UỶ ban nhân dân tỉnh quảng trị



tải về 3.28 Mb.
trang7/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.28 Mb.
#21656
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   26

    • Mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu:

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã không ngừng phát triển, đáp ứng phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, đóng góp một phần vào nguồn thu ngân sách địa phương hàng năm.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 92 cửa hàng bán lẻ xăng, dầu đang hoạt động, trong đó có 6 CH loại I, 11 CH loại II và 75 CH loại III. Tuy nhiên, việc phân bổ mạng lưới cửa hàng xăng dầu hiện nay chưa thật hợp lý, hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến QL 1A phát triển mạnh, song một số địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa quá thưa thớt dẫn đến việc đi lại mua xăng, dầu của nhân dân tại các địa phương này gặp khó khăn. Trình độ quản lý và năng lực công tác của các cơ quan quản lý nhà nước chưa theo kịp với cơ chế kinh tế thị trường nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.



Biểu 3.13. Số lượng cửa hàng KDXD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Huyện, thành phố, thị xã

Số lượng CH xăng, dầu

Loại cửa hàng

loại I

loại II

loại III

1. TP. Đông Hà

15

1

2

12

2. Thị xã Quảng Trị

4

0

1

3

3. Huyện Vĩnh Linh

14

1

1

12

4. Huyện Gio Linh

12

0

0

12

5. Huyện Cam Lộ

12

2

1

9

6. Huyện Triệu Phong

8

0

1

7

7. Huyện Hải Lăng

12

2

3

7

8. Huyện Hướng Hóa

12

0

2

10

9. Huyện Đakrông

3

0

0

3

10. Huyện đảo Cồn Cỏ

0

0

0

0

Tổng số

92

6

11

75

Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị

4. Đánh giá thực trạng tình hình đầu tư sản xuất kinh doanh tại khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo

Đến nay tính toàn khu đã có 314 doanh nghiệp (trong đó có 05 doanh nghiệp FDI) và gần 1.500 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động, hàng năm nộp ngân sách nhà nước trên 30 tỷ đồng.

Về dự án đầu tư sản xuất kinh doanh: tính đến tháng 6 năm 2012, tại Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo có 43 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 3.192,62 tỷ đồng, trên diện tích đất thuê là 248,5 ha; trong đó có 35 dự án đã đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư là 2.777,5 tỷ đồng, trên diện tích đất thuê 11,2ha; 03 dự án đang triển khai xây dựng, với tổng vốn đầu tư 225 tỷ đồng, trên diện tích đất thuê 86,4ha; 04 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng sổ vốn đầu tư 155 tỷ, diện tích đất dự kiến 97,75ha; 01 dự án đang làm thủ tục đầu tư, với số vốn đầu tư 35 tỷ đồng, diện tích đất dự kiến 1,1ha.

Có 351 đề án kinh doanh thương mại, dịch vụ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 847,93 tỷ đồng.

- Theo số liệu thống kê của hải quan, kim ngạch XNK và số thu ngân sách tại Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 như sau:

Năm

Nhập khẩu (USD)

Xuất khẩu (USD)

Số thu thuế (tỷ đồng)

2007

72.429.284

35.120.622

55,7

2008

85.510.706

46.903.438

47,7

2009

52.198.761

32.917.248

37,8

2010

63.604.538

29.792.730

47,2

2011

73.445.639

27.806.579

26,1

7 tháng 2012

139.117.904

28.630.658

12,6

Ngoài ra, xuất khẩu tiểu ngạch của cư dân biên giới từ nguồn hàng sản xuất tại chỗ và nguồn hàng từ nội địa, ước khoảng trên 30 triệu USD/ năm.

- Ưu điểm, lợi thế:

+ Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông –Tây, có trục đường bộ Xuyên Á nối liến các nước Mianma – Thái Lan – Lào và Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo.

+ Ngoài chính sách được hưởng các ưu đãi tối đa theo quy định hiện hành của pháp luật áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, điểm khác biệt của Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo so với các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu khác trong cả nước.

+ Chính sách ưu đãi đối với hàng hóa từ nội địa đưa vào Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo được hưởng thuế suất thuế GTGT là 0% là chính sách ưu đãi đặc biệt được áp dụng cho khu vực, đã phần nào tạo điều kiện cho phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất nhập khẩu và cải tiện đời sống dân sinh trong khu vực.



- Nhược điểm, tồn tại: là mô hình mới được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt, nhưng khi hướng dẫn các quy định chung, các Bộ, ngành TW chưa chú ý đến tính đặc thù của Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo nên trong quá trình triển khai đã gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc.

          1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

  1. Những điều kiện thuận lợi

Một là, Tỉnh Quảng Trị nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A, Quốc lộ 9 – tuyến giao thông đường bộ của trục hành lang Kinh tế Đông – Tây, tuyến đường sắt Bắc – Nam, tuyến vận tải đường biển; điều kiện hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi cho phát triển các dòng lưu thông hàng hóa trong tỉnh và giữa tỉnh với bên ngoài.

    • Điều kiện địa hình của tỉnh thuận lợi cho phát triển hệ thống đường giao thông đường bộ, đường thủy, vận tải ven biển và nhất là tuyến đường sắt xuyên Việt.

    • Hệ thống đường giao thông trong tỉnh, trong vùng và liên vùng đã được đầu tư phát triển khá tốt trong những năm vừa qua như tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh,…

    • Khoảng cách giữa thị trường Quảng Trị với Huế và Đà Nẵng – hai thị trường lớn của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung – là tương đối gần và có hệ thống giao thông thuận lợi.

Hai là, Tiềm năng và định hướng phát triển sản xuất một số nông sản hàng hoá qui mô lớn và phát triển công nghiệp chế biến nông sản là điều kiện thuận lợi để Quảng Trị gia tăng qui mô thương mại với bên ngoài, kể cả xuất khẩu.

+ Các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng sản xuất và có qui mô lớn của Quảng Trị và có thể cung cấp ra bên ngoài như cà phê, cao su, sắn, và một số sản phẩm thủy sản.

+ Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2020 cho thấy tính bất cân xứng giữa cơ cấu sản phẩm sản xuất và cơ cấu tiêu dùng hàng hoá trên địa bàn sẽ ngày càng lớn do định hướng tập trung phát triển vào các ngành sản xuất có lợi thế. Chính sự bất cân xứng đó sẽ là cơ hội để thương mại phát triển quan hệ với bên ngoài nhằm gia tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm được sản xuất với qui mô lớn và gia tăng nguồn hàng cung cấp cho tiêu dùng, kể cả tiêu dùng cho sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Ba là, Quá trình đô thị hoá nhanh chóng, cũng như sự phát triển của hoạt động du lịch sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ phân phối theo hướng văn minh, hiện đại, tạo cơ sở cho phát triển thương mại bền vững, các nguồn lực được thu hút theo hướng xã hội hoá cũng tạo điều kiện để phát triển mở rộng hệ thống thương mại của tỉnh...


  1. Những khó khăn chủ yếu

Một là, Quy mô nền kinh tế Quảng Trị còn nhỏ bé, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp là thách thức cho tỉnh trong việc tích luỹ đầu tư phát triển ngành và hạn chế quy mô thương mại của tỉnh. Những thách thức về môi trường đầu tư là những trở ngại lớn cho thu hút đầu tư phát triển thương mại.

Hai là, Quy mô thị trường tiêu thụ nội tỉnh còn nhỏ: Trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Quảng Trị là tỉnh có dân số ít thứ 2 (chỉ xếp trên tỉnh Ninh Thuận) và cũng là tỉnh có mật độ dân cư thấp thứ 2 (chỉ xếp trên tỉnh Quảng Bình). Mức thu nhập bình quân đầu người của dân cư thấp cũng là trở ngại lớn cho phát triển thương mại trong tỉnh trên các phương diện. Tỉnh ở xa các thị trường trung tâm nên ảnh hưởng lan tỏa từ các khu vực kinh tế năng động còn chậm.

Ba là, Cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành thương mại mặc dù ngày càng được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn là yếu tố hạn chế phát triển thương mại trong tỉnh và với bên ngoài.

Bốn là, Cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng là bất lợi đối với phát triển thương mại trên các phương diện như:

+ Tốc độ gia tăng nhu cầu mua sẽ thấp hơn so với các tỉnh có tỷ trọng công nghiệp cao do tính tự cấp, tự túc trong các vùng sản xuất nông nghiệp thường cao, thu nhập bình quân từ sản xuất nông nghiệp thấp hơn so với sản xuất công nghiệp. Do đó, triển vọng tăng trưởng qui mô lưu chuyển hàng hoá bán lẻ sẽ không cao.

+ Dân cư trong khu vực sản xuất nông nghiệp nói riêng và khu vực nông thôn nói chung thường không tạo ra “sự bùng nổ” về tiêu dùng do điều kiện thu nhập cũng như khát vọng tiêu dùng thấp. Điều này sẽ hạn chế khả năng phát triển nhanh của các loại hình bán lẻ hiện đại.

Năm là, Trình độ nguồn nhân lực, vốn, phát triển khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý và thói quen trong sản xuất và tiêu dùng.

+ Trình độ nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế là thách thức cho tỉnh trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh.

+ Thói quen trong sản xuất và tiêu dùng tự cung tự cấp làm cản trở sự phát triển thương mại cả về phương diện cung và cầu của thị trường.

+ Thách thức về vốn, trình độ phát triển khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý thấp là trở ngại cho sự phát triển thị trường và hoạt động thương mại.

Những thách thức này đòi hỏi ngành thương mại Quảng Trị phải có các giải pháp thích ứng, phù hợp trong thời gian tới.

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2002 - 2010


  1. So sánh các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế

Biểu 2.14. Kết quả hoạt động thương mại giai đoạn 2001-2010 so với Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị đến năm 2010

TT

Chỉ tiêu

Dự báo

của quy hoạch



Thực hiện

Kết quả thực hiện

so với dự báo



2001

-

2005



2006

-

2010



2001

-

2005



2006

-

2010



2001 – 2005

2006 - 2010

Tăng

/giảm


Đạt, vượt/

không đạt



Tăng

/giảm


Đạt, vượt/

không đạt



1

Giá trị tăng thêm ngành thương mại cuối kỳ - Giá so sánh (tỷ đồng)*

101

189

178,6

275,0

+77,6

Vượt

+96,4

Vượt




Tỷ trọng trong tổng GDP của tỉnh (%)*

11,5

12,2

10,1

10,9

-1,4

Không đạt

-1,3

Không đạt

2

Kim ngạch XK cuối kỳ (Triệu USD)

30-35

70-80

12,344

63,383




Không đạt




Không đạt




Tốc độ tăng bình quân (%/năm)

13,5

14,5

-10,8

38,8

-24,3

Không đạt

+24,3

Vượt

3

Kim ngạch NK cuối kỳ (Triệu USD)

25

40

33,011

68,436

+8,011

Vượt

+35,43

Vượt




Tốc độ tăng bình quân (%/năm)

14,0

14,0

19,27

15,7

+5,3

Vượt

+1,7

Vượt

4

Tổng mức BLHH & DTDVTD cuối kỳ (nghìn tỷ đồng)

2.000

3.850

2.985

9.020

+ 985

Vượt

+ 5.170

Vượt




Tốc độ tăng bình quân (%/năm)

11-14

11-14

22,6

24,75

8,6-11,6

Vượt

10,75 – 13,75

Vượt

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Trị đến năm 2011; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị các năm 2005 - 2011 .

  1. Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong thực hiện quy hoạch

    1. Những kết quả đạt được

Quy hoạch phát triển thương mại đến 2010 của tỉnh dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và tình hình thực tế của địa phương. Các huyện, thành phố xây dựng quy hoạch phát triển thương mại ở địa phương mình.

Nhìn chung, quy hoạch phát triển thương mại đến 2010 được xây dựng phù hợp với tình hình thực tiễn, các nội dung, lĩnh vực không bị chồng chéo, ăn khớp giữa quy hoạch thương mại với quy hoạch các ngành khác.

Cơ sở hạ tầng thương mại ngày càng phát triển với sự xuất hiện của các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại. Tại thành phố Đông Hà và huyện, thị xã đã hình thành hệ thống cửa hàng tiện ích, siêu thị, đến nay địa bàn tỉnh có 04 siêu thị chuyên doanh, 05 siêu thị tổng hợp.

Hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu phát triển theo quy hoạch đề ra trên các tuyến đường quốc lộ, nội đô, liên thôn, liên xã, đến nay đã có 90 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh.

Hệ thống chợ đã được hướng dẫn sắp xếp tổ chức lại theo Nghị định 02/2003/NĐ – CP ngày 14/01/2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ - CP ngày 23/12/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 02/2003/NĐ – CP của Chính phủ Về phát triển và quản lý chợ, đảm bảo các cụm xã, xã, phường, thị tứ đều có chợ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Các giải pháp được đề ra để thực hiện mục tiêu của quy hoạch phát triển thương mại tương đối phù hợp với thực tế của địa phương như việc phát triển cơ sở hạ tầng thương mại gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong tỉnh và cung cấp ra bên ngoài, kể cả xuất khẩu, huy động tất cả các nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế tham gia theo nhiều hình thức đầu tư như liên doanh, liên kết giữa các địa phương, các doanh nghiệp thông qua các cơ chế chính sách huy động vốn, đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa sở hữu, cổ phần hóa các doanh nghiệp thương mại Nhà nước, kiện toàn về tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức quản lý và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát triển nguồn nhân lực…

Công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ nguồn nhân lực ngành thương mại cũng được thực hiện hàng năm như tổ chức các lớp nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, quản lý chợ, thương mại điện tử… nhằm đảm bảo cho các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh đúng theo quy định của nhà nước cũng như thực hiện theo đúng quy hoạch ngành thương mại. Thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cán bộ quản lý nhà nước về thương mại nắm bắt được những quy định phù hợp với tình hình mới tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hướng dẫn nhân dân, doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

2.2. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh đó, còn có một số những tồn tại trong quá trình thực hiện qui hoạch như:



    • Tuy bước đầu các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện đã có sự quan tâm đến công tác quy hoạch, quản lý theo quy hoạch nhưng việc quản lý theo quy hoạch của các cấp chính quyền chưa sâu, chưa tuân thủ theo đúng trình tự quy hoạch đặt ra.

    • Việc liên kết giữa thương mại với sản xuất để đầu tư tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn và ổn định chưa được chú ý. Các doanh nghiệp tham gia hội nhập còn nhiều lúng túng.

    • Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý theo quy hoạch chưa đồng bộ, chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế địa phương trong tiến trình hội nhập kinh tế.

    • Vai trò của thương nhân trong việc thực hiện qui hoạch phát triển thương mại của tỉnh để mở rộng sản xuất kinh doanh vẫn còn bị hạn chế.

    • Công tác thông tin kinh tế, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại còn chưa có hệ thống, đơn giản.

    • Vai trò của doanh nghiệp có vốn cổ phần nhà nước còn hạn chế, chưa thực sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để can thiệp vào thị trường khi cần thiết.

    • Một số mặt hàng tỉnh có lợi thế phát triển nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa có chiến lược phát triển và phương hướng đầu tư theo qui hoạch để tạo những mặt hàng xuất khẩu mới phù hợp với nhu cầu thị trường.

    • Hoạt động thương mại mới chỉ tập trung phát triển mạnh ở thị trường đô thị, trên địa bàn nông thôn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

    • Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thương mại còn thiếu, những cơ sở hiện có phần lớn đã bị xuống cấp, lạc hậu, không còn phù hợp với yêu cầu kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay.

- Hoạt động thương mại chưa thể hiện được là một ngành hỗ trợ tích cực các ngành khác trong phát triển kinh tế. Điều này đã hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

- Thị trường hàng hoá và số người kinh doanh buôn bán, dịch vụ tăng nhanh nhưng mang tính chất tự phát, phân tán, quy mô nhỏ, vốn ít, mua bán qua nhiều tầng nấc trung gian. Chưa thiết lập được mối liên hệ lâu dài giữa sản xuất với lưu thông, giữa bán buôn và bán lẻ theo những kênh lưu thông hợp lý, ổn định, đặc biệt là việc bán vật tư nông nghiệp, mua nông sản, thực phẩm để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá.

- Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh còn yếu, việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, sở hữu sản phẩm còn chậm, nhiều mặt hàng chất lượng thấp, qui cách, chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã chậm đổi mới, giá thành cao.

- Xuất khẩu hàng hoá tuy có bước tiến bộ nhưng qui mô còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng tỷ trọng hàng chế biến vẫn còn thấp, do đó khối lượng xuất khẩu có tăng nhưng giá trị thấp. Cơ sở tạo nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu phát triển chưa mạnh, chủ yếu thu mua trên thị trường.

- Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế đối với các doanh nghiệp tư nhân mặc dù đã được đổi mới và sửa đổi song vẫn còn nặng nề về thủ tục hành chính, còn chồng chéo, nhiều đầu mối, nhiều giấy phép. Quản lý Nhà nước về thương mại đã được đổi mới nhưng còn nhiều mặt chưa theo kịp với thực tiễn hoạt động thương mại... dẫn đến môi trường đầu tư chưa có sức cạnh tranh lớn so với các địa phương khác trong vùng. Công tác cải cách hành chính chưa đồng bộ nên việc xử lý, tháo gỡ các vướng mắc chưa kịp thời.

- Nguồn nhân lực trong ngành tuy đông nhưng không mạnh, chất lượng và tính chuyên nghiệp chưa được nâng tầm.

- Các ngành, các cấp chưa đề ra những chính sách đòn bẩy, các biện pháp hữu hiệu để khai thác tốt mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ du lịch và xuất khẩu.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thương mại do xây dựng từ lâu, đã xuống cấp, cần được nâng cấp và xây dựng lại. Việc hình thành các trung tâm thương mại tại các khu đô thị chưa được quan tâm đúng mức.



2.3. Nguyên nhân

Những hạn chế trong việc thực hiện quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể:



- Nguyên nhân khách quan:

Thời tiết không thuận lợi, thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều, gây hậu quả nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy đã được tăng cường đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, nhất là hạ tầng dịch vụ phụ trợ.

Nguồn vốn ngân sách còn nhiều hạn chế, nguồn vốn tín dụng Nhà nước cho các thành phần kinh tế còn thấp, hạn chế phần nào nguồn vốn đầu tư trung dài hạn cho các thành phần kinh tế để góp phần thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương. Nguồn vốn nước ngoài huy động còn thấp. Việc thực hiện xã hội hoá trong đầu tư phát triển hạ tầng thương mại còn chậm, còn có tư tưởng trông chờ vào ngân sách nhà nước.

Du lịch mang tính chất thời vụ cao, do vậy thu nhập bình quân đầu người hạn chế, sức mua chưa cao nên đã hạn chế sự phát triển của thị trường.

Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại của Quảng Trị đa phần có quy mô còn nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất nghèo nàn nên gây nhiều khó khăn trong quá trình mở rộng sản xuất và phát triển thị trường. Đồng thời, sự phối kết hợp giữa các ngành trong việc nghiên cứu thị trường, hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn bị hạn chế.

Kiến thức năng lực quản lý tổ chức điều hành của một bộ phận cán bộ làm công tác thương mại còn hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam.

Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ hiện nay đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý Nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.

Các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh thương mại mới chỉ đầu tư ngắn hạn, chắp vá để thực hiện từng thương vụ mà không có điều kiện đầu tư lớn và dài hạn. Chưa có nhiều dự án lớn đầu tư để xây dựng các cơ sở thương mại hiện đại đủ tầm cỡ vùng.

- Nguyên nhân chủ quan:

Việc triển khai, quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước chưa sâu sắc, thiếu các biện pháp tổ chức thực hiện.

Công tác quản lý Nhà nước còn chồng chéo, phân công phân cấp có mặt chưa rõ ràng. Việc phối hợp giữa các ngành chưa gắn kết chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước vẫn còn nặng ở một số đơn vị, địa phương.

Công tác cải cách hành chính chưa đồng bộ nên việc xử lý, tháo gỡ các vướng mắc chưa kịp thời; người dân vẫn còn phải chịu nhiều thủ tục phiền hà từ phía các cơ quan Nhà nước trong sản xuất kinh doanh. Công tác cán bộ còn yếu, thiếu những đột phá trong đổi mới đội ngũ cán bộ.

Nhận thức về công tác quy hoạch còn thiếu triệt để; công tác dự báo, xây dựng các giải pháp chưa kịp thời, xác thực.

Doanh nghiệp chưa tận dụng và nắm bắt được các cơ hội khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, chưa năng động trong cơ chế thị trường.

Phần thứ ba:



tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương