UỶ ban nhân dân tỉnh quảng trị


DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG



tải về 3.28 Mb.
trang8/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.28 Mb.
#21656
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   26

DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
I. CÁC YẾU TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH

1. Kinh tế thế giới và xu hướng phát triển thương mại quốc tế

Vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm mạnh đầu tư cho các hoạt động thương mại toàn cầu, làm trỗi dậy chủ nghĩa bảo hộ của các nền kinh tế trên khắp thế giới, tạo ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp mang tính tiêu cực đến hoạt động thương mại của Việt Nam nói chung và của Quảng Trị nói riêng.

Bên cạnh đó, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước đang tiến hành tái cơ cấu lại nền kinh tế, tạo ra một xu hướng mới là các nước trở nên phụ thuộc nhau hơn, cạnh tranh cũng như hợp tác giữa các nước trở nên phổ biến hơn, do đó việc điều chỉnh hoạt động thương mại cho phù hợp với diễn biến mới là việc làm rất cần thiết đối với các nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Môi trường quốc tế ảnh hưởng đến xuất khẩu:

Về thị trường thế giới, đang có những vận động mạnh mẽ theo xu hướng chuyển dịch từ Tây sang Đông, ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, từ chỗ chỉ chiếm gần 21% tỷ trọng thương mại quốc tế vào năm 1990, đến nay đó được coi là khu vực phát triển sôi động nhất thế giới và chiếm tới trên 30% thị phần trong xuất nhập khẩu toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang nổi lên trở thành những quốc gia có vị thế và tầm ảnh hưởng không nhỏ trong nền kinh tế thế giới. Nằm trong khu vực năng động này, hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng sẽ được hưởng những ngoại ứng tích cực.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế thế giới đạt tốc độ tăng trưởng bình quân sẽ đạt hơn 4%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, và đi kèm theo dó là nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả những quốc gia bạn hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam, sẽ tiếp tục tăng. Đây là yếu tố thuận lợi để các nước có hoạt động xuất khẩu, trong dó có Việt Nam, có thể đẩy mạnh xuất khẩu của mình.

Thương mại toàn cầu được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 7,4%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015, đạt 6,9%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020 và 6,5%/năm trong giai đoạn 2021-2025 và duy trì ở mức tăng trưởng này cho đến năm 2030. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tương ứng theo các giai đoạn trên tại khu vực các nước phát triển được dự báo đạt 6,0%/năm, 5,5%/năm và 5,3%/năm, các nước đang phát triển đạt 13,2%/năm, 9,9%/năm và 9,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tại các nước phát triển dự báo đạt 5,8% trong giai đoạn 2011 – 2015, 5,7% trong giai đoạn 2016 – 2020 và 5,5%/năm trong giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030, tại các nước đang phát triển đạt 11,5%/năm, 9,2%/năm và 8,7%/năm trong các giai đoạn tương ứng.

Những biến cố của kinh tế thế giới dẫn đến một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm hơn như hàng dệt may, giày dép các loại vào Hoa Kỳ và các nước EU, dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn và có khả năng suy giảm về kim ngạch. Vì thế, đây cũng là một nhân tố mới cần tính đến trong lựa chọn phương án, mục tiêu tăng trưởng ngành thương mại của tỉnh trong thời gian tới.

Các Hiệp định thương mại tự do, nhất là giữa các nước và các khu vực với nhau (FTA, RTA..) là một thách thức lớn đối với các nước không tham gia Hiệp định. Và ngay trong số các nước tham gia Hiệp định thì các nền kinh tế kém phát triển hơn cũng thường phải chịu thiệt thòi nhiều hơn.

Sức ép của toàn cầu hóa kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt và ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mại mới tinh vi hơn, như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hay các biện pháp chống bán phá giá,...

- Môi trường quốc tế ảnh hưởng đến thương mại nội địa:

+ Thị trường dịch vụ bán lẻ của Việt Nam được đánh giá có sức hấp dẫn thứ 3 trên thế giới, vì vậy được nhiều tập đoàn và công ty thương mại bán buôn và bán lẻ trên thế giới nhắm tới, trong đó thị trường tỉnh với lợi thế riêng nên sẽ thu hút được một số đối tác, điều đó vừa tạo thêm những yếu tố thuận lợi để phát triển thương mại, vừa báo hiệu những xung đột sẽ xảy ra giữa các doanh nghiệp thương mại của tỉnh và các nhà phân phối nước ngoài. Cần có sự phân công và hợp tác giữa các cơ cấu này để khai thác mặt thuận lợi và khắc phục những xung đột có thể xảy ra.

+ Những cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong nước sẽ gia tăng những tác động của thị trường dịch vụ phân phối thế giới đến sự phát triển của ngành thương mại tỉnh. Đến nay, Việt Nam đã mở cửa thị trường dịch vụ phân phối gồm cả 4 phân ngành (đại lý ủy quyền, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền kinh doanh) theo cam kết gia nhập WTO. Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ phân phối từ năm 2009. Hiện nay, một số tập đoàn, công ty thương mại bán buôn và bán lẻ của Đức, Pháp, Nhật Bản... đã có mặt ở Việt Nam và một số thành phố lớn. Như vậy, cùng với quá trình thực thi các cam kết của Việt Nam, sự tham gia của các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Hà Lan và sau là Trung Quốc, Singapore... sẽ có ở tỉnh vừa tạo cơ hội hợp tác giữa các nhà phân phối trong nước với các đối tác này, vừa cải thiện cơ cấu thương mại hiện đại, đồng thời tạo sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trong ngành.

+ Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối của thế giới với những đặc trưng như mức độ tập trung hơn (nổi lên các doanh nghiệp thương mại lớn, hoặc nhất thể hoá sản xuất - bán buôn - bán lẻ để tạo mạng lưới phân phối rộng rãi), các cửa hàng nhỏ truyền thống được thay thế bằng những cửa hàng bách hoá lớn hơn, quy mô trung bình của một cửa hàng tăng lên cả về doanh thu và lao động, mật độ phân bố cửa hàng bán lẻ giảm xuống, cửa hàng bán lẻ tham gia vào chuỗi cửa hàng hoặc hoạt động theo thoả thuận nhượng quyền của các công ty lớn hướng tới các phân đoạn chuyên biệt hơn trên thị trường; Vai trò của các nhà bán buôn truyền thống suy giảm, nhất là trên thị trường hàng tiêu dùng không bền, do các nhà sản xuất tự kiểm soát việc phân phối hoặc các nhà bán lẻ mở rộng buôn bán tận gốc, nhưng vai trò của các nhà bán buôn hiện đại tăng lên, nhất là đối với việc cung cấp trọn gói hàng tiêu dùng có giá trị cao, hàng vật liệu và sản phẩm có số lượng lớn; Thị trường dịch vụ phân phối có xu hướng cạnh tranh cao; Tác động của thương mại điện tử đến sự thay đổi toàn diện lĩnh vực phân phối, đặc biệt là sự xuất hiện các cửa hàng, siêu thị ảo hoặc giao dịch giữa các doanh nghiệp; Xu hướng cạnh tranh trong ngành để giảm chi phí chủ yếu bằng quy mô phân phối lớn, trình độ chuyên nghiệp hoá cao và tiêu chuẩn hoá mạng lưới phân phối...

Những xu hướng này sẽ có tác động và chi phối nhiều đến cơ cấu của từng phân ngành cũng như đến tầm quan trọng của từng phân ngành trong ngành dịch vụ phân phối.

2. Tác động của xu thế phát triển thương mại cả nước đối với phát triển thương mại của Quảng Trị

Trong những năm tới, Quy hoạch phát triển thương mại của cả nước sẽ bao gồm những định hướng cụ thể như sau:



- Tạo ra các không gian kinh tế, các không gian giao dịch mua bán hàng hóa và tổ chức các loại hình thương mại theo các không gian đó, gắn với các khu vực thị trường với các nhiệm vụ chính:

+ Bảo đảm có đủ chợ dân sinh, trước hết và chủ yếu là chợ xã và cụm xã, phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân nông thôn và miền núi.

+ Cải tạo, nâng cấp các chợ trung tâm huyện, thành, thị. Các chợ phường, liên phường ở các thành phố, thị xã từng bước được chuyển hoá thành các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và di chuyển ra ngoại vi để hình thành các chợ đầu mối bán buôn.

+ Xây dựng các chợ đầu mối bán buôn cấp tỉnh và cấp vùng; trong đó, chọn ra một số chợ để tiếp tục phát triển thành các sàn giao dịch, các trung tâm đấu giá.

+ Phát triển các loại hình TTTM, trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kho hàng, trung tâm logicstics và các loại hình thương mại điện tử (siêu thị "ảo", chợ "ảo"). Ưu tiên phát triển các loại hình thương mại hiện đại này tại các khu vực thành thị; trong đó, qui mô và trình độ tổ chức sẽ giảm dần từ các thành phố loại I đến loại II, loại III, các thị xã, các khu công nghiệp tập trung, các khu kinh tế lớn và khu vực nông thôn (thị trấn).

+ Đồng thời với việc phát triển các loại hình thương mại hiện đại là tăng cường ứng dụng các phương thức giao dịch, phương thức kinh doanh tiến tiến và hiện đại, như: liên kết chuỗi, nhượng quyền thương mại, mua bán qua mạng (nhà phân phối trung gian trên mạng, “chợ ảo” trên mạng)...



- Tạo ra các mối liên kết kinh tế và tổ chức các loại hình thương mại theo các mối liên kết kinh tế giữa sản xuất - lưu thông - tiêu dùng và giữa các khâu, các công đoạn trong quá trình lưu thông: hình thành và phát triển các loại hình tổng công ty, công ty kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành liên kết theo chiều dọc hoặc liên kết theo chiều ngang.

- Hoàn chỉnh cơ chế quản lý và tổ chức kinh doanh và một số mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù: mặt hạn chế có thể nói là yếu kém trong việc tổ chức thị trường nội địa trong những năm vừa qua là chưa xây dựng được cơ chế quản lý có hiệu quả và chưa thiết lập được một hệ thống phân phối có khả năng hạn chế được những biến động của thị trường trên một số mặt hàng quan trọng và đặc thù.

Từ những yếu tố trên cho thấy, từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, các cơ hội cho Quảng Trị phát triển thương mại sẽ có những thuận lợi, thể hiện qua các mặt sau đây:



- Công tác phân phối, lưu thông trên thị trường nội tỉnh sẽ được điều chỉnh và tổ chức tốt hơn, nhờ đó phương thức kinh doanh hàng hóa trên địa bàn tỉnh sẽ thay đổi theo hướng hiện đại, mang lại hiệu quả lớn hơn.

Trước hết, cơ hội phát triển của ngành thương mại của tỉnh không chỉ từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng, mà còn của cả vùng BTB&DHMT. Một mặt, nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ mang đến nhiều hơn nhu cầu của các ngành sản xuất về sử dụng dịch vụ phân phối chuyên nghiệp cho ngành thương mại tỉnh ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu; Mặt khác, tạo nên quỹ hàng hoá có sức cạnh tranh cao, tạo điều kiện thuận lợi để ngành thương mại cung ứng các dịch vụ phân phối chuyên nghiệp. Đồng thời, qua liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất trong các Vùng mà ngành thương mại tỉnh có khả năng phát huy vai trò trong các liên kết dọc định hướng theo nhu cầu thị trường, hình thành chuỗi cung ứng có giá trị gia tăng cao và bền vững cho các sản phẩm có lợi thế trong vùng, vừa thúc đẩy và tạo điều kiện để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng một cách bền vững, vừa tạo nên những rào chắn hữu hiệu bảo vệ các nhà sản xuất trong vùng trước những làn sóng hàng hoá từ thị trường thế giới thâm nhập vào vùng theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta;



- Các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại trong tỉnh phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho ngành thương mại trong thời kỳ tới.

Nhờ sự gia tăng các làn sóng thu hút đầu tư nước ngoài, phát huy vai trò của Quảng Trị trong hợp tác với các tỉnh trong các Vùng, một mặt làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ phân phối của các ngành sản xuất, của dân cư và khách vãng lai, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cải cách cơ cấu của ngành thương mại tỉnh theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Cũng như hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng được hoàn chỉnh sẽ tạo nhiều điều kiện và địa điểm thuận lợi cho phát triển mạng lưới các loại hình thương mại quy mô lớn và hiện đại. Quá trình đô thị hoá với việc xuất hiện nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp và khu dân cư, cũng như những dòng du lịch sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ phân phối theo hướng hiện đại hoá, tạo cơ sở cho phát triển thương mại hiện đại, bền vững. Các nguồn lực được thu hút theo hướng xã hội hoá cũng tạo điều kiện để phát triển hệ thống phân phối cho các doanh nghiệp thương mại tỉnh...



Bên cạnh những thuận lợi như trên, cũng tồn tại những thách thức:

Xuất phát từ thực trạng của ngành thương mại so với các yêu cầu phát triển thương mại của tỉnh trong những năm tới, đặc biệt là với việc thực hiện các mục tiêu về giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong khu vực dịch vụ, tỷ trọng thương mại hiện đại trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ, giá trị gia tăng của ngành thương mại trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng/người, diện tích bán lẻ hàng tiêu dùng/người...

Hơn nữa, còn có các thách thức về cơ sở hạ tầng xã hội nói chung và kế cấu hạ tầng thương mại hiện nay nói riêng còn chưa phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thương mại nhiều khu vực còn nghèo nàn, lạc hậu, không đáp ứng được mục tiêu phát triển. Ngoài ra, môi trường kinh doanh trên địa bàn chưa đủ khả năng tạo ra những xung lực, do đó chưa khuyến khích thương mại phát triển.

II. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG, CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

1. Dự báo thu nhập và quỹ mua dân cư

1.1. Dự báo về dân số, hộ gia đình

Trong giai đoạn dự báo từ nay đến năm 2020 và 2025, nhịp độ tăng dân số hàng năm của tỉnh sẽ có xu hướng giảm dần, do những yếu tố sau:

- Nhận thức chung của cộng đồng về sức ép của gia tăng dân số và vấn đề giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập ngày càng sâu sắc hơn và phổ biến hơn trong mọi tầng lớp dân chúng.

- Mục tiêu của chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình ở nước ta trong những năm tiếp theo sẽ được đảm bảo thực hiện tốt hơn nhờ các nguồn kinh phí tài trợ và sự trợ giúp của tiến bộ khoa học công nghệ tốt hơn.

- Đồng thời với sự giảm tỷ lệ sinh tự nhiên là sự giảm dân số cơ học của tỉnh trong giai đoạn dự báo sẽ diễn ra cùng với xu hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá của khu vực và các trung tâm kinh tế lớn khác trong nước.

Dự báo quy mô dân số chung của tỉnh tăng bình quân 0,3%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, bình quân 0,2%/năm trong giai đoạn 2021-2025 và đến 2030, dân số khu vực thành thị của tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2015 sẽ tăng 3,4%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tăng 4,2%/năm và giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tăng 7,2%/năm.




Biểu 3.1. Dự báo dân số tỉnh Quảng Trị




Đơn vị tính

2010

2015

2020

2025

Nhịp độ tăng

2011 – 2015 (%/năm)

Nhịp độ tăng

2016 – 2020 (%/năm)

Nhịp độ tăng

2021 – 2025 (%/năm)

Tổng dân số

Ng.Người

600,5

609,7

618,9

625,1

0,3

0,3

0,2

1. Thành thị

Ng.Người

170.5

201,2

247,6

350,5

3,4

4,2

7,2

% so tổng số

%

28,4

33.0

40.0

56,1










2. Nông thôn

Ng.Người

429.9

408,5

371,3

274,6

-1.0

-1,9

-5,9

% so tổng số

%

71.6

67.0

60.0

43,9










1.2. Dự báo thu nhập và quỹ mua dân cư

Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay của tỉnh và xu hướng tăng trưởng thu nhập của các nhóm dân cư trong giai đoạn vừa qua cũng như triển vọng phát triển và mục tiêu giảm dần khoảng cách chênh lệch về GDP bình quân đầu người của tỉnh so với vùng BTB&DHMT và cả nước; dự báo, mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của Quảng Trị tăng khoảng 23%/năm trong giai đoạn 2011-2015, đạt 2.751,5 ngàn đồng/tháng vào năm 2015, giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân khoảng 21%/năm (do giai đoạn trước có xuất phát điểm khá cao), đạt 7.136,8 ngàn đồng/tháng vào năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2025 tăng bình quân khoảng 22%/năm, đạt 19.289 ngàn đồng/tháng vào năm 2025. Tính theo giá thực tế, dự báo thu nhập bình quân đầu người/năm khoảng 33 - 34 triệu vào năm 2015, đạt 70 - 74 triệu vào năm 2020, hơn gấp 2 lần so với năm 2015 và đạt khoảng 120 – 125 triệu đồng vào năm 2025, gấp 1,6 – 1,7 lần so với năm 2020.

Dựa vào số liệu khảo sát mức chi tiêu bình quân đầu người của tỉnh trong giai đoạn từ 2002 đến nay, dự báo quỹ mua hàng hoá của dân cư Quảng Trị chiếm khoảng 70% tổng thu nhập vào năm 2015, sau đó sẽ giảm xuống 55% vào năm 2020 và 45% vào năm 2025.

Biểu 3.2. Dự báo thu nhập và quỹ mua dân cư Quảng Trị





Đ.vị

Giá trị

Nhịp độ tăng

2011-2015 (%/năm)

Nhịp độ tăng

2016-2020 (%/năm)

Nhịp độ tăng

2021-2025 (%/năm)

2015

2020

2025

1. Thu nhập bq (người/tháng)

1.000 đồng

2.751,5

7.136,8

19.289

23

21

22

2. Tổng thu nhập dân cư /tháng-giá hh

Tỷ đồng

1.677,6

4.417,0

12.058










3. Tổng quỹ mua dân cư/tháng (giá hh)

Tỷ đồng

1.174,3

2.429,4

5.426










2. Dự báo tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá

2.1. Dự báo tổng mức và cơ cấu bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội

- Trong giai đoạn 2006 - 2010, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt bình quân 10,7%/năm và nhịp độ tăng TMBLHH&DTDVTDXH tăng 26,4%/năm. Như vậy, bình quân nếu GDP tăng 1% thì TMBLHH&DTDVTDXH của tỉnh tăng được 2,46%. Đây là tương quan khá cao đối với TMBLHH&DTDVTDXH, nó phản ánh đúng tính chất của giai đoạn mở rộng tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh khi mà thu nhập của dân cư được cải thiện từ mức thấp hơn lên mức tương đương với nhu cầu thực tế. Điều này phản ánh bộ phận quỹ mua dân cư chủ yếu được thực hiện trong địa bàn tỉnh. Theo số liệu chung của cả nước, cứ 1% GDP tăng thêm thì TMBLHH&DTDVTDXH tăng thêm từ 2 - 3%. Bên cạnh đó, dự báo thu nhập bình quân của dân cư của tỉnh tăng khoảng 21-23%/năm trong giai đoạn 2011 – 2020. Qũy mua dân cư chỉ chiếm khoảng 60% trong giai đoạn 2011 – 2020 vì từ khoảng 2016 trở đi do quá trình tiệm cận của mức thu nhập được chi dùng cho nhu cầu mua hàng hoá đã gần hơn với giới hạn của nhu cầu tiêu dùng cho đời sống dân cư và do nhu cầu tích luỹ cho đầu tư của dân cư tăng lên. Vì vậy, tương quan giữa nhịp độ tăng TMBLHH&DTDVTDXH và tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 1,0 %/1,3% vào năm 2015; 1,0%/2,0% vào năm 2020.

Từ đó, dự báo tốc độ tăng TMBLHH&DTDVTDXH bình quân hàng năm của tỉnh sẽ tăng khoảng 31%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, khoảng 36,4%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 37%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và các năm đến 2030.

Biểu 3.3. Dự báo Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội (TMBLHH&DTDVXH) tỉnh Quảng Trị





Đơn vị

2005

2010

2015

2020

2025

1.TMBLHH &DTDVTD XH

Tỷ đồng

2.985

9.020

22.054

72.862

231.395

2.TMBLHH&DTDVTD XH BQ đầu người

1.000 đồng

5.057

14.992

36.172

117.728

370.173

- Tổng mức BLHH & DTDVTDXH:

Năm 2011: 11.649,91 tỷ đồng; Năm 2012: 14.907,97 tỷ đồng

- Tổng mức BLHH & DTDVTDXH BQ đầu người:

Năm 2011: 19.265 nghìn đồng; Năm 2012: 24.514 nghìn đồng



2.2. Dự báo lưu chuyển hàng hoá bán buôn

Đáng chú ý là Quảng Trị có ngành sản xuất nông nghiệp và thủy sản với qui mô đang ngày càng lớn và có khả năng phát luồng ra khỏi địa bàn tỉnh. Hơn nữa, các ngành nông nghiệp của Quảng Trị có những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu địa phương và liên quan đến các ngành sản xuất khác như trong lĩnh vực trồng trọt có các loại cây công nghiệp được gieo trồng với qui mô tập trung lớn tại các vùng chuyên canh, kéo theo ngành công nghiệp chế biến phát triển. Do đó, trong thời kỳ từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Trị sẽ có khả năng phát triển mở rộng lưu chuyển hàng hoá bán buôn ra khỏi địa bàn tỉnh. Đồng thời, việc tổ chức bán buôn hàng hoá của tỉnh trong giai đoạn dự báo cũng đảm nhiệm luôn vai trò cung ứng hàng hoá cho hệ thống phân phối phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong tỉnh.




tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương