369. Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại là do



tải về 78.5 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích78.5 Kb.
#19576

369.Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại là do


A. năng lượng nguyên tử hóa nhỏ.

B. năng lượng ion hóa nhỏ.

C. năng lượng nguyên tử hóa và năng lượng ion hóa đều nhỏ.@

D. A, B, C đều sai.


370.Kim loại kiềm có độ cứng thấp nhất là do


A. kim loại kiềm có mạng tinh thể rỗng.

B. nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn.

C. liên kết kim loại trong tinh thể kém bền vững.@

D. kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp.


371.Chỉ ra nội dung đúng?


A. Các kim loại kiềm có năng lượng nguyên tử hóa tương đối nhỏ.@

B. Nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa thứ nhất tương đối lớn.

C. Nguyên tử kim loại kiềm có bán kính tương đối nhỏ.

D. Liên kết trong kim loại kiềm là liên kết mạnh.


372.Để bảo quản các kim loại kiềm cần phải làm gì?


A. Ngâm chúng vào nước.

B. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín.

C. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất.

D. Ngâm chúng trong dầu hỏa.@


373.Kim loại kiềm không các tính chất vật lý đặc trưng nào sau?


A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.

B. Khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.

C. Độ dẫn nhiệt, dẫn điện cao.@

D. Độ dẫn nhiệt, dẫn điện thấp.


374.Kim loại kiềm khi cháy trong O2, cho ngọn lửa màu vàng là


A. Li. B. Na.@ C. K. D. Cs.

375.Một trong những ứng dụng quan trọng của Na, K là


A. chế tạo thủy tinh hữu cơ.

B. chế tạo tế bào quang điện.

C. làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.@

D. sản xuất NaOH và KOH.


376.Muốn bảo quản kim loại kiềm người ta thường ngâm kín chúng trong dầu hỏa. Lời giải thích nào sau đây là đúng?


A. Dầu hỏa tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt kim loại kiềm nên chúng không bị oxi hóa khi đưa ra ngoài không khí hoặc tiếp xúc với nước.

B. Dầu hỏa không tác dụng với kim loại kiềm và cách li kim loại kiềm với không khí, bảo vệ kim loại kiềm không bị oxi hóa.@

C. Dầu hỏa có khối lượng riêng bé hơn kim loại kiềm nên nổi lên trên làm màng bảo vệ cho kim loại kiềm không bị oxi hóa.

D. Dầu hỏa là chất không thấm nước, không thấm khí nên là chất tốt nhất bảo vệ kim loại kiềm tránh hai tác nhân oxi hóa này.


377.Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp là do


A. mạng tinh thể của kim loại kiềm có kiểu lập phương tâm khối.

B. mạng tinh thể của kim loại kiềm “rỗng”.@

C. mạng tinh thể của kim loại kiềm có lực liên kết giữa các nguyên tử yếu.

D. Tất cả các ý trên.


378.Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm xếp theo thứ tự


A. (He) 2s1 ; (Ne) 3s1 ; (Ar) 4s1 ; (Kr) 5s1 ; (Xe) 6s1.@

B. (He) 2s1 ; (Ne) 3s1 ; (Kr) 5s1 ; (Ar) 4s1 ; (Xe) 6s1.

C. (Xe) 6s1 ; (Kr) 5s1 ; (Ar) 4s1 ; (Ne) 3s1 ; (He) 2s1.

D. (Ne) 3s1 ; (Kr) 5s1 ; (He) 2s1 ; (Ar) 4s1 ; (Xe) 6s1.


379.Kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, mật độ electron tự do thấp, điện tích ion liên kết kim loại kém bền vững. Điều đó giúp giải thích tính chất nào sau đây của kim loại kiềm?


A. Nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. Mềm.


C. Nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm.@

D. Khối lượng riêng nhỏ.


380.Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B nằm kế tiếp nhau. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước, thu được 2,24 lít H2 (đkc). A, B là hai kim loại


A. Li và Na. B. Na và K.@ C. K và Rb. D. Rb và Cs.

381.Dung dịch A chứa các cation Mg2+, Ca2+, và 0,1 mol Cl, 0,2 mol . Thêm V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là


A. 0,15.@ B. 0,3. C. 0,2. D. 0,25.

382.Cho dung dịch chứa 0,2 mol NaOH tác dụng với 0,15 mol CO2. Dung dịch sau phản ứng có


A. NaOH, Na2CO3. B. NaHCO3.

C. Na2CO3. D. NaHCO3 và Na2CO3.@


383.Cho 4,6 gam Na vào 400 ml dung dịch CuSO4 1M. Khối lượng kết tủa thu được là


A. 6,4 (gam) Cu. B. 8 (gam) CuO.

C. 9,8 (gam) Cu(OH)2.@ D. 9,8 (gam) Cu(OH)2 và 78 (gam) CuSO4.


384.Điện phân dung dịch NaCl trong bình điện phân có vách ngăn đến khi vừa hết muối. Ở anot thu được


A. NaOH. B. Cl2 và O2. C. NaOH và H2. D. Cl2.@

385.Điện phân nóng chảy 5,85 gam muối clorua của một kim loại kiềm thu được 1,12 lít khí Cl2 (đkc) tạo anot. Vậy muối của kim loại kiềm là


A. LiCl. B. NaCl.@ C. KCl. D. RbCl.

386.Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,3 gam hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hiđroxit trong hỗn hợp lần lượt là bao nhiêu?


A. 2,4 (gam) và 3,68 (gam). B. 1,6 (gam) và 4,48 (gam).@

C. 3,2 (gam) và 2,88 (gam). D. 0,8 (gam) và 5,28 (gam).


387.Cho 100 gam CaCO3 tác dụng với axit HCl dư. Khí thoát ra được hấp thụ bằng 200 gam dung dịch NaOH 30%. Khối lượng muối natri trong dung dịch thu được là bao nhiêu gam?


A. 10,6 (gam) Na2CO3. B. 53 (gam) Na2CO3 và 42 (gam) NaHCO3.@

C. 16,8 (gam) NaHCO3. D. 79,5 (gam) Na2CO3.


388.Nung nóng 100 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng không đổi, cân lại còn 69 gam hỗn hợp rắn. Thành phần phần trăm của hỗn hợp trước khi nung là


A. 80% NaHCO3 ; 20% Na2CO3. B. 70% NaHCO3 ; 30% Na2CO3.

C. 84% NaHCO3 ; 16% Na2CO3.@ D. 90% NaHCO3 ; 10% Na2CO3.


389.Nung nóng 4,84 gam hỗn hợp gồm NaHCO3 và KHCO3 thu được 0,56 lít CO2 (đkc). Thành phần phần trăm của hỗn hợp ban đầu là


A. 70,82% KHCO3 ; 29,18% NaHCO3.

B. 85,7% KHCO3 ; 14,3% NaHCO3.

C. 82,64% KHCO3 ; 17,36% NaHCO3.@

D. 80,7% KHCO3 ; 19,3% NaHCO3.


390.Cốc A đựng 0,3 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3. Cốc B đựng 0,4 mol HCl. Đổ rất từ từ cốc B vào cốc A, số mol khí CO2 thoát ra có giá trị nào?


A. 0,1.@ B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5.

391.Cốc A đựng 0,3 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3. Cốc B đựng 0,4 mol HCl. Đổ rất từ từ cốc A vào cốc B, số mol khí CO2 thoát ra có giá trị nào?


A. 0,2. B. 0,25.@ C. 0,4. D. 0,5.

392.Cho a mol Na2O vào 300 gam dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Giá trị của a là


A. 0,75. B. 0,44.@ C. 0,45. D. 0,43.

393.Cho 3,9 gam kali vào 52,2 ml nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là


A. 5%. B. 10%.@ C. 15%. D. 7,8%.

394.Chọn câu đúng? Trong từng dung dịch: NaOH 0,3M ; Na2CO3 0,2M ; Na3PO4 0,15M. Nồng độ mol của Na+ lần lượt là


A. 0,2M ; 0,1M; 0,3M. B. 0,3M ; 0,4M ; 0,45M.@

C. 0,3M ; 0,2M ; 0,15M. D. 0,1M ; 0,4M ; 0,2M.


395.Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch NaOH , tới một lúc nào đó tạo ra được hai muối. Thời điểm tạo ra hai muối như thế nào?


A. NaHCO3 tạo ra trước, Na2CO3 tạo ra sau.

B. Na2CO3 tạo ra trước, NaHCO3 tạo ra sau.@

C. Cả hai muối muối tạo ra cùng lúc.

D. Không thể biết muối nào tạo ra trước, muối nào tạo ra sau.


396.Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đkc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba thể tích dung dịch A là bao nhiêu?


A. 100 (ml). B. 200 (ml).@ C. 300 (ml). D. 600 (ml).

397.Hòa tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M. Tính m?


A. 2,3. B. 4,6. D. 6,9. D. 9,2.@

398.Phát biểu nào không đúng?


A. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HCl.

B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước.@

C. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.

D. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội.


399.Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B nằm kế tiếp nhau. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước, thu được 2,24 lít H2 (đkc). A, B là hai kim loại


A. Li và Na. B. Na và K.@ C. K và Rb. D. Rb và Cs.

400.Tại sao đồ vật bằng nhôm lại bền trong không khí?


A. Vì nhôm không phản ứng với nước, oxi trong không khí.@

B. Vì nhôm tạo một lớp màng oxit cách li vật dụng với môi trường xung quanh.

C. Vì nhôm tạo một lớp mỏng kết tủa keo bám xung quanh cách li vật dụng với môi trường xung quanh.

D. Vì nhôm chỉ phản ứng với nước, oxi,… (trong không khí) ở nhiệt độ cao.


401.Dẫn từ từ khí CO2 vào dd Ca(OH)2 cho đều đều dư, sau đó lại đun nóng dung dịch sản phẩm thu được. Vậy hiện tượng quan sát được là


A. ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tăng dần đến cực đại.

B. ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện.

C. ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần, dung dịch có màu xanh, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra.

D. ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần, dung dịch trở nên trong suốt, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra.@


402.Hiện tượng thạch nhũ trong các hang động ở núi đá vôi là do


A. CaCO3 bị hòa tan bởi CO2 và hơi nước trong tự nhiên.

B. sự phân hủy muối Ca(HCO3)2 tạo ra CaCO3 phủ lên các hang động.@

C. do CaCO3 bị phân hủy tạo ra vôi sống.

D. do sự xâm thực của nước mưa.


403.Kim loại nào sau đây không thuộc kim loại kiềm thổ?


A. Be. B. Ca. C. Mg. D. K.@

404.Nước cứng tạm thời chứa


A. .@ B. Cl. C. . D. Cả A, B, C.

405.Nguyên tắc làm mềm nước là làm giảm nồng độ của


A. ion Ca2+, Mg2+.@ B. ion .

C. ion Cl, . D. Cả A, B, C.


406.Trong nhóm kim loại kiềm thổ


A. tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng.@

B. tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm.

C. tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng.

D. tính khử của kim loại không đổi khi bán kính nguyên tử giảm.


407.Mô tả nào dưới đây không phù hợp với các nguyên tố nhóm IIA?


A. Cấu hình electron hóa trị là ns2.

B. Tinh thể có cấu trúc lục phương.@

C. Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba.

D. Mức oxi hóa đặc trưng trong các hợp chất là +2.


408.Giải pháp nào sau đây được sử dụng để điều chế Mg kim loại?


A. Điện phân nóng chảy MgCl2.@

B. Điện phân dung dịch Mg(NO3)2.

C. Cho Na vào dung dịch MgSO4.

D. Dùng H2 khử MgO ở nhiệt độ cao.


409.Kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ Be và Mg) tác dụng được với


A. Cl2, Ar, CuSO4, NaOH. B. H2SO4, CuCl2, Br2.

C. Halogen, H2O, H2, O2, axit, rượu.@D. Kiềm, muối, oxit, kim loại khác.


410.Tìm phát biểu đúng?


A. Nước cứng là nước có chứa các muối CaCl2, MgCl2, …

B. Nước mềm là nước có chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+, Mg2+.@

C. Nước trong tự nhiên đều là nước cứng vì có chứa cation Ca2+, Mg2+.

D. Nước khoáng đều là nước cứng.


411.Hòa tan a mol oxit của một kim loại X nhóm IIA trong dung dịch H2SO4 20% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 22,6%. Khối lượng dung dịch sau phản ứng là


A. m = a(MX + 96)* (gam). B. m = a*MX + 490 (gam).

C. m = (MX + 506)*a (gam).@ D. m = a*(MX + 96) + 490a (gam).


412.Phản ứng giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động là


A. CaCO3 CaO + CO2.

B. Ca(OH)2 + 2CO2  Ca(HCO3)2.

C. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O.@

D. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2.


413.Trong thể tích nước cứng có chứa 6.105 mol CaSO4 cần số gam Na2CO3 đủ làm mềm thể tích nước đó là


A. 7,2 (mg). B. 6,82 (mg). C. 7 (mg). D. 6,36 (mg).@

414.Thổi V lít (đkc) khí CO2 vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,2 gam kết tủa. Giá trị của V là


A. 44,8 (ml) hoặc 89,6 (ml). B. 224 (ml).

C. 44,8 (ml) hoặc 224 (ml).@ D. 448 (ml).


415.Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion: , , thì có 23,3 gam một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lít (đkc) một chất khí bay ra. Nồng độ CM của (NH4)2SO4 và NH4NO3 tương ứng trong dung dịch X là bao nhiêu?


A. 1M và 1M.@ B. 2M và 2M. C. 1M và 2M. D. 2M và 2M.

416.Hòa tan hết 7,6 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kỳ liên tiếp bằng lượng dư dung dịch HCl thì thu được 5,6 lít khí (đkc). Hai kim loại đó là


A. Be và Mg. B. Mg và Ca.@ C. Ca và Sr. D. Sr và Ba.

417.Sực khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 thấy xuất hiện 2 gam kết tủa. Lọc kết tủa, nhỏ tửng giọt dung dịch NaOH vào dung dịch nước lọc thu được ra lại thấy có 1 gam kết tủa. Hỏi thể tích CO2 (đkc) đã dùng?


A. 0,896 (lít).@ B. 0,448 (lít). C. 0,672 (lít). D. 2,24 (lít).

418.Dẫn V lít (đkc) khí CO2 qua 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. Giá trị của V bằng bao nhiêu?


A. 3,136. B. 1,344.

C. 1,344 hoặc 3,136.@ D. 3,36 hoặc 1,12.


419.Kim loại Al có tính khử mạnh, những đồ dùng bằng Al tiếp xúc với H2O ở nhiệt độ thường hoặc khi đun nóng cũng không có phản ứng vì


A. kim loại Al không tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường hoặc khi đun nóng.

B. kim loại Al không tác dụng với O2 trong không khí ở nhiệt độ thường.

C. trên bề mặt đồ dùng bằng Al được phủ kín bằng màng mỏng Al2O3 bền chắc không cho không khí và H2O thấm qua.@

D. có lớp Al(OH)3 không tan trong H2O bảo vệ Al.


420.Phương trình điện phân Al2O3 nóng chảy là: 2Al2O3 4Al + 3O2.


Ở cực âm đã xảy ra phản ứng

A. Al  Al3+ + 3e. B. Al3+ + 3e  Al.@

C. 2O2  O2 + 4e. D. O2 + 4e  2O2.

421.Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất


A. nung quặng trong lò cao.

B. bằng phương pháp thủy luyện.

C. bằng phương pháp nhiệt luyện.

D. bằng phương pháp điện phân quặng boxit nóng chảy.@


422.Trường hợp nào không có sự tạo thành Al(OH)3?


A. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3.

B. Cho Al2O3 vào nước.@

C. Cho Al4C3 vào nước.

D. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.


423.Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3, dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3, dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư sẽ thu được một sản phẩm như nhau, đó là


A. NaCl. B. NH4Cl. C. Al(OH)3.@ D. Al2O3.

424.Trong tự nhiên Al2O3 tồn tại dưới dạng quặng nhôm và tinh thể corunđum trong suốt rất đẹp. Corunđum có lẫn crom hay titan và sắt lần lượt là được gọi là


A. hồng ngọc (rubi) hay bích ngọc (saphia).@

B. thạch anh hay bích ngọc.

C. hồng ngọc hay pha lê.

D. thạch anh hay pha lê.


425.Để hàn cắt kim loại người ta thường sử dụng hỗn hợp tecmit, khi cháy hỗn hợp tạo ra nhiệt độ cao từ 230C  2700C. Hãy cho biết thành phần của hỗn hợp này?


A. Bột nhôm và bột oxit sắt từ.@ B. Bột nhôm và oxit sắt II.

C. Bột magie và nhôm. D. Bột nhôm và oxit sắt III.


426.Khi hòa tan một vật bằng nhôm vào dung dịch NaOH, phản ứng đầu tiên xảy ra sẽ là


A. 2Al + 6H2O  2Al(OH)3 + 3H2.

B. 2Al + 2NaOH + 2H2O  2NaAlO2 + 3H2.@

C. Al2O3 + 2NaOH  2NaAlO2 + H2O.

D. Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + 2H2O.


427.Nhôm tan trong dung dịch kiềm, điều này được giải thích


A. Al phản ứng với H2O tạo Al(OH)3, hiđroxit nhôm lại bị tan trong dung dịch kiềm tạo điều kiện cho nhôm tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp diễn.@

B. Al phản ứng với NaOH tạo ra Al(OH)3, sau đó hiđroxit nhôm lại bị tan trong nước tạo điều kiện cho nhôm tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp diễn.

C. Al phản ứng với NaOH tạo ra NaAlO2, sau đó natri aluminat lại bị tan trong nước tạo điều kiện cho nhôm tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp diễn.

D. Cách giải thích khác.


428.Vật bằng nhôm không phản ứng với nước ở bất kỳ nhiệt độ nào vì


A. nhôm không tác dụng với nước.

B. lớp oxit nhôm bền bao quanh vật không cho nước thấm qua.@

C. nhôm hoạt động hóa học yếu.

D. nhôm thụ động khi gặp nước.


429.Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng H2 đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn là (các phản ứng đều hoàn toàn)


A. Al2O3. B. Zn và Al2O3.@C. ZnO và Al. D. ZnO và Al2O3.

430.Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?


A. Ở ô thứ 13, chu kỳ 2, nhóm IIIA.@

B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.

C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện.

D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.


431.Xác định phát biểu không đúng về quá trình điện phân sản xuất Al dưới đây?


A. Cần tinh chế quặng boxit (Al2O3.2H2O) do còn lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2.

B. Từ 1 tấn boxit (chứa 60% Al2O3) có thể điều chế được gần 0,318 tấn Al với hiệu suất 100%.

C. Sản xuất 2,7 tấn Al tiêu hao 18 tấn C làm anot, nếu các quá trình là hoàn toàn và sản phẩm oxi hóa chỉ là CO2.@

D. Criolit dùng để hạ nhiệt độ nóng chảy, tăng độ dẫn điện và ngăn cản Al bị oxi hóa bởi không khí.


432.Có 3 lọ đựng 3 chất rắn riêng biệt: Mg, Al, Al2O3. Để nhận biết chất rắn trong từng lọ, chỉ dùng một thuốc thử là


A. H2O. B. dung dịch KOH.@

C. dung dịch HCl. D. dung dịch H2SO4 loãng.


433.Cho hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được dung dịch A và chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư có khí bay lên. Thành phần của chất rắn B là


A. Fe, Cu, Ag.@ B. Al, Fe, Cu. C. Al, Cu, Ag. D. Kết quả khác.

434.Cho 1,05 mol NaOH vào 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol NaOH có trong dung dịch sau phản ứng là


A. 0,45 (mol). B. 0,25 (mol).@ C. 0,75 (mol). D. 0,65 (mol).

435.Cho hỗn hợp gồm 0,025 mol Mg va 0,03 mol Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được A. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?


A. 16,3 (gam). B. 3,49 (gam). C. 1 (gam). D. 1,45 (gam).@

436.Cho 100 ml AlCl3 1M tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH. Kết quả thu được làm khô và đem nung nóng đến khối lượng không đổi, còn được 2,55 gam. Nồng độ dung dịch NaOH ban đầu là


A. 0,5M. B. 0,65M. C. 0,75M.@ D. 1M.

437.Lấy 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại K và Al hòa tan hoàn toàn trong H2O sau đó thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch vừa thu được đến khi có kết tủa. Lọc kết tủa, làm khô cân được 7,8 gam. Thành phần phần trăm của hỗn hợp 2 kim loại ban đầu là


A. 75,8% K và 24,2% Al. B. 76,2% K và 23,8% Al.

C. 72,57% K và 27,43% Al. D. 74,29% K và 25,71% Al.@


438.Cho m gam Al vào bình chứa 109,5 gam dung dịch HCl, phản ứng vừa đủ thu được 3,36 lít khí (đkc). Sau phản ứng khối lượng dung dịch thay đổi như thế nào?


A. Giảm 0,2 (gam). B. Tăng 2,7 (gam).

C. Tăng 2,4 (gam).@ D. Tăng 3,2 (gam).


439.Cho K vào 300 ml dung dịch AlCl3 0,8M thu được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Sục khí CO2 vào dung dịch còn lại, thấy có kết tủa thêm. Số mol Al(OH)3 bị hòa tan là


A. 0,1 (mol). B. 0,24 (mol). C. 0,14 (mol).@ D. Không xác định được.

440.Đốt nóng một hỗn hợp X gồm bột Fe2O3 và bột Al trong môi trường không có không khí. Những chất rắn còn lại sau phản ứng, nếu cho tác dụng với NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Hỏi số mol trong X là bao nhiêu?


A. 0,3 (mol).@ B. 0,6 (mol). C. 0,4 (mol). D. 0,25 (mol).

441.Một hợp chất có thành phần: 14% K; 9,7% Al; 30,5% Si; 45,8% O. Công thức phân tử dạng muối kép của hợp chất là


A. K2AlSi3O9. B. KAlSi3O8.@ C. K2AlSi3O6. D. K2Al2Si3O8.

442.Cho m gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đkc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra 8,96 lít khí (đkc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu gam?


A. 10,8 (gam) Al và 5,6 (gam) Fe. B. 5,4 (gam) Al và 5,6 (gam) Fe.@

C. 5,4 (gam) Al và 8,4 (gam) Fe. D. 5,4 (gam) Al và 2,8 (gam) Fe.


443.Ngâm một lá nhôm trong dung dịch CuSO4 thì sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng lá Al thay đổi như thế nào? Biết rằng lượng ion trong dung dịch kết tủa hoàn toàn ion trong 26 ml dung dịch BaCl2 0,02M.


A. Khối lượng lá Al giảm 0,048 (gam).

B. Khối lượng lá Al tăng 0,24 (gam).

C. Khối lượng lá Al giảm 0,024 (gam).

D. Khối lượng lá Al tăng 0,024 (gam).@


444.Cho một mẫu hợp kim Na  Al vào nước, mẫu hợp kim tan hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp có giá trị cực đại là


A. 50%. B. 54%.@ C. 46%. D. Giá trị khác.

445.Khi cho Na2CO3 vào nước xảy ra phản ứng tạo môi trường kiềm mạnh là vì


A. Na2CO3 bị thủy phân trong nước qua hai giai đoạn tạo OH.@

B. Na2CO3 bị phân hủy tạo thành và Na+.

C. Na2CO3 bị thủy luyện tạo ra NaOH và giải phóng CO2.

D. Cả A, B, C.


446.Cho Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, phản ứng xảy ra là


A. 3Na2CO3 + 2FeCl3  6NaCl + Fe2(CO3)3.

B. Na2CO3 + FeCl3  FeCO3 + 2NaCl + Cl2.

C. 3Na2CO3 + 3H2O + FeCl3  Fe(OH)3 + 3NaHCO3 + 3NaCl.@

D. Na2CO3 + H2O + FeCl3  Fe(OH)2 + 2NaCl + CO2.


447.Trong sơ đồ phản ứng sau đây, phản ứng nào không thể xảy ra được?


Ba BaCl2 BaSO4 BaCl2 Ba(NO3)2.

A. Phản ứng (1). B. Phản ứng (2). C. Phản ứng (3).@D. Phản ứng (4)


448.Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng được dùng để điều chế


A. tất cả các kim loại có tính khử mạnh hơn Al.

B. tất cả các kim loại có tính khử yếu hơn Al.

C. điều chế nhôm và các kim loại mạnh.@

D. điều chế các kim loại lưỡng tính, chất lưỡng tính.


449.Dùng phản ứng nào sau đây để chứng tỏ nhôm là chất khử mạnh?


A. Phản ứng được với oxi ngay ở nhiệt độ thường.

B. Phản ứng được với nước khi đánh sạch bề mặt.

C. Phản ứng được với dung dịch axit.

D. Cả A, B, C.@


450.Nhôm oxit có thể được điện phân tại 1000C để cung cấp kim loại nhôm. Phản ứng tại catot là


Al3+ + 3e  Al

Để điều chế 5,12 kg Al bằng phương pháp này sẽ tốn một điện lượng là bao nhiêu? Biết hiệu suất 100%.



A. 5,49.107 C. B. 1,83.107 C.@ C. 5,49.104 C. D. 5,49.102 C.

451.Một lít nước ở 20C hòa tan được tối đa 38 gam Ba(OH)2. Xem khối lượng riêng của nước là 1g/ml thì độ tan của Ba(OH)2 ở nhiệt độ này


A. 38 (gam). B. 3,8 (gam).@ C. 3,66 (gam). D. 27,53 (gam).

452.Hòa tan mẫu hợp kim Ba  Na vào nước được dung dịch A và có 6,72 lít H2 bay ra (đkc). Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M để trung hòa hoàn toàn dung dịch A?


A. 60 ml.@ B. 40 ml. C. 600 ml. D. 750 ml.

453.Cho 2 lít dung dịch A chứa KCl 0,1M và KBr 0,2M. Điện phân dung dịch A với điện cực trơ trong bình điện phân có vách ngăn trong 16 phút 40 giây với I = 48,25A. Số mol khí thu được ở catot là


A. 0,17 (mol). B. 0,25 (mol).@ C. 0,5 (mol). D. 0,2 (mol).

tải về 78.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương