ĐỀ Án ngoại ngữ quốc gia 2020 trưỜng đẠi học hà NỘI


Nội dung cụ thể cho từng kĩ năng ở từng cấp độ



tải về 1.84 Mb.
trang10/24
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.84 Mb.
#30999
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   24

7. Nội dung cụ thể cho từng kĩ năng ở từng cấp độ

7.1. Kỹ năng nghe


Bậc 1

- Có thể nghe được các đoạn thoại ngắn được phát âm rõ ràng, chậm rãi khi giới thiệu về những người tham gia hội thoại, nhận biết cách chào hỏi, làm quen tại trường học, nơi làm việc khi được tiếp xúc

- Nghe và nhận biết được một số từ chỉ nghề nghiệp, các thông tin về quốc tịch, quê quán của người tham gia hội thoại.

- Nghe và hiểu được các con số, số đếm, giá cả … trong ngữ cảnh mua sắm.

- Nghe và hiểu được những câu tường thuật đơn giản về nguyện vọng, yêu cầu của đối tác trong các đoạn thoại đơn giản.

Bậc 2

- Có thể nghe và hiểu được ý chính trong các bản thông báo đơn giản, ngắn gọn được phát âm rõ ràng.

- Nghe hiểu được các từ, cụm từ thường dùng trong mua sắm, nơi ở, học tập với cách nói bình thường, với các phát ngôn lịch sự, kết thúc bằng đuôi masu và desu.

- Nghe hiểu được, phân biệt được các phát ngôn có chứa chủ thể/ chủ ngữ/ chủ đề khi liên quan đến các thông tin xuất hiện trong các ngữ cảnh gần gũi trong cuộc sống.

- Nghe và hiểu được các yêu cầu, đề xuất, hướng dẫn của người tham gia hội thoại khi được phát ngôn rõ ràng để thực hiện các cuộc thoại tại các bệnh viện, nhà ga, các nơi công cộng.

Bậc 3

- Nghe hiểu các bài trình bày với những nội dung được tóm lược đơn giản, rõ ràng, bằng giọng chuẩn về các chủ đề liên quan đến cuộc sống như các buổi thuyết trình về du học, giới thiệu trường học, cơ quan, công ty của đối tác Nhật Bản.

- Nắm được ý chính của các bài nói về những chủ đề quan tâm, hay thường gặp trong cuộc sống khi được diễn đạt bằng ngôn ngữ chuẩn, giọng Tokyo

- Hiểu được các ý chính của chương trình phát thanh truyền hình của đài NHK về các vấn đề thời sự hoặc các chủ đề quan tâm khi được nói chậm và rõ ràng.

- Phân biệt được thái độ và cách giao tiếp của người hội thoại qua cách sử dụng từ ngữ, đuôi từ, kết thúc câu.

7.2. Kỹ năng nói


Bậc 1

- Giao tiếp chậm, rõ ràng, trong khi nói chuyện, biết yêu cầu đối tác nhắc lại, diễn giải thêm hoặc nói chậm rãi cho mình, xác nhận được thông tin cần nắm.

- Có thể sử dụng các cụm từ và câu đơn giản để hỏi và trả lời các câu hỏi liên quan đến việc giới thiệu về mình, về gia đình, bạn bè, trường học .. và chào hỏi xã giao với đối tác.

- Có thể trình bày các yêu cầu, nguyện vọng của mình một cách lịch sự với người nghe, có thể kể về những công việc làm hàng ngày trong cuộc sống một cách chậm rãi, sử dụng văn phong lịch sự (desu/ masu)

- Có thể hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản trong cuộc sống thường nhật liên quan đến mình, gia đình, người thân và công việc.

Bậc 2

- Chưa thể chủ động để duy trì hội thoại theo cách riêng và quyền kiểm soát của mình, nhưng có thể tham gia hội thoại, giao tiếp được trong các tình huống đơn giản, hàng ngày thuộc về bản thân, gia đình, môi trường học và công việc một cách khá tự nhiên.

- Ngoài các bối cảnh thân thuộc như trường học, gia đình, có thể giao tiếp được ở các bối cảnh rộng hơn như nhà ga, cửa hàng, bệnh viện, trình bày được nguyện vọng, yêu cầu đến đối tác và thực hiện được các yêu cầu của đối tác đặt ra cho mình với phong cách lịch sự và văn phong đơn giản, dễ hiểu.

- Biết sử dụng cả các câu phức đơn giản với văn phong lịch sự để mô tả về công việc, chuyên môn, môi trường sống, tình hình hiện tại, thói quen và sở thích của mình.

- Có thể trình bày, truyền đạt quan điểm, nhận thức thức, kế hoạch, dự định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn.

Bậc 3

- Có thể chủ động duy trì cuộc thoại, tham gia giao tiếp tương đối tự tin về các vấn đề quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống thường nhật.

- Có thể sử dụng hầu hết các cấu trúc biến đổi động từ, tính từ ở các dạng khác nhau để cùng tham gia giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống thường nhật với các vai thoại của mình và đối tác một cách logic như tại nơi du lịch, nhà ga, khách sạn, bệnh viện, ngân hàng.

- Có thể sử dụng các câu phức, các cách nói ngắn gọn để thể hiện quan điểm cá nhân, trao đổi kiểm tra xác nhận thông tin, trình bày ý kiến, cảm tưởng về các chủ đề văn hoá như ẩm thực Nhật Bản và Việt Nam, phim ảnh, âm nhạc, sách báo, tiểu thuyết, quan điểm của giới trẻ Nhật Bản và Việt Nam

- Bước đầu trình bày được các nội dung có liên quan đến chuyên môn của mình một cách rõ ràng nếu được chuẩn bị trước như các bài phát biểu, trình bày các kết quả nghiên cứu, khảo sát chuyên môn.

7.3. Kỹ năng đọc


Bậc 1

- Có thể đọc được các số đếm bằng chữ Hán, các từ, cụm từ xuất hiện trong các biển quảng cáo, thông báo ngắn và nắm được chủ đề, nội dung chính của chúng.

- Có thể đọc hiểu các đoạn văn mô tả đơn giản và ngắn gọn về các nhân vật, bức ảnh về gia đình, trường lớp, bạn bè chủ yếu được viết bằng chữ Kana.

- Trên cơ sở từ ngữ và tranh ảnh, chỉ dẫn minh hoạ, có thể hiểu được những thông tin cần thiết trong đi lại, trên các biển báo giao thông, trên tàu xe nếu được viết bằng chữ Kana.



Bậc 2

- Đọc hiểu được các văn bản có độ dài khoảng 400 chữ về những đề tài cụ thể, có từ vựng gần gũi trong cuộc sống với lối diễn đạt chủ yếu bằng các câu đơn hoặc câu phức đơn giản như các câu chuyện vui, truyện cổ tích được viết lại cho dễ hiểu với người nước ngoài.

- Có thể hiểu được các thông tin, các bảng biểu chỉ dẫn, bảng biểu với thông tin đơn giản, ngắn gọn về những đề tài gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt tại các cửa hàng, nhà ga, bệnh viện chủ yếu được viết bằng chữ Kana và một ít chữ Hán.

- Có thể hiểu được chủ đề, đại ý và một số thông tin cơ bản trong một số văn bản, tài liệu chuyên môn được viết dưới dạng các chỉ dẫn ngắn gọn hoặc các thông báo, báo cáo ngắn gọn, đơn giản.



Bậc 3

- Hiểu được các nội dung, cảm xúc, ý kiến trao đổi của đối tác qua các thư giao dịch bằng emails.

- Hiểu được nội dung và mạch liên kết của các văn bản chuẩn mực, rõ ràng về các vấn đề thường gặp trong cuộc sống, học tập được viết bằng cả văn phong lịch sự hoặc văn phong thường, sử dụng các từ dạng ngắn.

- Đọc hiểu các thông tin cần thiết, các nội dung cơ bản liên quan đến các bản điều tra phục vụ cho một vấn đề nào đó trong cuộc sống, công tác, học tập để giúp tổng kết tư liệu và phân tích dữ liệu

- Hiểu được nội dung chính trong các văn bản chuyên môn thuộc vấn đề mình quan tâm được viết bằng thể văn lịch sự hoặc khoa học.


Каталог: web -> data
web -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
web -> CỦa Chính phỦ SỐ 35/2003/NĐ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 Quy đỊnh chi tiẾt thi hành mỘt sỐ điỀu cỦa LuẬt Phòng cháy và chỮa cháy
data -> Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu
data -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
data -> QuyếT ĐỊnh của chủ TỊch hộI ĐỒng bộ trưỞng số 253-ct ngàY 7-7-1990 VỀ BỔ sung quỹ HỌc bổng cho học sinh, sinh viên cáC trưỜng sư phạm và HỌc sinh, sinh viên miền núI
data -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
data -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 499/kh-bgdđT
data -> VÀi nghi thức và TẬp tục hưỚng đẠo a- nghi thứC: Lễ Chào Cờ

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương