Tran Phung Hoang Gia Cat dpn 042305 dh5pn nguyên nhâN ĐÓi nghèO Ở VÙng nông thôN ĐỒng bằng sông cửu long



tải về 45.96 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích45.96 Kb.
#31592
Tran Phung Hoang Gia Cat

DPN 042305

DH5PN
NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO Ở VÙNG NÔNG

THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

I-Giới Thiệu.

Việt Nam là nước nông nghiệp mà trong đó kinh tế nông thôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh, công cuộc xoá đói giảm nghèo đã đạt nhiều kết quả to lớn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang là một nước nghèo và “nạn” nghèo cũng là một thực trạng khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mức thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp (GDP bình quân đầu người năm 2005 khoảng 636 USD), tỷ lệ hộ nghèo còn lớn.12 tỉnh ĐBSCL còn đến 360.131 hộ nghèo. (Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH được công bố vào tháng 4-2003). Cuối năm 2006, theo số liệu của Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 18,1% riêng ĐBSCL là 15,72%.

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Ở nhiều nơi, hộ thuần nông chiếm trên 75,2% số hộ, trong khi có chưa đến 1% số hộ hoạt động trong khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 5,5% số hộ sống bằng thương nghiệp và dịch vụ, 0,13% số hộ hoạt động trong lĩnh vực xây cất (Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cần Thơ). Ở Long An, hộ thuần nông chiếm khá cao, đến 77,92% số hộ, ngược lại, chỉ có 0,73% số hộ tiểu thủ công nghiệp, 3,44% số hộ thương nghiệp, 1,13% số hộ dịch vụ, 0,28% số hộ xây dựng và 16,08% số hộ làm nghề khác.(Theo Cục Thống kê tỉnh Long An).

Chính sự tác động này, ở nhiều nơi nông thôn ĐBSCL bắt đầu có sự chênh lệch về thu nhập, về mức sống, và đã dẫn đến phân hóa giàu nghèo, và rồi phân tầng xã hội gay gắt. Chính vì vậy sự mất cân đối giàu-nghèo diễn ra gay gắt, một bên là những hộ giàu có khá giả, còn bên kia là những hộ nghèo đói túng thiếu.


II- Khái niệm Nghèo :

II.1/ Nghèo tuyệt đối.

Theo ông Robert McNamara, giám đốc ngân hàng thế giới: “Nghèo ở mức độ tuyệt đối...là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta.”



II.2/ Nghèo tương đối.

Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.(theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)


III-Lược Khảo Tài Liệu.

III.1/ Tình trạng nghèo đói ở ĐBSCL.

ĐBSCL là vựa nông sản lớn nhất cả nước, hàng năm đóng góp đến 70% sản lượng trái cây, 42% sản lượng thủy sản đánh bắt, 72% sản lượng thủy sản nuôi trồng và 90% sản lượng gạo xuất khẩu... nhưng số hộ nghèo vẫn chiếm gần 20%.(Theo Trần Trọng Triết, báo Kinh tế nông thôn).

Một tỷ lệ lớn người nghèo (khoảng 80%) là nông dân, những nguời này thường thiếu những kỹ năng, kỹ thuật sản xuất và khả năng tiếp cận với các nguồn lực phát triển khác cũng rất thấp (Theo Chính phủ Việt Nam,2002). Khoảng 10% hộ nghèo là những nông dân không đất, tập tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn xa xôi. Nguyên nhân chính của việc không đất là: nợ nần, ốm đau và thiếu hụt các kỹ năng sản xuất ( Theo Đỗ Kim Chung, 2003). Vào năm 2001, có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo trong đó 90,5% sống ở vùng nông thôn. Trong số những hộ nghèo, 64% sống ở vùng xa xôi hẻo lánh.

Phân tích thực tế kinh tế vùng ĐBSCL, TS. Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, cho rằng: “Tốc độ tăng trưởng GDP vùng này chỉ bằng khoảng 80% so với bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế cũng khác hẳn khi tỷ lệ khu vực I (nông, lâm, thủy sản) chiếm hơn 44% - một tỷ lệ khá cao. Những con số thống kê cũng cho thấy ĐBSCL chiếm đến 77% số hộ nghèo. Thêm vào đó là tỷ lệ dân sinh sống tại các đô thị chỉ khoảng 21% (bình quân cả nước từ 27- 28%), lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến 58%. Do đó, có thể thấy là khả năng tiết kiệm của người dân vùng ĐBSCL không cao”. (nguồn Vietstock).



III.1a/ Nhóm không có đất và ít đất canh tác:

Những hộ không có đất hoặc ít đất canh tác ở vùng ĐBSCL ngày càng tăng là do dân số ngày càng tăng, nhu cầu của con người: cần nhà ở, các công trình đô thị hóa. Mà nguyên nhân chính là họ bán đất. Bán đất do:



  • Mất mùa.

  • Bệnh tật và thiên tai.

  • Nợ nần.

Họ bán đất để lấy tiền mà chủ yếu là trả nợ. Bán đất nguy cơ cao hơn nghèo không có đất canh tác, phài làm thuê làm mướn, thu nhập không ổn định.

III.1b/ Nhóm người dân tộc:

Trong vùng ĐBSCL có các nhóm người dân tộc chủ yếu sinh sống: người Chăm, người Khmer, và người Hoa. Mà trong đó người Khmer chiếm tỷ lệ cao nhất và cũng là nhóm dân tộc chịu thiệt thòi về mặt kinh tế xã hội nhất, nghèo nhất. Công việc họ kiếm được là hầu hết lao động chân tay với thu nập nhập thấp.



III.1c/ Nhóm làm thuê:

Đa số họ làm thuê chủ yếu là ở lĩnh vực nông nghiệp và cũng là nguồn thu nhập hằng ngày của họ. Họ sống nhờ vào việc làm thuê mang tính chất thời vụ, thu nhập ít ỏi, không đủ sống. Ở ĐBSCL các khu chế xuất, khu công nghiệp không nhiều, có rất ít các doanh nghiệp, nên cơ hội việc làm còn rất hạn chế.



III.1d/ Phụ nữ.

Bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt. Do họ làm thuê thường là tiền công ít hơn rất nhiều so với nam giới. Trong những giai đoạn 2001-2002 thì mô hình từ lúa chuyển sang tôm đã làm cho vai trò phụ nữ giảm đi, vì công việc rất năng nhọc, nếu họ làm thì trả tiền công rất ít so với nam giới, cộng thêm công việc trong nhà đã làm cho sức khỏe của họ bị suy kiệt, khả năng tiếp cận giáo dục bị hạn chế.



III.2/ Chuẩn nghèo được áp dụng trong giai đoạn 2006-2010

(Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005).

+ Khu vực thành thị 260.000đồng /người/tháng.

+ Khu vực nông thôn đồng bằng 200.000đồng/người/tháng.

+ Khu vực nông thôn miền núi hải đảo 80.000đồng/người/tháng.

Theo tổng cục thống kê, thu nhập bình quân một người một tháng năm 2003-2004 của nhóm thu nhập thấp nhất là 141,8 nghìn đồng; nhóm thu nhập dưới trung bình đạt 514,2 nghìn đồng; nhòm thu nhập cao nhất đạt 1182,3 nghìn đồng.


IV-Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo:

Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo có rất nhiều nguyên nguyên nhân, do thiếu trình độ, thất nghiệp thiếu việc làm, do không có đất, thiếu vốn đầu tư…



IV.1/ Đói nghèo do thiếu trình độ.

Mặc dù vùng ĐBSCL có nhiều điều kiện thuận lợi, không phải chịu nhiều thiên tai lũ lụt như các tỉnh Miền Trung, có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, nhưng tỷ lệ học sinh đến trường thấp nhất cả nước (77 % dân số có trình độ từ tiểu học trở xuống, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở vùng ĐBSCL chiếm đến 83,25%, đứng thứ 7 trong 8 vùng của cả nước). Trình độ thấp, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp cao dẫn đến nguy cơ tái nghèo cao.



IV.2/ Đói nghèo do thất nghiệp.

Hiện nay cơ cấu gieo trồng tại Việt nam đã thay đổi, nhiều máy móc được dùng để thay thế sức người mà hiệu quả lại cao, hoặc diện tích canh tác lúa nước, cây vườn cứ hẹp dần do bị các đìa nuôi tôm, nuôi cá xuất khẩu đã làm cho lao động trong nông nghiệp bị dư thừa. Những người lớn tuổi, người có gia đình an phận sống nghèo không muốn rời xa quê hương, số còn lại di cư lên thành phố. 80% số người nghèo làm các công việc trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp. Trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn.( Theo



IV.3/ Đói nghèo do không có đất sản xuất.

Đa số người dân ĐBSCL hiên nay đem hết số đất đai đi cầm cố hoặc bán để đổi nghề nhưng thất bại, rồi trở làm nghề cũ, nhưng thay vào đó là làm thê làm mướn. Do đó cuộc sống của họ rất khó khăn.


TÔI KHÔNG ĐỌC TIẾP. BÀI VIẾT CẦN PHÂN TÍCH NHIỀU HƠN, VÀ TRÌNH BÀY LOGIC HƠN. PHẦN NÀO KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI THÌ BỎ ĐI
Ngoài ra những mãnh đất gắn bó với họ 20-30 năm, họ làm việc quần quật, mặt bị cháy rán, nhưng rồi mảnh đất ấy không thuộc về của họ chỉ vì bị thu hồi. “Vợ chồng chị Nguyễn Thị Quyên, anh Vũ Gia Lập kể: “Gia đình chúng tôi vào đây từ năm 1986. Hồi đó cất chòi ven sông, vợ chồng đi làm mướn, dành dụm tiền sang lại ba mẫu đất hoang sâu trong đìa của nông trường. Đến năm 1990, cháu nhỏ té sông chết đuối, đau buồn quá chúng tôi ra gần nông trường cho an toàn, sang bốn mẫu đất của một cán bộ nông trường hết 29,6 lượng. Đến giờ vẫn còn mắc nợ, mà đất vẫn thuộc sở hữu nông trường...”. (Theo báo Việt Nam Net). Theo số liệu của MDPA, tại tỉnh An Giang nếu số hộ nông dân nghèo là 30.631 hộ thì số hộ nông dân không đất, thiếu đất chiếm đến 20.806 hộ, còn tại Đồng Tháp có đến 24.685 hộ không có đất canh tác, chiếm 54,3% tổng số hộ nghèo.

IV.4/ Đói nghèo do không có vốn.

Họ thường ỷ lại và trông chờ vào nguồn vốn xã hội, nguồn vốn nhà nước cung cấp cho họ. Ý chí vương lên thoát nghèo của họ chưa cao. Họ thường thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, họ có tư tưởng “đói không lo, cho không mừng”. Họ không biết tạo ra đồng tiền, xoay chuyển nguồn vốn.



IV.5/ Những nguyên nhân khác.

Đói nghèo do lười lao động, ham cờ bạc, nghiện hút, không biết tiết kiệm chi tiêu, sinh nhiều con. Đó là vấn nạn của sự đói nghèo. Theo lời trích dẫn từ báo vietnamnet.vn. Một người nông dân nói: "Nếu nuôi vịt chưa chắc đã nhiễm H5N1, nếu gà vịt có bị H5N1 thì chưa chắc đã lây sang người, nếu lây sang người chưa chắc đã chết. Nhưng nếu không nuôi vịt, nhà em lấy đâu ra tiền đong gạo mà không có gạo thì cái chết sẽ đến ngay sau hôm đó".

Cũng chính vì nghèo đói mà người nông dân phải chịu cảnh sống chung với bệnh tật hiểm nghèo, bệnh dịch lây lan, họ đành ngậm đắng nuốt cay mà sống. Mọi tệ nạn xã hội dễ dàng đến với họ chỉ vì họ nghèo và không có kiến thức.
V-Nghèo đói và môi trường.

Nghèo nàn cũng là nguyên nhân chính đe dọa và phá hoại môi trường. Theo ông Klaus Topfer, lãnh đạo cơ quan môi trường liên hợp quốc UNEP gọi nghèo “là chất độc lớn nhất của môi trường”. Nghèo đói là nguyên nhân khiến người dân khai thác quá mức nguồn tài nguyên để sinh sống. Nhưng sự suy thoái và xuống cấp về môi trường đã khiến cho người nghèo trở nên nghèo hơn vì nguồn tài nguyên đang cạn kiệt (Theo Thanh Xuân. Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam).




IV-Giải Pháp.

1/ Thực hiện kế hoạch gia đình

2/ Phát triển giáo dục nâng cao dân trí

3/ Quy hoạch sử dụng đất đai.

4/ Tăng cường đầu tư vốn vay.

5/ Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

6/ Đẩy mạnh công tác khuyến nông hướng dẫn người dân làm kỹ thuất canh tác, lựa chọn các cây trồng có lợi thế o sánh thị trường .

7/ Chuyển nghề tạo việc làm cho những người không có đất, chuyển vào nhà máy xí nghiệp, và phục vụ trực tiếp trong các làng nghề truyền thống ở nông thôn.

Trong đó, giải pháp về giáo dục, khuyến nông và vốn vay là các giải pháp triển khai cho đồng bò dân tộc mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với nhân dân trong vùng.
V-Kết Luận.

Làm gì để nông dân thoát nghèo, để việc nghèo không còn tiếp diễn, không còn nghèo bền vững? Đó là câu hỏi không có lời kết nếu lực lượng cán bộ-công chức không phải thay đổi tư duy mới phù hợp với thời kỳ mới, không có quy hoạch tốt, nguồn vốn đầu tư đúng mục tiêu đúng trọng điểm, hạn chế thất thoát thì không thể cạnh tranh với các nước bạn, nếu không thì nguy cơ tái nghèo vẫn còn tiếp diễn.



Nghèo là hệ lụy tất yếu của sự phát triển. Nhưng không vì hệ lụy đó mà chúng ta buôn xuôi tất cả, an phận sống nghèo. Mà chúng ta, những nhà khoa học, cần phải nghiên cứu những giải pháp, những khía cạnh dưới mọi góc độ, phát triển ưu tiên những ngành nghề phát triển nông nghiệp, phát triển phù hợp với từng vùng từng khu vực, giải quyết tốt trong vấn đề ruộng đất, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực sản xuất cho người nghèo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Chính phủ Việt Nam. 2002. Chiến lược tổng thể cho tăng trưởng và giảm nghèo. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

  2. Đỗ Kim Chung. 2003. Phát triển nông thôn đối với giảm nghèo và tăng trưởng ở Việt Nam.Tạp chí nông nghệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, số 1+2, 30-32. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: Hà Nội.

  3. Trần Trọng Triết.2006. Đồng bằng sông Cửu Long:giải pháp nào để khai thác tốt tiềm năng[trực tuyến].. Báo Kinh tế nông thôn.

Đọc từ [http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2006/10/626.html] (ngày đọc: 13/10/2006).

  1. Theo trang Công bố thông tin ngày 06/09/2007[trực tuyến]. Vietstock. Đọc từ: http://www1.bsc.com.vn:8080/EDMS/webcorannc.nsf/885741814283a7ef47256dff0034baff/0f2ebb4db8a48e694725734e0025b249?OpenDocument( Đọc ngày 26/10/2007)

  2. Nguyên nhân và nhân tố chính ảnh hường đến đói nghèo [trực tuyến]. Bộ kế hoạch và đầu tư. Đọc từ: http://www.mpi.gov.vn/ttkt-xh.aspx?Lang=4&mabai=1668 (Đọc ngày 26/10/2007).

  3. Đỗ Thông.2007.Chuyện những nông dân cầm cố đất ở ĐBSCL [trực tuyến]. Việt Báo. Đọc từ: http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chuyen-ve-nhung-nong-dan-cam-co-dat-o-DBSCL-Ky-cuoi/45251702/157/ (Đọc ngày 26/10/2007).

  4. Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cần Thơ.1992. Báo cáo cũng cố xây dựng các hình thức làm ăn hợp tác kinh tế trong nông nghiệp –nông thôn-nông dân tỉnh Cần Thơ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

  5. Cục thống kê tỉnh Long An.1994. Biểu kết quả tính các chỉ tiêu tổng hợp nhanh, biểu số 3/THN, Tân An, ngày 10/9/1994.

  6. Sổ tay đánh giá nghèo đói và thị trường có sự tham gia.2007.Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo.Ngân hàng phát triển Châu Á: Hà Nội.

  7. Trần Chí Thiện.2007. Nguyên nhân đói nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta.Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tạp chí khoa học và công nghệ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: Hà Nội.

  8. Thanh Xuân.29/07/2007.Dự án đói nghèo và môi trường (Bộ TN&MT): Mang thông điệp của người nghèo đến cấp chính quyền [trực tuyến]. Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam. Đọc từ:

http://www.monre.gov.vn/monreNet/default.aspx?tabid=213&ItemID=30031(đọc ngày: 30/10/2007).

tải về 45.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương