UỶ ban nhân dân tỉnh quảng trị



tải về 3.28 Mb.
trang14/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.28 Mb.
#21656
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   26

2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư

Trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, ngoài những công trình thương mại chủ yếu cần có sự đầu tư của Nhà nước hoặc gọi vốn đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau (liên doanh, đầu tư 100% vốn nước ngoài, phát hành trái phiếu...), tại các khu thương mại trung tâm còn có sự đầu tư vốn của các chủ thể kinh doanh, các hộ kinh doanh, nhất là có những vùng cần khẩn trương trang bị cơ sở vật chất hình thành nên những khu thương mại – dịch vụ tổng hợp xung quanh khu vực chợ.

- Vốn ngân sách nhà nước: 15 - 25% tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại (hỗ trợ đầu tư cho các công trình chợ đầu mối theo QĐ 210/2006/QĐ-TTg; các chợ xã khó khăn, miền núi, hải đảo, chợ trung tâm huyện thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó:

+ Ngân sách trung ương (hỗ trợ liên tục trong nhiều năm): 10-15% (khoảng 10-19 tỷ đồng/năm giai đoạn 2011-2020 và khoảng 26 – 50 tỷ đồng giai đoạn 2021-2030);

+ Ngân sách địa phương: 5-10% (khoảng 5-13 tỷ đồng/năm giai đoạn 2011-2020 và khoảng 13 – 34 tỷ đồng giai đoạn 2021-2030);

- Nguồn vốn ngoài ngân sách: 75-85% (khoảng 70 - 110 tỷ đồng/năm giai đoạn 2011 - 2020 và khoảng 186 – 292 tỷ đồng giai đoạn 2021-2030).



3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất phát triển kết cấu hạ tầng thương mại

Theo tính toán của qui hoạch theo không gian từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, nhu cầu sử dụng đất tối thiểu để phát triển các các công trình thương mại là 2.427.792 m2 (tương đương khoảng 242,779 ha), trong đó phân theo các loại hình như sau:

+ Nhu cầu sử dụng đất cho mạng lưới chợ: 599.604 m2.

+ Nhu cầu sử dụng đất cho mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu: 234.655 m2.

+ Nhu cầu sử dụng đất cho hệ thống kho xăng dầu: 118.261 m2.

+ Nhu cầu sử dụng đất cho các trung tâm bán buôn, trung tâm logistics: 700.000 m2 (70 ha).

+ Nhu cầu sử dụng đất cho mạng lưới trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm: 139.494 m2.

+ Nhu cầu sử dụng đất cho mạng lưới siêu thị: 60.208 m2.

+ Nhu cầu sử dụng đất cho mạng lưới khu thương mại - dịch vụ tổng hợp:

385.570 m2.

+ Nhu cầu sử dụng đất cho hệ thống kho tàng, bến bãi: 190.000 m2.

Biểu 4.1. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Đơn vị: m2



Mạng lưới chợ

599.604

Cửa hàng bán lẻ xăng dầu

234.655

Kho xăng dầu

118.261

Trung tâm bán buôn, trung tâm logistics

700.000

Mạng lưới TTTM, trung tâm mua sắm

139.494

Mạng lưới siêu thị

60.208

Mạng lưới khu thương mại- dịch vụ tổng hợp

385.570

Mạng lưới kho tàng, bến bãi

190.000

Tổng cộng

2.427.792

4. Lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư

Với nhu cầu vốn đầu tư trên đây cho thấy trong khi tiềm lực kinh tế tỉnh Quảng Trị còn hạn chế, khả năng chi đầu tư từ ngân sách cho các công trình thương mại trong giai đoạn qui hoạch không nhiều và cũng phải tuỳ thuộc vào tiến độ đầu tư phát triển kinh tế chung của tỉnh, nhất là đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn từ nay đến 2015, Quảng Trị cần phải chú trọng đến việc tạo lập môi trường đầu tư thuận tiện và huy động tối đa khả năng đầu tư từ các nguồn vốn khác cho các công trình thương mại, nhưng có sự kiểm soát với thứ tự đầu tư hợp lý. Cụ thể:

- Trước hết, đầu tư cơ bản (chuẩn bị, san lấp mặt bằng, nâng cấp các chợ hạng III, bê tông hoá nền chợ, hệ thống điện, nước, xử lý chất thải cho tất cả các loại chợ) xây dựng một số chợ hạng I và II và chợ đầu mối, hoàn thành các chợ thuộc chương trình nông thôn mới, bố trí các điểm bán lẻ xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thứ hai, đầu tư xây dựng tại thành phố Đông Hà, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, thị xã Quảng Trị và các trung tâm huyện các công trình như: trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm bán buôn, hệ thống kho tàng, bến bãi gắn với các trung tâm bán buôn và cảng sông.

- Thứ ba, đầu tư phát triển tương đối hoàn chỉnh các khu thương mại xung quanh khu vực chợ tại các thị trấn, thị tứ trong tỉnh để hình thành các khu thương mại – dịch vụ tổng hợp ở từng khu vực.

- Thứ tư, ngoài những công trình thương mại trọng điểm được lựa chọn, cần tiếp tục dành ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics phục vụ xuất, nhập khẩu và lưu thông hàng hoá tại các khu thương mại bán buôn ở thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và phát triển kết cấu hạ tầng cho ngành du lịch của địa phương.



Phần thứ năm

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC NĂM TIẾP THEO

Để thực hiện quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị đã được xây dựng trên đây, cần thực hiện đồng bộ hệ thống các chính sách, giải pháp phù hợp, thiết thực để thúc đẩy phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo nhằm thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển thương mại của tỉnh.



I. Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển thương mại của Quảng Trị

    1. Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển xuất khẩu

- Chính sách khuyến khích xuất khẩu cần hướng vào những nội dung sau:

+ Trên cơ sở các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch phát triển ngành, có kế hoạch đầu tư cho những khu công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Các ngành chức năng sớm tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, dự án phát triển vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung, các làng nghề, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực với sản lượng lớn và chất lượng cao, từ đó có hướng đầu tư một cách thoả đáng cho lĩnh vực này.

+ Xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩu có qui mô và thường xuyên hoạt động để cung cấp những thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, tập trung vào các thị trường trọng điểm cho các hàng hoá xuất khẩu có lợi thế của tỉnh; phát triển các trung tâm thương mại, tiến hành các cuộc triển lãm và hội chợ ở nước ngoài cho các sản phẩm có tiềm năng, tư vấn về xuất khẩu, hội thảo về xuất khẩu.

+ Tận dụng các lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương, các thoả thuận ưu đãi xuất khẩu hàng hoá với các nước có chung biên giới như với thị trường Lào và Camphuchia và điều kiện hạ tầng của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá của Việt Nam trung chuyển qua tỉnh và hàng hoá của tỉnh tiếp cận các thị trường này và xa hơn, gắn kết thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu của tỉnh.

+ Mở rộng hệ thống thu thập và xử lý thông tin thị trường trong nước và thế giới để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp cận với công nghệ hiện đại và tiên tiến, thâm nhập sản phẩm vào thị trường quốc tế.



- Một số giải pháp hỗ trợ, cụ thể:

+ Hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu của tỉnh thông qua việc tiếp tục tạo ra các yếu tố cần thiết để xây dựng môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp như hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian cung cấp các dịch vụ công và giải quyết các thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở hành chính công; hỗ trợ cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, dự báo thị trường nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu thông qua sắp xếp doanh nghiệp, ngành nghề; nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn; hỗ trợ tín dụng, tài chính đối với các nhà sản xuất thuộc những ngành công nghiệp non trẻ cần bảo hộ.

+ Hỗ trợ các nhà sản xuất, xuất khẩu vượt qua các rào cản thương mại, ứng phó hiệu quả các biện pháp tự vệ của thị trường nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu.

+ Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh, ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh trên cở sở Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTG ngày 15 tháng 11 năm 2010.

+ Phối hợp với Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) trong các hoạt động xúc tiến thương mại (cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, tổ chức các hội chợ, hội thảo, đào tạo, tập huấn, …), đặc biệt là cung cấp thông tin về các chương trình xúc tiến thương mại quốc hàng năm tới các doanh nghiệp trong tỉnh, hướng dẫn các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia và hưởng lợi từ các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do tỉnh làm đơn vị chủ trì hoặc các đơn vị chủ trì khác do Bộ Công Thương phê duyệt hàng năm.



2. Chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức thương mại truyền thống và hiện đại.

- Đổi mới để nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp thương mại.

Hướng dẫn các doanh nghiệp thương mại áp dụng các biện pháp liên doanh, liên kết, mua bán, sáp nhập, cho thuê, đấu thầu kinh doanh, vv… nhằm cải cách cơ chế kinh doanh và chế độ sở hữu về tài sản, khuyến khích và ủng hộ việc thu hút các loại hình vốn của dân, vốn đầu tư nước ngoài,vv.. thực hiện đa dạng hoá các chủ thể đầu tư. Hướng dẫn các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ coi trọng công tác quản lý cơ sở, tăng cường hơn nữa quản lý doanh nghiệp, căn cứ vào pháp luật mà xây dựng cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp như quản lý kinh doanh hàng hoá, quản lý tài chính, quản lý hợp đồng, quản lý nguồn nhân lực, vv…

Thực thi các chính sách hỗ trợ về tài chính và chính sách thuế nhằm khuyến khích, ủng hộ các doanh nghiệp thương mại trong hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ kỹ thuật hiện đại và mở rộng thị trường, hạ thấp chi phí; khuyến khích các doanh nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên, cũng như khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền và thực hiện các phương thức kinh doanh hiện đại, nâng cao trình độ hiện đại hoá của các doanh nghiệp thương mại.

Thúc đẩy phát triển các phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh theo dạng chuỗi, nhượng quyền kinh doanh, đại lý, vận tải liên vận đa phương thức, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại điện tử, sớm hình thành sàn giao dịch thương mại điện tử, nâng cao trình độ hiện đại hoá của các doanh nghiệp thương mại... Khuyến khích các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ phát triển liên minh mua bán hàng hoá, nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh nhờ mở rộng quy mô.

Dựa vào các doanh nghiệp thương mại có năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ ưu thế, có thương hiệu dịch vụ nổi tiếng và đa dạng chủ thể đầu tư.

Tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ, từng bước áp dụng công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu thực tế và trình độ phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Tham gia thị trường cổ phiếu phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Cải tạo, đổi mới, đưa hoạt động kinh doanh đi vào nề nếp thông qua việc tận dụng vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức liên doanh, hợp tác, nhượng quyền….vv.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ tiến hành đổi mới kỹ thuật công nghệ kinh doanh.

- Kiện toàn hệ thống dịch vụ để cung cấp dịch vụ thông tin cho doanh nghiệp.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại xây dựng văn hoá kinh doanh, đây là một việc làm hết sức cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Văn hoá doanh nghiệp góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.

Hiện nay, ở Việt Nam nói chung, văn hoá doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao.

Do đó, khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể. Đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp, bao gồm: tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ như: đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích trong doanh nghiệp.

II. Các giải pháp, chính sách thu hút đầu tư phát triển thương mại


    1. Giải pháp đa dạng hóa hình thức đầu tư

Trong thời gian qua, khi nhu cầu đầu tư vốn vào kết cấu hạ tầng thương mại là khá lớn thì nguồn vốn mới chỉ huy động từ các nhà đầu tư - doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và vốn vay tín dụng, do vậy, việc đa dạng các hình thức đầu tư huy động vốn là hết sức cần thiết và cần kết hợp lồng ghép giữa các nguồn vốn để bảo đảm hiệu quả sử dụng. Từ thực tế này cần có một số giải pháp về vốn đầu tư đối với kết cấu hạ tầng thương mại như huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, bao gồm vốn liên doanh, liên kết, vận động vay vốn ODA, chọn lọc vốn đầu tư nước ngoài, vốn trong nhân dân và các nguồn vốn trong xã hội; đồng thời kêu gọi đầu tư theo các phương thức Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng -Chuyển giao (BO), hình thức hợp tác công tư (PPP).

    2. Giải pháp thu hút vốn đầu tư trong nước

2.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

Trong các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, nguồn vốn của doanh nghiệp là nguồn vốn chủ yếu, bao gồm vốn tự có của doanh nghiệp, vốn liên doanh, liên kết…. Kêu gọi nguồn vốn đầu tư này theo các phương thức BOT, BTO, (BO), PPP, vận động vay vốn ODA.



2.2. Nguồn vốn của doanh nghiệp trong nước

Đây là nguồn vốn chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên phạm vi từng địa phương, bao gồm vốn của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, các Liên hiệp HTX, HTX thành lập theo Luật HTX, các hộ kinh doanh. Nguồn vốn của các doanh nghiệp qui mô lớn, các Liên hiệp HTX tập trung phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đâu mối, chợ hạng I. Nguồn vốn của các hộ kinh doanh chủ yếu đầu tư phát triển các chợ bán lẻ (hạng II, hạng III).



2.3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Hiện nay, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại ở nước ta nói chung và Quảng Trị nói riêng còn nhiều hạn chế cả về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, các kỹ năng nghiệp vụ…. Một trong những giải pháp khắc phục nhanh và hiệu quả hạn chế nêu trên đó là thông qua việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kết cấu hạ tầng thương mại. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, sự có mặt của các công ty thương mại đa quốc gia, các công ty nước ngoài là một trong những nhân tố cần thiết để đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.

Đổi mới cơ chế, chính sách phù hợp với các cam kết quốc tế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hợp lý để thu hút nguồn vốn FDI mà vẫn đảm bảo quản lý được các dự án đầu tư nước ngoài. Các cơ quan quản lý kinh tế và thương mại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài để hướng nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại theo đúng danh mục đầu tư cũng như trong việc xây dựng các chỉ tiêu, đánh giá và lựa chọn nhà đầu tư phù hợp.

Kêu gọi đầu tư của kiều bào ở nước ngoài: Hiện nay số người Việt nam làm ăn sinh sống tại nước ngoài khá đông đảo, nhiều người hoạt động kinh doanh và đã đạt được những thành công nhất định. Việc thu hút kiều bào đầu tư về quê hương để phát triển đất nước có nhiều thuận lợi, dễ dàng hơn thu hút FDI, đây cũng là việc làm mang lại lợi ích cho cả quốc gia và cá nhân kiều bào.

Tuy nhiên, cần có sự kiểm soát thật hợp lý để bảo vệ các nhà đầu tư trong nước; đồng thời ban hành danh mục dự án cấp phép đầu tư nước ngoài rõ ràng, trên cơ sở các mục tiêu và tiêu chí nhất quán. Không nhất thiết phải can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, song phải quan tâm, coi trọng việc phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, coi đó là một biện pháp nhằm phát triển thị trường nội địa, hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh, tạo tiền đề vững chắc cho cho hội nhập và thương mại quốc tế thông qua các chính sách, biện pháp hỗ trợ cụ thể để cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài.

3. Chính sách thu hút đầu tư

- Áp dụng những ưu đãi đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh

Hiện nay, theo Luật Đầu tư và theo các văn bản qui định hiện hành khác, các hạng mục kết cấu hạ tầng thương mại được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm: chợ hạng I, khu triển lãm, chợ đầu mối nông sản, chợ trung tâm cụm xã ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc các chương trình phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, định canh định cư của Nhà nước thực hiện lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; Chương trình phát triển trung tâm cụm xã; Chương trình 30A được hưởng hỗ trợ vốn ngân sách (Trung ương và địa phương) cho đầu tư xây dựng phát triển các loại hình thương mại, mức độ ưu đãi vốn đầu tư tùy thuộc vào từng loại hình tổ chức thương mại khác nhau, cụ thể:

Ngân sách nhà nước đầu tư một phần cho nâng cấp, cải tạo, di dời, xây mới các loại hình chợ bao gồm các chợ hạng I (bán buôn, bán lẻ), chợ dân sinh bán lẻ ở các xã nghèo.

Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giải phóng mặt bằng, phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, đường giao thông và chiếu sáng đến chân tường rào công trình xây dựng các loại hình tổ chức thương mại quan trọng như: trung tâm thương mại quốc tế, trung tâm mua sắm, trung tâm bán buôn và logistic....



- Khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại và mở rộng qui mô vốn kinh doanh bằng các chính sách thuế, tín dụng, đất đai và các ưu đãi khác.

Bên cạnh việc áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư, có thể vận dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi khác được qui định cụ thể trong Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu Tư, Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn từ ngân sách Trung ương đầu tư cho phát triển hạ tầng thương mại rất ít và chủ yếu là đầu tư cho phát triển hệ thống các chợ. Vì vậy, đối với các dự án đầu tư Siêu thị (ST), Trung tâm thương mại (TTTM) tại vùng nông thôn, miền núi, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (có tính chất vốn mồi) nhằm thu hút các nguồn vốn khác (chủ yếu là nguồn vốn của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để xây dựng các hạng mục công trình khác của ST, TTTM. Ngoài ra, đối với các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm lớn, trung tâm giao dịch bán buôn, trung tâm logistics là các loại hình tổ chức thương mại hiện đại có khả năng cung cấp những dịch vụ phân phối cao cấp, chất lượng cao: nhà đầu tư được thuê đất ưu đãi, không phải tham gia đấu thầu sử dụng đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, khi hết hạn thuê đất có thể được gia hạn thuê đất và được hưởng nhiều ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005.

Chủ đầu tư có thể liên kết, liên doanh với nhau cùng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại và cùng tham gia quản lý.

Ngoài ra, thực hiện các giải pháp về xúc tiến đầu tư, đơn giản các thủ tục hành chính như: thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 để các nhà đầu tư (trong và ngoài nước) yên tâm đầu tư xây dựng các công trình thương mại. Các cơ sở Xúc tiến Đầu tư, Xúc tiến Du lịch... phối hợp tổ chức tuyên truyền, quảng bá và kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình tổ chức thương mại theo quy hoạch. Nhà đầu tư được cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin về các loại quy hoạch có liên quan trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, được ưu tiên áp dụng rút gọn thời gian qui định trong thủ tục hành chính hiện hành đối với quá trình thụ lý, giải quyết hồ sơ có liên quan đến qui hoạch và kiến trúc của dự án đầu tư xây dựng các công trình thương mại tại cơ quan chức năng.



- Phát triển thị trường vốn dài hạn, ngắn hạn, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào vòng luân chuyển vốn của xã hội.

    - Chính sách thu hút vốn nước ngoài: tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn viện trợ sử dụng đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng tại khu vực nông thôn, trong đó có phát triển loại hình chợ nông thôn. Các tập đoàn, công ty phân phối hàng đầu thế giới của Đức, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật... đầu tư kinh doanh các loại hình bán buôn, bán lẻ quy mô lớn và hiện đại được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo qui định của Luật Đầu tư.

III. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực thương mại

    1. Khuyến khích thu hút các nhà quản trị kinh doanh trong và ngoài nước vào ngành thương mại

Để doanh nghiệp thương mại phát triển trên thị trường, đòi hỏi phải có biện pháp nâng cao năng lực của các nhà quản trị doanh nghiệp để từng bước tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại. UBND tỉnh có chính sách ưu đãi để mời gọi, thu hút nhân tài hiểu biết về thị trường của các nước phát triển để làm việc, cộng tác, hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp thương mại của Quảng Trị.

    2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành thương mại tỉnh Quảng Trị

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thương mại để khuyến khích phát triển tiềm năng cho các nhà kinh doanh, thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ kinh doanh, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ mới trong quản lý kinh doanh.

Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng để trang bị về những kiến thức cần thiết trước hết cho các doanh nhân.

Hỗ trợ kinh phí cho tổ chức các lớp học để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý, các chương trình tư vấn về kinh doanh, phát triển thương hiệu... dành cho các doanh nghiệp thương mại tư nhân.



tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương