UỶ ban nhân dân tỉnh quảng trị


Hệ thống đô thị tỉnh Quảng Trị đến năm 2020



tải về 3.28 Mb.
trang11/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.28 Mb.
#21656
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   26

Hệ thống đô thị tỉnh Quảng Trị đến năm 2020

TT

Tên đô thị

Chức năng đô thị

Dân số đến 2020

(103 ng)



Cấp đô thị năm 2020

Qui hoạch

I

Đô thị loại I - IV

1

TP. Đông Hà (nguyên hiện trạng)

Trung tâm chính trị - KT-XH của tỉnh

200 - 250

II

2009 lên TP, đô thị loại II trước 2020

2

TX. Quảng Trị (nguyên hiện trạng)

Trung tâm phía Nam

25 - 30

III

Đô thị loại III sau năm 2015

3

Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo

Trung tâm phía Tây

25 - 30

III

Đô thị loại IV trước 2015, đô thị loại III trước 2020

4

Nâng cấp, mở rộng thị trấn Hồ Xá

Trung tâm phía Bắc

20 - 25

IV

Đô thị loại IV trước 2015

II

Các thị trấn

a

Thị trấn đã có

1

Thị trấn Bến Quan

Thị trấn miền núi

12-15

V

Mở rộng

2

Thị trấn Gio Linh

Trung tâm HC-KT huyện Gio Linh

12-15

V

Mở rộng

3

Thị trấn Ái Tử

Trung tâm HC-KT huyện Triệu Phong

12-15

V

Mở rộng

4

Thị trấn Hải Lăng

Trung tâm HC-KT huyện Hải Lăng

12-15

V

Mở rộng

5

Thị trấn Cam Lộ

Trung tâm HC-KT huyện Cam Lộ

10-12

V

Mở rộng

6

Thị trấn Krông Klang

Trung tâm HC-KT huyện Đakrông

10-12

V

Mở rộng

7

Thị trấn Cửa Việt

Thị trấn ven biển

10-12

V

Hoàn thiện

8

Thị trấn Cửa Tùng

Thị trấn ven biển

8-10

V

QH đến 2010

b

Các thị trấn mới

9

Thị trấn Bồ Bản

Thị trấn ven biển

8-10

V

QH đến 2020

10

Thị trấn Mỹ Thủy

Thị trấn ven biển

8-10

V

QH đến 2020

11

Thị trấn Tà Rụt

Thị trấn biên giới

8-10

V

QH đến 2020

12

Thị trấn Hướng Phùng

Thị trấn biên giới

8-10

V

QH đến 2020

13

Thị trấn A Túc

Thị trấn biên giới

8-10

V

QH đến 2020

Như vậy, phân bố cơ cấu ngành thương mại của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn từ nay đến 2010 và 2020 theo hướng tập trung hoá (về đầu mối kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật) theo các tiểu vùng và khu vực đô thị, để tăng cường tính hướng ngoại cho các trung tâm kinh tế của tỉnh. Trong đó, vai trò tổ chức và phát triển các hoạt động thương mại trên địa bàn cũng như giữa Quảng Trị với bên ngoài được phát huy ngay tại các đô thị trung tâm vùng, tỉnh cũng như tại các thị trấn huyện lỵ và tại các trung tâm xã, cụm xã.

Riêng khu vực trung tâm tỉnh (thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị), vai trò cũng được nâng lên tương ứng với sự phát triển về quy mô thị trường, trình độ phát triển của sản xuất và trình độ tiêu dùng đối với đô thị loại II là TP. Đông Hà trước năm 2020 và thị xã Quảng Trị là đô thị loại III sau năm 2015.



- Tại khu vực thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, các thị trấn huyện và các khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung của tỉnh:

+ Phát triển hệ thống phân phối hiện đại gồm các trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kho hàng, trung tâm logicstics với qui mô phù hợp (chủ yếu là qui mô vừa và trung bình), trong đó có cả các loại hình là chuỗi kéo dài hoặc các công ty "con" của chính các nhà phân phối lớn.

+ Cải tạo và xây dựng mới hệ thống chợ với các cấp độ, qui mô, tính chất và trình độ khác nhau để đan xen giữa loại hình hiện đại với truyền thống. Mạng lưới chợ trên địa bàn này phát triển và dịch chuyển theo 3 hướng: nâng cấp thành các chợ trung tâm khang trang và tương đối hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc các loại hình thương mại chung quanh (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi); chuyển hoá thành các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và di chuyển ra ngoại vi để hình thành các chợ đầu mối bán buôn. Thu hút các cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể vào chuỗi cửa hàng tiện lợi.

- Tại khu vực nông thôn của tỉnh:

+ Hệ thống chợ và cửa hàng bán lẻ vẫn là cơ cấu chủ yếu của ngành thương mại ở khu vực nông thôn trong suốt cả thời kỳ 2011 - 2020. Thực hiện đồng bộ các chương trình phát triển chợ nông thôn: cải tạo, nâng cấp, di dời và xây mới để bảo đảm có đủ chợ dân sinh ở các xã, các cụm xã phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống hàng ngày của nhân dân; nâng cấp, xây mới các chợ trung tâm thị trấn, hình thành các chợ đầu mối bán buôn tại những nơi có sản xuất hàng hoá tập trung và đủ lớn, có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi, gần các trung tâm tiêu thụ hoặc ở ngoại vi.

+ Từng bước liên kết một số cửa hàng bán lẻ độc lập và thu hút các hộ kinh doanh cá thể ở các thị trấn vào chuỗi kéo dài các cửa hàng tiện lợi từ các khu vực thành thị có tầm ảnh hưởng lớn. Tuỳ thuộc vào qui mô, tốc độ phát triển của lưu thông hàng hoá, của nhu cầu bán buôn và bán lẻ trong và ngoài khu vực để xây dựng các kho hàng, các trung tâm phân phối cho phù hợp.

+ Giai đoạn từ nay đến năm 2015, bên cạnh việc phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi, có thể xây dựng một số trung tâm mua sắm, siêu thị tổng hợp qui mô nhỏ tại những thị trấn.



- Định hướng phân bố cơ cấu bán lẻ theo các loại hình sau:

+ Bách hoá tổng hợp (department store): là một loại hình bán lẻ trong một tòa nhà kiến trúc, cần có một không gian rộng rãi, kinh doanh nhiều nhóm hàng hóa, thực hiện quản lý thống nhất, căn cứ vào các chủng loại hàng khác nhau để thiết kế những gian hàng phù hợp, chia thành khu để tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng hàng hóa thời trang, chất lượng cao của khách hàng.

a/ Địa điểm kinh doanh: nơi trung tâm thành phố náo nhiệt, giao thông thuận tiện.

b/ Quy mô cửa hàng lớn, diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên.

c/ Cơ cấu mặt hàng: chủ yếu kinh doanh các đồ gia dụng, các hàng thời trang của nam, nữ thanh niên và hàng cho trẻ em. Có đầy đủ chủng loại mặt hàng, số lượng hàng bán không nhiều, nhưng có tổng lợi nhuận cao.

d/ Bên ngoài cửa hàng trang trí đẹp đẽ, cuốn hút mọi người, bên trong bài trí sang trọng, thanh nhã.

e/ Áp dụng phương thức tự chọn cho các quầy bán hàng và kệ giá cho các hệ thống bán hàng .

f/ Áp dụng bán hàng định giá, khách hàng có thể trả lại hàng.

g/ Có đầy đủ các chức năng dịch vụ.

+ Siêu thị (super market): là loại hình bán lẻ có giá bán hàng, tập trung thu tiền, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng ở các khu vực có mức thu nhập từ 600 USD/ năm trở lên. Căn cứ theo cơ cấu hàng hóa, có thể phân thành siêu thị thực phẩm và siêu thị tổng hợp.



Siêu thị thực phẩm: là một hình thái bán lẻ áp dụng phương pháp bán hàng tự chọn, chủ yếu bán các mặt hàng thực phẩm, hải sản, thực phẩm phụ, đồ dùng sinh hoạt thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng ngày của khách hàng.

a/ Địa điểm kinh doanh : khu dân cư, giao thông thuận tiện, khu thương mại.

b/ Đối tượng khách hàng chủ yếu là cư dân, 10 phút họ có thể đến siêu thị.

c/ Diện tích kinh doanh : 400 - 1.000 m2

d/ Cơ cấu mặt hàng: chủ yếu là các mặt hàng được khách hàng mua nhiều.

e/ áp dụng hình thức bán hàng tự chọn, cửa ra vào phân biệt, thanh toán được tiến hành tại máy thu ngân đặt tại lối ra.

f/ Mỗi ngày kinh doanh không dưới 11 giờ.

g/ Có chỗ đỗ xe nhất định.



Siêu thị tổng hợp: là một hình thái bán lẻ áp dụng phương pháp bán hàng tự chọn, chủ yếu bán các mặt hàng đại chúng, thoả mãn nhu cầu mua sắm một lần của khách hàng.

a/ Địa điểm kinh doanh: nơi giao thoa giữa thành thị và nông thôn (ven lộ), giao thông thuận tiện, khu dân cư.

b/ Diện tích kinh doanh: khoảng 2.500 m2 trở lên.

c/ Cơ cấu mặt hàng: chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, chú trọng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

d/ áp dụng hình thức bán hàng tự chọn.

e/ Có chỗ đỗ xe tương ứng với cửa hàng.

+ Cửa hàng bán đồ ăn (traditional grocery store): chủ yếu bán thuốc lá, rượu, đồ uống, đồ ăn nhẹ, là loại hình bán lẻ độc lập, truyền thống không có hình tượng thương hiệu rõ rệt.

+ Cửa hàng tiện lợi (convenience store): cửa hàng tiện lợi là một hình thái bán lẻ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu mua sắm thuận tiện của khách hàng.

a/ Địa điểm kinh doanh: khu dân cư, gần nơi công sở, trung tâm vui chơi giải trí, bệnh viện, bến xe và các điểm trên đường quốc lộ chính.

b/ Diện tích kinh doanh: khoảng 100 m2.

c/ Thời gian đi đến mua hàng từ 5-7 phút, 80% khách hàng có mục đích mua hàng.

d/ Cơ cấu mặt hàng: là các mặt hàng cần thiết cho tiêu dùng hàng ngày, nhỏ, nhẹ như thực phẩm, đồ uống và các tạp phẩm.

e/ Thời gian kinh doanh dài, từ 10- 24h, ngày cuối tuần, ngày lễ, ngày tết đều không nghỉ.

f/ Phương thức KD: các kệ giá hàng tự chọn, thanh toán tại quầy thu ngân.

+ Cửa hàng chuyên doanh (exclusive shop): loại hình bán lẻ chủ yếu chuyên kinh doanh hoặc được ủy quyền kinh doanh một loại hàng hóa chính nào đó. Cửa hàng chuyên doanh là một hình thái bán lẻ chuyên bán một chủng loại hàng nào đó, có các nhân viên bán hàng được trang bị kiến thức đầy đủ về chủng loại mặt hàng này và có dịch vụ hậu mãi phù hợp, đáp ứng nhu cầu lựa chọn của khách hàng cho loại hình sản phẩm này.

a/ Địa điểm kinh doanh: đa dạng, đại đa số cửa hàng đặt tại trung tâm thành phố tấp nập, phố mua bán, bách hoá tổng hợp hoặc trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp.

b/ Diện tích kinh doanh căn cứ theo đặc điểm của mặt hàng kinh doanh chính.

c/ Cơ cấu mặt hàng thể hiện tính chuyên nghiệp, chiều sâu, chủng loại đa dạng, nhiều cơ hội lựa chọn, mặt hàng kinh doanh chính chiếm 90%.

d/ Mặt hàng, thương hiệu kinh doanh phải có được nét đặc sắc riêng.

e/ Áp dụng hình thức bán hàng định giá.

f/ Nhân viên bán hàng cần phải có kiến thức chuyên ngành.

+ Cửa hàng chiết khấu (discount store): là một loại hình siêu thị nhỏ có trang trí đơn giản, cung cấp dịch vụ có hạn, giá cả hàng hóa thấp. Có khoảng gần 2.000 loại, kinh doanh một số lượng nhất định hàng hóa có thương hiệu.

+ Cửa hàng bán đồ chuyên ngành (speciality store): loại hình bán lẻ chuyên kinh doanh một loại hàng hóa nào đó. Ví dụ như cửa hàng chuyên doanh văn phòng phẩm, chuyên doanh đồ chơi, chuyên doanh đồ điện gia dụng, chuyên doanh thuốc, chuyên doanh đồ trang sức…

+ Cửa hàng bán đồ gia dụng, vật liệu xây dựng: loại hình bán lẻ chuyên tiêu thụ vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, đồ dùng gia đình.

+ Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm: là một khu tập trung các hoạt động thương mại, có nhiều cửa hàng bán lẻ và dịch vụ tập trung tại một khu vực kiến trúc hoặc một khu vực do doanh nghiệp quản lý kinh doanh, phát triển có kế hoạch, bộ máy quản lí chuyên nghiệp. cung cấp dịch vụ mang tính tổng hợp cho người tiêu dùng.

a/ Phát triển về số lượng và cấu trúc theo quy hoạch thống nhất.

b/ Địa điểm kinh doanh: ở nơi giao thông thuận lợi, tại khu trung tâm thương mại, nơi giao thoa giữa thành thị và nông thôn.

c/ Cơ cấu trung tâm bao gồm các hạt nhân là cửa hàng bách hoá, siêu thị và các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng đồ hiệu, cửa hàng ăn nhanh... và các dãy cửa hàng.

d/ Trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp bên ngoài được thiết kế đẹp đẽ, cuốn hút khách hàng, bên trong sang trọng, thanh nhã, áp dụng cho thuê hoặc bán gian hàng.

e/ Cửa hàng hạt nhân không vượt quá 80% diện tích của trung tâm.

f/ Có các dịch vụ phụ trợ cho bán lẻ, ăn nhanh, giải trí..., được bố trí tập trung; bãi đỗ xe.

Theo địa điểm kinh doanh, có thể chia thành 3 loại trung tâm thương mại, khu thương mại - dịch vụ tổng hợp:

(1) Các trung tâm thương mại được xây dựng tại thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, (và các huyện trong thời gian tới) diện tích tối thiểu từ 10.000 m2.

(2) Trung tâm thương mại, khu thương mại - dịch vụ tổng hợp xây dựng tại các khu đô thị mới, diện tích tối thiểu 30.000 m2.

(3) Trung tâm thương mại, khu thương mại - dịch vụ được xây dựng tại khu thương mại của các thị trấn, diện tích tối thiểu 10.000 m2.

+ Trung tâm kho hàng phân phối: là hình thái doanh nghiệp bán lẻ có đặc trưng chủ yếu là cung cấp dịch vụ có hạn và hàng hóa giá thấp, thực hiện chứa hàng và bán hàng cùng lúc, bán buôn và bán lẻ, chủ yếu kinh doanh các sản phẩm và vật phẩm sinh hoạt (trong đó có thực hiện áp dụng hình thức hội viên, các dịch vụ hội viên).

a/ Địa điểm kinh doanh tại nơi giao thoa giữa thành thị và nông thôn giao thông thuận tiện.

b/ Diện tích kinh doanh khoảng 10.000 m2.

c/ Mục tiêu khách hàng là các đối tượng bán buôn, bán lẻ, các tổ chức mua bán có phương tiện giao thông.

d/ Cơ cấu mặt hàng: hàng nội thất, hàng gia dụng, thời trang, dụng cụ thể thao, các mặt hàng thực phẩm chế biến và tươi sống...

e/ Bên trong trung tâm thiết kế đơn giản, tận dụng diện tích.

f/ Tận dụng kho hàng làm nơi trưng bày hàng.

g/ Hình thức mua bán tự chọn.

h/ Có bãi đỗ xe rộng.

+ Chợ bán lẻ: phân bố chủ yếu ở khu vực ngoại ô thị xã; nâng cấp các chợ bán lẻ nhỏ ở nội thị.

+ Khu thương mại - dịch vụ tổng hợp: tại các khu đô thị trung tâm (các thị trấn, khu đô thị mới...) bao gồm các loại hình tổ chức thương mại hiện đại, đa dạng về qui mô và loại hình, được quy tụ thành một quần thể, từ đó phát triển trục thương mại nối các trung tâm đô thị - tạo thành không gian thương mại chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mua sắm của dân cư, đặc biệt là cho khách du lịch và thương nhân. Khu thương mại - dịch vụ tổng hợp ở các khu dân cư bao gồm: các loại hình thương mại chính là chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi ... phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.



- Định hướng phân bố cơ cấu bán buôn trên địa bàn các huyện, thị, thành phố theo các loại hình sau:

+ Chợ bán đầu mối bán buôn hàng nông sản: thực hiện các chức năng tập hợp và phân phối nông sản, bán buôn và một phần bán lẻ, cung cấp đầy đủ dịch vụ chuyên nghiệp cho các hoạt động giao dịch, mua bán, giao nhận, vận chuyển, phân loại, đóng gói, chế biến, bảo quản, kiểm tra hàng hoá và các dịch vụ tài chính, thông tin, môi giới, xuất khẩu một cửa, nhập khẩu nông sản...

a. Quy mô chợ đầu mối bán buôn: 1,5 - 10 ha.

b. Địa điểm: khu sản xuất tập trung, khu kinh tế cửa khẩu, trục giao thoa của các tuyến giao thông, phù hợp theo dòng lưu chuyển hàng hoá.

c. Cấu trúc: 3 khu chủ yếu gồm khu giao dịch (ngoài trời và trong nhà); khu quản lý và dịch vụ; khu kho tàng và đóng gói.

* Trung tâm bán đấu giá (có thể bố trí trong các trung tâm bán buôn hàng hoá)

* Trung tâm dịch vụ xuất khẩu một cửa các mặt hàng mau hỏng (có thể bố trí trong các trung tâm bán buôn hàng hoá): cung cấp dịch vụ xuất khẩu một cửa hàng mau hỏng, phục vụ cho việc xuất khẩu hàng nông sản của vùng và của tỉnh Quảng Trị.

* Kho lạnh.

* Trung tâm cung cấp đồ ăn cho khách và người đến chợ giao dịch.

* Trung tâm kiểm dịch, vệ sinh.

* Khu đóng gói, chế biến.

* Khu giao dịch và thanh toán điện tử.

* Khu dịch vụ: tài chính, thông tin, liên lạc...

* Các cơ sở và thiết bị về an toàn.

* Hệ thống xử lý nước thải, vật thải.

+ Trung tâm bán buôn hàng hoá: là khu vực được qui hoạch làm nơi tập kết hàng hoá của các nhà sản xuất, các nhà phân phối, các nhà môi giới thương mại, các công ty bán buôn để giới thiệu, trưng bày triển lãm hàng mẫu, chuẩn bị hàng hoá phát luồng cho mạng lưới bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

a. Quy mô: tuỳ thuộc cơ cấu ngành hàng nhưng diện tích khoảng 10 ha trở lên;

b. Cấu trúc: Khu giao dịch; Khu kho; Khu dịch vụ, trung tâm logistics ...

c. Địa điểm: cần được bố trí tại khu vực ngoại vi của các thị trường tiêu thụ chính, đồng thời ở những đầu mối giao thông đường bộ, cảng ...

+ Trung tâm logistics: khu dịch vụ logistics là một khu tập trung rất nhiều các doanh nghiệp có thể phối hợp với nhau một cách đồng bộ nhằm cung cấp các dịch vụ phục vụ cho phân phối hàng hoá như vận tải, phân loại, đóng gói, bảo quản, dự trữ, trung chuyển hàng hoá, dịch vụ thông tin có liên quan đến phân phối và lưu thông hàng hoá, xếp dỡ, thông quan.... Tại Quảng Trị, có thể định hướng phát triển các dịch vụ logistics như sau: phát triển dịch vụ logistics tại trung tâm bán buôn – nơi tập kết của nhiều loại hàng hoá phục vụ cho tiêu thụ nội địa và cho xuất khẩu. Khu dịch vụ logistics hình thành một cách đồng thời với sự hình thành của các thị trường giao dịch lớn nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả trong giao dịch hàng hoá. Trong tương lai khi các khu vực chức năng được hình thành trên địa bàn tỉnh, có thể lựa chọn và tiếp tục phân bố các trung tâm logistics tại: Khu Công nghiệp Quán Ngang, Khu Đông - Nam Quảng Trị, Khu Kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo và dọc tuyến giao thông Bắc - Nam.

3.6. Định hướng phát triển kinh doanh xuất - nhập khẩu tỉnh Quảng Trị

Định hướng chung:

Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý là tỉnh có Quốc lộ 9 là trục đường hành lang Đông - Tây đi qua địa bàn tỉnh, là cầu nối giữa thị trường các tỉnh, thành phố trong nước với các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. Cần khai thác tốt các yếu tố thuận lợi của các thị trường đó là vừa tầm, ít khắt khe, là thị trường gần. Như vậy, không gian kinh tế xã hội của tỉnh đã được mở rộng và có hướng phát triển tích cực nhất là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ cho khu vực lan toả của biên giới.



Từ những lợi thế và hướng phát triển như trên thì tỉnh Quảng Trị cần có các chính sách cụ thể, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia để phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ trên địa bàn, mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết kinh tế với đối tác nước ngoài, liên kết với các các doanh nghiệp của các địa phương khác trong nước, với các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu lớn để tổ chức sản xuất, chế biến và khai thác các nguồn hàng xuất khẩu được sản xuất ra hay để nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ cho sản xuất trong tỉnh.

Định hướng phát triển ngành hàng, mặt hàng xuất - nhập khẩu của riêng tỉnh Quảng Trị. Đề án "Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2011 -2020 của cả nước, trong đó định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị tăng thêm cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Theo đó, tỷ trọng của các nhóm hàng nông, lâm sản và nhiên liệu-khoáng sản sẽ có xu hướng giảm dần và nhóm hàng công nghiệp, thủ công mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, đối với xuất khẩu của tỉnh Quảng Trị, cần phải xác định: thế mạnh về mặt hàng xuất khẩu của Quảng Trị trong giai đoạn từ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là một số sản phẩm của nông nghiệp, thủy sản, các loại sản phẩm từ cây công nghiệp, sản phẩm công nghiệp chế biến và hàng thủ công mỹ nghệ. Vì vậy, định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Quảng Trị cần tập trung theo hướng nâng dần qui mô xuất khẩu của các sản phẩm này trong kỳ qui hoạch. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến lựa chọn cây trồng phù hợp với chất đất, có giá trị và có thị trường xuất khẩu để qui hoạch, mở rộng diện tích gieo trồng tạo ra các sản phẩm xuất khẩu sức tiêu thụ lớn, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, kể cả về thiết bị, vật liệu và thiết kế sản phẩm mới. Đối với nhập khẩu: trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 nhu cầu nhập khẩu cần ưu tiên hàng đầu của tỉnh Quảng Trị là nhập khẩu các máy móc, thiết bị, các nguyên vật liệu kèm theo.

Định hướng phát triển thị trường xuất - nhập khẩu: trên cơ sở trình độ sản xuất và tiêu dùng trong tỉnh, năng lực kinh doanh xuất - nhập khẩu của các công ty địa phương, khả năng tạo ra các sản phẩm xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu của địa phương cũng như đánh giá về triển vọng thị trường xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh Quảng Trị, định hướng phát triển thị trường xuất - nhập khẩu của tỉnh Quảng Trị cần tập trung ưu tiên trước hết đối với thị trường Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanma, các nước ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU... và khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hoá thông qua các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu lớn.

Định hướng phát triển năng lực kinh doanh xuất - nhập khẩu: cần có cơ chế tài chính, tín dụng thông thoáng tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh xuất - nhập khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ năng lực tài chính và uy tín tham gia liên kết, tổ chức được nguồn hàng, xây dựng các đầu mối thu mua, thu gom hàng hoá xuất khẩu. Đồng thời, chú trọng xây dựng đội ngũ doanh nhân tinh thông nghiệp vụ kinh doanh xuất - nhập khẩu, am hiểu thị trường xuất nhập khẩu.

3.7. Định hướng phát triển các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại trên địa bàn Quảng Trị

+ Thương mại nhà nước:

Thực hiện cổ phần hóa 01 doanh nghiệp nhà nước còn lại (Công ty TNHH 1 thành viên Thương mại Quảng Trị) thành Công ty Cổ phần theo hướng nhà nước nắm cổ phần chi phối việc cổ phần hóa phải đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ năng lực, uy tín, giữ được vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại; doanh nghiệp phát triển vững chắc, đảm bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay, vai trò của thành phần thương mại nhà nước, nhà nước nắm cổ phần chi phối cũng đã và đang có nhiều thay đổi do tác động của các qui luật kinh tế thị trường, yêu cầu phát triển sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của xã hội, do yêu cầu quản lý nhà nước cần phải được tăng cường hơn... Các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã không còn hoàn toàn đúng với tư cách là đại diện, là công cụ cho nhà nước thực hiện các chính sách phân phối sản phẩm xã hội như trước đây. Thay vào đó, hầu hết các doanh nghiệp thương mại nhà nước được cổ phần hóa, trong đó có một số doanh nghiệp được nhà nước chọn nắm cổ phần chi phối và sử dụng thành một lực lượng quan trọng trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu hàng hóa, góp phần bình ổn giá cả thị trường. Vì vậy, định hướng phát triển thành phần thương mại nhà nước nắm cổ phần chi phối trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, như sau:

- Đẩy nhanh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước nắm cổ phần chi phối với định hướng phát triển chủ yếu là tổ chức khai thác và tiêu thụ (bao gồm cả xuất khẩu) nông sản, sản phẩm cây công nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ với qui mô vừa và lớn, thực hiện nhiệm vụ góp phần bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão và quốc phòng an ninh.

- Về phương hướng phát triển mô hình tổ chức công ty cổ phần nhà nước nắm cổ phần chi phối: tổ chức theo mô hình mạng liên kết với vai trò là doanh nghiệp hạt nhân có nhiều đầu mối, chân rết ở các khu vực thị trường trọng điểm cả trong và ngoài tỉnh. Trong mô hình đó, các mối liên kết được tạo ra không phải bằng các biện pháp hành chính mà bằng cơ chế góp vốn, tỷ lệ hoa hồng, cơ chế giá cả...



+ Thương mại thuộc các thành phần kinh tế khác:

- Đối với các công ty cổ phần thương mại, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, HTX thương mại là các tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân cần được phát triển nhanh trong kỳ qui hoạch nhằm tăng tính tổ chức cho các hoạt động thương mại trên địa bàn. Số lượng các doanh nghiệp này trên địa bàn Quảng Trị chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng và nhà hàng. Do đó, định hướng phát triển đối với thành phần này là khuyến khích thành lập các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh tiêu thụ hàng nông sản ở qui mô vừa và nhỏ; khuyến khích mở rộng, nâng cao qui mô kinh doanh, tạo nên không khí sôi động hơn cho các khu vực thị trường. Đặc biệt là thu hút các nhà phân phối nước ngoài quy mô lớn vào Quảng Trị để tận dụng những cơ hội do hội nhập của nước ta vào thị trường dịch vụ phân phối toàn cầu.

- Riêng đối với các hợp tác xã thương mại, cần được khuyến khích phát triển tại các địa bàn nông thôn và vùng sâu, vùng xa, có thể được tổ chức theo từng thôn, xã hoặc phường. Khi đó, hợp tác xã thương mại ở nông thôn đóng vai trò khá lớn trong việc tổ chức thu mua, chế biến hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản, thực phẩm sản xuất ra trên địa bàn để tăng giá trị, nâng cao chất lượng hàng hoá đưa ra lưu thông, tham gia xuất khẩu, bên cạnh đó tiêu thụ, bán các sản phẩm, hàng hoá, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống của dân cư.

- Đối với các hộ kinh doanh nhỏ: đây là lực lượng kinh doanh có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế nông thôn, vì vậy cần có những định hướng phát triển đúng đắn để họ tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Có thể phát triển lực lượng thương mại này theo các hướng sau: Một là, lựa chọn những hộ có khả năng kinh doanh để giúp họ trở thành hạt nhân trong các hoạt động tiêu thụ sản phẩm ra ngoài địa bàn; Hai là, khuyến khích họ tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm địa phương.



3.8. Định hướng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tiếp tục khai thác và phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần tích cực tiếp cận người tiêu dùng tại thị trường trong nước và ngoài nước những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, phong phú, quảng bá cho những sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thông qua việc tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng tổng hợp hoặc vật tư, máy móc thiết bị phục vụ phát triển nông thôn; tổ chức các hoạt động bán hàng, đưa hàng về nông thôn, bán hàng tại khu công nghiệp và khu đô thị. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ công tác quy hoạch, vận hành hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại nhằm thiết lập các kênh phân phối hàng hóa ổn định, hiệu quả, tập trung, đặc biệt cho các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.




tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương