Số: 792/sgtvt-qlđt quảng Ngãi, ngày 30 tháng 3 năm 2015



tải về 82.15 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích82.15 Kb.
#25650


UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 792/SGTVT-QLĐT

Quảng Ngãi, ngày 30 tháng 3 năm 2015


V/v báo cáo công tác bảo vệ môi trường dự án nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (phần vốn TPCP)

Kính gửi: Vụ Môi trường - Bộ GTVT.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 3363/BGTVT-MT ngày 20/3/2015 về việc gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường dự án XDKCHTGT phục vụ công tác kiểm tra môi trường năm 2015, Sở Giao thông vận tải báo cáo công tác bảo vệ môi trường dự án nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (phần vốn TPCP), cụ thể như sau:

  1. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Km1027-Km1063+877 và Km1092+577-Km1125+000, tỉnh Quảng Ngãi: Quyết định số 2708/QĐ-BGTVT ngày 05/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

- Dự án đầu tư xây dựng mở rộng QL1 đoạn Km1045+780-Km1051+845 và Km1060+080-Km1063+877, tỉnh Quảng Ngãi: Quyết định số 2660/QĐ-BGTVT ngày 14/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường (Chi tiết theo phụ lục đính kèm).

Sở Giao thông vận tải đề nghị Vụ Môi trường tổng hợp báo cáo Bộ GTVT./.




Nơi nhận:



KT. GIÁM ĐỐC


- Như trên;

- Bộ GTVT (b/c);

- Giám đốc Sở (b/c);

- 02 Ban QLDA;

- Lưu: VT, QLĐT (hnam).




PHÓ GIÁM ĐỐC



(Đã ký)


Hà Hoàng Việt Phương



BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NÂNG CẤP, MỞ RỘNG QL1 ĐOẠN QUA ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI (PHẦN VỐN TPCP)
(Kèm theo Công văn số 792/SGTVT-QLĐT ngày 30/3/2015 của Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi)
I. Mở đầu:

- Mục tiêu và phạm vi báo cáo: Công tác bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai thực hiện đối với các Dự án nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi do Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi làm chủ đầu tư.

- Căn cứ lập báo cáo:

+ Các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường;

+ Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06/4/2010 của Bộ GTVT Quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; Thông tư số 13/2012/TT-BGTVT ngày 24/4/2012 của Bộ GTVT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06/4/2010;

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án được phê duyêt;



  • Đối tượng lập báo cáo: Công tác bảo vệ môi trường của các Dự án:

+ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1027-Km1063+877 và Km1092+577-Km1125, tỉnh Quảng Ngãi;

+ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1045+780-Km1051+845 và Km1060+080-Km1063+877, tỉnh Quảng Ngãi;



  • Tóm tắt những nội dung chính và những vấn đề trình bày trong báo cáo:

+ Tổng hợp, thống kê các dự án, công trình;

+ Các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng dự án kết cấu hạ tầng giao thông;

+ Hiện trạng môi trường với các dự án xây dựng KCHTGT;

+ Kết luận, kiến nghị;



II. Tổng hợp, thống kê các dự án, công trình Lĩnh vực đường bộ

TT

Tên dự án

Cấp thiết kế

Dạng xây dựng

Thời gian thực hiện

Hồ sơ môi trường

Mới

Nâng cấp, cải tạo

Dạng báo cáo (ĐTM/CKBVMT)

QĐ phê duyệt

Cấp phê duyệt

1

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1027-Km1063+877 và Km1092+577-Km1125, tỉnh Quảng Ngãi

Cấp III




X

2013-2015

ĐTM

2708/QĐ-BGTVT ngày 05/9/2013

Bộ GTVT

2

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1045+780-Km1051+845 Cấp IIIvà Km1060+080-Km1063+877, tỉnh Quảng Ngãi

Cấp III




X

2014-2015

ĐTM

2660/QĐ-BGTVT ngày 14/7/2014

Bộ GTVT

III. Các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng dự án kết cấu hạ tầng giao thông:

1. Các nguồn thải chính (nước thải, khí thải, chất thải rắn) từ các hoạt động xây dựng KCHTGT, gồm:

- Bụi, khí thải và tiếng ồn, chất thải rắn:

Các tác động chính của Dự án trong giai đoạn xây dựng bao gồm:

+ Tác động của bụi đất, cát trong quá trình vận chuyển, thi công tới người công nhân lao động trực tiếp và nhân dân sống xung quanh khu vực Dự án.

+ Tác động do bụi và khí thải đốt nhiên liệu của các phương tiện vận tải, máy móc thi công trên công trường. Loại tác động này không lớn do nguồn ô nhiễm phân tán trong môi trường rộng thoáng.

+ Ô nhiễm do tiếng ồn, rung từ các phương tiện giao thông và máy móc thi công trên công trường.

+ Ô nhiễm nhiệt do các quá trình thi công và các phương tiện giao thông.

- Bụi: từ quá trình bốc dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng,… Xét về mặt kỹ thuật thì nguồn gây ô nhiễm bụi trong giai đoạn này thuộc loại nguồn mặt, có tính biến động cao, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực Dự án và các khu vực lân cận, với đặc trưng là rất khó kiểm soát, xử lý và khó xác định theo định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm. Tuy nhiên, bụi phát sinh trong quá trình này thường có kích thước lớn và không có khả năng phát tán rộng, và phần lớn sẽ lắng xuống ở khoảng cách không xa khu vực xây dựng. Vì vậy, nếu công tác che chắn trong xây dựng được thực hiện tốt thì sẽ hạn chế được rất nhiều khả năng phát tán của bụi, từ đó hạn chế được những tác động đến môi trường.

- Khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, các phương tiện thi công có công suất lớn như ô tô, máy xúc, máy ủi, xe cần cẩu,… Thành phần chính của các loại khí thải này thường bao gồm CO2, hơi xăng dầu. Các khí thải này thường là sản phẩm của quá trình đốt cháy nhiên liệu ở các động cơ đốt trong và các dạng nhiên liệu cháy không hết từ động cơ xe thải ra ngoài.



- Nước thải:

Nước thải trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng và nước mưa chảy tràn.

Những nguồn phát sinh:

Nước thải trong quá trình xây dựng được tạo ra từ các nguồn:

- Nước thải từ công tác trộn bê tông trên công trường phục vụ cho công tác thi công bê tông.

- Nước thải chứa dầu mỡ bôi trơn cho máy do các hoạt động vệ sinh phương tiện thi công.

- Nước thải do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân.

- Nước thải do các dòng mưa chảy tràn mang theo các vật liệu trên công trường.

- Nước thải do các hoạt động làm mát tuabin và động cơ máy.

- Chất thải rắn:

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này cũng chủ yếu là rác thải xây dựng như: đất đá, cốp pha, các loại bao bì, nguyên vật liệu, sét thép vụn rơi vãi từ quá trình vận chuyển và xây dựng, và giẻ lau chùi có dính dầu mỡ là loại chất thải rắn cần phải thu gom, xử lý triệt để.

Ngoài ra, trong giai đoạn này còn có một lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng như: thức ăn thừa, vỏ hoa quả, các loại giấy gói, túi nilon,… với số lượng khoảng 50 công nhân tham gia hoạt động trên công trường đối với mỗi gói thầu thì mỗi ngày sẽ có khoảng 20 - 35kg khối lượng rác thải phát sinh. Lượng rác thải phát sinh không nhiều nhưng nếu không được thu gom một cách triệt để thì nó sẽ là nguyên nhân gây phát sinh ra các tác động xấu đến môi trường như: phát sinh mùi, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến vệ sinh chung và môi trường sống của các công nhân.

Như vậy, các tác động chính của chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng là:


  • Làm tăng độ đục của nước khi có mưa lớn. Nước mưa kéo theo đất, cát có thể làm ảnh hưởng cục bộ đến hệ thống cống thu gom và thoát nước mưa chung của khu công nghiệp.

  • Đất, cát và các vật liệu là nguyên nhân phát sinh bụi trong không khí. Đất, cát và rác thải rơi vãi có thể bị cuốn trôi xuống hệ thống mương tưới tiêu nằm gần khu vực dự án và gây ảnh hưởng đến khả năng tưới tiêu của hệ thống này, đặc biệt là khi có gió lớn.

  • Tác động đến vệ sinh chung của môi trường do chất thải rắn không được thu gom, xử lý gây ra.

Tuy nhiên, các tác động này hoàn toàn có thể được hạn chế bằng các biện pháp quản lý như: tiến hành công tác thu gom chất thải xây dựng theo ngày, quản lý việc thu gom, thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt đúng nơi quy định và đem xử lý theo định kỳ. Các loại nguyên liệu như gỗ, tre, nứa sẽ được thu gom làm chất đốt; vỏ bao bì như bao xi măng được thu gom và đem bán; Các loại sắt thép vụn và chất dẻo được phân loại để tái sử dụng hoặc đem bán; Các loại đất, đá, gạch vỡ,… sẽ được tận dụng san nền hoặc hợp đồng với công ty môi trường đô thị đem đi thải bỏ. Do vậy, với việc chủ dự án cam kết quản lý và thực hiện tốt công tác thu gom chất thải rắn tại đơn vị mình thì các tác động tiêu cực do chất thải rắn gây ra cho môi trường sẽ được hạn chế tối đa.

2. Các thông tin về nguồn gây ô nhiễm môi trường:

Do hoạt động xây dựng tác động đến các thành phần môi trường khác như hoạt động khai thác tài nguyên đất để phục vụ cho công tác đắp đất nền đường, cát, sỏi dùng để đắp nền hoặc đổ bêtông ximăng, bêtông nhựa; khai thác đá để sản xuất vật liệu làm đường, cầu, cống... gây ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên, thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến dân sinh. Vì vậy, cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các qui định trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Cam kết bảo vệ môi trường) của dự án nhằm giảm thiểu và hạn chế đến mức thấp nhất sự phát sinh của các chất thải như: Đất, nước, khí thải, bụi, chất thải rắn... đến môi trường xung quanh.

3. Hệ thống xử lý các nguồn thải gây ô nhiễm:

- Hệ thống xử lý nước thải:

+ Đảm bảo không để nước rửa máy móc thiết bị chảy vào nguồn nước suối hoặc kênh mương. Tập trung thiết bị máy móc tại khu vực bãi để xe quy định của công trường, dùng vòi xịt nước để rửa các thiết bị máy móc, lượng nước thải sẽ được thu về hố ga của bãi. Trong nước thải này có lẫn dầu nhớt, tiến hành hớt ván dầu mỡ và xử lý riêng bằng phương pháp đốt đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

+ Đảm bảo các dòng chảy do nước mưa không được xả trực tiếp vào nguồn nước, suối hoặc kênh. Sử dụng bể lắng để thu gom nước thải sinh hoạt, nước rửa máy móc, thiết bị và xử lý triệt để trước khi khi thải vào nguồn thải chung để không ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và đời sống thủy sinh tại khu vực thực hiện dự án cũng như chất lượng nguồn nước sinh hoạt của người dân.

+ Xây dựng khu lán trại tập trung cho công nhân ăn, ở và sinh hoạt. Lượng nước thải do sinh hoạt được thu gom và xử lý thông qua hầm tự hoại do nhà thầu xây dựng tại khu lán trại.

+ Hạn chế tối đa việc thải dầu, mỡ từ các thiết bị thi công cơ giới và các chất lỏng khác từ việc trộn bê tông. Đối với dầu, mỡ từ các thiết bị thi công cơ giới tiến hành thu gom riêng và tận dụng không để chảy vào nguồn nước xung quanh, rơi vãi ra đất. Đối với các chất lỏng từ việc trộn bê tông sẽ được thu về hố ga của bãi đảm bảo không chảy vào nguồn nước suối hoặc kênh mương.

+ Giảm lượng nước thải bằng cách dùng nước tiết kiệm và hợp lý.

- Hệ thống xử lý bụi, khí thải:

+ Nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu trong giai đoạn xây dựng dự án là bụi sinh ra từ nền đất, mặt đường, bụi phát sinh từ vật liệu xây dựng và khí thải, tiếng ồn sinh ra từ các phương tiện giao thông và phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng. Để giảm thiểu các nguồn tác động này, đơn vị thi công thực hiện các biện pháp sau:

Bụi và khí thải:

+ Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân sự hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các giai đoạn thi công.

+ Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công ở mức tối đa.

+ Thực hiện tưới nước ở những đoạn đường đang thi công, ở những công đoạn cần thiết, các khu vực thi công có xe ra vào thường xuyên để giảm thiểu bụi phát tán vào môi trường.

+ Thực hiện biện pháp che chắn để giảm thiểu lan truyền bụi, khí thải, tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng dân cư xung quanh.

+ Sử dụng phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công tiên tiến và được đăng ký, đăng kiểm theo qui định.

+ Khu chứa vật liệu xây dựng được che chắn bằng tường tạm (gỗ ván hoặc tôn).

+ Cung ứng vật tư thích hợp, hạn chế tập kết vật tư vào cùng thời điểm.

+ Tắt các thiết bị máy móc khi không thi công.

+ Các xe chở đất san lắp, chở vật liệu xây dựng được phủ kín bằng vải bạt, tránh tình trạng rơi vãi trên đường vận chuyển. Bên cạnh đó, quá trình bốc dỡ vật liệu hoạt động thủ công trang bị bảo hộ cần thiết tránh ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.



Khắc phục tiếng ồn:

Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn thi công chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Để khắc phục cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu như:

+ Bố trí thi công hợp lý, các thiết bị phát sinh ồn cao như máy đào, xúc… thì bố trí thi công vào ban ngày.

+ Để giảm thiểu tiếng ồn đến mức thấp hơn tiêu chuẩn cần lắp thiết bị giảm âm cho các máy có độ ồn cao.

+ Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.

+ Không tổ chức thi công vào ban đêm và canh trưa làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

- Hệ thống thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn:

+ Các loại chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là xà bần xây dựng và rác sinh hoạt. Tiến hành thu gom xà bần tái sử dụng làm vật liệu san lắp. Thùng chứa rác sinh hoạt được bố trí tại khu vực lán trại để công nhân thu dọn giấy gói, thức ăn thừa…và rác thải này được hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom đến vận chuyển hàng ngày. Riêng đối với giẻ lau chùi có dính dầu mỡ là loại chất thải rắn nguy hại, tiến hành thu gom, xử lý bằng phương pháp đốt đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường.

+ Không đổ đất đá, mảnh vụn phát sinh trong hoạt động thi công kể cả các chất thải phát sinh do vận chuyển máy móc ra các khu vực đất công cộng hoặc của cá nhân mà chưa được sự chấp thuận của chủ sở hữu.

+ Không đổ chất thải rắn vào nguồn nước.



4. Dự báo mức phát thải:

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, các chất thải như: Đất, nước, khí thải, chất thải rắn... được khai thác, sử dụng đảm bảo tuân thủ theo đúng qui định trong ĐTM và Cam kết bảo vệ môi trường. Vì vậy, sau khi hoàn thành dự án, sẽ giảm thiểu sự phát sinh của các chất thải như: Đất, nước, khí thải, chất thải rắn... đến môi trường xung quanh.



IV. Hiện trạng môi trường với các dự án xây dựng KCHTGT:

1. Tổng hợp các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường: Các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường chính trong giai đoạn xây dựng bao gồm:

+ Tác động của bụi đất, cát trong quá trình vận chuyển, thi công tới người công nhân lao động trực tiếp và nhân dân sống xung quanh khu vực Dự án.

+ Tác động do bụi và khí thải đốt nhiên liệu của các phương tiện vận tải, máy móc thi công trên công trường. Loại tác động này không lớn do nguồn ô nhiễm phân tán trong môi trường rộng thoáng.

+ Ô nhiễm do tiếng ồn, rung từ các phương tiện giao thông và máy móc thi công trên công trường.

+ Ô nhiễm nhiệt do các quá trình thi công và các phương tiện giao thông.

- Bụi: Phát sinh từ quá trình bốc dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu, thổi bụi lớp móng cấp phối đá dăm và phương tiện lưu thông trên các dự án vừa thi công vừa khai thác.

- Khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, các phương tiện thi công có công suất lớn như ô tô, máy xúc, máy ủi, xe cần cẩu,… Thành phần chính của các loại khí thải này thường bao gồm CO2, CO, NOx, hydrocacbon, hơi xăng dầu. Các khí thải này thường là sản phẩm của quá trình đốt cháy nhiên liệu ở các động cơ đốt trong và các dạng nhiên liệu cháy không hết từ động cơ xe thải ra ngoài.



- Nước thải: Chủ yếu phát sinh từ công tác trộn bê tông trên công trường; nước rửa xe máy, thiết bị kèm theo dầu mỡ; nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng; nước mưa chảy tràn mang theo các vật liệu trên công trường; nước thải do các hoạt động làm mát tuabin và động cơ máy và nước thải phát sinh trong quá trình thi công khoan cọc nhồi.

- Chất thải rắn: Phát sinh trong giai đoạn này cũng chủ yếu là rác thải xây dựng như: đất đá, cốp pha, các loại bao bì, nguyên vật liệu, sét thép vụn rơi vãi từ quá trình vận chuyển và xây dựng, và giẻ lau chùi có dính dầu mỡ là loại chất thải rắn nguy hại cần phải thu gom, xử lý triệt để.

2. Thực trạng quản lý môi trường và việc thực hiện công tác giảm thiểu ô nhiễm:

Công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng là một trong những nội dung quan trọng, được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện các Dự án, Sở Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra và chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, các đơn vị thi công liên quan thực hiện nghiêm túc các nội dung về bảo vệ môi trường theo ĐTM và Bản cam kết bảo môi trường của dự án được duyệt. Vì vậy, kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các dự án đáp ứng yêu cầu.


- Trong suốt quá trình thi công, các đơn vị chuẩn bị các khu vực lán trại, nhà điều hành thi công, các bãi thải, các bãi tập kết vật liệu, xe máy thi công đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

- Trong quá trình xây dựng, luôn thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và điều kiện sinh hoạt của dân cư khu vực. Tại các vị trí lân cận khu vực dân cư, khu vực di tích lịch sử chỉ tiến hành xây dựng khi có sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn & bảo vệ các khu vực nêu trên. Việc đào móng công trình không làm ảnh hưởng đến những công trình hiện có, nhà thầu phải chịu trách nhiệm khắc phục và hoàn trả nếu làm hư hỏng những công trình hiện có bằng chính kinh phí của mình.

- Do đặc điểm của các dự án là vừa thi công, vừa khai thác nên các nhà thầu luôn thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông, đảm bảo tiêu thoát nước tốt không tạo úng ngập khi có mưa, đất đào lên phải đổ đúng chỗ đã định trước đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, phải có biện pháp đảm bảo an toàn lao động theo qui định hiện hành. Nếu dùng các phương tiện vận tải lớn cần chọn đường tránh xa nơi khu dân cư hoặc có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ nhà cửa và các công trình hiện có. Ôtô vận chuyển phải có bạt che, nếu chạy qua khu dân cư phải tưới nước tránh bụi, gây ô nhiễm môi trường.

3. Những dự báo về vấn đề môi trường trong thời gian tới:

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1: Dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9/2015, nên trong thời gian đến sẽ phát sinh nhiều nguồn thải gây ảnh hưởng đến môi trường, nhất là việc phát sinh bụi do thi công thổi bụi lớp móng cấp phối đá dăm. Vì vậy, Chủ đầu tư sẽ tăng cường công kiểm tra, giám sát, quan trắc môi trường và thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các ảnh hưởng bất lợi đến môi trường xung quanh khu vực thực hiện dự án.



V. Kết luận, kiến nghị:

Việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, rung động, chất thải rắn… nhìn chung đã được thực hiện rất tích cực, dần dần đi vào nề nếp, tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn chưa thật nghiêm túc. Vì vậy, hiệu quả áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí còn nhiều hạn chế, môi trường không khí xung quanh còn bị ảnh hưởng.

Để giảm thiểu đến mức thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trong quá trình xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cần thực hiện một số giải phap sau:

- Giải pháp về thu hồi bụi trong quá trình thổi bụi lớp móng cấp phối đá dăm.



   - Xây dựng quy chế kiểm tra giám sát các nhà thầu trong việc áp dụng và thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong thi công; Xây dựng các sổ tay kỹ thuật môi trường nhằm hỗ trợ kiến thức và nhận thức về công tác bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ pháp luật về môi trường cho cán bộ, công nhân tham gia xây dựng công trình đồng thời với tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý thức tham gia giao thông và vệ sinh môi trường của nhân dân khi tham gia giao thông.




tải về 82.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương