Trường: Đại Học An Giang Khoa: nn – tntn lớp



tải về 97.76 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.03.2018
Kích97.76 Kb.
#36501
Trường: Đại Học An Giang

Khoa: NN – TNTN

Lớp: DH6PN

Tên: Diệp Thị Mỹ Kiều

MSSV: DPN053022

Đổi tên đề tài!

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THỰC HIỆN

HỢP ĐỒNG BAO TIÊU LÚA NHẬT TẠI AN GIANG

1. Giới thiệu

Qua nhiều thập niên, thế mạnh của Việt Nam để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới vẫn là sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, Nhà nước ta đang muốn phát triển hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản để giúp nông dân giải quyết đầu ra. Nguyên nhân chủ yếu là vì sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro, giá cả lên xuống thất thường, khó dự đoán trước. Trước thực trạng đó, ngày 24/6/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ - TTg về khuyến khích nông dân tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Và An Giang là một trong những tỉnh đã và đang thực hiện quyết định trên. An Giang là vựa lúa lớn nhất cả nước thường sản xuất lúa 3 vụ.năm-1. Nhưng với cây lúa Nhật thì tỉnh An Giang mỗi năm chỉ tập trung sản xuất nhiều vào vụ Đông Xuân và đã được Công ty liên doanh Angimex - Kitoku ký kết hợp đồng tiêu thụ toàn bộ sản lượng lúa với giá cố định. Theo TTXVN (2008) Công ty này được thành lập tại tỉnh An Giang từ năm 1991 giữa Công ty Kitoku Shinryo (nhà phân phối gạo Nhật Bản) với Công ty xuất nhập khẩu Angimex. Đây là đơn vị đã duy trì tốt nhất Nghị định 80 của Thủ tướng Chính phủ về việc hợp đồng liên kết giữa 3 nhà Nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp tạo sự đồng thuận, hiệu quả trong quá trình sản suất, tiêu thụ nông sản làm ra (TTXVN, 2008). Hiện nay, hợp đồng bao tiêu lúa Nhật tại An Giang đang được nhiều người quan tâm và ngày càng mở rộng diện tích sản xuất. Hợp đồng này được thực hiện tại 04 huyện: Long Xuyên, Thoại Sơn, Châu Thành và Châu Phú. Tại Long Xuyên, Châu Thành và Châu Phú diện tích trồng lúa Nhật ngày càng tăng. Riêng tại Thoại Sơn, không biết vì lý do gì làm người dân không tích cực trong việc tham gia trồng lúa Nhật. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “ Thực trạng và giải pháp trong việc thực hiện hợp đồng bao tiêu lúa Nhật tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” nhằm tìm hiểu nguyên nhân xảy ra hiện trạng trên tại địa phương.



2. Thực trạng

Như những hợp đồng nông nghiệp khác (hợp đồng bao tiêu lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, bắp thu trái non,...), hợp đồng bao tiêu lúa Nhật cũng có những thành công và thất bại. Đối với hợp đồng bao tiêu lúa Nhật này, sản phẩm làm ra sẽ do Công ty liên doanh Angimex – Kitoku tiến hành bao tiêu từ đầu vào cho đến đầu ra. Với điều kiện sản xuất tiêu thụ thuận lợi ổn định, giá đầu ra hấp dẫn đã thu hút ngày càng nhiều nông dân ký kết hợp đồng sản xuất. Năm 1996, An Giang bắt đầu sản xuất 16 ha lúa Nhật được cung cấp giống và các chi phí trong quá trình sản xuất (TTXVN, 2008). Năm 2000, diện tích lúa Nhật trên địa bàn tỉnh là 300 ha (Nguyễn Rạng, 2008). Đông Xuân năm 2007-2008 diện tích lúa tại huyện Thoại Sơn và Châu Thành giảm so với vụ Đông Xuân năm 2006-2007. Tuy nhiên, diện tích lúa tại Long Xuyên và Châu Phú tăng khá cao, đặc biệt là Châu Phú tăng từ 74,8 ha đến 208,6 ha. Chính điều này làm cho diện tích lúa vẫn tăng so với năm trước. Cụ thể:

Bảng 1: Diện tích trồng lúa Nhật qua các năm


Địa bàn

Đông Xuân 2006-2007

(ha)

Đông Xuân 2007-2008

(ha)

Long Xuyên

456.8

539.5

Thoại Sơn

157.3

139.9

Châu Thành

74.4

30.4

Châu Phú

74.8

208.6

Tổng Cộng

763.3

918.4

(Nguồn: Công ty liên doanh Angimex – Kitoku, 2009)

Ngoài ra, vụ sản xuất lúa Nhật năm 2007, sau khi trừ chi phí, nông dân tỉnh An Giang đã thu lợi nhuận trên 10 triệu đồng.ha-1, cá biệt đến 12 triệu đồng.ha-1. Đặc biệt, để khuyến khích, Công ty đã khen thưởng cho 28 nông dân áp dụng đúng qui trình kỹ thuật đã được hướng dẫn cho ra hạt lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (TTXVN, 2008). Vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009 diện tích trồng lúa Nhật trong toàn tỉnh gần 2.000 ha (TTXVN, 2009). Sau đây, đề tài sẽ tìm hiểu về những đặc điểm chính của hợp đồng nông nghiệp và dựa vào đây tìm hiểu hoạt động hợp đồng này.

Bảng 2: Những đặc điểm chính của quan hệ hợp đồng nông nghiệp

Đơn vị kí hợp đồng

Nông dân/Nhà sản xuất

Trách nhiệm chính

• Giới thiệu kỹ thuật và phương pháp sản xuất mới.

• Cung cấp tín dụng và các dịch vụ hỗ trợ khác.

• Đảm bảo đầu ra.



Trách nhiệm chính

Sản xuất theo những tiêu chuẩn đã thống nhất:

• Chất lượng.

• Số lượng.

• Thời hạn giao hàng.


Lợi thế chính

Đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm yêu cầu về mặt

• Số lượng cần thiết.

• Chất lượng.

• Giá.


Lợi thế chính

• Tiếp cận được đầu vào và kỹ thuật tiên tiến.

• Đảm bảo thị trường cho sản phẩm.

• Mức độ rủi ro chung thấp.



(Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á, 2004).

Với những đặc điểm của hợp đồng nông nghiệp ở bảng 2 thì Công ty liên doanh Angimex – Kitoku đã hoàn thành tốt trách nhiệm chính của mình là bố trí cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân trồng và chăm sóc lúa Nhật, đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu sản phẩm, đặc biệt có sự hỗ trợ nhằm khuyến khích người dân tăng gia sản xuất. Vì vậy, những nông dân tham gia trồng lúa Nhật ít ai gặp thất bại, không phải lo sợ về đầu ra và kỹ thuật sản xuất mới. Cụ thể: Nông dân tham gia sản xuất lúa Nhật được cung ứng lúa giống 120 kg.ha-1, sản phẩm Công ty liên doanh Angimex – Kitoku bao tiêu với giá 7.300 đồng.kg-1 đối với giống Kinu, 7.400 đồng.kg-1 giống Hana, 7.700 đồng.kg-1 giống Akita và 8.100 đồng đối với giống Koshi. Trường hợp nông dân sản xuất lúa không đạt tiêu chuẩn về chất lượng sẽ được mua với giá thấp nhất là 5.000 đồng.kg-1 (Thế Nhân, 2008). Công ty đưa ra giá cả cụ thể cho từng loại giống và công ty sẽ bao tiêu toàn diện từ đầu vào cho đến đầu ra. Đặc biệt, sau khi xảy ra cơn sốt giá gạo năm 2008, người dân càng lo lắng về đầu ra của sản phẩm, giá cả lên xuống thất thường làm cho người dân thiệt hại nặng nề. Chính vì vậy, những điều khoản trong hợp đồng càng thu hút người dân tham gia nhiều. Do lúa Nhật là loại giống mới, nên trong khâu sản xuất không tránh khỏi những khó khăn làm cho giảm năng suất và chất lượng lúa. Vì vậy, công ty còn hỗ trợ trong việc thu mua lúa không đạt chất lượng với giá thất nhất là 5.000 đồng.kg-1. Đây là một hợp đồng mang lại nhiều lợi ích cho người dân với những biến động bất thường của giá cả thị trường.

Ngoài ra, công ty tăng mức thưởng đối với lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong hợp đồng là 600 đồng.kg-1, cao hơn năm 2007 là 400 đồng.kg-1 (TTXVN, 2008). Những nội dung trong hợp đồng ngày càng thuận lợi cho người dân tham gia sản xuất. Công ty không những mua hết những sản phẩm không đạt chất lượng mà còn có hình thức khen tặng đối với những người sản xuất tốt. Sản xuất không tốt vẫn được thu mua nhưng với giá thấp hơn, còn làm tốt thì được khen thưởng mà mức khen thưởng còn tăng cao hơn so với năm trước nữa. Hình thức kinh doanh của công ty làm thu hút nhiều người dân, đánh ngay vào tâm lý của người dân nông thôn. Đó là đầu ra và giá cả. Chính vì vậy, diện tích trồng lúa Nhật ở An Giang ngày càng mở rộng. Một trường hợp của bà Ngô Thị Mềm, ấp Trung Hưng, phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên: Do giá lúa lên xuống thất thường, bà quyết định trồng lúa Nhật, có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên không sợ lúa rớt giá. Khi bắt đầu trồng lúa Nhật, bà được các kỹ sư ở công ty chuyển giao kỹ thuật và thường xuyên theo sát giúp đỡ người dân trong việc chăm sóc lúa (N.T 2009). Từ thực tế trên cho thấy, Công ty đã hoàn thành tốt 3 trách nhiệm chính của mình theo bảng 2. Đặc biệt, công ty còn có sự hỗ trợ khi nông dân sản xuất lúa không đúng quy cách, khen thưởng đối với những sản phẩm đạt yêu cầu. Chính vì thế, người dân tham gia trồng lúa Nhật có được sự yên tâm và chủ động hơn trong khâu sản xuất lúa. Đây là hình thức liên kết mà “hai bên đều có lợi”. Những thành công mà công ty đạt được là do: Thứ nhất, nội dung của hợp đồng rõ ràng, cụ thể mang lại lợi ích cho người dân, giải quyết vấn đề mà người dân đang gặp khó khăn - đầu ra của sản phẩm. Bất cứ một nhà sản xuất nào cũng muốn sản phẩm mình làm ra được tiêu thụ dễ dàng, chỉ khi nào người dân sản xuất biết rõ đầu ra được đảm bảo thì họ sẽ tập trung hơn trong khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng hơn. Thứ hai, do giá cả thị trường không ổn định, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Vì vậy, sản xuất theo hợp đồng sẽ là phương pháp đảm bảo giá cả của sản phẩm và cuộc sống người dân. Ngoài ra, hợp đồng lúa Nhật này, không chỉ giải quyết đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho người dân mà đây còn là một bước chuyển giao kỹ thuật sản xuất mới giúp nâng cao sự hiểu biết cho người dân. Bởi vì, thông thường người dân có thói quen sản xuất theo kinh nghiệm đời trước để lại, ít sản xuất theo khoa học kỹ thuật mới. Nên hợp đồng này sẽ đưa người dân dần dần vào khuôn khổ sản xuất theo khoa học.

Đặc biệt, một vấn đề thu hút người dân tham gia mô hình này nhất đó là trồng lúa Nhật mang lại lợi nhuận cao so với lúa thường nhờ hợp đồng bao tiêu này. Cụ thể: Ông Mai Tấn Phước, khóm Thới An 2, phường Mỹ Thạnh thành phố Long Xuyên cho biết: Trồng lúa Nhật, tôi thu được lợi nhuận cao hơn trồng các loại lúa khác khoảng 5 triệu đồng.ha-1” (N.T, 2009). Hợp đồng bao tiêu lúa Nhật của Công ty liên doanh Angimex – Kitoku đem lại lợi ích cho cả công ty và người nông dân. Chính vì thế, khi thành phố Long Xuyên là địa bàn đầu tiên có nông dân tham gia trồng lúa Nhật thì đến nay không chỉ thành phố Long Xuyên, nhiều nông dân ở các huyện khác cũng tham gia trồng lúa Nhật như Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân và cả nông dân các tỉnh Cao Lãnh, Kiên Giang.

Tóm lại, nhờ có sự quản lý tốt từ phía công ty trong việc thực hiện hợp đồng, những nội dung hợp đồng mà công ty đưa ra hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của người dân. Người dân tham gia sản xuất nếu thiếu vốn thì được hỗ trợ giống, thuốc bảo vệ thực vật, không biết kỹ thuật sản xuất thì được cán bộ kỹ sư đến hướng dẫn và giám sát trong quá trình sản xuất. Đến khi thu hoạch thì được công ty thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cả được ghi rõ trong hợp đồng. Chính vì vậy, diện tích lúa Nhật ngày càng tăng qua các năm.

Bên cạnh những mặt tích cực đó, tại Thoại Sơn, sau khi sản xuất vụ Đông Xuân 2007, người dân không tích cực trong việc tham gia trồng lúa Nhật. Cụ thể: Trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Chất, Chủ nhiệm HTX Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, ông cho biết: Vụ Đông Xuân 2007, ông mời các kỹ sư của Công ty qua hướng dẫn cách chăm sóc lúa Nhật nhưng chỉ được kỹ sư đến hướng dẫn 1 lần. Đến khi thu hoạch, Công ty đưa ra nhiều lý do lúa không đạt chất lượng, phẩm chất gạo kém và phun xịt nhiều thuốc hóa học nên mua với giá 3.300 đồng.kg-1 trong khi giá lúa Nhật quy định là từ 4.200 – 4.800 đồng.kg-1 (Lê Hoàng Vũ, Đ.T.Chánh, 2008). Trường hợp của ông Huỳnh Thiện Chí, cán bộ Văn phòng UBND huyện Thoại Sơn cho biết: ông làm hai vụ Đông Xuân thua lỗ gần 100 triệu đồng vì lúa cho năng suất thấp và còn bị mua giá thấp (Lê Hoàng Vũ, Đ.T.Chánh, 2008). Đối với ông Nguyễn Đình Chưởng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, ông cho biết: Hơn 60 hộ nông dân đăng ký tham gia trồng lúa Nhật với diện tích gần 200 ha, nhưng đến ngày thu hoạch lúa, Công ty đưa ra nhiều lý do để giảm giá so với giá đã ký trong hợp đồng (Lê Hoàng Vũ, Đ.T.Chánh, 2008). Từ những trường hợp trên bà Nguyễn Thị Thủy, trưởng phòng NN - PTNT huyện Thoại Sơn cho biết: Theo dự kiến Công ty đang xúc tiến ký hợp đồng với nông dân trồng tiếp lúa Nhật nhưng với cách làm của Công ty chắc chắn diện tích trồng lúa Nhật của huyện sẽ giảm xuống. Đây có thể là những lý do làm cho diện tích lúa Nhật tại Thoại Sơn giảm từ 157,3 ha còn 139,9 ha (Đông Xuân 2006 – 2007 và Đông Xuân 2007 – 2008) như bảng 1.

Theo thực tế trên cho thấy, trong quá trình chuyển giao kỹ thuật đến người dân, công ty chưa kiểm soát chặt chẽ, các kỹ sư không thường xuyên hỗ trợ người dân trong khâu sản xuất, người dân chưa hiểu về sinh lý cây lúa Nhật (1). Có thể chính điều này đã làm cho lúa không đạt chất lượng và mất giá. Vì vậy, Giáo Sư – Tiến Sĩ Võ Tòng Xuân đã nói: “Đáng lẽ Công ty phải tập huấn kỹ cho nông dân trước khi tiến hành trồng. Thế nhưng phía Công ty chỉ nói về ưu điểm mà không nói rõ về khuyết điểm của cây lúa Nhật dẫn đến nông dân chủ quan” (Lê Hoàng Vũ, Đ.T.Chánh, 2008). Chính vì lý do này đã làm cho hợp đồng bị thất bại, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người dân, đến mối quan hệ giữa hai bên đối tác. Điều đó đã làm cho diện tích lúa Nhật tại Thoại Sơn giảm. Đây là một khuyết điểm của công ty, công ty chỉ đưa ra những ưu điểm như trồng lúa Nhật được bao tiêu từ đầu vào cho đến đầu ra, hỗ trợ giống, thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ kỹ thuật đặc biệt là giá cả phù hợp mà không hề nói đến những khuyết điểm của nó. Theo Lê Hoàng Vũ và Đ.T.Chánh (2008): “Cây lúa Nhật có thời gian sinh trưởng khoảng 3 tháng 10 ngày cao hơn lúa thần nông rất nhiều, thân nhiều gai và cứng. Do vậy, nếu dùng các loại máy suốt của Việt Nam thì suốt chỉ đạt 50 - 60%, số hạt còn lại nằm trong gié không rụng mà theo rơm ra ngoài”. Sản xuất không đúng kỹ thuật do thiếu sự hướng dẫn của kỹ sư làm cho lúa kém chất lượng và việc thu hoạch bằng máy suốt Việt Nam gây thất thoát lớn làm giảm năng suất. Hai điều này đã làm cho người dân thiệt hại nhiều trong quá trình sản xuất. Tiếp thu ý kiến của Giáo Sư – Tiến Sĩ Võ Tòng Xuân và từ những thiệt hại của người dân Thoại Sơn năm 2007, Công ty đã bổ sung thêm về sinh lý cây lúa và biện pháp để trồng lúa đạt hiệu quả thông qua tờ bướm về kỹ thuật canh tác lúa Nhật (Công ty liên doanh Angimex – Kitoku, 2008). Ngoài ra, Công ty còn thay đổi những mức thưởng và mức giảm trừ nhằm đem lại nhiều thuận lợi cho phía người dân (Công ty liên doanh Angimex – Kitoku, 2009).

Bên cạnh đó, theo Lê Tường Vi – nhân viên hướng dẫn và giám sát lúa Nhật của công ty cho biết: Trồng lúa Nhật chỉ tập trung nhiều vào vụ Đông Xuân, riêng vụ Hè Thu vẫn sản xuất nhưng với diện tích ít hơn do điều kiện thời tiết không thuận lợi như vụ Đông Xuân. Nhưng đối với tỉnh An Giang là sản xuất lúa 3 vụ.năm-1. Nếu người dân tham gia sản xuất thì tối đa cũng chỉ có 2 vụ. Vậy còn vụ lúa Thu Đông, người dân vẫn tiếp tục tham gia sản xuất các giống lúa khác. Chính điều này, đã tạo nên một khó khăn cho người dân. Đó là khi trồng nhiều giống lúa trên cùng một mảnh đất thì sẽ xảy ra hiện tượng lẫn giống. Tuy đã có sự làm đất kỹ nhưng ít nhiều thì vẫn còn tồn tại trong đất. Bên cạnh đó, sản xuất theo hợp đồng lúa Nhật, khi bán sản phẩm phải thông qua sự kiểm tra của công ty rồi quyết định giá cả. Chính độ lẫn giống này làm cho chất lượng sản phẩm làm ra giảm. Ảnh hưởng đến người nông dân. Vì vậy, công ty phải có biện pháp hỗ trợ người dân nhiều hơn trong khâu sản xuất.

Tóm lại, hợp đồng bao tiêu lúa Nhật ở An Giang đã đạt được nhiều thành công giúp người dân ổn định đầu ra, sản xuất theo khoa học kỹ thuật và tăng thu nhập. Bên cạnh đó, hợp đồng này cũng có những thất bại ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của hai bên và điều này cũng đã được Công ty khắc phục. Tuy nhiên, vẫn còn một khó khăn mà Công ty chưa giải đáp, đó là việc lẫn giống do sản xuất nhiều giống lúa. Vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp để khắc phục khó khăn này. Đồng thời, đây cũng là mô hình mang lại nhiều thuận lợi cho người dân. Nên mô hình này cần được nhân rộng và phải đưa ra những giải pháp để tránh những trường hợp phá vỡ hợp đồng do những nguyên nhân khác.

3. Giải pháp

Để hợp đồng bao tiêu lúa Nhật thành công, cần quan tâm đến một số vấn đề sau.

- Nội dung trong hợp đồng phải rõ ràng và giải thích cặn kẽ về quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên; giá cả linh hoạt theo giá thị trường nhưng vẫn đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật phải được triển khai đúng lúc, kịp thời đến với người dân (Gia Bảo, Hải Triều, 2008).

- Định kỳ phối hợp với trọng tài kinh tế cùng cấp và huyện, kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng (Nguyễn Hữu Thụ, 1984). 

- Xây dựng cơ quan hướng dẫn và phân định rõ ràng quyền và trách nhiệm của hai đối tác trong hợp đồng. Từ đó, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Nhà nước đứng ra thành lập quỹ bảo hiểm nông nghiệp giúp nông dân ứng phó với những biến động của thị trường: giá vật tư nông nghiệp tăng cao, nông sản rớt giá mạnh, lúa gạo khó tiêu thụ cũng như thiên tai dịch bệnh (Thành Trung, 2008).



- Cần lập ra cơ quan trung lập kiểm tra chất lượng sản phẩm để tạo sự công bằng giữa hai bên đối tác.

Ghi chú:

(1) Mức thưởng và mức giảm trừ đối với sản phẩm lúa Nhật

Hạt vàng


Hạt vàng (%)

Mức giảm

Từ 0.11 đến 0.20

Từ 0.21 đến 0.50

Từ 0.51 đến 1.0

Trên 1.0


-50 đồng.kg-1

-100 đồng.kg-1

-200 đồng.kg-1

Thỏa thuận



Hạt dài:


Hạt dài

Mức tăng, giảm

Từ 0.0 (thưởng)

Từ 0.01 đến 0.20

Từ 0.21 đến 0.40

Từ 0.41 đến 0.50

Từ 0.51 đến 1.0

Trên 1.0


+100 đồng.kg-1

Không trừ

-50 đồng.kg-1

-100 đồng.kg-1

-300 đồng.kg-1

Thỏa thuận



Hạt nứt:


Hạt nứt (%)

Mức tăng, giảm

Từ 0.0 đến 4.0 (thưởng)

Từ 4.1 đến 12.0

Từ 12.1 đến 16.0

Từ 16.1 đến 20.0

Trên 20.0


+100 đồng.kg-1

Không trừ

-100 đồng.kg-1

-200 đồng.kg-1

-300 đồng.kg-1



Bạt bụng:


Hạt bạc bụng (%)

Mức tăng, giảm

Từ 0.0 đến 1.0 (thưởng)

Từ 1.1 đến 2.0

Từ 2.1 đến 3.0

Từ 3.1 đến 4.0

Trên 4.1


+50 đồng.kg-1

Không trừ

-50 đồng.kg-1

-100 đồng.kg-1

-200 đồng.kg-1



(2) Tiêu chuẩn sản phẩm

- Ẩm độ lúa tối đa 15,5 %



- Tạp chất, lép lửng, chẻn tối đa 1,0 %

- Hạt xanh non tối đa 5,0 %

- Hạt vàng (gạo xay xát) tối đa 0,1 %



- Lúa hạt dài tối đa 0,3 %

- Hạt nứt tối đa 12,0 %

- Hạt bạc bụng tối đa 3,0 %

(3) Sinh lý cây lúa Nhật: lúa Nhật rất mẫn cảm với thuốc diệt cỏ, có đặc tính dai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Công ty liên doanh Angimex – Kitoku. 2008. Hợp đồng sản xuất lúa Nhật vụ Đông Xuân 2008 - 2009 tỉnh An Giang. Thành phố Long Xuyên.

Công ty liên doanh Angimex – Kitoku. 2008. Kỹ thuật canh tác lúa Nhật. Thành phố Long Xuyên.

Gia Bảo và Hà Triều. 2008. Hài hòa lợi ích nông dân trồng lúa và doanh nghiệp [Trực tuyến]. Cần thơ online. Đọc từ: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&p=&id=25779. (Đọc ngày: 03/02/09).

Lê Hoàng Vũ và Đ.T.Chánh.  2008. Dè chừng... lúa Nhật! [Trực tuyến]. Nông nghiệp Việt Nam. Đọc từ: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/1/1/22473/Default.aspx. (Đọc ngày: 03/02/09).

Ngân hàng phát triển Châu Á. 2004. Dự án “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo” do DFID hỗ trợ. Thương mại hóa nông nghiệp và giảm nghèo [Trực tuyến]. Đọc từ: http://www.isgmard.org.vn/What%20is%20ISG/Plenary2004%20Docs/ADB-DFID-Fulltext-v.pdf. (Đọc ngày: 03/02/09).

Nguyễn Hữu Thụ. 1984.  Chỉ thị của Bộ Nông Nghiệp số 10/NN- TTKT-CT ngày 21 tháng 5 năm 1984 về việc thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế hai chiều đối với các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp [Trực tuyến]. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Đọc từ: http://vbqppl2.moj.gov.vn/law/vi/1981_to_1990/1984/198405/198405210003. (Đọc ngày: 03/02/09).

Nguyễn Rạng. 2008. Vụ đông xuân 2008- 2009: An Giang sản xuất 2.000 ha lúa Nhật [Trực tuyến]. Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tỉnh An Giang. Đọc từ: http://dhtn.angiang.gov.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=7658&c=3. (Đọc ngày: 03/02/09).

N.T. 2009. Hợp tác trồng lúa Nhật, một hình thức liên kết cần nhân rộng [Trực tuyến]. An Giang online. Đọc từ: http://www.baoangiang.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=11268. (Đọc ngày: 03/02/09).

Thành Trung. 2008. Hợp đồng và quỹ bảo hiểm [Trực tuyến]. Kinh tế sài gòn online. Đọc từ: http://mobile.thesaigontimes.vn/ArticleDetail.aspx?id=12079. (Đọc ngày: 03/02/09).

Thế Nhân. 2008. Trồng lúa Nhật được bao tiêu sản phẩm [Trực tuyến]. Sài gòn giải phóng. Đọc từ: http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2008/10/170272/. (Đọc ngày: 03/02/09).

TTXVN. 2008. An Giang có thể tăng diện tích trồng lúa Nhật lên hơn 2.000 hecta [Trực tuyến]. Kinh tế - Đầu tư. Đọc từ: http://60s.com.vn/index/1826060/30112008.aspx. (Đọc ngày: 03/02/09).

TTXVN. 2008. An Giang: Nông dân sản xuất lúa Nhật thu lợi nhuận trên 10 triệu đồng/ha [Trực tuyến]. Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia. Đọc từ: http://www.khuyennongvn.gov.vn/f-tttr/an-giang-nong-dan-san-xuat-lua-nhat-thu-loi-nhuan-tren-10-trieu-111ong-ha/newsitem_view?b_start:int=640&-C=. (Đọc ngày: 03/02/09).

TTXVN. 2009. An Giang có thể tăng diện tích trồng lúa Nhật lên hơn 2.000 hecta [Trực tuyến]. Đọc từ: http://cafef.vn/20081130031751907CA33/an-giang-co-the-tang-dien-tich-trong-lua-nhat-len-hon-2000-hecta.chn. (Đọc ngày: 03/02/09).






tải về 97.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương