữ

~3,500 từ

N3

"Hãy học tiếng Nhật " Trung cấp 1(nihongo o manabou, chukyu zenki)

7

Trung cấp (4)



Có thể nói chuyện liên tục không ngừng nghỉ trong một khoảng thời gian dài dù trong lúc đó vẫn có thể phải tìm kiếm từ ngữ và cách diễn đạt thích hợp hơn. Có thể trình bày những lí do rõ ràng và logic khi tranh luận với những đối tác có ý kiến khác mình. Có thể hiểu được không chỉ những văn bản cụ thể mà còn cả những văn bản tương đối trừu tượng, phức tạp về các đề tài chuyên môn hoặc mang tính xã hội. Có thể tổng lược được các thông tin hoặc các quan điểm để viết được những văn bản với những quan điểm rõ ràng, thống nhất từ đầu đến cuối về các đề tài khác nhau.

~860 chữ

~4,500 từ

N2

"Tiếng Nhật cho mọi người" bậc trung cấp 2 (từ bài 13~ 18)

8

Trung cấp (5)



Có thể nói chuyện với người Nhật một cách thoải mái, không căng thẳng với ngôn ngữ lưu loát tự nhiên. Có thể trình bày một cách rõ ràng và chi tiết về các nội dung phức tạp có liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau. Có thể tự đọc và hiểu được các bài trong giáo trình về khá nhiều lĩnh vực mặc dù phải vừa đọc vừa đoán biết ý nghĩa của các từ chưa được học.

~1,000chữ

~5,500 từ

N2

"Tiếng Nhật cho mọi người" bậc trung cấp 2 (từ bài 19~ 24)

9 Cao cấp (1)

Có thể nói chuyện liên tục, tự mình cải chính một cách tự nhiên không bị ngắt đoạn bởi những chỗ sai do mình nhầm lẫn hoặc hiểu nhầm. Có thể nói chuyện sử dụng ngôn ngữ hội thoại một cách linh hoạt, mềm dẻo và có hiệu suất ứng với hoàn cảnh, đối tác và mục đích câu chuyện. Có thể hiểu được những bài dài trong giáo trình thuộc nhiều thể loại với nội dung cao cấp, nắm vững được các ẩn ý của văn bản. Có thể viết được những văn bản có cấu trúc chặt chẽ, logic, xác thực về nhiều chủ đề phức tạp.

~1,300 chữ

~7,000 từ

N1

"Tiếng Nhật cao cấp với các chủ đề khác nhau" (tema betsu jokyu ; bài 1-7)

10 Cao cấp (2)

Có thể sử dụng thành thạo các cách nói mang tính thành ngữ, biểu trưng, có khả năng biểu đạt các tư tưởng của mình trong bất kì cuộc thoại nào hay nghị luận nào cũng có thể tham gia một cách tự nhiên, có thể truyền đạt được cả những sự khác biệt tinh tế một cách tự nhiên và chính xác. Có thể hiểu được các văn bản thuộc nhiều thể loại như các bài kí sự trên các tạp chí, báo chí trong cuộc sống thường nhật, các bản văn nghị luận có cấu trúc phức tạp và trừu tượng, các tác phẩm văn học có nhiều cách nói thuộc phong cách ngôn ngữ nói. Hơn nữa, có thể viết được những bài viết với văn phong thích hợp và ấn tượng có cấu trúc logic để nêu ý kiến đánh giá, thuyết giải về các thể loại văn bản này.

~1,600 chữ

~10,000 từ

N1

"Tiếng Nhật cao cấp với các chủ đề khác nhau" (tema betsu Jokyu; bài 8-15)

Trong chương trình đào tạo này, có một số nội dung cần chú ý như sau:

Chương trình được phân ra thành 10 cấp độ đào tạo và các cấp này đều có sự đối ứng với chuẩn năng lực tiếng Nhật do JF qui định. Trong đó, sơ cấp được phân thành 3 cấp độ, ứng với trình độ từ N5 đến N4; trung cấp được phân thành 5 cấp độ, ứng với trình độ từ N4 đến N2; cao cấp được phân thành 2 cấp độ, ứng với N1.

Trong sự phân loại này, chương trình sơ, trung cấp có một giải phân bố khá rộng. Điều này phản ánh một thực tế của xu hướng đào tạo tiếng Nhật gần đây là dần phân bố chương trình và giáo trình ra một cách chi tiết hơn, cụ thể hơn. Đặc biệt trong CT này, bậc trung cấp đạt đến chuẩn của N2 như quan niệm của JF.

Thực ra, trong kinh nghiệm của những giảng viên tiếng Nhật lâu năm, có thể thấy rằng những sự phân chia sơ, trung, cao cấp đều có sự tương đối nhất định và bậc N2 cũng có thể nằm giữa bậc trung và cao cấp nên chúng tôi cho rằng sự phân chia này cũng có tính hợp lí và có thể coi đây là một ví dụ tham khảo cho việc biên soạn Chương trình của chúng tôi.

Để đạt được trình độ từ bậc sơ cấp đến cao cấp, các nhà giáo dục đã sử dụng 2 bộ giáo trình cơ bản. Trong đó, bậc sơ cấp và bậc trung cấp chủ yếu dùng giáo trình Minano nihongo, đến bậc cao cấp chủ yếu dùng giáo trình phân thành các chủ đề khác nhau là Temabetsu joukyu. Cụ thể: ở bậc sơ cấp dùng giáo trình Minano nihongo sơ cấp ("Tiếng Nhật cho mọi người"), đến bậc trung cấp, bộ giáo trình Mina no nihongo trung cấp vẫn được dùng như giáo trình chính trong đó, quyển 1 được sử dụng ở giai đoạn đầu, sau đó, có xen kẽ và bổ sung thêm giáo trình Nihongo o manabo chukyu zenki ("Hãy cùng học tiếng Nhật") rồi lại quay về với quyển 2 của giáo trình trung cấp này để kết thúc tiếng Nhật trình độ trung cấp. Đến bậc cao cấp, giáo trình Temabetsu jokyu ("Tiếng Nhật cao cấp với các chủ đề khác nhau") được sử dụng làm giáo trình chính.

Ứng với từng cấp độ đào tạo và trình độ N tương ứng, chương trình có những định lượng rất rõ ràng về số bài học, theo đó, chúng ta có thể biết được số từ vựng, ngữ pháp được đưa vào trong từng cấp độ như thế nào để đạt được mục tiêu đào tạo được nêu lên.

Đây là chương trình của một trường cao đẳng ngoại ngữ nên việc giảng dạy tiếng Nhật được áp dụng cho đối tượng chuyên ngữ, bởi vậy chương trình được phân loại rất tỉ mỉ với những yêu cầu về thời lượng giảng dạy cũng như nội dung đào tạo. Có thể nói chương trình này "quá nặng" cho các học viên theo học tiếng Nhật không chuyên ngữ nên chỉ là một trong những tham khảo hữu ích nhưng không thể áp dụng hoàn toàn như vậy với đối tượng người học trong Chương trình của chúng tôi.

5.2.2 Khảo sát các chương trình đào tạo theo những bộ giáo trình tiêu biểu


Ngoài một trường hợp cụ thể như trên, chúng tôi có thực hiện điều tra về các vấn đề từ vựng và ngữ pháp được đưa vào trong 2 bộ giáo trình: (1) Minano nihongo ("Tiếng Nhật cho mọi người", viết tắt là Mina) và Marugo nihon no kotoba to bunnka (Trọn bộ ngôn ngữ và văn hoá Nhật, viết tắt là M) như sau:

Bảng 3: Các vấn đề được đưa vào giáo trình1 giảng dạy tiếng Nhật nói chung





Tên giáo trình

Số tiết lí thuyết

Số từ vựng

Số vấn đề ngữ pháp



M:Nhập môn Katsudo (chú trọng Nghe và Nói)

(入門A1 活動



2 giờ x (18 bài + thi giữa kì & ôn cuối kì) = 40 giờ

544 từ

52 ngữ biểu đạt



M: Nhập môn Rikai (chú trọng Hiểu)(入門A1理解)

2 giờ x (18 bài + thi & ôn) = 40 giờ

568 từ

37 ngữ biểu đạt




M: Sơ cấp 1 A2 Katsudo (chú trọng Nghe và Nói )

(初級1A2 活動)



2 giờ x (18 bài + thi & ôn) = 40 giờ

834 từ

36 ngữ biểu đạt



M: Sơ cấp 1 A2 Rikai ( chú trọng Hiểu)(初級1A2 理解)

2 giờ x (18 bài + thi & ôn) = 40 giờ

983 từ


28 ngữ biểu đạt



M: Sơ cấp 2 A2 Katsudo (chú trọng Nghe và Nói ) (初級2A2 活動)

2 giờ x (18 bài + ôn tập và luyện 1 + ôn tập và luyện 2) = 40giờ

744 từ

55 ngữ biểu đạt



M: Sơ cấp 2 A2 Rikai (chú trọng Hiểu) (初級2A2理解)

2 giờ x (18 bài + ôn tập và luyện 1 + ôn tập và luyện 2) = 40 giờ

1271 từ

48 ngữ biểu đạt




M: Sơ -Trung cấp A2/B1

(初中級A2/B1

2 giờ x (18 bài + ôn tập và luyện 1 + ôn tập và luyện 2) = 40 giờ

1000 từ

52 ngữ biểu đạt lịch sự



mina no nihongo 25 bài đầu

初級I (sơ cấp 1)



100~150 giờ /25 bài

(từ bài 1 ~ bài 25)



1,060

79 mẫu câu cơ bản



mina no nihongo 26 -50

Sơ cấp 2 (từ bài 26 ~ bài 50)



100~150giờ/ 25 bài


960

73 mẫu câu cơ bản



mina no nihongoTrung cấp 1(từ bài 1 ~ bài 12)

100~150giờ/12 bài

1000 từ

100 từ, ngữ biểu đạt



mina no nihongoTrung cấp 2 (từ bài 13~ bài 24)

100~150giờ/12 bài

2483 từ

355 từ, ngữ biểu đạt
Nhận xét:

(1) Về Bộ giáo trình Marugoto (viết tắt là M)

M là một bộ giáo trình nhiều tập do JF biên soạn theo chuẩn Khung JF. Có thể nói đây là bộ giáo trình mới nhất, cập nhật nhất tại Nhật Bản và hiện đang được JF thử nghiệm và nỗ lực phổ biến rộng rãi trên thế giới qua các trụ sở đại diện của Quỹ tại các nước. Trong Lời giới thiệu cho bộ sách này, JF có nêu phương châm về việc biên soạn là "Giáo trình được thiết kế dựa trên chuẩn của Khung chuẩn JF trong giảng dạy tiếng Nhật, chú trọng việc sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp và chú trọng việc lí giải và tôn trọng các nền văn hoá khác nhau... Thông qua quyển sách này, chúng tôi muốn đem đến cho người học khắp nơi trên thế giới cảm nhận được một cách gần gũi và trọn vẹn về ngôn ngữ và văn hoá Nhật và về những con người đang sinh sống trong lòng ngôn ngữ và văn hoá đó".

Bộ giáo trình này, hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng, các giáo trình bậc sơ cấp, về cơ bản đã hoàn thành và phát hành rộng rãi, còn bậc trung cấp đang được tiếp tục xây dựng và sử dụng có tính chất thí điểm, chưa có giáo trình cho bậc cao cấp. Do được xây dựng trên cơ sở chuẩn JF, Bộcó những đặc thù như sau:

- Phân các cấp độ Sơ, Trung cấp thành các bậc tỉ mỉ, chi tiết, cụ thể trong bậc sơ cấp có 6 quyển giáo trình khác nhau, trong đó:

Ở bậc sơ cấp đưa thêm giáo trình Nhập môn vào thành Nhập môn + Sơ cấp 1 và Sơ cấp 2, thành ra 3 bậc học, và mỗi bậc như vậy lại phân ra thành 2 loại giáo trình tập trung thành 2 hướng triển khai theo 2 phương pháp và mục tiêu học tập khá khác nhau:

1) Phương pháp học tập chú trọng vào các hoạt động Nghe và Nói, được gọi là katsudo ("Hoạt động"), cụ thể, giáo trình dành cho những người học có nguyện vọng và cách học:

+ Muốn thử sử dụng tiếng Nhật ngay lập tức

+ Đặt mục tiêu có được năng lực giao tiếp thực tế trong cuộc sống thường nhật

+ Tập trung rèn luyện kĩ năng Nghe và Nói.

2) Phương pháp học tập chú trọng hoạt động Hiểu, được gọi là Rikai ("Lí giải"), cụ thể, giáo trình dành cho những người học có nguyện vọng và cách học:

+ Muốn hiểu về tiếng Nhật

+ Đặt mục tiêu học tập là nắm được cấu trúc tiếng Nhật thiết yếu phục vụ cho giao tiếp

+ Học một cách có hệ thống để biết được tiếng Nhật được sử dụng trong giao tiếp như thế nào.

Ở mỗi bậc trong sơ cấp, cả 2 loại giáo trình này đều có chung 9 chủ đề, nhưng được phân ra thành 18 bài chính khác nhau cho mỗi phương pháp học tập, cộng thêm phần thời gian thi giữa kì và ôn tập cuối kì, thành ra mỗi giáo trình sẽ có thời gian học về mặt lí thuyết là 40 giờ cho mỗi bậc học. "Katsudo và Rikai là các giáo trình chính, tuỳ vào mục tiêu học tập, người học hãy quyết định lựa chọn hoặc Katsudo hoặc Rikai. Hơn nữa, cả 2 giáo trình đều được viết theo cùng một chủ đề và nếu học được cả 2 giáo trình đồng thời thì sẽ có được năng lực tiếng Nhật tổng hợp cả Nói, Nghe, Hiểu."

Hiện nay, tại các cơ sở đại diện cho JF ở các nước ngoài Nhật Bản, và các cơ sở đào tạo khác bước đầu thí nghiệm sử dụng bộ giáo trình này, có thể thấy Giáo trình được giảng dạy theo nhiều cách khác nhau, nhưng chủ yếu sử dụng cùng lúc cả 2 giáo trình cho từng bậc học, rất ít có cơ sở chỉ sử dụng một giáo trình mà thôi. Hơn nữa, với việc sử dụng đồng thời cả 2 giáo trình, hiện vẫn đang có việc tranh luận nên sử dụng Rikai trước hay Katsudo trước để có hiệu quả cao nhất.

- Từ bậc Sơ- Trung cấp trở đi, không phân ra thành 2 hướng nữa mà chỉ gom vào thành 1 giáo trình.

Như vậy, ngay từ bậc sơ cấp, nếu chỉ sử dụng một giáo trình là Rikai hoặc Katsudo, số giờ lên lớp về mặt lí thuyết cho mỗi giáo trình là 40 giờ, tính hết cả 3 bậc học của sơ cấp, thời gian học tổng cộng là 120 giờ, nhưng nếu sử dụng cả 2 giáo trình đồng thời, giờ học lí thuyết sẽ là 240 giờ.

Lượng từ vựng riêng ở bậc sơ cấp cho riêng Katsudo là: 2122 từ, riêng cho Rikai là: 2777 từ; Nếu trừ đi số từ vựng chung giữa 2 loại giáo trình này cho toàn bậc sơ cấp là 1403 (trong đó bậc nyumon là 389 từ, bậc sơ cấp A2 -1 là 444 từ, ở bậc A2-2 là 570 từ), tổng chung cho từ vựng bậc sơ cấp sẽ là: 3496. Thông thường, khối lượng từ vựng này sẽ trở nên khá nặng cho bậc học sơ cấp, mà đã chồng lấn sang yêu cầu từ vựng của bậc trung cấp.

Các vấn đề ngữ pháp ở bậc sơ cấp cho riêng Katsudo là: 143 ngữ biểu đạt; cho riêng Rikai là: 113 ngữ biểu đạt. Nếu dùng chung 2 loại giáo trình để tạo ra năng lực tiếng Nhật tổng hợp, các ngữ biểu đạt nằm khoảng 200 ~250.

(2) Bộ Giáo trình Minano nihongo (có trường hợp viết tắt là Mina)

Như tên gọi của nó, Minano nihongo có nghĩa là "Tiếng Nhật cho mọi người", và cho đến thời điểm hiện tại, bộ giáo trình sơ cấp từ bài 1 đến bài 50 của giáo trình này đã và đang được sử dụng rộng khắp trong phần lớn các cơ sở giảng tiếng Nhật trong và ngoài Nhật Bản cho các đối tượng chuyên ngữ và cả không chuyên ngữ. Trường Đại học Hà Nội cũng là một trong những cơ sở đào tạo sử dụng giáo trình này từ năm 2005 đến nay và gần 10 năm nay, vẫn chưa có giáo trình nào thay thế được.

Trên trang thông tin chính thức của cơ quan phát hành Bộ giáo trình này (http://www.3anet.co.jp/ja), số giờ học lí thuyết để hoàn thành mỗi bậc học, kể cả bậc sơ cấp và bậc trung cấp là 200 ~ 300 giờ, tổng số giờ học để đạt trình độ trung cấp sẽ là từ 400 - 600 giờ. Số từ vựng cho bậc sơ cấp là khoảng 2000 và số mẫu ngữ pháp biểu đạt là 152 mẫu câu cơ bản (基本文型); số từ vựng cho bậc trung cấp là 3483 từ và số các biểu đạt ngữ pháp (文法項目) là 455.

Trái với giáo trình bậc sơ cấp được sử dụng rộng rãi khắp trên thế giới, giáo trình bậc trung cấp không được nhiều cơ sở đào tạo sử dụng, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, trường Đại học Thăng Long và một số đơn vị đào tạo có thử nghiệm dùng nhưng sau đó không tiếp tục sử dụng nữa. Điều này cũng cho thấy rằng, tại Việt Nam, bậc trung cấp của bộ giáo trình này đã chưa khẳng định được vị trí vững chắc của nó như bậc sơ cấp.

Về nội dung ngữ pháp để đưa vào trong các Chương trình và giáo trình, có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau. Trong trang web, cũng như trong giáo tình chính thức của 3A, các nhà biên soạn qui các vấn đề ngữ pháp được đưa vào trong Mina là khoảng 152 mẫu ngữ pháp cơ bản cho chương trình sơ cấp, nhưng tại trang web http://kyoan.u-biq.org/bunke.html, chúng tôi thu được khoảng 222 mẫu ngữ pháp cần phải được giải thích cho người học trong quá trình lên lớp. Đây cũng sẽ là một tham khảo tốt cho vấn đề lựa chọn các mẫu ngữ pháp nào để đưa vào Chương trìnhvà chương trình chi tiết cho đối tượng không chuyên của Việt Nam.


Каталог: web -> data
web -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
web -> CỦa Chính phỦ SỐ 35/2003/NĐ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 Quy đỊnh chi tiẾt thi hành mỘt sỐ điỀu cỦa LuẬt Phòng cháy và chỮa cháy
data -> Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu
data -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
data -> QuyếT ĐỊnh của chủ TỊch hộI ĐỒng bộ trưỞng số 253-ct ngàY 7-7-1990 VỀ BỔ sung quỹ HỌc bổng cho học sinh, sinh viên cáC trưỜng sư phạm và HỌc sinh, sinh viên miền núI
data -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
data -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 499/kh-bgdđT
data -> VÀi nghi thức và TẬp tục hưỚng đẠo a- nghi thứC: Lễ Chào Cờ

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương