NguyễN ĐÌnh chiểu cuộc đời và sự nghiệp



tải về 0.53 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/49
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2023
Kích0.53 Mb.
#54592
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phần 2 (download tai tailieutuoi.com)
Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) Phần 1 (download tai tailieutuoi.com), Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (download tai tailieutuoi.com)


Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 
40
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 
1. Cuộc đời và sự nghiệp 
 
Trong 
tiến trình vận động của văn học Việt Nam giai đọan cuối thế kỷ 
XIX, Nguyễn Đình Chiểu giữ một vị trí rất quan trọng. Ông là nhà văn có 
ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của văn học dân tộc nói chung, văn 
học Nam bộ nói riêng. 
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 (Nhâm Ngọ) tại 
Gia Định. Tên chữ của ông là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ và Hối Trai.
Thân 
phụ của Nguyễn Đình Chiểu là Nguyễn Đình Huy, nguyên quán 
ở huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguyễn Đình Huy từng phục vụ 
dưới trướng Tả quân Lê Văn Duyệt trong nhiều năm; từ lúc tướng quân họ 
Lê còn làm quan ở kinh đô cũng như khi được điều vào làm Tổng trấn Gia 
Định. Sau khi Lê Văn Duyệt chết, vào thời điểm nổ ra cuộc bạo động chống 
lại triều đình do Lê Văn Khôi (vị con nuôi của quan Tổng trấn) cầm đầu vào 
năm 1833, Nguyễn Đình Huy sợ bị liên lụy phải bỏ cả gia đình chạy về kinh. 
Một thời gian sau đó, ông trở về Nam tìm cách đưa Nguyễn Đình Chiểu ra 
Huế và gửi nhờ gia đình một người quen.
Sau 
một thời gian khá dài nương náu ở Huế, năm 1840, Nguyễn Đình 
Chiểu quay về Gia Định sống với mẹ (bà Trương Thị Thiệt, vợ lẽ của 
Nguyễn Đình Huy) và dùi mài kinh sử chờ ngày thi. Khoa Kỷ Mão (1843), 
Nguyễn Đình Chiểu đậu Tú tài ở trường thi Gia Định. Năm đó ông mới 
ngoài hai mươi tuổi. Ba năm sau, ông ra Huế chờ dự kì thi Kỷ Dậu (1849), 
nhưng chưa kịp dự thi thì nhận được tin mẹ mất, phải trở về Nam để cư tang. 
Trên đường hồi Nam, ông ốm nặng, sau đó bị mù.
Trong 
khoảng thời gian từ 1853 - 1854, ông sống tại Gia Định cùng 
với vợ (bà Lê Thị Điền); mãi cho đến khi thành này thất thủ vào tay người 
Pháp thì ông về trú ngụ tại làng Thanh Ba, Cần Giuộc (nay thuộc tỉnh Long 
An). Kể từ 1862 trở đi, khi triều Nguyễn ký Hiệp ước cắt 3 tỉnh miền Đông 



tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương