UỶ ban nhân dân tỉnh quảng trị


Dự báo kim ngạch và mặt hàng xuất nhập khẩu



tải về 3.28 Mb.
trang9/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.28 Mb.
#21656
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   26

3. Dự báo kim ngạch và mặt hàng xuất nhập khẩu

3.1. Dự báo kim ngạch và mặt hàng xuất khẩu

- Triển vọng phát triển mặt hàng xuất khẩu: thế mạnh xuất khẩu của tỉnh là các sản phẩm thu hoạch từ nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp chế biến, cụ thể là thủy sản chế biến đông lạnh, quần áo may sẵn, hồ tiêu, cao su, cà phê, tinh bột sắn, ván ép và phân bón. Đồng thời, theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thời kỳ đến 2020, do tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp và nông nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới cũng không lớn. Mặt khác, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua thì kim ngạch xuất khẩu của Quảng Trị sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, triển vọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh trong thời kỳ từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, mặc dù sẽ có xu hướng mở rộng sang các mặt hàng nông sản chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng đã xuất khẩu hiện nay. Tuy nhiên, cùng với yêu cầu nâng cao hiệu quả trong các ngành sản xuất và khả năng huy động các nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng và giá trị tăng thêm cho các sản phẩm thì các mặt hàng xuất khẩu của Quảng Trị trong thời kỳ dự báo vẫn sẽ được nâng lên về giá trị và khối lượng so với giai đoạn trước đây, nhưng có sự dịch chuyển về cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng ngay trong các khu vực thị trường chính.

- Triển vọng phát triển thị trường xuất khẩu:

+ Đối với các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản của tỉnh: thị trường chủ yếu sẽ là Hoa Kỳ, Trung Quốc, ASEAN (chủ yếu là Lào và Thái Lan), Đài Loan và Nhật Bản, tuy nhiên, cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ giảm tương đối.

+ Đối với sản phẩm dệt, may: triển vọng thị trường xuất khẩu chính của tỉnh sẽ là Hoa Kỳ, Đài Loan và các nước châu Âu. Triển vọng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm dệt may của Quảng Trị hiện nay có thể được nâng lên nhưng có thể phải phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu của đối tác đặt gia công.

+ Đối với các sản phẩm công nghiệp khác như sắt, thép, xi măng và các vật liệu xây dựng khác. Thị trường chủ yếu vẫn là Lào, Thái Lan.



Biểu 3.4. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Quảng Trị




Đơn vị

2010

2015

2020

2025

Kim ngạch XK địa phương

1.000USD

63.383

110.000

210.000

490.000

Tốc độ tăng bình quân/năm

%/năm

40,0

12,0

14,0

18,5

Kim ngạch xuất khẩu (bình quân đầu người)

USD

110,33

180,42

339,31

783,87

+ Dự báo nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh sẽ tăng nhờ nỗ lực đầu tư, tăng cường năng lực xuất khẩu trong giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở giai đoạn từ nay đến 2015 đạt 12,0%/năm và 2016 - 2020 đạt khoảng 14,0%/năm, giai đoạn 2021 – 2025 và tiếp theo đạt khoảng 18,5%/năm.

3.2. Dự báo kim ngạch và mặt hàng nhập khẩu

Dự báo, các mặt hàng nhập khẩu của tỉnh vẫn chủ yếu là các mặt hàng vật tư, nguyên liệu và thiết bị phục vụ trực tiếp cho nhu cầu đầu tư sản xuất và tư liệu tiêu dùng của địa phương. Trong đó, chủ yếu là các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất công nghiệp như máy móc, trang thiết bị và phương tiện vận tải, các loại nguyên liệu cho phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, nguyên liệu cho chế biến nông sản và sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh.

Về thị trường nhập khẩu: với tính chất của nhu cầu nhập khẩu, khả năng nguồn vốn đầu tư không lớn và quy mô sản xuất tương đối nhỏ, thì các thị trường nhập khẩu của Quảng Trị trong giai đoạn dự báo chủ yếu là các thị trường giá thấp, trình độ công nghệ trung bình và điều kiện thương mại tương đối đơn giản hay được ưu đãi... Do đó, các thị trường nhập khẩu thích hợp với tỉnh sẽ là thị trường các nước NICs, các nước ASEAN và đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Biểu 3.5. Dự báo kim ngạch nhập khẩu của Quảng Trị





Đơn vị

2010

2015

2020

2025

Kim ngạch NK địa phương

1.000USD

68.436

125.000

275.000

580.000

Tốc độ tăng bình quân/năm

%/năm

14,0

13,0

17,0

16,1

Kim ngạch nhập khẩu (bình quân đầu người)

USD

115,94

205,02

444,34

927,85

+ Nhịp độ tăng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh sẽ tăng do nỗ lực đầu tư, tăng cường năng lực xuất khẩu trong những năm tới, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 13,0%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 17,0%/năm và giai đoạn 2021-2025 tăng bình quân 16,1%/năm.
4. Dự báo chỉ tiêu giá trị tăng thêm của ngành thương mại

Theo số liệu thống kê, tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong tổng GDP chung của tỉnh tăng đều trong giai đoạn 2005 – 2010, đạt 9,0%/năm, tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP khu vực dịch vụ (8,5%/năm) nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng GDP chung của tỉnh (10,7%/năm). Dự báo trong thời kỳ từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, giá trị tăng thêm của ngành thương mại sẽ tăng nhanh hơn GDP chung do tác động của các yếu tố như: cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch nhanh hơn; trình độ phát triển sản xuất hàng hoá được nâng lên cùng với quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và cho đời sống của dân cư được mở rộng và nâng cao cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế tỉnh.

Dự báo giá trị tăng thêm của ngành thương mại tỉnh sẽ đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 13%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2015, khoảng 15%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 17%/năm trong giai đoạn 2021 – 2025 và các năm tiếp theo đến 2030.

Biểu 3.6. Dự báo GTTT của ngành thương mại tỉnh Quảng Trị

(Giá so sánh)






2010

2015

2020

2025

Tốc độ tăng (%/năm)

2011-2015

2016-2020

2021-2025

1. GDP chung (Tỷ đồng)

3.008,5

5.302

9.768,6

19.648

12

13

15

2. GTTT T.mại (Tỷ đồng)

275,0

506,7

1.019,2

2.234,5

13

15

17

3. Tỷ trọng GTTT TM so với GDP chung (%)

9,1

9,6

10,4

11,4





Phần thứ tư:

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC NĂM TIẾP THEO

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch phát triển thương mại trước hết phải bám sát quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại của cả nước, vùng BTB&DHMT và phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh để đẩy mạnh thương mại, phát huy được tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, của vùng BTB&DHMT, đảm bảo phát triển thương mại nhanh, bền vững, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, trong đó thương mại nhà nước giữ vai trò chủ đạo, định hướng, thương mại ngoài quốc doanh là nòng cốt và động lực cho phát triển thương mại, đảm bảo cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và ổn định thị trường.

- Phát triển đồng bộ các cơ cấu của ngành thương mại bao gồm các phân ngành đại lý uỷ quyền, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh của tỉnh, trong đó bán buôn là chủ đạo.

- Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, trọng tâm là xây dựng các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, hệ thống bán buôn, ứng dụng công nghệ quản lý bán hàng hiện đại, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả đầu tư của ngành.

- Phát triển thương mại phải gắn liền với phát triển du lịch và dịch vụ, đưa thương mại - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có tốc độ phát triển nhanh hơn tốc độ tăng của GDP.

- Phát triển thương mại trên cơ sở phát huy lợi thế các ngành sản xuất các sản phẩm, mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, khai thác lợi thế cạnh tranh và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

2. Những mục tiêu phát triển thương mại chủ yếu

2.1. Mục tiêu

Mục tiêu chung:

+ Xây dựng và phát triển mạnh thương mại nội địa theo hướng hiện đại dựa trên các cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Trên cơ sở đó, nâng cao vai trò của ngành thương mại trong việc tăng giá trị tăng thêm đóng góp vào GDP của tỉnh; thu hút lao động xã hội, tạo việc làm mới; kết nối sản xuất và tiêu dùng, điều khiển và dẫn dắt sản xuất định hướng theo nhu cầu thị trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu của tỉnh Quảng Trị với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tiếp tục duy trì các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, đồng thời phát triển các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, chất xám và giá trị tăng thêm cao; đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và tăng cường xuất khẩu dịch vụ.

Mục tiêu cụ thể:

+ Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội tăng bình quân khoảng 31- 32%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015; tăng khoảng 34 - 35%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 36 - 37%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và đến 2030.

+ Giá trị tăng thêm của ngành thương mại chiếm tỷ trọng khoảng 9 - 10% GDP vào năm 2015, đạt khoảng 10 - 11% GDP vào năm 2020 và khoảng 11,3 -12% vào năm 2025.

+ Tỷ trọng thương mại giai đoạn 2006 - 2010 là 7 - 9%, giai đoạn 2011-2015 khoảng 20%, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 30% và năm 2025 vào khoảng 35%.

+ Kim ngạch xuất khẩu của địa phương đến năm 2015, phấn đấu đạt khoảng 100 - 110 triệu USD; đến 2020 đạt khoảng 200 - 210 triệu USD và đến 2025 đạt khoảng 480 - 490 triệu USD (không tính hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, hàng tạm nhập tái xuất).

2.2. Các phương án phát trin

Có 3 phương án phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị được đề xuất từ nay đến năm 2020 trên cơ sở quán triệt Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, tham khảo báo cáo Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Trị đến 2020 và phù hợp với Đề án phát triển thương mại nội địa của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và Chương trình phát triển xuất khẩu 2006-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và các văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng BTB&DHMT của Chính phủ.



Các phương án phát triển

Chỉ tiêu

PA1

PA2

PA3

2006-2010

2011-2015

2016-2020

2006-2010

2011-2015

2016-2020

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Tốc độ tăng GDP bình quân năm (%)

10,7

11,5

12,0

10,7

12,0

13,0

10,7

12,5

13,5

Tổng GDP cuối kỳ (giá so sánh- tỷ.đồng)

3.008,4

5.184,5

9.136,9

3.008,4

5.301,8

9.768,3

3.008,4

5.421,2

10.211,2

Tốc độ tăng trưởng GTTT thương mại (%)

9,0

10,5

11,5

9,0

12,5

13,0

9,0

13,0

15,0

GTTT thương mại cuối kỳ (giá so sánh –tỷ đồng)

275,0

453,1

780,8

275,0

495,6

913,0

275,0

506,7

1.019,1

Tốc độ tăng trưởng TMBLHH&DVXH (%)

24,7

17,0

25,0

24,7

31,0

34,0

24,7

23,0

29,5

TMBLHH và doanh thu dịch vụ xã hội năm cuối kỳ (giá thực tế- tỷ đồng)

9.020,0

20.815,0

126.275,

9.020,0

22.054,0

72.862,0

9.020,0

26.729,0

97.349,0

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu địa phương (%)

40,0

16,2

16,3

40,0

12,0

14,0

40,0

23,0

18,0

Kim ngạch xuất khẩu địa phương cuối kỳ (triệu USD)

63,383

80,000

170,00

63,383

110,00

210,000

63,383

106,10

242,800

icor

4,5

4,8

5,0

4,5

4,8

5,0

4,5

4,8

5,0

Nhu cầu vốn đầu tư của ngành thương mại cả giai đoạn (quy giá gốc-tỷ đồng)

-

854,6

1.638,8

-

1.058,9

2.087,0

-

1.112,2

2.562,0

Nhu cầu vốn hàng năm (qui giá gốc – tỷ đồng)

-

170,9

327,8

-

211,8

417,4

-

222,4

512,4

Phương án I: Đây là phương án duy trì tốc độ phát triển trong điều kiện nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới trong vài năm tới, tuy nhiên phương án này dễ đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra. GDP bình quân/người chưa bắt kịp với mức phát triển chung của cả nước (chỉ bằng khoảng 85 %). Giá trị tăng thêm của ngành thương mại tăng trưởng bình quân 10,5 %/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 11,5 %/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Tổng mức BLHH &DTDVTDXH đạt mức tăng trưởng đạt 29 %/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 30 % trong giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận phương án này không mang tính phấn đấu cao, chưa thể hiện đầy đủ quyết tâm phát triển mang tính đột phá trong tăng trưởng kinh tế thương mại, mặt khác không thể hiện rõ vai trò của tỉnh đối với sự phát triển của toàn vùng BTB&DHMT.



Phương án II: Đây là phương án nhằm mục tiêu phấn đấu để đạt mức GDP bình quân đầu người là khoảng 1.650 - 1.700 USD/người năm 2015 và đến năm 2020 đạt 2.600 USD/người tăng lên tương đương với mức bình quân của vùng BTB&DHMT và đạt khoảng 95 % mức bình quân chung của cả nước bằng cách chuyển mạnh sang phát triển các ngành dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu của nền kinh tế (năm 2010, tỷ trọng GDP dịch vụ bằng 35,8 %; đến năm 2015 chiếm khoảng 37 % và năm 2020 bằng 41% tổng GDP của tỉnh). Cơ sở khoa học của phương án này là trong vòng 5 - 10 năm tới, cơ sở hạ tầng của Quảng Trị liên tục được cải thiện, có điều kiện thu hút đầu tư cũng như nguồn vốn (vốn đầu tư cho thương mại sẽ tăng liên tục khoảng 10,1%/năm trong giai đoạn 2011-2020) và công nghệ từ bên ngoài vào phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ, có tác động thuận lợi từ sự phát triển của vùng BTB&DHMT.

Phương án này tích cực hơn phương án I, không những đạt mục tiêu tăng trưởng và cơ cấu GDP theo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Theo phương án này tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại cũng nhanh hơn với 12,5 %/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 13 %/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. TMBLHH&DTDVTDXH đạt mức tăng trưởng 32 – 33 %/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và 35 – 35,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.



Phương án III: Là phương án cao đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu rất cao của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân. Phương án có tốc độ tăng trưởng cao nên tính khả thi không cao, ngoài ra với phương án này cần có lượng vốn đầu tư phát triển cao hơn trong khi sức huy động vốn của tỉnh còn khó khăn hơn so với một số tỉnh khác trong vùng BTB&DHMT.

Phương án chọn: Quảng Trị thuộc vùng BTB&DHMT nên vừa có lợi thế về kinh tế nông nghiệp vừa có lợi thế trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh tế biển. Trong những năm vừa qua Quảng Trị đã nỗ lực dựa vào những lợi thế sẵn có của mình đề phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, tiềm năng về nông nghiệp khó có thể đạt tăng trưởng cao hơn được nữa do có xuất phát điểm cao ngay từ đầu, trong khi đó, nguồn lợi về nông nghiệp và lâm nghiệp hiện nay không còn nhiều, sản lượng nuôi trồng hiện nay đã đạt tới ngưỡng cao. Do vậy, cần phải nỗ lực tìm kiếm giá trị tăng thêm từ các ngành kinh tế của khu vực II và III. Trên cơ sở các định hướng về phát triển công nghiệp đến năm 2020, Quy hoạch giao thông tỉnh tỉnh Quảng Trị đến 2020, Quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống đô thị tỉnh tỉnh Quảng Trị đến 2020 với việc hình thành thêm nhiều thị xã, thị trấn, lúc đó Quảng Trị sẽ có lợi thế hơn khi hệ thống đường giao thông được nâng cấp và nối với các tỉnh khác và tiếp cận thuận lợi hơn với các thị trường lớn và ngược lại, hoạt động thương mại có điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển và khu vực dịch vụ cũng sẽ phát triển.

So với các phương án II và III, phương án I là phương án chủ yếu duy trì và đạt cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng hiện nay đã đạt được, không mang tính phấn đấu cao, không thể hiện việc tăng tốc mạnh mẽ của Quảng Trị trong các giai đoạn tới. So với phương án III, để đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng được dự báo thì phương án II có tính khả thi cao hơn với khả năng có thể đáp ứng về nguồn vốn đầu tư trong các giai đoạn, vì vậy để đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng trong điều kiện khả thi thì tỉnh Quảng Trị cần chọn phương án II cho phát triển thương mại để phù hợp với mục tiêu phát triển tỉnh Quảng Trị trong các giai đoạn trước mắt. Trong điều kiện thuận lợi, có thể chuyển sang thực hiện phương án III sau năm 2015.

Mặt khác với mục tiêu nâng mức GDP bình quân đầu người là tiến tới bằng và vượt mức GDP bình quân đầu người của cả vùng và bằng khoảng 95% mức bình quân chung của cả nước vào năm 2020, tỷ trọng GDP dịch vụ khoảng 37% (2015) và 41% (2020) thì các chỉ tiêu tính toán của Phương án II sẽ phù hợp hơn. Do vậy cần lựa chọn phương án II làm cơ sở cho công tác qui hoạch phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh thời kỳ từ nay đến năm 2020 nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của khu vực III nói chung và của ngành thương mại nói riêng lên mức cao hơn.

Trên cơ sở phương án II đã được lựa chọn, tiếp tục dự báo các chỉ tiêu của ngành và đặt ra mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:




Chỉ tiêu

PA2

2006-2010

2011-2015

2016-2020

2021-2025

2026-2030

Tốc độ tăng GDP bình quân năm (%)

10,7

12,0

13,0

15,0

15,0

Tổng GDP cuối kỳ (giá so sánh- tỷ.đồng)

3.008,4

5.301,8

9.768,3

19.648

39.591,6

Tốc độ tăng trưởng GTTT thương mại (%)

9,0

12,5

13,0

17,0

18,0

GTTT thương mại cuối kỳ (giá so sánh –tỷ đồng)

275,0

495,6

913,0

2.234,5

5.112

Tốc độ tăng trưởng TMBLHH&DVXH (%)

24,7

31,0

34,0

37,0

37,0

TMBLHH và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm cuối kỳ (giá thực tế- tỷ đồng)

9.020

22.054

72.862

231.395

734.870

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu địa phương (%)

40,0

12,0

14,0

18,5

19,0

Kim ngạch xuất khẩu địa phương cuối kỳ (triệu USD)

63,383

110,000

210,000

490,000

1.169,000

icor

4,5

4,8

5,0

4,5

4,0

Nhu cầu vốn đầu tư của ngành thương mại cả giai đoạn (qui giá gốc-tỷ đồng)

-

1.058,9

2.087,0

3730

4680

Nhu cầu vốn hàng năm (qui giá gốc - tỷ đồng)

-

211,8

417,4

746

936


tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương