* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


PHẦN BA ĐỜI SỐNG Ở CÁC THUỘC ĐỊA MIỀN TRUNG NHƯ THẾ NÀO?



tải về 2.16 Mb.
trang9/33
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.16 Mb.
#9902
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   33

PHẦN BA

ĐỜI SỐNG Ở CÁC THUỘC ĐỊA MIỀN TRUNG NHƯ THẾ NÀO?
Các thuộc địa miền Trung nằm giữa miền Tân Anh và miền Nam. Miền này không giống hẳn miền nào trên đây. Không những miền Trung nằm giữa hai miền Bắc và Nam, mà đời sống ở miền Trung có nhiều điểm giống cả hai miền.

Thí dụ như đất đai và khí hậu ở các thuộc địa miền Trung phì nhiêu và thuận lợi cho việc canh tác hơn ở miền Tân Anh nhưng không hoàn toàn tốt và thuận lợi bằng đất đai và khí hậu ở các thuộc địa miền Nam. Về phương diện kỹ nghệ và thương mại, các thuộc địa miền Trung được xếp hàng thứ nhì sau Tân Anh. Công việc mậu dịch buôn bán được xúc tiến tại hai hải cảng lớn: hải cảng New York nằm ngay ở cửa sông Hudson, và hải cảng Philadelphia ở gần cửa sông Delaware.

Các thuộc địa miền Trung còn là một sự pha trộn của hai miền Tân Anh và miền Nam về nhiều phương diện khác. Ở đây không những có đồn điền rộng lớn như ở miền Nam mà còn có những nông trại nhỏ và các làng quê giống như ở Tân Anh. Thay vì chỉ có một tôn giáo như người Thanh giáo ở Massachusetts, các thuộc địa miền Trung có những người Quakers, người công giáo và những người thuộc các tôn giáo khác. Thực ra ở vùng này tư tưởng tự do tôn giáo đã được minh xác ngay từ lúc đầu ở Pennsylvania, nơi mà những người theo đạo Thiên Chúa được tự do định cư lập nghiệp. Các thuộc địa ở miền Trung có nhiều trường học hơn ở miền Nam nhưng không nhiều bằng ở miền Tân Anh. Ngay chính những người dân cũng mang tính chất pha trộn hơn bất kỳ nơi nào. Những người đến các thuộc địa miền Trung định cư lập nghiệp là những người thuộc nhiều quốc gia khác nhau ở Âu Châu. Ở đây có hàng ngàn người Đức và Tô Cách Lan (đã sống ở Ái Nhĩ Lan một thời gian). Dĩ nhiên cũng có hàng ngàn người Pháp, Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan, Thụy Điển và người Hòa Lan như các bạn đã thấy. Các thuộc địa miền Trung đã được đặt tên theo đúng ý nghĩa của nó.

*

* *


PHẦN BỐN

ĐỜI SỐNG DÂN CHÚNG Ở MIỀN BIÊN CƯƠNG RA SAO?
Cho tới đây, chúng ta đã đọc qua về đời sống thuộc địa ở các miền định cư lâu đời và được định cư yên ổn hơn, đó là những miền dọc theo bờ biển Đại tây dương. Về hướng Tây, có một miền khác gọi là biên thùy ở về phía Tây sau lưng các thuộc địa trên. Nếu chúng ta muốn có một bức tranh trung thực về đời sống các thuộc địa Anh quốc vào thế kỷ thứ 18, chúng ta cũng nên biết rõ về miền Tây này.

- Tại sao dân chúng di chuyển về miền biên cương?

Miền biên cương là một miền ven biển xa các làng định cư nhất, nơi đó toàn là người da trắng sinh sống. Rừng rú ở miền Tây chứa đầy cạm bẫy của thần chết. Người ta phải làm lụng vất vả mới có ăn và nơi trú ngụ. Thế thì tại sao cả đàn ông lẫn đàn bà lại dám lìa bỏ các cộng đồng định cư an toàn của họ để đến sống trong cảnh hoang dã như vậy?

Đây là một vài nguyên do:

1. Như chúng ta biết, lúc nào cũng có những người thích phiêu lưu. Vùng biên cương đã lôi cuốn những người này, mặc dù họ phải đương đầu với bao nhiêu nguy hiểm khó khăn.

2. Có những người khác không thích những cộng đồng định cư, nơi mà suốt quanh năm ngày tháng họ phải nghe người ta bảo phải nên làm những gì và tránh những gì. Những người này mong mỏi được sống một mình nơi hoang dã. Họ tin vào trí thông minh của chính họ và bất chấp các luật lệ nhà nước. Họ đi về miền Tây để được tự do sống theo ý họ.

3. Tại các dòng sông, dòng suối và trong rừng rậm ở miền Tây có những thú vật có những bộ lông có thể bán được giá cao ở miền Đông. Vì thế nhiều người khác di chuyển về phía Tây để bắt thú bán lông.

4. Lại có những người khác di chuyển về miền biên thùy vì đất đai ở đây rất rẻ. Đất rẻ là yếu tố hấp dẫn những người không đủ tiền mua đất gần nhà cũ của họ ở duyên hải Đại Tây dương. Thí dụ những công nhân khế ước da trắng thường đi về vùng biên cương để lập cuộc đời mới khi mãn hạn phục vụ chủ nhân.

5. Sau cùng, nhiều người Âu Châu không hài lòng với cuộc sống nên đã lên đường thẳng tiến tới miền biên cương để tự do sống và thờ phượng theo ý mình. Với những trường hợp riêng, rất đông người Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan đã băng qua các thuộc địa miền Trung để tới miền biên cương lập nghiệp.



- Những người khai phá đã tiến về phía Tây bằng cách nào

Khi những người khai phá tiến về phía Tây thì họ đi theo con đường dễ nhất để tiến sâu vào nội địa. Họ cố tìm những con đường không có dốc (Luật lệ rừng xanh ngày xưa là không bao giờ vượt qua cái gì nếu có thể đi vòng quanh được, và đừng dẫm lên cái gì nếu có thể bước qua được). Sông ngòi vẫn là những thông lộ tốt hơn hết. Dân đi định cư lập nghiệp có thể dùng bè hay tàu thuyền đi trên sông thì tốt hơn là phải tìm đường đi xuyên qua rừng rú. Thứ nữa là người ta thường đi qua các thung lũng và các vùng lòng chảo giữa các ngọn đồi. Bản đồ trong trang 106b cho ta biết rõ những con đường chính mà dân đi khai phá thường dùng để tiến sâu vào nội địa.

Một số người lại đi ngược dòng sông Connecticut. Nhiều người khác lại đi ngược dòng sông Hudson để tiến vào sông Mohawk rồi ngược dòng sông này đi về hướng Tây. Nhóm khác thì lại đi theo sông Susquehanna. Nhóm khác nữa thì lại ngược dòng sông Potomac để đi vào sông Shenandoah. Họ tiến vào thung lũng Virginia nằm giữa hai dãy núi Blue Ridge ở phía Đông và Allegheny ở phía Tây. Vào năm 1760, tất cả các đất đai dọc theo các giang lộ này đã hoàn toàn được chiếm cứ (xem bản đồ trang 106b).

Trước khi cách mạng Hoa Kỳ bùng nổ vào năm 1775, dân định cư đã bắt đầu tiến qua các vùng đèo nằm trong dãy núi Allegheny tới vùng sườn núi thoai thoải và tiến tới tận sông Mississippi. Họ đi từng nhóm, khi dùng đường sông, khi dùng đường bộ. Họ đi bộ và đi ngựa. Các đồ gia dụng được gói bằng các bao da và được mang trên lưng ngựa. Khi họ tới nơi nào họ muốn lập nghiệp thì họ dừng lại. Người định cư càng tiến dần về phía Tây thì đường biên giới của các làng định cư cũng tiến dần về phía Tây.

­- Đời sống đầy nguy hiểm ở vùng biên cương

Dân định cư phải đương đầu với không biết bao nhiêu là hiểm nguy. Vì một phần họ ở rất gần lãnh địa của người Pháp ở Gia Nã Đại và thung lũng sông Ohio. Nếu chiến tranh bùng nổ (với người Pháp) thì họ sẽ là người đầu tiên bị tấn công. Mối nguy hiểm khác nữa là những người da đỏ. Người da đỏ thù ghét người da trắng vì đã đốn cây rừng và giết hại thú rừng của họ. Bất kỳ lúc nào người da đỏ cũng có thể tấn công bất ngờ vào các làng định cư lẻ loi, cho nên dân định cư phải luôn luôn canh chừng bọn người man rợ tiến vào làng.

Để tự phòng chống lại những nguy hiểm thường trực trên đây, dân định cư thường phải xây các công sự tăng cường phòng thủ làng xóm. Họ trồng những khúc gỗ đẽo nhọn để làm hàng rào gọi là Stockade. Tại mỗi góc của hàng rào (Stockade) họ xây một cái chòi hai tầng gọi là Blockhouse (lô cốt) để canh chừng lúc bình yên, và chiến đấu khi có chiến tranh. Họ phải tích trữ lương thực, nước uống và đạn dược trong hàng rào để sử dụng vào khi có người da đỏ tấn công. Dân định cư dũng cảm phải thiết lập các chòi canh, khai hoang các vườn ruộng ở ngoài hàng rào, và khi người da đỏ hiếu chiến tới gần thì ẩn náu ở bên trong.

Khi không có chiến tranh với người da đỏ thì các làng định cư được dùng như là một thương điếm, nơi mà người da trắng đổi chác hàng hóa với người da đỏ để lấy da thú. Tuy nhiên, có một số người da trắng thích tự đánh bẫy bắt thú rừng hơn là mua da thú của người da đỏ. Những người này thường luôn luôn vắng mặt ở làng định cư, và đối với họ làng định cư chỉ là một cơ sở hành dinh, một nơi để mua những gì họ cần và bán những da thú mà họ bẫy được.



- Nhà cửa và đồ đạc trong nhà của người dân miền biên cương

Dân đi khai phá phải sống ở nơi hoang dã xa nơi làng định cư cũ. Họ phải chế tạo và trồng trọt tất cả những gì họ cần dùng. Nhà ở của họ thường là nhỏ bé, có lẽ chỉ rộng chừng mười hai bộ, và mười bốn bộ chiều dài, và được làm bằng những khúc gỗ mà đường kính chỉ lớn hơn một bộ hay hơn được gắn vừa khít với nhau ở các góc. Khe hở giữa các khúc gỗ thì được trét bằng đất sét dẻo. Mái nhà thì được lợp bằng những tấm ván dài. Cửa thì gồm những tấm gỗ lớn tách ra làm hai gọi là puncheon. Mặt cong của các tấm gỗ này thì quay ra ngoài, tức là mặt ngoài của cửa. Mặt phẳng quay vào bên trong và phía bên trong thì có cây xà vững chắc đóng chéo ngang. Người ta cắt bỏ một hay hai khúc gỗ để làm cửa sổ. Chiếc lò sưởi to lớn chiếm gần hết một đầu nhà. Xuyên qua bên trong ống khói có buộc một cái sào móc sợi dây xích để treo nồi nấu.

Hầu hết các đồ đạc trong nhà là do chính họ chế tạo lấy. Vì đồ đạc quá nặng nên mỗi khi di chuyển họ không thể mang theo được. Giường ngủ thì được làm bằng cây dương đào, lạch giường thì dùng các vỏ cây du hay những mảnh cây hồ đào kết lại. Người ta làm ghế đẩu bằng cách gắn ba chân vào một mảnh gỗ cưa đôi. Cái chân ghế thì được cố ý làm cho hơi khác nhau một chút để có thể thích hợp với nền nhà không bằng phẳng. Bàn thì được làm bằng nhiều mảnh gỗ cưa đôi. Các chân thì được lắp vào phía mặt cong và nhám, như vậy thì mặt bằng phẳng được dùng làm mặt bàn. Họ làm tủ chén bằng cách đóng ghép những thanh gỗ dựa vào tường nhà.

- Thực phẩm và quần áo của người biên cương thì thanh đạm và đơn giản

Ở nơi hoang dã rừng rú có đầy thú rừng để cho dân ở đây có thể săn bắn dùng làm thực phẩm. Không thiếu gì rùa, cá ở các sông ngòi và chim muông ở đó đây. Sau khi đã khai hoang các khu rừng, họ có thể trồng bắp và lúa mì. Họ cũng có thể nuôi một con bò, vài con heo. Vào thế kỷ thứ XVIII, một số nông dân ở miền biên cương bắt đầu nuôi gia súc. Giống như các đồ đạc trong nhà, quần áo của họ đều do chính họ may lấy và thường là được may bằng da thú. Người ta may áo bằng da dê và mũ bằng da gấu. Đó là dấu hiệu của người ngoài biên cương. Đôi khi họ mặc áo bằng vải do gia đình dệt lấy, và các bà vợ cũng thường ăn mặc như vậy.

*

* *


Các đoạn văn trên đây đã cho các bạn thấy rằng lối sống ở nhiều nơi trong các thuộc địa khác hẳn nhau. Sự khác biệt này càng rõ rệt, vì người dân ở vùng này không có cùng hoạt động với người dân ở vùng khác. Sự đi lại rất khó khăn nên nhiều người từ khi sinh ra đời cho đến lúc chết không đi ra khỏi ngoài thuộc địa của mình. Người dân thuộc địa tự coi mình là người Virginia, người Pennsylvania hay là người New York hơn là họ tự coi họ là người Mỹ. Các tổ chức chính quyền rất giống nhau. Hầu hết người dân thời thuộc địa đều nói được tiếng Anh, và vì việc nói cùng một ngôn ngữ khiến họ dễ dàng kết hợp lại với nhau. Những điều làm cho các thuộc địa Anh liên kết chặt chẽ hơn cả là vì họ có những vấn đề giống nhau cần phải giải quyết. Đó là nhu cầu mưu sinh ở một nơi xa xăm cách Âu châu hàng ba ngàn dặm... là phải đốn cây phá rừng, trồng trọt và phải đương đầu với người da đỏ. Chính vì có những công việc giống nhau như vậy và vì phải giải quyết những vấn đề chung mà cả 13 thuộc địa sau này đã có thể thống nhất thành một quốc gia.

*

* *



CHƯƠNG VI

NƯỚC PHÁP THẮNG RỒI LẠI THẤT BẠI VÀ MẤT LUÔN CẢ MỘT ĐẾ QUỐC VĨ ĐẠI Ở BẮC MỸ
Giữa mùa Đông năm 1704, một toán người da đỏ từ lãnh thổ Pháp ở Quebec tiến về phía Nam tới tận ranh giới Massachusetts. Vào một đêm, họ lặng lẽ tới làng định cư Deerfiel ở vùng biên cương. Thình lình người da đỏ đột kích vào làng tấn công những người định cư đang ngủ. Họ đốt nhà, giết chóc gây nên một cảnh tượng thật hãi hùng. Ngày hôm sau, mặt trời hiu hắt chiếu xuống cảnh tro tàn còn bốc khói. Những xác đàn ông, đàn bà và trẻ con nằm la liệt. Một số người khác bị người da đỏ mang đi.

Tại sao người da đỏ từ lãnh thổ của người Pháp đến tấn công làng định cư của người Anh? Trong chương này, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời. Chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao nước Pháp rốt cuộc lại mất thuộc địa rộng lớn ở Tân Thế Giới và để cho Anh làm chủ Bắc Mỹ. Nhưng trước hết chúng ta hãy làm quen với Tân Pháp. Nhiều người Pháp ở Tân Thế Giới là những người đi săn thú rừng rồi đem da thú đến các thương điếm ở vùng biên cương để bán. Để hiểu rõ chương này, chúng ta hãy tìm hiểu những vấn đề dưới đây:

1. Tân Pháp vào thế kỷ thứ XVIII như thế nào?

2. Tại sao người Pháp và người Anh lại đánh nhau ở Bắc Mỹ?

3. Những hậu quả của các cuộc chiến tranh với người Pháp và người da đỏ.

*

* *


PHẦN MỘT

TÂN PHÁP VÀO THẾ KỶ THỨ XVIII NHƯ THẾ NÀO?
Chúng ta đã hiểu rõ Tây Ban Nha và Anh quốc đã thành lập những làng định cư ở Tân Thế Giới như thế nào, và tại sao những làng định cư này đã phát triển thành những thuộc địa trù phú. Bây giờ chúng ta tìm hiểu các làng định cư của người Pháp ở Tân Thế Giới. Chúng ta nhớ rằng nước Pháp đòi quyền chiếm một vùng rộng lớn đất đai ở Bắc Mỹ. Vùng đất đai này gọi là Tân Pháp, nằm dài băng qua vùng mà ngày nay gọi là Gia Nã Đại chạy dài theo sông Mississippi tới vịnh Mễ Tây Cơ (bản đồ trang 48b cho ta thấy sự rộng lớn của Tân Pháp như thế nào so với lãnh thổ các thuộc địa Anh dọc theo bờ biển Đại Tây dương).

- Các làng định cư ở Tân Pháp thì nhỏ bé và dân số thì ít oi

Trong khi người Anh bận rộn thiết lập các làng định cư dọc theo duyên hải Đại Tây Dương Bắc Mỹ thì người Pháp hãy còn đi thám hiểm vào sâu trong nội địa. Kết quả là mặc dầu lãnh thổ Pháp ở Bắc Mỹ rộng lớn nhưng họ chỉ thành lập được một số ít làng định cư. Thật vậy, những làng định cư nhỏ bé dọc theo sông Saint Laurence hình như khuất dạng hẳn giữa những giải rừng bát ngát phủ kín mặt đất. Vào năm 1750, trên toàn thể lãnh thổ Tân Pháp chỉ có chừng 80 ngàn người Pháp, trong khi đó ở các thuộc địa Anh có tới hơn một triệu rưỡi người.

Quebec và Montreal chỉ là những thị trấn trung bình. Quebec được thành lập trên một dốc đá gần bờ sông Saint Laurence và là một thị trấn đầu tiên của người Pháp ở Tân Pháp. Thành lập đồng thời với Jamestown mà sau 20 năm sau Quebec chỉ có chừng trăm dân sinh sống ở đây. Sau đó thành phố này phát triển rất chậm. Montreal khởi đầu là một thương điếm trao đổi da thú ở trong một thị trấn của người da đỏ. Các làng định cư khác của người Pháp hầu hết là những đồn ải nhỏ bé ở hai bên ven sông St. Laurence, các Đại hồ và sông Mississippi. Các đồn này được trấn giữ bởi một số binh sĩ và dùng làm thương điếm trao đổi da thú. Cho nên trong khhi dân định cư người Anh lo thiết lập các thị trấn và phá rừng trồng trọt thì người Pháp vẫn còn tốn thời giờ và công lao để thám hiểm và buôn bán da thú.

- Dân chúng và chính quyền ở Tân Pháp khác hẳn với dân chúng và chính quyền ở các thuộc địa Anh

Dân chúng ở các làng định cư ở Tân Pháp không giống dân thuộc địa Anh về nhiều phương diện. Như chúng ta đã biết, người Anh đến từ Tân thế giới là đi tìm một cuộc đời tốt đẹp hơn cho chính họ và gia đình họ. Phần đông là những người có nhiều nghị lực và tự tin muốn thành công ở quê hương mới này. Trong khi ấy đa số người Pháp là những viên chức chính phủ và binh sĩ tới Mỹ châu là do lệnh của chính phủ gửi đến để họ thành lập thuộc địa Tân Pháp. Đặc biệt là những người Pháp này không chú ý đến việc định cư vĩnh viễn ở Tân thế giới.

Những người Pháp đi khai phá thì lại không được tham dự vào chính quyền như những người dân thuộc địa Anh. Thực ra, ở các làng định cư của người Pháp không có chính phủ tự trị. Vị thống đốc cai trị Tân Pháp do Pháp hoàng bổ nhậm. Dân thuộc địa không có quyền gì để nói lên tiếng nói về việc làm luật cũng như việc chi tiêu ngân khoản cho thuộc địa. Về phương diện tín ngưỡng, vì nước Pháp là một quốc gia công giáo nên tất cả những người định cư đều là tín hữu của giáo hội công giáo.

­- Ở Tân Pháp việc buôn bán da thú rất quan trọng

Đa số dân chúng ở Tân Pháp không sống ở thị trấn. Nhiều người là những người buôn da thú. Họ bơi xuống ngược các dòng sông đi sâu vào nội địa để mua da thú của những người đi đánh bẫy. Những da thú này được chuyển về Quebec hay Montreal, rồi từ đó được gửi đi Âu châu để bán với giá cao. Mặc dù việc buôn bán da thú đã mang lại lợi tức rất lớn nhưng chính vì thế mà người dân ở thuộc địa Tân Pháp đã không thiết lập được các làng định cư và phát triển thành quốc gia như dân ở thuộc địa Anh.

Ở Tân Pháp cũng có nông dân trồng trọt nhưng hầu hết các nông trại ở dọc theo sông St. Laurence và vùng dọc theo duyên hải đã được Pháp hoàng ban cấp cho những người Pháp có thế lực dưới hình thức như những trại hay đồn điền rộng lớn mênh mông. Nông dân sinh sống ở nông trại phải dành hầu hết thời giờ mà làm việc cho các ông chủ đất giống như các nông nô làm việc cho các ông lãnh chúa trong thái ấp thời Trung cổ (trang 4). Như vậy các nông trại ở đây không giống như các nông trại ở Anh, nơi mà mỗi người đều có thể làm chủ một số đất đai nếu họ mua được. Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên rằng nhiều người Pháp ở đây (Tân Pháp) thích sống đời tự do và có nhiều lợi trong nghề buôn bán da thú hơn là sống đời sống nông dân trong các nông trại.



- Các nhà truyền giáo người Pháp làm việc trong đám người da đỏ

Người Pháp thì chú ý đến công việc biến cải người da đỏ theo đạo Thiên Chúa. Giống như những người Tây Ban Nha, họ gửi những tu sĩ đi truyền giáo trong các cộng đồng dân bản địa. Cha Marquette, người đã giúp ông Joliet thám hiểm sông Mississippi (trang 42-44) là một nhà truyền giáo người Pháp. Các nhà truyền giáo này chịu đựng không biết bao nhiêu là gian khổ, vượt không biết bao nhiêu là dặm đường, khi bằng xuồng, khi đi bộ để tới các câu lạc bộ da đỏ. Ngay cả khi những tu sĩ áo đen sống chung với người da đỏ, cuộc sống của họ cũng đầy nguy hiểm. Trong mùa đông dài, không những họ phải đương đầu với nạn thiếu ăn đói khổ, mà còn phải chịu đựng giá lạnh đến chết người trong những căn lều đơn sơ. Nhiều vị tu sĩ đã bị những người da đỏ đánh đập tàn nhẫn và một số đã bị giết hại. Mặc dầu phải chịu đựng những gian khổ và hiểm nguy, các nhà truyền giáo can đảm này vẫn không ngừng làm việc trong các bộ lạc người da đỏ và cũng chiếm được cảm tình của nhiều bộ lạc. Như vậy nhiều bộ lạc da đỏ đã có cảm tình với người Pháp.



- Ảnh hưởng của Tân Pháp còn lưu lại đến ngày nay

Mặc dầu sau này nước Pháp mất thuộc địa ở Bắc Mỹ, nhưng những phong tục, ngôn ngữ và tôn giáo của Pháp vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ở Gia Nã Đại, trong tỉnh Quebec, người ta nói tiếng Pháp nhiều hơn tiếng Anh. Chính quyền dùng cả hai thứ tiếng làm ngôn ngữ hành chánh. Thí dụ như các dấu hiệu chung thường được viết “No smoking- Defense de fumer”. Tài xế xe buýt thường nói với hành khách khi đi lên và xuống xe “Prenez garde! Be Careful”. Các nhà thờ thiên chúa giáo với những tháp chuông hình tháp vươn lên nổi bật ở khắp các làng xóm trong tỉnh. Và dọc theo các thông lộ, khách bộ hành có thể nhìn thấy nhiều nhà thờ. Con cháu của những người Pháp ngày xưa đến lập nghiệp ở Quebec đông đảo và vẫn còn giữ những tập tục riêng đến nỗi du khách có thể tưởng rằng chính mình đang ở trong lãnh thổ Pháp.

*

* *
PHẦN HAI



TẠI SAO NGƯỜI PHÁP VÀ NGƯỜI ANH ĐÁNH NHAU TẠI

BẮC MỸ?
Có bao giờ bạn ném một hòn đá xuống mặt nước yên lặng trong một cái hồ và nhìn những gợn sóng lăn tăn thành những vòng tròn to dần và trải ra vô tận không? Cũng y như vậy, một số biến cố lịch sử có thể ảnh hưởng tới một nơi xa xăm nào đó. Thí dụ như trong thế kỷ thứ XVII và XVIII, chiến tranh bùng nổ giữa Pháp và Anh ở Âu châu, thế rồi những gợn sóng gây ra bởi sự bùng nổ này lan rộng qua Đại tây dương đến các thuộc địa của họ ở Tân thế giới. Chúng ta hãy nhìn xem ảnh hưởng này ra sao?

- Pháp và Anh trở thành thù nghịch

Từ năm 1643 đến 1715, Pháp hoàng là vua Louis thứ XIV. Vì ông lên ngôi lúc mới 5 tuổi, nên công việc trong nước đều do Thủ tướng đảm trách. Tuy nhiên, sau năm 1661, Louis XIV thật sự cầm quyền cai trị nước Pháp. Ông là một vị vua đầy tham vọng, và dưới thời cai trị của ông nước Pháp đã trở nên rất hùng cường. Ông còn có ý định cai trị nhiều miền đất khác ở Âu châu. Ông cũng muốn củng cố thuộc địa Tân Pháp để gia tăng quyền lực và sự thịnh vượng của Pháp quốc. Tham vọng này làm cho Anh quốc lo ngại. Người Anh tự nghĩ “Nếu uy quyền của vua Louis lan rộng thì ông ta sẽ đe dọa sự giao thương và các thuộc địa của chúng ta, và có lẽ còn nguy hại đến chính Anh quốc nữa”. Vì lo sợ thế lực của Pháp trong thời vua Louis thứ XIV cho nên Anh quốc đối đầu với Pháp trong cuộc chiến triền miên từ năm 1689 đến năm 1763. Dĩ nhiên, thật sự hai nước đã không đánh nhau trong suốt khoảng thời gian này, nhưng họ luôn luôn canh chừng nhau rất kỹ.

Một khi các chính quốc thật sự đánh nhau thì các thuộc địa ở Mỹ châu của họ cũng bị lôi cuốn vào vòng chiến. Dân thuộc địa cũng như các mẫu quốc quyết định rằng họ không những phải bảo vệ những miền đất mà họ đã chiếm được ở Mỹ, mà họ còn phải chiếm thêm đất mới nữa. Đặc biệt dân thuộc địa người Anh muốn mở rộng thêm lãnh thổ về phía Tây để canh tác. Vì thế cho nên đối với cả Anh lẫn Pháp tình thế đã đi đến giai đoạn mà cả hai bên đều sẵn sàng đi đến chiến tranh. Cũng như chúng ta thường đoán trước trong một cuộc đấu cầu bằng cách so sánh các cầu thủ của hai bên, chúng ta sẽ nhận định ưu thế của mỗi bên trong công cuộc vật lộn tranh thắng ở Mỹ châu.

- Những lợi thế của Pháp ở Mỹ châu

Pháp có nhiều lợi điểm hơn Anh quốc.

1. Lãnh thổ do Pháp kiểm soát ở Bắc Mỹ rộng lớn hơn vùng lãnh thổ do Anh kiểm soát.

2. Toàn thể giải đất mênh mông này nằm trọn trong tay một chính quyền mạnh ở trung ương, trong khi đó thì mỗi một thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ đều có một chính phủ riêng biệt. Vị thống đốc của Pháp không phải thỉnh cầu từng cơ quan lập pháp của các thuộc địa để xin ngân khoản và các thứ trợ cấp khác. Ông ta có quyền ban hành mệnh lệnh cho dân chúng ở Tân Pháp và có quyền bắt buộc họ tuân theo những mệnh lệnh này. Cho nên khi xảy ra có chiến tranh, Tân Pháp đã được tổ chức chặt chẽ và chính quyền có thể hành động một cách mau lẹ.

3. Chính quyền Pháp ở Âu châu không tùy thuộc vào dân thuộc địa ở Tân Pháp để tiến hành chiến tranh. Chính phủ Pháp ở chính quốc có thể gửi quân sĩ và tàu thuyền sang Mỹ châu để bảo vệ họ. Như vậy có nghĩa là ngay khi khởi đầu cuộc chiến, người Pháp đã chuẩn bị chu đáo rồi.

4. Người Pháp đã liên minh với nhiều bộ lạc hùng mạnh của người da đỏ, chẳng hạn như bộ lạc Hurons và bộ lạc Algonquins. Từ khi có những người thám hiểm đầu tiên ở Bắc Mỹ, người Pháp luôn luôn giữ được mối giao hảo với những bộ lạc da đỏ này và vẫn được tự do buôn bán với họ. Các nhà truyền giáo người Pháp vẫn tiếp tục sống chung với họ. Cho nên khi có chiến tranh xảy ra, người Pháp có thể trông cậy vào viện trợ của các bộ lạc này.



­- Những lợi điểm của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Các thuộc địa Anh cũng có những lợi điểm sau đây:

1. So với Tân Pháp thì các thuộc địa Anh có nhiều dân định cư hơn. Dân định cư ở các thuộc địa Anh này có thể trợ giúp cho công cuộc chiến đấu của họ hơn là dân thuộc địa ở Tân Pháp.

2. Dân định cư ở thuộc địa Anh không sống tản mác rải rác khắp mọi nơi. Họ sống quây quần đông đảo trong các vùng định cư. Vì những lý do này mà thuộc địa Anh sẽ được bảo vệ dễ dàng hơn là Tân Pháp.

3. Hầu hết người Anh đến Mỹ châu là đi lập nghiệp vĩnh viễn ở đây. Vì vậy họ phải tích cực bảo vệ gia đình và đất đai của họ. Cho nên họ có nhiều lý do để chiến đấu hơn là phần lớn những người Pháp lang thang làm nghề bán da thú.

4. Các thuộc địa Anh cũng có các đồng minh người da đỏ chẳng hạn như bộ lạc Iroquois. Bộ lạc này là bộ lạc hiếu chiến nhất ở miền Đông Châu Mỹ. Người Iroquois căm giận thù ghét người Pháp từ khi Champlain và đoàn người cùng đi với ông kết thân với người da đỏ ở vùng ven hồ Champlain. Tại nơi đây, một nhóm quân sĩ Iroquois vốn là cựu thù với những người da đỏ kết thân với Champlain. Khi chiến tranh bùng nổ giữa những người Iroquois và những người da đỏ kết thân với Champlain, những người da đỏ kết thân với Champlain đã dùng súng của người Pháp bán cho giết hại một số người Iroquois và làm cho dân Iroquois khiếp sợ. Sau đó có chiến tranh giữa người Pháp và người Iroquois về vấn đề buôn da thú ở vùng đại hồ. Cho nên khi có chiến tranh xảy ra giữa Pháp và Anh thì người Iroquois trợ giúp cho người Anh.

*

* *


PHẦN BA

NHỮNG HẬU QUẢ CỦA CÁC CUỘC CHIẾN TRANH VỚI NGƯỜI PHÁP VÀ NGƯỜI DA ĐỎ
Như chúng ta đã nói ở trên, mỗi khi có chiến tranh giữa Anh và Pháp ở Âu châu là dân thuộc địa của hai quốc gia này ở Mỹ châu cũng bị lôi cuốn vào vòng chiến. Ba cuộc chiến tranh đầu tiên ở Châu Mỹ được gọi theo tên các vị hoàng đế và nữ hoàng cai trị nước Anh lúc bấy giờ. Đó là cuộc chiến của vua William, cuộc chiến của nữ hoàng Anne và cuộc chiến của vua George.



tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương