TỈnh quảng bìNH



tải về 70.76 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích70.76 Kb.
#4467

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH



Số: 1161/QĐ-UBND



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Đồng Hới, ngày 29 tháng 5 năm 2009


QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Phát triển

nguồn nhân lực qua đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và 2015"




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 3272/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Đề án "Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và 2015";

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 21/LĐTBXH-TTr ngày 14 tháng 5 năm 2009,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và 2015".

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.



Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Bộ Lao động - TBXH;

- TT Tỉnh ủy; b/c

- Thường trực HĐND tỉnh;

- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;

- CT, các PCT UBND tỉnh;

- Ban VH-XH HĐND tỉnh;

- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;

- Lưu VT, NC-VX, KTTH.



TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Trần Công Thuật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH





CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề

tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)


Ngày 15 tháng 12 năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 3272/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án "Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và 2015".

Để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo nghề phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh trong những năm tới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:

1. Mục tiêu.

1.1 Mục tiêu chung.

- Tạo bước chuyển biến trong công tác dạy nghề, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

- Phát huy mọi nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển các trường, các trung tâm, cơ sở dạy nghề đảm bảo khả năng đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có chất lượng ở 3 cấp trình độ (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề), nhằm tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể tham gia học nghề để tạo lập nghề nghiệp. Thực hiện xã hội hóa công tác dạy nghề, mở rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế để phát triển sự nghiệp đào tạo nghề.

- Gắn mục tiêu đào tạo nghề với giải quyết việc làm theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015 và 2020. Thực hiện đào tạo có địa chỉ gắn với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp. Tập trung đào tạo các ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu như: Sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khoáng, du lịch, dịch vụ, cơ khí công nghiệp, điện, đóng tàu, xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy hải sản, ..v.v.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo như: Liên thông, liên kết đào tạo; đào tạo theo hệ vừa học vừa làm; đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo tại cơ sở dạy nghề, nơi sản xuất... để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất và đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người lao động.

- Gắn chất lượng đào tạo với thị trường lao động trong và ngoài nước, có chính sách đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và thu hút những giáo viên được đào tạo trình độ cao và đúng chuyên ngành về tỉnh giảng dạy.



1.2. Mục tiêu cụ thể.

- Phấn đấu đến năm 2010 đầu tư, củng cố, mở rộng: 02 trường trung cấp nghề (Trung cấp Nghề Quảng Bình, Trung cấp Nghề số 9), 7 trung tâm dạy nghề (Trung tâm Dạy nghề Lệ Thủy, Trung tâm Dạy nghề Quảng Trạch, Trung tâm Dạy nghề Tuyên Hóa, Trung tâm Dạy nghề Phụ nữ, Trung tâm Dạy nghề Thanh niên, Trung tâm Dạy nghề Minh Hóa, Trung tâm Dạy nghề Bố Trạch) và 7 cơ sở có tham gia dạy nghề (Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Bình, Trung tâm Giới thiệu việc làm Nông dân, Trường Trung học Kỹ thuật Công Nông nghiệp QB, Trường Trung cấp Y tế, Cơ sở đào tạo thuyền viên đường sông Quảng Bình, Hội Người mù tỉnh Quảng Bình, cơ sở dạy nghề thuộc Liên minh các Hợp tác xã tỉnh). Đến năm 2015 có: 01 trường cao đẳng nghề (Trường Trung cấp Nghề chuyển thành Trường Cao đẳng Nghề), 01 trường trung cấp nghề (Trường Trung cấp Nghề số 9), 8 trung tâm dạy nghề (thành lập mới Trung tâm Dạy nghề huyện Quảng Ninh) và 7 cơ sở có tham gia dạy nghề; ngoài công lập: 03 đơn vị dạy nghề tư thục hoặc đơn vị dạy nghề thuộc các doanh nghiệp lớn).

- Phấn đấu đến năm 2010 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 22%, đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra. Giai đoạn từ năm 2008 - 2010 trung bình mỗi năm đào tạo được khoảng 2,5% số lao động trong độ tuổi, tương đương khoảng 13.000 người/năm. Đến năm 2015 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35%. Giai đoạn 2011 - 2015 trung bình mỗi năm đào tạo được khoảng 3% số lao động trong độ tuổi, tương đương khoảng 15.000 người/năm.

2. Yêu cầu.

- Việc triển khai thực hiện Đề án cần xác định những công việc trước mắt và những công việc có tính lâu dài. Thực hiện nghiêm túc chế độ thống kê, báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề của tỉnh.

- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm chủ trì hoặc tham gia phối hợp phải đảm bảo thực hiện tốt nội dung công việc được phân công tại Kế hoạch này.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1. Công tác tuyên truyền.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh, quy định của pháp luật về dạy nghề, học nghề đến tận các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp các cơ sở dạy nghề và người lao động.



2. Điều tra, khảo sát nhu cầu lao động, xác định số lao động cần đào tạo nghề trong các lĩnh vực.

Khảo sát, thống kê số lượng lao động đã qua đào tạo nghề và lao động có nhu cầu đào tạo nghề; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp; xác định rõ các nhu cầu về số lượng, chất lượng, trình độ, kỹ năng của nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần, dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề ở từng cấp trình độ, từng lĩnh vực đào tạo, từng ngành kinh tế từ đó thống nhất quan điểm, xác định mục tiêu đào tạo nghề giai đoạn 2010 - 2020.



3. Kế hoạch phát triển các cơ sở dạy nghề.

a) Từ năm 2009 - 2010:

- Tiếp tục củng cố, phát triển 11 cơ sở dạy nghề: Trường Trung cấp Nghề Quảng Bình, Trường Trung cấp Nghề số 9 - thuộc Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung tâm Dạy nghề Lệ Thủy, Trung tâm Dạy nghề Quảng Trạch, Trung tâm Dạy nghề Tuyên Hóa, Trường Trung học Kỹ thuật Công Nông nghiệp Quảng Bình, Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình, Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Bình, Trung tâm Giới thiệu việc làm Nông dân, Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên, Cơ sở đào tạo thuyền viên thuộc Công ty TNHH 1 thành viên đường sông Quảng Bình.

- Thành lập mới 06 cơ sở dạy nghề công lập: Trung tâm Dạy nghề Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (đã có Quyết định thành lập),Trung tâm Dạy nghề Minh Hóa (theo Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ), Trung tâm Dạy nghề Bố Trạch với quy mô mỗi trung tâm 300 HS hệ sơ cấp nghề, Trung tâm Dạy nghề Thanh niên (trên cơ sở Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên) với quy mô 400 HS hệ sơ cấp nghề, cơ sở dạy nghề Hội Người mù Quảng Bình (đã đăng ký hoạt động dạy nghề) với quy mô 200 HS hệ sơ cấp nghề và cơ sở dạy nghề thuộc Liên minh các HTX tỉnh với quy mô 400 HS sơ cấp nghề.

b) Từ năm 2011 - 2015 thành lập mới 01 trung tâm dạy nghề công lập: Trung tâm Dạy nghề Quảng Ninh; 03 cơ sở dạy nghề ngoài công lập hoặc ở các doanh nghiệp có điều kiện cơ sở vật chất và có số vốn lớn. Nâng cấp Trường Trung cấp Nghề Quảng Bình thành Trường Cao đẳng Nghề Quảng Bình

4. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.

a) Rà soát lại đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các cơ sở dạy nghề, bổ sung giáo viên dạy nghề phù hợp với từng nghề, môn học, đảm bảo đủ giáo viên cơ hữu theo quy định cho từng năm. Đến năm 2010 bổ sung 143 giáo viên dạy nghề, đến năm 2015 bổ sung 370 giáo viên dạy nghề, trong đó số giáo viên đào tạo ở các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu, điện, điện tử chiếm tỷ lệ 40%, số giáo viên đào tạo ở các lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 30%, số giáo viên đào tạo ở các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và các ngành khác chiếm tỷ lệ 30%.

b) Thực hiện đào tạo nâng cao, đào tạo lại cho giáo viên cơ hữu chưa đạt chuẩn, tiếp nhận những giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng, khả năng giảng dạy nghề tốt phù hợp với các ngành nghề, lĩnh vực. Khuyến khích thu hút những giáo viên có trình độ cao về tỉnh giảng dạy.

5. Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề.

a) Chính sách đối với cơ sở dạy nghề: Cơ sở dạy nghề được giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, ưu đãi về tín dụng, miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật, miễn thuế theo quy định của pháp luật đối với sản phẩm được tạo ra từ hoạt động dạy nghề phục vụ cho cơ sở dạy nghề. Tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo khác, các nhà khoa học phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp. Cơ sở dạy nghề tư thục được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

b) Chính sách đối với giáo viên dạy nghề: Giáo viên dạy nghề của cơ sở dạy nghề công lập được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ, được miễn thời gian hưởng lương tập sự; giáo viên dạy nghề của cơ sở dạy nghề tư thục được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật lao động và được ghi trong hợp đồng lao động; giáo viên dạy nghề thuộc các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ. Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tự học tập hoặc cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để chuẩn hóa và được hưởng lương, phụ cấp theo quy định của Chính phủ, khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề. Tất cả giáo viên dạy nghề được hưởng phụ cấp khi dạy các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Chính phủ và được hưởng các chính sách khác đối với nhà giáo.

c) Chính sách đối với người học nghề: Người học nghề được hưởng các chính sách học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng, chính sách đối với người học nghề đi làm việc ở nước ngoài, người học nghề đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề.

d) Xây dựng các chính sách liên quan đến dạy nghề và giải quyết việc làm của tỉnh: Thành lập Quỹ đào tạo nghề của tỉnh để hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng đặc thù: Thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, người tàn tật, dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, người bị thu hồi đất sản xuất....; chính sách về hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa trên địa bàn tỉnh; Chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

6. Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về dạy nghề

a) Tăng cường đội ngũ làm công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề của Sở Lao động - TB và XH và các Phòng Lao động TB và XH các huyện, thành phố; bố trí mỗi Phòng Lao động - TBXH huyện, thành phố có 01 cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức đối với đội ngũ cán bộ quản lý các trường, các trung tâm dạy nghề.

b) Tích cực triển khai phân luồng, khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS, THPT học nghề; triển khai thực hiện liên thông giữa các trình độ theo quy định để tạo điều kiện cho người tốt nghiệp nghề tiếp tục học tập nâng cao trình độ.

c) Các cơ sở dạy nghề chủ động xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở Chương trình khung của Bộ Lao động - TB và XH ban hành, thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, dạy nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động, thực hiện hợp đồng đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng, tăng cường việc liên kết với các doanh nghiệp để khai thác tiềm năng thiết bị, công nghệ tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận nhanh với công nghệ sản xuất tiến tiến, thuần thục các kỹ năng nghề khi còn học tại trường.

d) Rà soát các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh để có phương án sắp xếp phân hạng, tổ chức lại trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động

e) Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong hoạt động dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh để chấn chỉnh kịp thời.



7. Kinh phí thực hiện.

Kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch được bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho các cơ quan chủ trì thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

Kinh phí thực hiện Đề án: Từ năm 2009, 2010 là 85.000 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương: 62%, ngân sách địa phương: 26%, nguồn khác 12%. Giai đoạn 2011 - 2015 là 253.000 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương: 56,5%, ngân sách địa phương: 31%, nguồn khác 12,5%.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:

1. Sở Lao động - TB và XH

- Chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này và định kỳ 6 tháng (vào ngày 20/6), hàng năm (vào ngày 20/12) tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các chính sách khuyến khích hoạt động dạy nghề, học nghề trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thực hiện.

2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ để triển khai thực hiện từng nội dung cụ thể (có biểu phân công kèm theo).

- Định kỳ 6 tháng (vào ngày 20/6), hàng năm (vào ngày 20/12) phản ánh tình hình về Sở Lao động - TB và XH để tổng hợp chung.

3. Đề nghị các tổ chức chính trị, các hội, đoàn thể: Tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện Kế hoạch ở các cấp. Tổ chức tuyên truyền cho hội viên của mình về công tác dạy nghề; vận động hội viên học nghề tự tạo việc làm cho mình và tạo việc làm cho người khác.

4. Các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động: Tích cực tham gia thực hiện các chương trình, đề án về dạy nghề, giải quyết và ổn định việc làm, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động; chấp hành nghiêm chế độ khai trình, báo cáo định kỳ về tình hình tuyển dụng, sử dụng lao động theo qui định của pháp luật.

5. Các cơ sở dạy nghề: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về dạy nghề, đề án, kế hoạch dạy nghề, đồng thời tuân thủ các quy định về hoạt động dạy nghề, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dạy nghề.

Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Đề án “Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và 2015”, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện phải báo cáo kết quả đạt được cũng như khó khăn, vướng mắc về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - TB và XH) để xem xét chỉ đạo kịp thời./.



TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)
Trần Công Thuật

PHỤ LỤC

Những công việc cần thực hiện để triển khai Đề án Phát triển nguồn nhân lực

qua đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh)



TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Công tác tuyên truyền

Đài Phát thanh - Truyền hình QB, Báo QB

Sở Lao động - TBXH, Sở Tư pháp, UBND các huyện, TP

Thường xuyên




2

Điều tra, khảo sát nhu cầu lao động, xác định số lao động cần đào tạo nghề trong các lĩnh vực

Sở Lao động - TBXH

UBND các huyện TP, các khu công nghiệp, trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh, các doanh nghiệp

Bắt đầu từ năm 2009

Các cơ quan phối hợp chủ động nắm bắt và cung cấp thông tin định kỳ hàng quý về nhu cầu tuyển dụng lao động về Sở LĐ - TBXH

3

Kế hoạch phát triển các cơ sở dạy nghề


Sở Lao động - TBXH

Các sở: Giáo dục Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ và UBND các huyện. TP

Bắt đầu từ năm 2009

Sở Lao động - TBXH rà soát, hướng dẫn thành lập các cơ sở dạy nghề mới

4

Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề

- Kế hoạch đào tạo nâng cao, đào tạo lại đội ngũ giáo viên

- Kế hoạch tuyển mới


Sở Lao động - TBXH

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, các cơ sở dạy nghề

Bắt đầu từ năm 2009




5

- Thực hiện các chính sách khuyến khích dạy nghề, học nghề

- Xây dựng và thành lập Quỹ phát triển dạy nghề và hỗ trợ học nghề



Sở Lao động - TBXH

Các sở: Tài nguyên - Môi trường, Nội vụ, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, TP

Hàng năm




6

Quản lý nhà nước về dạy nghề

Sở Lao động - TBXH

Sở Giáo dục - Đào tạo, UBND các huyện thành phố

Thường xuyên

Sở Lao động - TBXH tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước về dạy nghề. Phối hợp các ngành, địa phương tăng cường kiểm tra hoạt động dạy nghề






Каталог: vbpq -> vbpq qb.nsf -> 3a5945b93d06153047256f9600295f11
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> VĂn bản quy phạm pháp luậT (quyếT ĐỊNH, chỉ thị) do ủy ban nhân dân tỉnh ban hành từ ngàY 01/07/1989 ĐẾN ngàY 30/6/2006 liên quan đẾn lĩnh vực văn hoá, XÃ HỘI, thông tin, thể DỤC thể thao, giáo dụC, ĐỜi sống và y tế ĐÃ HẾt hiệu lựC
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1140/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1195 /QĐ-ub
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> TỈnh quảng bìNH
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1508/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> Căn cứ Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> Căn cứ Chỉ thị sô 22-ct/tw ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp
3a5945b93d06153047256f9600295f11 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1535/QĐ-ub

tải về 70.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương