UỶ ban nhân dân tỉnh quảng trị



tải về 3.28 Mb.
trang5/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.28 Mb.
#21656
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị và Niên giám thống kê cả nước 2011

  • Đánh giá chung về xuất, nhập khẩu trên địa bàn

Cân bằng xuất nhập khẩu của tỉnh cho thấy, nhập khẩu luôn cao hơn xuất khẩu, tuy nhiên khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu là không ổn định trong giai đoạn 2005 - 2009. Nhưng đến năm 2010 và 2011, tỷ lệ nhập siêu so với giá trị xuất khẩu đã giảm đáng kể, từ mức trên 150% vảo năm 2005, 2006 và 2009 đã giảm xuống chỉ còn 8% năm 2010 và đến năm 2011 thì xuất khẩu và nhập khẩu cân bằng nhau.

Biểu 2.6. Cân bằng xuất - nhập khẩu của tỉnh

Đơn vị: Triệu USD




2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Xuất khẩu của tỉnh

12,34

18,65

27,05

36,27

34,49

63,38

80,79

Nhập khẩu của tỉnh

33,01

51,74

52,57

63,40

87,54

68,44

81,93

Xuất - Nhập khẩu

-20,67

-33,10

-25,52

-27,13

-53,05

- 5,06

-11,14

% của nhập siêu so với XK

167%

177%

94%

75%

154%

8%

0%

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2012

- Kim ngạch xuất khẩu của Quảng Trị trong giai đoạn 2006 - 2010 có xu hướng tăng nhanh, trừ năm 2009 khi kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giảm cùng theo xu hướng chung của cả nước. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các mặt hàng qua chế biến. Mặt hàng nông sản các loại đã khai thác được tiềm năng lợi thế để đẩy nhanh được giá trị kim ngạch xuất khẩu.

- Đã hình thành hệ thống sản xuất hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu của nhiều thành phần kinh tế. Đầu mối xuất - nhập khẩu trực tiếp được mở rộng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu trong tỉnh vẫn chưa khai thác hết tiềm tăng trên địa bàn tỉnh do vốn hoạt động còn ít, kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế đối ngoại chưa nhiều.

- Thị trường xuất nhập khẩu từng bước được mở rộng, tuy nhiên chưa ổn định. Công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại,... còn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp trong tỉnh còn thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, hoặc do eo hẹp về khả năng tài chính nên ít quan tâm đến công tác này.

- Hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp, dịch vụ; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyên môn hoá. Hình thành và phát triển một số ngành, nghề, mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: nông sản, lâm sản, thủ công mỹ nghệ,...

- Hoạt động nhập khẩu đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về máy móc thiết bị vật tư công nghệ, nguyên vật liệu và hàng hoá khác cho sản xuất và tiêu dùng, góp phần làm phong phú thêm lưu thông hàng hoá trên thị trường.



    1. Lực lượng kinh doanh

2.3.1. Cơ sở kinh doanh thương mại

  • Các doanh nghiệp thương mại:

Số lượng doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng dần, từ 198 doanh nghiệp năm 2005 lên 670 doanh nghiệp năm 2010 và 1.979 doanh nghiệp năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng số lượng doanh nghiệp thương mại trong tổng số doanh nghiệp của tỉnh duy trì ở mức hơn 35%, năm 2011, có 699 doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh.

Về cơ cấu doanh nghiệp, phân theo loại hình kinh doanh thì doanh nghiệp bán buôn và đại lý, doanh nghiệp bán lẻ có số lượng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp thương mại, đạt lần lượt 51,8% và 39,7% (năm 2010) và 41,5% và 52% năm 2011. Số lượng doanh nghiệp bán, bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ, xe máy, ô tô tuy đã tăng từ 34 doanh nghiệp năm 2005 lên 57 doanh nghiệp năm 2010 nhưng tỷ trọng đã giảm từ 17,2% xuống chỉ còn 8,5% và năm 2011 chỉ còn chiếm 6,4%.

Biểu 2.7. Số lư­ợng doanh nghiệp th­ương mại trên địa bàn tỉnh

giai đoạn 2005 - 2011

( Đơn vị tính: doanh nghiệp)

Năm

Loại doanh nghiệp

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh

561

670

801

1267

1519

1815

1979

Trong đó: doanh nghiệp thương mại

198

259

306

391

532

670

699

Phân theo loại hình kinh doanh

 

 

 

 

 

 




-Bán, bảo dưỡng, SC xe có động cơ và ôtô xe máy

34

21

27

37

38

57

45

-Bán buôn và đại lý

95

156

175

223

284

347

290

-Bán lẻ

69

82

104

131

210

266

364

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2011

Các doanh nghiệp thương mại có xu hướng sử dụng ngày càng ít lao động. Nếu như năm 2005, trung bình một doanh nghiệp thương mại sử dụng 17,1 lao động thì đến năm 2011, con số này chỉ còn là 9,4 lao động. So sánh giữa các loại hình kinh doanh, năm 2011, các doanh nghiệp bán buôn và đại lý sử dụng nhiều lao động nhất (trung bình 12,2 lao động / doanh nghiệp).



Biểu 2.8. Số lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

giai đoạn 2005-2010

Năm

Loại doanh nghiệp

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Lao động bình quân/doanh nghiệp toàn tỉnh

34,5

30,2

28,1

21,9

20,2

17,7

17,2

Lao động bình quân/doanh nghiệp thương mại

17,1

14,7

13,0

12,7

11,1

9,8

9,4

Lao động bình quân/doanh nghiệp thương mại (phân theo loại hình kinh doanh)

 

 

 

 

 

 




-Bán, bảo dưỡng, SC xe có động cơ và ôtô xe máy

21,3

9,5

12,3

12,1

10,7

7,9

10,7

-Bán buôn và đại lý

19,4

17,9

13,7

13,9

12,1

10,8

12,2

-Bán lẻ

11,9

10,1

12,0

10,8

9,9

8,9

7,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2011

Xu hướng giảm dần số lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp thương mại cũng trùng với xu hướng chung của toàn tỉnh và cả nước. Tuy nhiên, số lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp thương mại của tỉnh Quảng Trị là thấp hơn nhiều so toàn tỉnh, chỉ bằng 54-55% so với số lao động bình quân/1 doanh nghiệp của tỉnh.



  • Các hộ kinh doanh cá thể:

Số lượng hộ kinh doanh thương mại cá thể trên địa bàn tỉnh khá lớn và tăng dần qua các năm, từ 10.638 hộ năm 2005 lên 15.864 hộ năm 2011, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 7,8%/năm. Tỷ trọng số hộ kinh doanh cá thể ngành thương mại khá lớn trong tổng số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh: từ 42,6% năm 2005 lên 45,3% năm 2011. Trong đó, cơ cấu chủ yếu là các hộ kinh doanh bán lẻ nhưng số lao động bình quân 1 hộ rất nhỏ, bình quân 1,2 lao động/hộ.

      1. Lao động trong ngành thương mại

Trong các ngành kinh tế quốc dân, ngành thương mại là một trong những ngành sử dụng khá nhiều lao động và có khả năng thu hút nhiều lao động xã hội, nhất là lao động phổ thông ở các khu vực đô thị và vùng nông thôn.

Theo số liệu Niên giám thông kê tỉnh năm 2010, qui mô lao động trong ngành thương mại đã tăng từ 31 nghìn người năm 2005 lên 33 nghìn người vào năm 2010. Tỷ trọng của lao động trong ngành thương mại trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh là 10,5% (năm 2010), cao thứ hai, chỉ sau ngành nông nghiệp.



Biểu 2.9. Lao động trong ngành thương mại tỉnh Quảng Trị

Đơn vị: Người, %

 

2005

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng số lao động toàn tỉnh

281.937

317.466

313.686

302.650

311.977

318.477

Lao động khu vực dịch vụ

71.594

81.723

96.059

78.028

89.143




Lao động ngành thương mại

31.013

36.624

41.579

29.274

32.894

34.120

 Tỷ lệ lao động thương mại (%)

So với tổng số

11,0

11,5

13,3

9,7

10,5

10,7

So với khu vực dịch vụ

43,3

44,8

43,3

37,5

36,9





tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương