THÁch thức cho thị trưỜng gạo việt nam khi toàn cầu hóA



tải về 15.87 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích15.87 Kb.
#28592
Phan Văn Hải

Dh4pn2
THÁCH THỨC CHO THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM KHI



TOÀN CẦU HÓA
Các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng việc thực hiện AFTA và gia nhập WTO có thể sẽ không giúp gì nhiều cho các nhà sản xuất gạo của Việt Nam trong việc tiếp cận hơn nữa các thị trường khu vực và thế giới. Thực tế cho thấy, thị trường gạo Việt Nam ngày càng chịu nhiều tác động tiêu cực của quá trình Việt Nam hội nhập vào thị trường thế giới theo thoả thuận trong khuôn khổ của AFTA và các Hiệp định song phương. Chính phủ gặp nhiều khó khăn trong các nỗ lực bình ổn giá hoặc tăng giá bán gạo có lợi cho nông dân vì chi phí quá lớn. Quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới đang đặt ngành gạo Việt Nam vào những thách thức và khó khăn mới.

Chúng ta vẫn quan niệm hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ giúp rộng mở thị trường và giá cả ít biến động hơn. Tuy nhiên khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam là rất khó khăn bởi nhiều lý do. Gạo là hàng hoá nhạy cảm để có thể được đưa vào hoặc được thoả thuận trong các hiệp định song phương và đa phương, bao gồm cả AFTA, CEPT và WTO. Trong khuôn khổ của WTO, hai trong số những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhiều nhất là trợ cấp cho nông nghiệp và mở cửa thị trường trong nước đối với lương thực và một số mặt hàng khác. Cả nước giàu và nước nghèo đều miễn cưỡng xoá bỏ các biện pháp nhập khẩu. Ðặc biệt là các nước giàu thường tìm nhiều biện pháp để hạn chế mở cửa thị trường gạo của mình như Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhiều nước nhập khẩu gạo, trong đó bao gồm cả những nước Châu Á trước đây vốn thường nhập nhiều gạo của Việt Nam hiện đang áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu và cố gắng giảm sự phụ thuộc của họ vào gạo nhập khẩu thông qua việc hỗ trợ cho nông dân và các nhà trung gian.

Hội nhập kinh tế thế giới sẽ tạo ra những thách thức đối với những quy định và chính sách trợ cấp trong nước cũng như các khoản trợ cấp xuất khẩu. Chẳng hạn chính sách mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trên mức giá sàn hay vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước trong việc duy trì giá bán tối thiểu của nông dân mặc dù còn rất khiêm tốn so với các nước giàu nhưng sức ép quốc tế có thể buộc Việt Nam hạn chế những chính sách này. Hơn nữa, do khối lượng xuất khẩu gạo lớn, Chính phủ không có nhiều công cụ để can thiệp và duy trì mức giá tối thiểu. Cho đến nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng tách biệt các biện pháp can thiệp về giá với việc thu mua gạo cứu trợ cho các nạn nhân ở vùng thiên tai. Chúng ta cần phải chứng tỏ hệ thống trợ cấp và hỗ trợ nông dân nghèo của mình vẫn phát huy hiệu qủa trong việc xoá đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai mà vẫn tạo ra sự bình đẳng với những nông dân của các nước trên thế giới nhằm tăng cường vị thế đàm phán của mình trong quá trình gia nhập WTO. Bên cạnh đó cần có giải pháp hạn chế cho phép các loại gạo nhập khẩu đặc biệt, chất lượng cao và giá rẻ cạnh tranh một cách tự do trên thị trường của mình trong đàm phán để gia nhập WTO.

Mặc dù cơ chế thương mại gạo của Việt Nam hiện nay rất thông thoáng (không có hạn ngạch và giấy phép xuất khẩu) nhưng trong thời gian tới Việt Nam khó có thể tăng đáng kể số lượng xuất khẩu hoặc tăng giá xuất khẩu gạo. Người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính, mức độ cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng tăng. Trong khi đó, gạo Việt Nam có chất lượng thấp và pha tạp, nguồn gốc không rõ ràng. Có rất ít vùng chuyên canh lúa xuất khẩu. Công nghệ chế biến và dự trữ sau thu hoạch vẫn còn khá lạc hậu và do đó, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. Bên cạnh đó, hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ được vị thế chủ đạo và được trợ giá trong việc thu mua và xuất khẩu gạo, nhưng các doanh nghiệp này còn khá yếu trong khâu tiếp thị. Khoảng 95% khối lượng gạo nông dân bán ra đều qua tay các tư thương nhỏ sau đó những người này sẽ bán lại cho những thương nhân lớn hơn và nhờ những xưởng xay xát trước khi tới nhà xuất khẩu. Hơn nữa những nhà xuất khẩu không tổ chức và kiểm soát được toàn bộ chu trình kinh doanh từ khâu chọn giống, gieo trồng, chế biến, lưu kho và bán để có thể đáp ứng nhu cầu cao của người nhập khẩu.

Theo đánh giá của FAO (Tổ chức nông - lương Liên hiệp quốc) sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu gạo trên thế giới ngày càng gay gắt hơn và giá gạo trên thị trường thế giới trong ngắn hạn và trung hạn không cho phép các nhà sản xuất lạc quan. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới vì thế nền kinh tế và nông dân càng dễ bị tổn thương bởi những biến động của thị trường.

Do đó cần có các chính sách cụ thể để giúp ngườI nông dân an tâm sản xuất trên mảnh ruông của mình từ lâu nay:

Tăng cường sự đầu tư của nhà nước về nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật gồm có kĩ thuật canh tác, giống, sau thu hoạch nông sản, nâng cao chất lượng lúa gạo để có lợi thế trong cạnh tranh…

Có chính sách đầu tư cho nông nghiệp thật đúng đắng, kết hợp với qui hoạch các vùng trọng điểm cho sản xuất nông nghiệp.

Với chính sách hộ trợ, giúp dỡ người nông dân trong sản xuất nông nghiêp, như: vốn, kĩ thuật…

Tích cực xúc tiến việc mở rộng thi trường nông sản, giới thiệu sản phẩm ra thị trường ra thị trường thế giới, nâng cao tính cạnh tranh hàng nông sản cũng như việc trồng lúa của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, TQ…



Các chuyên gia thị trường cho rằng vấn đề quan trọng hiện nay là cần có những giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng gạo trên thị trường thế giới và tăng vị thế đàm phán của mình trong quá trình gia nhập WTO. Có như vậy, mặt hàng gạo mới nắm bắt được cơ hội phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Tài liệu tham khảo?

tải về 15.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương