Sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 673/QĐ-ttg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa



tải về 59.86 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích59.86 Kb.
#24430


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG NAM


Số: 11 /BC-UBND




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Quảng Nam, ngày 21 tháng 01 năm 2014



BÁO CÁO

Sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam

trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020




I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 673/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
1. Kết quả chỉ đạo, triển khai thực hiện
Thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch 3778/KH-UBND ngày 17/10/2011 về việc “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020”, theo đó phân công trách nhiệm cho các Sở, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp triển khai thực hiện.
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã tích cực, chủ động làm tốt công tác tham mưu tổng hợp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành kịp thời nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo Hội Nông dân huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình công tác tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình ở từng địa phương.
2. Kết quả đạt được
a) Hội Nông dân tỉnh chủ trì, trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ
- Công tác tuyên tuyền, phổ biến
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Kết luận 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” và Quyết định 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: hội thi, hội trại, hội thảo, hội diễn văn nghệ...; xây dựng website; phát hành bản tin nông dân - nông thôn; xây dựng chuyên mục truyền hình “Diễn đàn các cấp Hội” 2 chuyên mục/tháng; chương trình phát thanh nông dân 08 lần/tháng; chuyên trang Báo Quảng Nam; tổ chức 40 lớp truyền thông về nông thôn mới cho 50 xã điểm nông thôn mới; xây dựng, củng cố hơn 1.849 báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội; mua báo nông thôn ngày nay cấp phát đến chi, tổ Hội... Nhìn chung công tác tuyên truyền đã góp phần tích cực, hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân về các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Xây dựng các đề án, dự án theo nhiệm vụ được giao trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng 02 đề án về kinh tế tập thể và dịch vụ hỗ trợ nông dân về vật tư phân bón, dự kiến sẽ trình trong thời gian tới và chỉ đạo lập đề án, tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ đầu tư nâng cấp, trang thiết bị, phương tiện cho Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh.
- Đầu tư nâng cấp, mua sắm trang thiết bị, phương tiện cho Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh để trực tiếp tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định đổi tên thành Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh và đang xem xét nguồn lực đầu tư nâng cấp, mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm triển khai thực hiện nhiệm vụ đạt nhiều kết quả như: trực tiếp đào tạo cho 2.725 lao động nông thôn, với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng, tập trung các ngành, nghề như: sử dụng thuốc thú y, trồng rau an toàn, trồng nấm, sản xuất hàng mây tre đan, nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật nuôi nhông, rắn mối, may công nghiệp, quản lý dịch hại tổng hợp, nuôi và phòng trị bệnh gia súc, gia cầm, trồng lúa năng suất cao...
Nhìn chung qua 2 năm triển khai thực hiện Kế hoạch 3778/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhất là cơ chế phân cấp kinh phí về các huyện, thành phố, công tác đào tạo nghề ngày càng đáp ứng được nhu cầu của nông dân, số lượng học viên tham gia học nghề ngày càng đông so với trước đây, riêng năm 2013 đã đào tạo 2.568 lao động vượt trên 300% chỉ tiêu Trung ương Hội giao. Bên cạnh đó, công tác tạo việc làm sau đào tạo cũng được chú trọng, nhiều nông dân đã mở rộng sản xuất, kinh doanh, sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học áp dụng thực tiễn và trở thành hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, từng bước hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn...
- Trách nhiệm điều hành, quản lý, bảo toàn nguồn vốn và hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Thực hiện Kế hoạch 3778/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đã chủ động làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt bổ sung ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân trong 02 năm (2012 - 2013) là 4 tỷ đồng cùng với nguồn vận động ủng hộ và nguồn ủy thác của Trung ương Hội, đến nay tổng số tiền là 14,538 tỷ đồng, đã giải ngân cho 744 hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đến nay có 9/18 huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện) quyết định cấp bổ sung ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân Hội Nông dân cùng cấp trong 02 năm (2012 - 2013), với tổng số tiền là 912 triệu đồng (đính kèm theo phụ lục) cùng với nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân vận động được, đã giải ngân cho 2.586 hộ nông dân vay vốn.
Nhìn chung, công tác huy động xây dựng quỹ, quản lý, điều hành, thẩm định dự án và giải ngân nguồn vốn đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình, thủ tục quy định của Điều lệ Quỹ Hỗ trợ nông dân, có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, phối hợp kiểm tra giám sát chặt chẽ của các cấp chính quyền, ngành Tài chính và Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân Hội Nông dân hai cấp (tỉnh, huyện). Đến nay các hoạt động của Quỹ đều đạt hiệu quả, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp, các ngành và đông đảo hội viên nông dân, từ đó công tác Hội và phong trào nông dân ngày càng hoạt động thiết thực và bền vững.
b) Các Sở, Ban, ngành liên quan chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ.
Thời gian qua, một số Sở, ngành đã có những hoạt động phối hợp thường niên hoặc trực tiếp thực hiện hỗ trợ nông dân theo chức năng, nhiệm vụ của ngành mình như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức các hoạt động văn nghệ, bóng đá, bóng chuyền, đua thuyền nông dân... hoặc trực tiếp thực hiện các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, xây dựng kế hoạch, đề án quy hoạch và phát triển sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp thể thao, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, xây dựng một số mô hình du lịch làng quê…; Sở Thông tin và Truyền thông ký kết biên bản ghi nhớ với Hội Nông dân tỉnh về triển khai các nội dung Kế hoạch 3778/KH-UBND; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm thực hiện các hoạt động khuyến nông, hướng dẫn và trình diễn nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp được nông dân tham gia hưởng ứng tích cực như: mô hình trồng rau an toàn ở Thăng Bình, Duy Xuyên, nuôi gà thả vườn ở Bắc Trà My, nuôi cá nước ngọt ở Phú Ninh, làm vườn cây cảnh tại Hội An.... Tổ chức tốt các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp thực hiện Đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015”; Đề án “Phát triển kinh tế vườn gắn với chỉnh trang vườn nhà, vệ sinh môi trường nông thôn”; Dự án “Hỗ trợ phát triển chăn nuôi hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015”; Đề án “Cơ chế chính sách hỗ trợ cây cao su tiểu điền và một số cây trồng khác”...; Sở Công thương có kế hoạch cụ thể thực hiện Kế hoạch 3778/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Hội Nông dân tỉnh và chủ động tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân như: quảng bá giới thiệu sản phẩm, hàng hóa nông sản thực phẩm, hỗ trợ thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân...; Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh hàng năm tổ chức từ 2 - 4 lớp truyền thông về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu...; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở chỉ tiêu và kinh phí đào tạo nghề đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg...; Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hàng năm cân đối nguồn kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ liên quan trong đề án, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn; tham mưu bổ sung ngân sách cho Quỹ hỗ trợ nông dân 4 tỷ/2 năm. Đồng thời, phối hợp với Hội Nông dân tỉnh quản lý, điều hành và giám sát Quỹ hoạt động đúng mục đích, đúng quy định của Nhà nước và đem lại hiệu quả cao...; Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện ủy thác cho vay qua Hội Nông dân các cấp hơn 1.000 tỷ đồng, với hơn 50.000 hộ nông dân vay vốn phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp thực hiện các chương trình, dự án gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn, miền núi và xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, các huyện thành phố đều tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí hoạt động để Hội nông dân từ huyện đến cơ sở thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Hội. Đến nay, có 18/18 huyện, thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Kế hoạch 3778/KH-UBND của UBND tỉnh và có 9/18 huyện có Quyết định cấp bổ sung ngân sách cho Quỹ hỗ trợ nông dân để Hội Nông dân cùng cấp hỗ trợ cho hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những mặt làm được
- Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bước đầu đã tạo được sự chuyển biến nhất định về nhận thức, hành động và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các Sở, Ban, ngành, Mặt trận và các Đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đối với vai trò, vị trí, trách nhiệm của Hội Nông dân và giai cấp nông dân trong tiến trình phát triển nông nghiệp và xây dựng thôn mới, tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội, chính trị ở từng địa phương, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, thiết thực của đông đảo hội viên, củng cố được niềm tin đối với Đảng, chính quyền.
- Tăng cường trách nhiệm và tính chủ động của một số Sở, Ban, ngành ở tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện trong việc phối hợp và tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia thực hiện một số nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở nông thôn, thu hút tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, từ đó các hoạt động của Hội ngày càng đạt hiệu quả, cụ thể như: công tác phát triển hội viên được thuận lợi, tăng về số lượng và chất lượng, đến nay đạt tỷ lệ 98% (năm 2010 đạt 96%); tổ chức Hội Nông dân các cấp được củng cố, kiện toàn, trong đó tổ Hội đạt loại khá, vững mạnh 92% (năm 2010 đạt 90%), chi Hội đạt khá, vững mạnh 90% (năm 2010 đạt 89%), Hội Nông dân cấp xã đạt khá, vững mạnh 99% (năm 2010 đạt 95%); đội ngũ cán bộ Hội từng bước được trưởng thành, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị ngày càng được nâng cao, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tác phong, lề lối làm việc được nề nếp, khoa học hơn; hội viên nông dân gắn bó mật thiết với tổ chức Hội, tham gia tích cực và đạt hiệu quả trong các phong trào nông dân do Hội phát động như: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đến nay hơn 77.000 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp (năm 2010 đạt 40.000 hộ), giải quyết việc làm tại chổ cho hơn 100.000 lao động nông thôn, giúp 400 hộ nông dân thoát nghèo thông qua việc hỗ trợ vật tư, cây, con giống, vốn, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn..., nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu qủa được hình thành và nhân ra diện rộng; các hình thức kinh tế tập thể, dịch vụ hỗ trợ nông dân, các mô hình liên kết hộ nông dân... được hình thành và phát triển.
- Công tác vận động xây dựng, quản lý điều hành, cho vay, bảo toàn nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân của các cấp Hội đảm bảo hoạt động hiệu quả, đúng Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu của hội viên nông dân trong điều kiện hiện nay.
- Công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân, có nhiều chuyển biến rõ nét và đạt được những kết quả đáng kể. Nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về dạy nghề và tạo việc làm và vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội được nâng lên; mạng lưới tuyển sinh đào tạo nghề của Hội được hình thành, phát triển, mở rộng quy mô; chất lượng, nội dung, hình thức dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho nông dân được đổi mới theo hướng linh hoạt, phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển của nền sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn...
Các phong trào nông dân như phong trào nông dân xây dựng kết cấu hạ tầng với hàng trăm km giao thôn nông thôn, kênh mương nội đồng được xây mới và duy tu bảo quản; phong trào văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng cũng được phát triển đều khắp; công tác tham gia hòa giải, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo cho hội viên nông dân được các cấp Hội chú trọng....
Nhìn chung, Hội Nông dân các cấp đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm, chủ động tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành và huy động được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của đông đảo hội viên nông dân trong triển khai thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những mặt làm được vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, chính sách pháp luật, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn hạn chế, chưa được tập trung thực hiện sâu rộng.
- Nhiệm vụ chủ trì, phối hợp tạo điều kiện của đa số các Sở, Ban, ngành đối với hoạt động của Hội Nông dân tỉnh theo sự phân công trong Kế hoạch 3778/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh còn hạn chế, thậm chí bỏ ngõ.
- Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện, đến nay mới chỉ đạt 50% Hội Nông dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cùng cấp có Quyết định bổ sung nguồn Quỹ, nhưng với số lượng kinh phí còn quá ít.
- Việc nâng cấp, mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh chưa được thực hiện theo Kế hoạch 3778/KH-UBND đề ra. Công tác trực tiếp dạy nghề và phối hợp dạy nghề cho nông dân còn nhiều vướng mắc, nhất là trong việc cấp kinh phí dạy nghề và bố trí biên chế sự nghiệp cho Trung tâm.
- Có lúc, có nơi còn thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhất là Ủy ban nhân dân cấp huyện chưa chủ động hoặc chậm xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp để chỉ đạo các ban, ngành, các cấp chính quyền tổ chức thực hiện Kế hoạch 3778/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Hội Nông dân tỉnh, huyện đôi lúc, đôi nơi còn chưa chủ động kế hoạch, chương trình, đề án, dự án... để tham mưu cho cấp ủy Đảng, làm việc với Ủy ban nhân dân cùng cấp, với các Sở, Ban, ngành liên quan... để tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện, cũng như việc sơ - tổng kết khen thưởng chưa được quan tâm thực hiện kịp thời.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Phương hướng nhiệm vụ
a) Các Sở, Ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với Hội Nông dân các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và hội viên, nông dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
b) Tiếp tục triển khai thực hiện có kết quả các nhiệm vụ đã được phân công, phân cấp theo Kế hoạch 3778/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Nghiên cứu bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp, mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân đảm bảo hoạt động hiệu quả và bổ sung nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân hàng năm theo Kế hoạch đề ra.
d) Các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án, dự án... trực tiếp chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, huyện tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả nhiệm vụ đề ra. Trong đó, chú trọng bổ sung nguồn kinh phí ngân sách Quỹ Hỗ trợ nông dân cho Hội Nông dân cấp huyện theo lộ trình đến năm 2020, hàng năm đạt từ 300 - 500 triệu đồng và tạo điều kiện cho Hội Nông dân tham gia các dự án, đề án, chương trình kinh tế, xã hội, chương trình dạy nghề tạo việc làm, chuyển giao khoa học kỹ thuật....
đ) Hội Nông dân tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch, đề án, dự án...trong đó chú trọng nghiên cứu tổ chức thực hiện các loại hình kinh tế tập thể (tổ hợp tác, Hợp tác xã...), hình thành mạng lưới dịch vụ hỗ trợ nông dân theo nhiệm vụ, chức năng của mình để trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt triển khai thực hiện. Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo Hội Nông dân cấp huyện tích cực chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các ban, ngành liên quan cùng cấp tổ chức thực hiện có kết quả Quyết định số 673/QĐ-TTg, Kế hoạch 3778/KH-UBND và văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh và huyện.
e) Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai thực hiện và sơ - tổng kết việc triển khai thực hiện Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ theo trách nhiệm, nhiệm vụ đã được phân công, phân cấp tại Kế hoạch 3778 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giải pháp thực hiện
a) Giao cho Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, theo dõi quá trình triển khai thực hiện Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 3778/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Các Sở, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch 3778/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội Nông dân tỉnh để theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Đề nghị Hội Nông dân tỉnh với chức năng, nhiệm vụ của mình lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội Nông dân trong tỉnh chủ động hơn trong công tác tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, các ngành liên quan cùng cấp tổ chức thực hiện Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 3778/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh đạt kết quả, định kỳ 6 tháng, năm sơ kết, đánh giá, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.



Nơi nhận:

- Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh;

- Các Sở, Ban, ngành liên quan;

- Hội Nông dân tỉnh;

- UBND các huyện, thành phố;

- Lưu VT, VX.







TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký

Nguyễn Ngọc Quang




Каталог: vbpq quangnam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Số: 1037/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> TỈnh quảng nam số: 2483/ubnd-ktn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Danh môc vµ gi¸ Gãi thçu thiõt bþ D¹y nghò mua s¾M §îT 2 N¡M 2008 cña tr­êng trung cÊp nghÒ tØnh qu¶ng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Số: 3571 /QĐ-ubnd
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> U Ỷ ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam

tải về 59.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương