* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown


- Chuyến đi thăm một đại đồn điền



tải về 2.16 Mb.
trang6/33
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.16 Mb.
#9902
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

- Chuyến đi thăm một đại đồn điền

Trước hết, con xin thưa với cha mẹ về các đại đồn điền mà người ta gọi là Haciendas. Đây là các đồn điền rộng lớn do những người giàu có làm chủ. Hầu hết khắp mọi nơi trong Tân Tây Ban Nha đều có các đồn điền kiểu này, và con đã có dịp ghé lại thăm nhiều trại. Con xin kể rõ về trại đồn điền của chú Pedro để ba má có thể hình dung rõ ràng về các đồn điền hay các trại chăn nuôi khác.

Căn nhà của chú Pedro được xây theo kiểu bao quanh một cái sân giống như nhà cửa ở Mexico City. Người trong gia đình gần như suốt ngày ở ngoài sân, cho nên họ rất ít để ý đến đồ đạc ở trong nhà. Gần nhà thì có nhà thờ rất thuận tiện cho gia đình và người da đỏ đi lễ. Các chuồng ngựa không cách xa các căn nhà của nông dân da đỏ bao xa. Nông dân da đỏ là những người làm công việc cực nhọc ở trong đồn điền như nấu nướng, giặt giũ và phục dịch mọi việc trong đồn điền. Họ phải chăm nom săn sóc mùa màng và trông coi súc vật. Súc vật này là phần lớn tài sản của chủ trại.

Giống như các ông chủ đồn điền khác, chú Pedro là một người cưỡi ngựa rất giỏi. Hàng ngày ít khi chú rời khỏi yên ngựa. Chú thường dong ngựa giải trí và cũng là để đi trông coi các công việc trong đồn điền. Đời sống gia đình rất là thoải mái nhưng có lẽ không có hứng thú. Họ dùng thời giờ để tiếp đãi du khách (giống như con) và thăm viếng các bạn bè. Ai có dịp đi qua đồn điền đều được ân cần chào mời, và nếu họ muốn thì họ có thể lưu lại bao nhiêu lâu tùy ý. Quý khách sẽ được mời đi tham dự các buổi khiêu vũ, cưỡi ngựa, và đôi khi đi xem đấu bò nữa. Tại nơi đấu bò này, người ta thả một con bò mộng hung dữ đi vào sân đấu đã có sẵn một thanh niên đứng chờ. Con bò mộng sẽ săn đuổi và dùng sừng cứng nhọn để húc gã thanh niên này, và gã thanh niên này cũng sẽ cố gắng dùng tài nghệ điêu luyện của mình để dùng kiếm hạ sát chú bò hung dữ này.



- Đi thăm một hội truyền giáo

Ngoài đồn điền của chú Pedro, con đã lưu lại ở nhiều đồn điền khác nằm rải rác trên đường từ Mexico City đi về hướng Bắc. Đời sống ở các đồn điền thật là bình thản và dễ chịu. Nhưng đời sống ở trong các hội truyền giáo lại càng bình thản hơn. Các hội truyền giáo này thuộc về giáo hội công giáo. Ngoài các làng nhỏ của người Tây Ban Nha ra, họ còn thành lập những hội truyền giáo để truyền giáo trong đám người da đỏ bán khai ở các làng xa xôi hẻo lánh. Những vị tu sĩ can đảm đã tận hiến đời mình cho các hội truyền giáo để dạy giáo lý công giáo cho những người da đỏ. Các vị tu sĩ này chịu đựng biết bao nhiêu cơ cực nhọc nhằn và đau khổ. Họ đã biến cải được nhiều người da đỏ quanh vùng theo Thiên Chúa Giáo, cũng như họ lo trông coi việc thờ phượng trong giáo hội. Có hàng trăm dân da đỏ theo Thiên Chúa giáo sống trong hội truyền giáo. Những người da đỏ này trông coi mùa màng, săn sóc các súc vật, cũng như làm các công việc khác. Tại hầu hết các xứ đạo, dưới sự điều khiển của các vị tu sĩ, dân da đỏ đã phải mất nhiều năm góp công xây dựng những ngôi nhà thờ tráng lệ vĩ đại. Những ngôi nhà thờ này có những bức tường khá dày với những ngọn tháp cao chót vót và trong nhà thờ được trang trí lộng lẫy. Ngoài ra còn có những bức họa chạm trổ công phu hoặc những bức tranh sơn lên tường.

Gần nhà thờ thì có trường học và các cơ xưởng cho người da đỏ làm việc. Họ thong thả đi về làm việc, cũng như đi lễ và đi học. Thỉnh thoảng chuông giáo đường từ tháp cao chót vót ngân lên trong bầu trời trong xanh cao rộng của một ngày nắng đẹp chan hòa. Cha mẹ không thể tưởng tượng được cảnh nào có thể trầm lặng, bình thản và thanh thoát như vậy. Con sẽ trở về một ngày gần đây và sung sướng biết mấy khi gặp lại cha mẹ sau những tháng ngày xa cách. Con hy vọng những lá thư của con đã an toàn tới tay cha mẹ, và con cũng hy vọng những lá thơ đó có thể giúp cho cha mẹ có một ý niệm rõ rệt về những gì mà con đã chứng kiến trong cảnh sinh hoạt của người dân ở Tân Tây Ban Nha này.

Kính thư


Con yêu quý của Cha Mẹ

Philip.


Tới đây, những lá thư của Philip đã chấm dứt. Những lá thư này nói về sự sinh hoạt ở Tân Tây Ban Nha mà sự thật là ở khắp các thuộc địa Tây Ban Nha ở tân thế giới. Nếu Philip đi thăm Peru thì có lẽ cậu ta đã khám phá ra được một vài sự khác biệt về đời sống của người dân ở đây (nếu so với đời sống ở Tây Ban Nha). Nhưng nói chung thì những lá thư của Philip đều tương tự như nhau cả.

*

* *


PHẦN BA

ANH QUỐC VÀ CÁC QUỐC GIA KHÁC ĐE DỌA QUYỀN LỰC CỦA TÂY BAN NHA NHƯ THẾ NÀO?
Chúng ta biết rằng Tây Ban Nha đã lập một đế quốc vĩ đại tại Tân thế giới và trở thành một cường quốc dẫn đầu ở Âu châu. Các bạn thử tưởng tượng các cường quốc khác ở Âu Châu sẽ nghĩ như thế nào về tư thế của Tây Ban Nha trong chính trường quốc tế? Các bạn có thể nghĩ rằng các quốc gia Âu châu khác đã ghen tức với thế lực của Tây Ban Nha. Các quốc gia này nhìn Tây Ban Nha mà lo sợ giống như những đứa trẻ nhỏ lo sợ khi gặp một đứa con trai du đãng có thân hình to lớn. Các quốc gia này ghen tỵ với sự giàu có của Tây Ban Nha ở Tân Thế Giới. Họ tin rằng Tây Ban Nha không thể nào có nhiều quyền hơn để thừa hưởng những tài nguyên ở trong vùng đất mới này. Thật ra khi nghe tin đường ranh giới chia vùng ảnh hưởng giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Pháp hoàng đã đặt một câu hỏi với một vẻ đầy miệt thị “Ai là người có thể chỉ cho ta thấy ý muốn của ông tổ Adam để lại cả địa cầu này cho riêng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha?”. Dĩ nhiên là Anh, Pháp và Hòa Lan đều mong muốn cho Tây Ban Nha suy yếu.

CÁC QUỐC GIA ÂU CHÂU THÁCH ĐỐ TÂY BAN NHA Ở TÂN THẾ GIỚI



- Tây Ban Nha thiệt hại về giao thương và của cải

Một trong những cách mà các quốc gia Âu châu khác áp dụng để xâu xé Tây Ban Nha là họ thực hiện việc buôn bán bí mật với các thuộc địa của Tây Ban Nha. Mặc dù luật lệ đã ngăn cấm việc buôn bán như vậy, nhưng các thương gia thuộc các quốc gia Âu châu khác vẫn ký những khế ước, hợp đồng về việc giao hàng ở các thành phố hải cảng tại các thuộc địa Tây Ban Nha. Tàu thuyền của họ bỏ neo ở ngoài khơi và đêm đến họ cho chuyển các hàng hóa vào bến bằng các thuyền nhỏ. Một thuyền trưởng người Anh đã táo bạo cho thuyền có võ trang vào một hải cảng và đổ lên bờ 200 nô lệ và bán những người nô lệ này ngay trước mặt các viên chức Tây Ban Nha. Sự buôn bán bất hợp pháp này đã làm cho các thương gia người Tây Ban Nha thua thiệt rất nhiều.

Một cách khác nữa là các tàu thuyền võ trang của các quốc gia Âu châu khác thường tấn kích bất thình lình vào các tàu thuyền chở của cải và thương gia của Tây Ban Nha. Vào thế kỷ 16, các tàu thuyền võ trang Anh, Pháp, và Hòa Lan thường lênh đênh trên các vùng biển tìm bắt các tàu thuyền Tây Ban Nha và cướp phá các đô thị dọc theo duyên hải các thuộc địa Tây Ban Nha tại Mỹ châu. Tây Ban Nha lúc bấy giờ như một con chó có miếng thịt bị các con chó khác săn đuổi. Người ta không thể nào ước lượng được một cách chính xác con số của cải của Tây Ban Nha bị đánh cướp là bao nhiêu, nhưng con số này hẳn phải lên tới hàng triệu Mỹ kim. Về sau, quân cướp biển còn hoành hành ngay tại các thuộc địa Tây Ban Nha. Hải tặc người Pháp chiếm đóng luôn phía Tây đảo Hispaniola và luôn luôn tấn kích vào các tàu buôn của Tây Ban Nha ở vùng biển Caribbean. Hải tặc người Anh lập căn cứ ngay trên vùng duyên hải Trung Mỹ. Hải tặc người Hòa Lan chiếm trọn hòn đảo ngoài khơi vùng đất mà ngày nay gọi là Venezuela.

- Đoàn chó biển của người Anh tàn phá Tây Ban Nha

Anh quốc là một quốc gia thành công nhất trong việc tấn kích Tây Ban Nha. Khi Columbus khám phá ra Tân Thế Giới thì lúc bấy giờ Anh quốc không phải là một quốc gia hùng mạnh. Những trận chiến tranh giữa các dòng quý tộc thù nghịch đã làm cho nước Anh suy yếu. Tuy nhiên, dưới triều đại của nữ hoàng Elizabeth Đệ nhất (1558-1603), Anh quốc trở nên hùng mạnh một cách nhanh chóng. Vì Anh quốc là một quần đảo nên người Anh trở nên những tay thủy thủ tài ba và là những người đóng tàu giỏi. Sự kiện này đã làm cho họ dễ dàng rình rập các thương thuyền Tây Ban Nha. Và lúc bấy giờ, người ta thường gọi là đoàn chó biển để chỉ các ông thuyền trưởng của các tàu Anh tấn kích vào các tàu Tây Ban Nha.



- Francis Drake chọc giận hoàng đế Tây Ban Nha

Francis Drake là một người nổi tiếng nhất trong đoàn chó biển này. Sinh trưởng ở trong một đô thị thuộc miền duyên hải Anh quốc, từ thuở chưa 10 tuổi, ông đã theo nghề đi biển. Ông căm thù cay đắng người Tây Ban Nha. Trong những năm xảy ra các vụ bắt giữ các tàu thuyền của Tây Ban Nha, ông đã tỏ ra tài ba và vô cùng can đảm. Đã có lần ông và quân sĩ dưới quyền ông đổ bộ vào eo đất Panama và chiếm giữ các tàu chở toàn những của cải đắt giá của người Tây Ban Nha. Sau vụ này, người Tây Ban Nha gọi ông là “Rồng Drake” (Drake the dragon). Hoàng đế Tây Ban Nha phải treo giải thưởng tương đương với 200 ngàn đồng cho ai hạ sát được ông.

Năm 1577, ông rời Anh quốc trên chiếc tàu Golden Hind để thi hành một sứ mạng vô cùng nguy hiểm. Người Tây Ban Nha chưa bao giờ bị tấn công trong vùng biển Nam (Thái bình dương) mà họ thường khoe là hồ Tây Ban Nha. Tại sao ông lại không theo con đường của Magellan trước kia để đi Thái bình dương và làm cho người Tây Ban Nha ngạc nhiên? Ông vượt Đại tây dương và sau 16 ngày gian khổ ông thành công vượt qua eo biển Magellan. Tới bờ biển phía Tây của Nam Mỹ, ông cho tàu chạy nhanh và bắt giữ một số tàu tình nghi và làm cho dân chúng ở các thị trấn duyên hải đều kinh sợ. Phần thưởng lớn lao nhất của ông là chiếc tàu “Hào quang Nam Hải” của Tây Ban Nha chở đầy những của cải quý giá. Bắt giữ tàu này một cách bất ngờ, ông chiếm được rất nhiều đá quý, những chiếc rương đầy vàng và hàng tấn bạc nguyên chất. Cuối cùng, chiếc tàu Golden Hind của ông chứa chất cả một kho tàng quý báu.

Ông trở về quê nhà như thế nào? Tất cả các thuộc địa Tây Ban Nha ở Mỹ Châu xôn xao khuấy động chống ông. Ông quyết định đi con đường vòng quanh mà thật ra là con đường ngắn nhất để trở về quê hương. Ông tiếp tục đi ngược lên bờ biển vùng California, vượt Thái bình dương rồi cho tàu đi vòng quanh Phi châu để trở về Anh quốc. Chuyến đi của ông là chuyến đi thứ hai vòng quanh thế giới. Nhưng chuyến đi của ông còn quan trọng nhiều hơn vì nhiều lý do khác. Không những ông đã mang về quê hương một kho tàng đáng giá hàng triệu bạc, mà ông còn chứng tỏ cho người ta thấy rằng biển Nam (Thái bình dương) không còn là cái hồ của người Tây Ban Nha nữa, mà là cái hồ của người Anh. Khi về tới quê hương, ông được đón tiếp vô cùng long trọng. Nữ hoàng Elizabeth lên tận trên tàu Golden Hind phong tước hầu cho ông “Hầu tước Francis Drake”.

TÂY BAN NHA PHẢN CÔNG NHƯNG THẤT BẠI

­- Hoàng đế Philip Tây Ban Nha chuẩn bị tấn công Anh quốc

Hoàng đế Tây Ban Nha vô cùng tức giận về các vụ “Đoàn chó biển” của Anh tấn công vào tàu thuyền và dân chúng cũng như lãnh thổ thuộc địa của nước ông. Vụ tấn công và thành công gần đây nhất của Drake quả là hết sức quá đáng khiến cho nhà vua không thể nào chịu đựng được nữa. Ông thông báo cho nữ hoàng Anh hay rằng Drake chỉ là tên hải tặc không hơn không kém, và cần phải được treo cổ. Thật ra hoàng đế Philip căm giận Anh quốc vì một lý do khác sâu xa hơn. Nhiều quốc gia Âu châu trong đó có cả Anh quốc đã ly khai giáo hội La Mã từ đầu thế kỷ thứ XVI. Là một nhà cầm quyền công giáo quyền thế nhất Âu châu, hoàng đế Philip cho rằng đã đến lúc phải đè bẹp Anh quốc. Ông cho tập trung một hạm đội gồm 130 chiến thuyền, chứa 19.000 quân sĩ và 8.000 thủy thủ để tiến đánh Anh quốc. Đoàn quân viễn chinh lớn lao này được mệnh danh là “Invincible Armada” có nghĩa là “Hạm đội bất khả bại”.

- Hạm đội Tây Ban Nha bị đại bại

Khi hạm đội Tây Ban Nha đến eo biển Anh quốc (biển Manche) thì gặp ngay 150 chiến tàu của Anh đang chờ sẵn. Trong số các vị chỉ huy hạm đội Anh có hầu tước Francis Drake và nhà thám hiểm kiêm thuyền trưởng Martin Frobisher. Chiến tàu Anh có thể chạy nhanh hơn và bắn giỏi hơn chiến tàu Tây Ban Nha. Tàu Anh lao tới lao lui quanh các chiến tàu Tây Ban Nha bắn thật nhanh rồi thoát đi trước khi chiến tàu Tây Ban Nha kịp bắn trả. Đồng thời, hạm đội Anh cho phóng ra các chất cháy vào giữa các chiến tàu Tây Ban Nha.

Trận chiến ác liệt kéo dài trong nhiều ngày và sau cùng hạm đội Tây Ban Nha phải chạy trốn ra ngoài eo biển Anh (biển Manche), nhưng vẫn bị các chiến tàu Anh truy kích ráo riết. Thời tiết lại thuận lợi cho quân Anh. Gió nổi lên dữ dội. Đoàn tàu chiến bại của Tây Ban Nha chạy thoát được trong cuộc chiến nhưng lại bị gió thổi đánh giạt vào bờ hay bị cuốn chìm vào lòng biển. Những chiếc còn lại vô vọng chạy tán loạn. Nước Tây Ban Nha kiêu hùng giờ đây bị thảm bại nhục nhã mất đi 1/3 chiến tàu và hàng ngàn quân sĩ.

Sau trận thất bại của hạm đội Armada vào năm 1588, sức mạnh của Tây Ban Nha bắt đầu lung lay. Cả gần một thế kỷ, quốc gia Tây Ban Nha đã từng là một quốc gia hùng mạnh nhất Âu Châu, nhưng giờ đây Anh quốc đã cho thế giới thấy rằng Tây Ban Nha đã bị đánh bại. Và từ đây nhân dân các quốc gia khác có thể đến định cư lập nghiệp tại Tân Thế Giới mà không còn sợ bị Tây Ban Nha ngăn chặn. Trong chương tới, chúng ta sẽ tìm hiểu Anh quốc đã thành lập các thuộc địa ở Bắc Mỹ như thế nào.

*

* *


CHƯƠNG IV

NGƯỜI ANH THIẾT LẬP NHỮNG THUỘC ĐỊA HÙNG MẠNH Ở BẮC MỸ
... The heavy night hung dark

The hills and waters e’ver

When a band of exiles meored their bark

On the wild New England shore.

Not as the conqueror come

They, the true-hearted, came:

Not with the roll of the stirring drums,

And the trumpet that sings of fame...

What sought they thus afar?

Bright jewels of the mine?

The wealth of seas, the spoils of war?

They sought a faith’s pure shrine!

...

Đa số chúng ta đều biết những câu thơ trên đây trích trong bài thơ nói về những người Thanh giáo và cuộc đổ bộ của họ lên bờ biển ở vùng Tân Anh. Không giống những người dũng cảm Tây Ban Nha đi chinh phục, những người Anh này chỉ là những người đi tìm quê hương mới ở Tân Thế Giới. Họ không chú ý đến của cải, những đồ trang sức rực rỡ và quý giá trong các kho tàng, mà chỉ khởi công một cuộc đời mới, nơi mà họ có thể tự do thờ phượng theo ý muốn.



Ngay cả trước khi người Thanh giáo đổ bộ lên Plymouth, đã có một làng định cư được thành lập ở xa về phía Nam, nơi mà ngày nay gọi là Virginia. Liên tiếp những năm sau đó, nhiều giống người khác đến lập nghiệp dọc theo bờ biển Bắc Mỹ. Những người này đến Tân thế giới lập nghiệp vì nhiều nguyên nhân. Dù rằng cũng có nhiều người thuộc các quốc gia khác, nhưng hầu hết những người này là thanh niên, phụ nữ Anh. Ngoài các làng định cư của những người thuộc các quốc gia Âu châu khác, các thuộc địa Anh lần lần phát triển rồi sau này biến thành quốc gia Hoa Kỳ. Trong chương này, chúng ta sẽ bàn về các giai đoạn khởi đầu của Hoa Kỳ. Khi đọc chương này, các bạn nên nhớ những vấn đề dưới đây:

1. Tại sao người Anh đã đi đến Tân Thế Giới và đi bằng cách nào?

2. Thuộc địa thành công của Anh đầu tiên đã khởi sự như thế nào?

3. Những thuộc địa miền Tân Anh được thành lập ra sao?

4. Những thuộc địa miền Nam nào đã được thành lập?

5. Những thuộc địa miền Trung được thành lập như thế nào?


PHẦN MỘT

TẠI SAO NGƯỜI ANH ĐÃ ĐI ĐẾN TÂN THẾ GIỚI VÀ ĐI

BẰNG CÁCH NÀO?
Chúng ta nên nhớ rằng trong khi Tây Ban Nha đã thiết lập được đế quốc vĩ đại ở Tân Thế Giới thì Anh quốc hãy còn là một quốc gia nhược tiêu. Tuy nhiên, sức mạnh đang lên của Anh được thấy rõ khi hải lực Anh đánh bại hạm đội Armada của Tây Ban Nha. Vào đầu thế kỷ thứ XVII, người Anh đã bắt đầu chú ý đến việc thành lập thuộc địa ở Bắc Mỹ.

Vào lúc này người ta chỉ có cách vượt đại dương bằng những thuyền buồm nhỏ. Những thuyền buồm này thường chở đầy những người và thiếu tiện nghi. Loại tàu thuyền này hoàn toàn tùy thuộc vào thời tiết. Dùng thuyền buồm vượt đại dương để đi tới Bắc Mỹ người ta phải mất nhiều tháng. Nếu chẳng may gặp phải gió mạnh hay bão tố, tàu thuyền có thể bị cuốn chìm vào trong lòng biển và sẽ chẳng bao giờ tới nơi được. Cũng vào thời kỳ này, ít có người biết đến Bắc Mỹ nên ít có ai đến đây định cư. Thế nhưng tại sao thanh niên phụ nữ Anh lại sẵn sàng chịu đựng gian khổ mà ra đi như vậy để đến Bắc Mỹ lập nghiệp.

Lẽ dĩ nhiên trong đó có một số người vì có óc mạo hểm và phiêu lưu như người Tây Ban Nha mà đến Tân Thế Giới để hy vọng đi tìm được vàng. Nhưng hầu hết những người Anh đi lập nghiệp ở Bắc Mỹ này đều có những lý do khác. Ta sẽ bàn đến dưới đây.



NGƯỜI ANH THIẾT LẬP THUỘC ĐỊA Ở MỸ CHÂU

NHỮNG NGƯỜI ĐI LẬP NGHIỆP VÌ TỰ DO



- Mỹ Châu có nghĩa là tự do sống cuộc đời tốt đẹp hơn

Có nhiều lý do khiến thanh niên phụ nữ Anh sẵn sàng rời bỏ tổ quốc để đi Tân Thế Giới. Có một điều là hầu hết dân Anh đã từng là nông dân. Họ đã từng mướn ruộng của các địa chủ giàu có để cày cấy sinh nhai. Vào lúc các nhà địa chủ kiếm tiền nhiều hơn bằng cách nuôi cừu bán len nên giữ ruộng đất lại để làm đồng cỏ chăn nuôi. Như thế họ chỉ giữ lại một số ít người trông coi súc vật của họ. Vì vậy mà có một số đông người mất nhà mất nghiệp. Họ lang thang khắp nơi để tìm công ăn việc làm. Nhiều người phải đi ăn xin hoặc trộm cắp thực phẩm. Chính quyền Anh lúc bấy giờ đối xử với những người lang thang này rất là khắc nghiệt. Nhưng tVì vậy mà có một số đông người mất nhà mất nghiệp. Họ lang thang khắp nơi để tìm công ăn việc làm. Nhiều người phải đi ăn xin hoặc trộm cắp thực phẩm. Chính quyền Anh lúc bấy giờ đối xử với những người lang thang này rất là khắc nghiệt. Nhưng Tân Thế Giới đã mở ra cho họ một cơ hội đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn.



- Mỹ châu có nghĩa là tự do hơn để làm chủ đất đai.

Vào đầu thế kỷ thứ XVII, rất nhiều người ở Anh chẳng bao giờ nghĩ rằng mình có thể làm chủ một số đất đai. Hầu hết đất đai ở Anh thuộc về giai cấp thượng lưu, rồi được truyền lại cho dòng con trưởng, cho nên các dòng con thứ sau này trở nên bần nông. Tuy nhiên, ở Tân Thế Giới có thừa đất đai cho mỗi người. Ngay những người nghèo khó cũng có thể trở nên địa chủ ở Bắc Mỹ.



- Mỹ châu có nghĩa là tự do tôn giáo

Còn một lý do nữa khiến cho người ta phải bỏ Anh quốc ra đi. Ở Âu châu vào đầu thế kỷ thứ XVII, nhà cầm quyền thường kiểm soát chặt chẽ tín ngưỡng của dân chúng. Dân chúng không được thờ phượng theo ý muốn. Chẳng hạn như tại Anh quốc, dân chúng bắt buộc phải công nhận nhà vua như vị lãnh đạo giáo hội Anh. Họ bị bắt buộc phải đi dự lễ và chấp nhận những giáo lý của giáo hội cũng như dâng tiền đóng góp.

Nhiều người Anh không thích những sự khắt khe về tín ngưỡng này. Những người công giáo mộ đạo không thể nào chấp nhận giáo lý của giáo hội Anh, vì nó khác xa với giáo lý công giáo. Họ tin rằng chỉ có giáo hoàng ở La Mã mới là người lãnh đạo hợp pháp của giáo hội. Mặt khác, lại có nhiều người nghĩ rằng giáo hội Anh quốc cũng quá đáng như giáo hội công giáo. Những người này không muốn có gì thay đổi trong giáo hội Anh mà cũng không hoàn toàn ly khai để thiết lập một hệ phái khác. Bất kể là lý do nào, những ai không muốn tuân theo những luật lệ về tôn giáo của Anh đều bị nghiêm trị. Vì thế cho nên có nhiều người Anh muốn đi xa tới Mỹ châu để lập nghiệp, nơi mà họ có thể tự do thờ phượng theo ý muốn.

- Mỹ châu có nghĩa là tự do tham dự vào chính quyền

Mặc dầu vào thế kỷ thứ XVII, dân Anh có nhiều quyền hành hơn những người dân ở các quốc gia khác, những họ cũng không hài lòng với chính phủ Anh. Anh hoàng James Đệ Nhất (người kế vị nữ hoàng Elizabeth) và con trai của ông là hoàng đế Charles I đều tin rằng Thượng đế trao cho nhà vua toàn quyền cai trị quốc gia. Cả vua James I và vua Charles I đều nghĩ rằng nhân dân phải chấp nhận những gì mà nhà vua cho là phải, là tốt mà không được thắc mắc. Nhiều người Anh tin rằng dưới một chế độ như vậy là bị mất nhiều quyền hành. Nếu họ đi đến các thuộc địa ở Mỹ châu thì họ có thể được phục hồi các quyền hành tham dự vào chính quyền. Họ sẵn sàng đánh đổi tiện nghi ở quê hương cũ để lấy tự do ở đất mới.

CÔNG CUỘC KHỞI ĐẦU CÁC THUỘC ĐỊA NHƯ THẾ NÀO?

Giả thử chúng ta là người Anh ở vào thế kỷ thứ XVII, và vì một lý do đã nói ở trên chúng ta muốn đến Mỹ châu để lập nghiệp thì chúng ta phải làm gì? Chúng ta không thể khởi hành bằng cách dùng thuyền buồm vượt Đại tây dương theo kiểu cổ xưa mà chúng ta đã thấy. Hẳn là chúng ta phải tiếp xúc với những người chú ý đến việc thành lập thuộc địa.



- Các công ty mậu dịch tài trợ cho các thuộc địa

Dù cho việc đi Tân Thế Giới là lý do cá nhân nào đi nữa thì hầu hết những người đi lập nghiệp này đều có một mục đích là đi kiếm tiền. Chúng ta hãy nhớ rằng các thương gia Bồ Đào Nha nhờ buôn bán với Ấn Độ mà đã trở nên rất giàu có. Các thương gia và doanh nhân người Anh muốn thành lập các thuộc địa ở Tân Thế Giới cũng có cùng một mục đích như trên. Họ hy vọng trở nên giàu có bằng cách thành lập các thuộc địa và buôn bán với các thuộc địa này. Tuy nhiên, không phải bất cứ thương gia nào cũng có đủ tiền để sắm và trang bị tàu thuyền cùng gánh chịu những tổn thất nếu chẳng may có tai biến làm cho tàu đắm. Cho nên một số thương gia đã thành lập nhiều công ty. Và như vậy mỗi thương gia phải đóng góp một phần tiền hùn cần thiết và hy vọng sẽ nhận được một phần tiền lời.



- Cần phải có giấy phép đặc quyền

Trước khi khởi sự thiết lập một thuộc địa, ngoài việc cần phải có tiền để mua sắm tàu thuyền và đồ trang bị, còn cần phải có một điều kiện khác nữa, đó là: 1/- Giấy phép được định cư ở một vùng nào. 2/- Quyền thiết lập một chính phủ ở nơi định cư. Giấy phép được định cư và thiết lập chính phủ do nhà vua ban cho bằng một tài liệu gọi là giấy phép đặc quyền hay hiến chương ban đặc quyền. Thường thường, hiến chương này được ban cấp cho các công ty mậu dịch. Tuy nhiên, đôi khi hiến chương ban đặc quyền cũng được ban cấp cho các nhà quý tộc giàu có mà họ thường là bạn bè thân tín của nhà vua. Các nhà quý tộc thành lập thuộc địa thì gọi là các ông chủ (proprietors). Cả các ông chủ lẫn công ty mậu dịch đều cần những thanh niên phụ nữ sẵn sàng chấp nhận chuyến đi xa xôi hiểm nghèo tới các thuộc địa ở Mỹ châu. Cho nên nếu chúng ta muốn lập nghiệp ở Mỹ châu, chúng ta nên cần tìm gặp các ông chủ quý tộc hay các công ty để thu xếp những gì cần thiết cho chuyến đi.



- Dân nghèo cũng có thể đi Tân Thế Giới được

Nếu chúng ta có một số tiền như những người đi định cư thì chúng ta phải trả tiền cước phí và tiền chi phí hàng ngày. Nhưng nếu chúng ta không có tiền, chúng ta cũng có thể đi tới thuộc địa được, miễn là chúng ta sẵn sàng từ bỏ tự do của chúng ta trong vài năm. Chúng ta có thể điều đình với các vị thuyền trưởng về vấn đề cước phí. Ông ta sẽ chuyên chở chúng ta mà không lấy tiền, nhưng ông ta sẽ thu tiền lại ở thuộc địa nào mà họ cần chúng ta phục vụ cho họ. Như vậy chúng ta sẽ trả cho người nào đã trả tiền cước phí cho chúng ta bằng cách làm việc cho người đó trong một thời gian thường thì từ 4 đến 7 năm- và chúng ta sẽ được gọi là indentured servants (công nhân có ký giao kèo). Khi phục vụ hết thời gian ấn định trên, chúng ta có thể làm chủ một số đất và chính chúng ta canh tác để sinh nhai. Điều kiện điều đình như trên đối với chúng ta quả là nặng nề. Tuy nhiên, hàng ngàn người đã chụp lấy cơ hội này để đi tới các thuộc địa Anh quốc, để nhận chịu làm công nhân một thời gian.

Bây giờ chúng ta đã hiểu rõ tại sao người Anh đã sẵn sàng trở thành những người đi lập nghiệp, và họ đã dàn xếp như thế nào để thực hiện thành lập các thuộc địa lúc ban đầu. Phần còn lại của chương này, chúng ta sẽ bàn thêm về 13 thuộc địa của Anh quốc được thành lập ra sao?

*

* *


PHẦN HAI

THUỘC ĐỊA THÀNH CÔNG ĐẦU TIÊN CỦA ANH

ĐÃ KHỞI LẬP NHƯ THẾ NÀO?
Khởi công một nơi định cư ở miền đất xa xôi không phải là dễ dàng. Thực vậy, cố gắng đầu tiên của người Anh để thiết lập một thuộc địa ở Tân Thế Giới đã thất bại.

- Hầu tước Walter Raleigh đã thất bại trong việc cố gắng khởi lập một thuộc địa

Vào hậu bán thế kỷ thứ XVI, khi mà đoàn chó biển Anh quốc tấn công và chiếm giữ các tàu thuyền chở báu vật của Tây Ban Nha thì một người phiêu lưu Anh tên là Walter Raleigh đã cố gắng thuyết phục nữ hoàng Elizabeth để ông thiết lập một thuộc địa ở Tân Thế Giới. Ông gửi đi một đoàn người thám hiểm vùng bờ biển mà ngày nay gọi là North Carolina. Đoàn người này nhận thấy rằng đất đai và khí hậu ở đây rất thuận lợi. Vùng này được đặt tên là Virginia.

Mặc dầu ông đã chi một số tiền lớn để di dân đến lập thuộc địa ở Tân Thế Giới, nhưng cuối cùng ông đã thất bại. Nhóm người này sau đó di chuyển đến đảo Roanoke ở ngoài khơi vùng bờ biển Carolina và mất tích một cách bí mật. Sau đó vài năm, một chiếc tàu từ Anh quốc đến đảo Roanoke không tìm thấy dấu hiệu gì của đoàn người định cư này. Người ta chỉ còn thấy một đồn lũy bỏ hoang, và những người trong đồn đã biến mất. Cho đến nay, không ai biết rõ biến cố nào đã làm cho đoàn người định cư ở đảo Roanoke này biến mất. Mãi tới 20 năm sau vụ thất bại này, Anh quốc mới lại cố gắng thiết lập một thuộc địa khác.

- Việc thành lập Jamestown

Vào một ngày cuối tháng tư năm 1607, ba chiếc tàu buồm nhỏ bé tiến vào cửa vịnh Chesapeake Bay. Đoàn người trên những chiếc tàu này đã sống trong những ngày dài đen tối và thảm đạm khi vượt Đại tây dương. Nhưng họ cảm thấy sung sướng khi đoàn tàu của họ tiến gần tới bờ biển đầy cỏ non xanh của mùa xuân. Ở cực Nam vịnh này, người ta thấy một cửa sông rộng lớn. Đoàn tàu từ từ ngược dòng sông và sau cùng người ta tìm được một nơi vừa ý để đổ bộ lên. Tại đây, đoàn người bắt đầu ra công làm việc để thiết lập một làng định cư. Chính những người đến Mỹ châu vào năm 1607 để lập nghiệp này là do công ty London chuyên chở đến. Công ty này đã được thành lập để phát triển công việc mậu dịch ở Bắc Mỹ. Công ty này được hoàng đế James I của Anh quốc ban cho đặc quyền thành lập những làng định cư dọc theo bờ biển mà ngày nay gọi là tiểu bang Virginia và North Carolina. Để vinh danh và ghi ơn hoàng đế James Đệ nhất, những người đi khai phá định cư này đặt tên sông đó là James, và làng định cư này là Jamestown. (xem bản đồ trang 92).



tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương