KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)



tải về 6.12 Mb.
trang75/86
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích6.12 Mb.
#1452
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   ...   86

Trả lời: Tại công văn số 482/TANDTC-TKTH ngày 29/8/2014

Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử các loại vụ án, đảm bảo giải quyết các vụ án trong thời hạn theo quy định của pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng đã được đề cập trong nhiều nghị quyết, chỉ thị của Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao khi chỉ đạo hoạt động của toàn ngành trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao còn ban hành nhiều công văn nhắc nhở, đôn đốc, thành lập các đoàn kiểm tra việc chậm đưa vụ án ra xét xử ở một số Tòa án địa phương. Riêng đối với các vụ án tham nhũng, quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao là các Tòa án cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các ngành Công an, Viện kiểm sát và các cơ quan chức năng khác để khẩn trương phát hiện, điều tra, kiên quyết đưa ra truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các tội phạm về tham nhũng. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát cùng cấp chuyển sang phải phân công Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà, khẩn trương nghiên cứu hồ sơ và bố trí lịch xét xử để sớm đưa vụ án ra xét xử kịp thời. Cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước.

Quán triệt chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao, nhìn chung các vụ án về tham nhũng đã được các Tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử, đáp ứng yêu cầu đấu tranh đối với loại tội phạm này trong tình hình hiện nay.

- Năm 2010, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết 367 vụ/916 bị cáo (xét xử 259 vụ với 570 bị cáo) trong tổng số 398 vụ/1.047 bị cáo phạm các tội về tham nhũng đã thụ lý, đạt 92,2% số vụ/87,5% số bị cáo phải giải quyết;

- Năm 2011, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết 314 vụ/820 bị cáo (xét xử 220 vụ với 485 bị cáo) trong tổng số 338 vụ/902 bị cáo phạm các tội về tham nhũng đã thụ lý, đạt 93% số vụ/91% số bị cáo phải giải quyết;

- Năm 2012, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết 328 vụ/749 bị cáo (xét xử 245 vụ với 513 bị cáo) trong tổng số 351 vụ/804 bị cáo phạm các tội về tham nhũng đã thụ lý, đạt 93,4% số vụ/93,2% số bị cáo phải giải quyết;

- Năm 2013, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết 383 vụ/893 bị cáo (xét xử 281 vụ với 552 bị cáo) trong tổng số 418 vụ/1.019 bị cáo phạm các tội về tham nhũng đã thụ lý, đạt 92% số vụ/88% số bị cáo phải giải quyết;

- 6 tháng đầu năm 2014, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết 140 vụ/419 bị cáo (xét xử 101 vụ với 295) trong tổng số 219 vụ/654 bị cáo phạm các tội về tham nhũng đã thụ lý, đạt 64% số vụ/64,1% số bị cáo phải giải quyết.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, các vụ án về tham nhũng, chức vụ lớn, đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết và được Tòa án đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, được dư luận đồng tình. Điển hình như: vụ án Vũ Việt Hùng, nguyên giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh khu vực Đăk Lắk - Đắk Nông cùng các đồng phạm phạm tội “Nhận hối lộ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ở Đắk Nông, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như cùng các đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, vụ án Nguyễn Thanh Huyền - nguyên Phó tổng giám đốc Vifon cùng các đồng phạm phạm tội “Tham ô tài sản” và “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, vụ án Vũ Quốc Hảo - nguyên Tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng Công ty cho thuê tài chính ALCII cùng các đồng phạm phạm tội “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, vụ án Dương Chí Dũng cùng các đồng phạm phạm tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Quá trình giải quyết các vụ án, khi phát hiện căn cứ cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt hành vi phạm tội hoặc người phạm tội, Tòa án đã yêu cầu khởi tố vụ án hoặc khởi tố thêm bị can; đồng thời khi phát hiện có sự buông lỏng, sơ hở trong công tác quản lý là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, các Tòa án đã kiến nghị với các cơ quan có liên quan để khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý.

Tuy nhiên, các vụ án về tham nhũng là những vụ án rất phức tạp, thường có nhiều người tham gia và có sự cấu kết chặt chẽ với nhau, kẻ phạm tội thường là người có trình độ nên thủ đoạn phạm tội cũng rất tinh vi. Trong khi đó, nhận thức pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong một số trường hợp còn có sự khác nhau khi đánh giá chứng cứ và xác định tội danh nên trong nhiều trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương thường phải có văn bản trao đổi nghiệp vụ với cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên. Mặt khác, thực tiễn xét xử các tội phạm tham nhũng cho thấy, cũng xuất phát từ nhận thức pháp luật chưa thống nhất nên số lượng các trường hợp Tòa án phải trả hồ sơ để yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung đối với các vụ án này là khá nhiều (năm 2010, các Tòa án xét xử theo thủ tục sơ thẩm 262 vụ, với 577 bị cáo phạm tội về tham nhũng thì có 107 trường hợp phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; năm 2011, các Tòa án xét xử theo thủ tục sơ thẩm 220 vụ với 485 bị cáo phạm tội về tham nhũng thì có 89 trường hợp phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; năm 2012, các Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 245 vụ với 513 bị cáo phạm tội về tham nhũng thì có 76 trường hợp phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; năm 2013, các Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 281 vụ với 552 bị cáo phạm tội về tham nhũng thì có 101 trường hợp phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Trong 6 tháng đầu năm 2014, các Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 101 vụ với 295 bị cáo phạm tội về tham nhũng thì có 37 trường hợp phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung). Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp vụ án tham nhũng có nhiều bị cáo bị đưa ra xét xử nhưng có bị cáo vắng mặt tại phiên tòa với lý do là đau ốm không thể tham dự phiên tòa; các Tòa án đã tiến hành xác minh và thấy lý do vắng mặt của bị cáo là chính đáng nên đã hoãn phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Đây là những nguyên nhân dẫn tới việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án, đã gây dư luận chưa tốt của quần chúng nhân dân về việc các cơ quan tiến hành tố tụng cố tình kéo dài vụ án, ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân trong công tác chống tham nhũng.

Để khắc phục tình trạng chậm đưa các vụ án ra xét xử, trong thời gian tới Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục chỉ đạo Tòa án các cấp thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Trong công tác chỉ đạo điều hành, lãnh đạo các đơn vị cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức; nắm chắc tình hình, kết quả thực hiện công tác xét xử hàng tháng để có kế hoạch, giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử các loại vụ án; tiếp tục đổi mới các thủ tục hành chính tư pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc, đặc biệt trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án; khẩn trương tổ chức rà soát, thống kê chính xác số lượng các vụ án quá hạn luật định để tập trung cán bộ giải quyết dứt điểm các vụ án này; rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm các cán bộ, Thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác dẫn đến để các vụ án quá thời hạn xét xử theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các vụ án về tham nhũng.

- Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần chú trọng và làm tốt công tác điều động, biệt phái cán bộ, Thẩm phán để tăng cường công tác xét xử cho các Tòa án nhân dân cấp huyện có số lượng án tăng đột biến, nhưng số lượng cán bộ, Thẩm phán chưa đủ đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc.

Đối với việc nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác giải quyết các vụ án về tham nhũng, Tòa án nhân dân tối cao sẽ phối hợp với các cơ quan tư pháp trung ương tập trung làm tốt việc hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật liên quan tới các tội phạm về tham nhũng, nhằm tháo gỡ những vướng mắc mà các cơ quan tư pháp địa phương đang gặp phải trong quá trình giải quyết các vụ án này. Đồng thời chỉ đạo các Tòa án địa phương tăng cường sự phối hợp với các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án; bố trí các Thẩm phán có kinh nghiệm, năng lực tham gia giải quyết, xét xử các vụ án về tham nhũng; thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự về hoãn phiên tòa và Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT -VKSNDTC -BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 của liên ngành về hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

17. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Cử tri đề nghị nghiên cứu không áp dụng tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, gia đình có công,…trong các vụ án tham nhũng.

Trả lời: Tại công văn số 480/TANDTC-KHXX ngày 29/8/2014

Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm tham nhũng. Đối với một số quy định của Bộ luật hình sự vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể như phản ánh của cử tri, Tòa án nhân dân tối cao sẽ đề xuất và phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu xây dựng các thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự; đồng thời, kiến nghị với Bộ Tư pháp và Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự nhằm bảo đảm tính khả thi, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm.



18. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao cần tập trung chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp xử lý nghiêm minh, dứt điểm các vụ án tham nhũng, án oan, các vụ án lớn gần đây dư luận quan tâm.

Trả lời: Tại công văn số 485/TANDTC-TK ngày 29/8/2014

1. Về việc xử lý nghiêm minh, dứt điểm các vụ án tham nhũng, án oan, các vụ án lớn gần đây dư luận quan tâm

1.1. Về việc xử lý nghiêm minh, dứt điểm các vụ án tham nhũng

Trong công tác giải quyết, xét xử các vụ án về tham nhũng, quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao là các Tòa án cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các ngành Công an, Viện kiểm sát và các cơ quan chức năng khác để khẩn trương phát hiện, điều tra, kiên quyết đưa ra truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các tội phạm về tham nhũng. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát cùng cấp chuyển sang phải phân công Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà, khẩn trương nghiên cứu hồ sơ và bố trí lịch xét xử để sớm đưa vụ án ra xét xử kịp thời. Cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước.

Quán triệt chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao, nhìn chung các vụ án về tham nhũng đã được Tòa án các cấp khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử, đáp ứng yêu cầu đấu tranh đối với loại tội phạm này trong tình hình hiện nay. Số liệu các vụ án về tham nhũng qua các năm tại các Tòa án như sau:

- Năm 2010, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết 367 vụ/916 bị cáo (xét xử 259 vụ với 570 bị cáo) trong tổng số 398 vụ/1.047 bị cáo phạm các tội về tham nhũng đã thụ lý, đạt 92,2% số vụ/87,5% số bị cáo phải giải quyết;

- Năm 2011, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết 314 vụ/820 bị cáo (xét xử 220 vụ với 485 bị cáo) trong tổng số 338 vụ/902 bị cáo phạm các tội về tham nhũng đã thụ lý, đạt 93% số vụ/91% số bị cáo phải giải quyết;

- Năm 2012, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết 328 vụ/749 bị cáo (xét xử 245 vụ với 513 bị cáo) trong tổng số 351 vụ/804 bị cáo phạm các tội về tham nhũng đã thụ lý, đạt 93,4% số vụ/93,2% số bị cáo phải giải quyết;

- Năm 2013, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết 383 vụ/893 bị cáo (xét xử 281 vụ với 552 bị cáo) trong tổng số 418 vụ/1.019 bị cáo phạm các tội về tham nhũng đã thụ lý, đạt 92% số vụ/88% số bị cáo phải giải quyết;

- 6 tháng đầu năm 2014, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết 140 vụ/419 bị cáo (xét xử 101 vụ với 295) trong tổng số 219 vụ/654 bị cáo phạm các tội về tham nhũng đã thụ lý, đạt 64% số vụ/64,1% số bị cáo phải giải quyết.

Tuy nhiên, các vụ án về tham nhũng là những vụ án rất phức tạp, thường có nhiều người tham gia và có sự cấu kết chặt chẽ với nhau, kẻ phạm tội thường là người có trình độ nên thủ đoạn phạm tội cũng rất tinh vi. Trong khi đó, nhận thức pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng trong một số trường hợp còn có sự khác nhau khi đánh giá chứng cứ và xác định tội danh nên trong nhiều trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương thường phải có văn bản trao đổi nghiệp vụ với cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên. Mặt khác, thực tiễn xét xử các tội phạm tham nhũng cho thấy, cũng xuất phát từ nhận thức pháp luật chưa thống nhất nên số lượng các trường hợp Tòa án phải trả hồ sơ để yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung đối với các vụ án này là khá nhiều (năm 2012, các Tòa án xét xử theo thủ tục sơ thẩm 250 vụ, với 527 bị cáo phạm tội về tham nhũng thì có 77 trường hợp phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; năm 2013, các Tòa án xét xử theo thủ tục sơ thẩm 281 vụ, với 552 bị cáo phạm tội về tham nhũng thì có 101 trường hợp phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; trong 6 tháng đầu năm 2014, các Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 101 vụ với 295 bị cáo phạm tội về tham nhũng thì có 37 trường hợp phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung). Đây là những nguyên nhân dẫn tới việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây dư luận chưa tốt trong quần chúng nhân dân. Để khắc phục tình trạng trả hồ sơ yêu cầu điều tra nhiều lần giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung, trong đó có các vụ án về tham nhũng, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhằm tránh tình trạng kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

Để khắc phục tình trạng chậm đưa các vụ án ra xét xử, trong thời gian tới Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục chỉ đạo Tòa án các cấp thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Trong công tác chỉ đạo điều hành, lãnh đạo các đơn vị cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức; nắm chắc tình hình, kết quả thực hiện công tác xét xử hàng tháng để có kế hoạch, giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử các loại vụ án; tiếp tục đổi mới các thủ tục hành chính tư pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc, đặc biệt trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án; khẩn trương tổ chức rà soát, thống kê chính xác số lượng các vụ án quá hạn luật định để tập trung cán bộ giải quyết dứt điểm các vụ án này; rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm các cán bộ, Thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác dẫn đến để các vụ án quá thời hạn xét xử theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các vụ án về tham nhũng.

- Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần chú trọng và làm tốt công tác điều động, biệt phái cán bộ, Thẩm phán để tăng cường công tác xét xử cho các Tòa án nhân dân cấp huyện có số lượng án tăng đột biến, nhưng số lượng cán bộ, Thẩm phán chưa đủ đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc.

Riêng đối với việc nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vụ án về tham nhũng, Tòa án nhân dân tối cao sẽ phối hợp với các cơ quan tư pháp trung ương tập trung làm tốt việc hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật liên quan tới các tội phạm về tham nhũng, nhằm tháo gỡ những vướng mắc mà các cơ quan tư pháp địa phương đang gặp phải trong quá trình giải quyết các vụ án này; đồng thời, chỉ đạo các Tòa án địa phương tăng cường sự phối hợp với các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án; bố trí các Thẩm phán có kinh nghiệm, năng lực tham gia giải quyết, xét xử các vụ án về tham nhũng; thực hiện nghiêm các quy định của Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BC -TANDTC ngày 27/8/2010 của liên ngành về hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

1.2. Về việc xử lý nghiêm minh, dứt điểm các vụ án oan, các vụ án lớn gần đây được dư luận quan tâm

Năm 2013, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp đã thụ lý 85.765 vụ với 151.254 bị cáo, tăng 2.649 vụ với 4.286 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 84.086 vụ án với 147.068 bị cáo, tăng 2.443 vụ so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, việc xét xử các vụ án hình sự trong năm qua về cơ bản bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; hình phạt áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm.

Mặc dù trong năm 2013 Tòa án nhân dân các cấp không để xảy ra trường hợp nào kết án oan sai, một số vụ án oan hầu hết xảy ra từ những năm trước đây, đến nay mới được các cơ quan chức năng tiến hành xử lý. Đối với các trường hợp thuộc trách nhiệm phải bồi thường của Tòa án, thủ tục bồi thường đều được tiến hành theo đúng quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ này, Tòa án nhân dân tối cao đã phân công một đồng chí Phó Chánh án phụ trách việc theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện giải quyết yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường. Cá nhân để xảy ra oan sai phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Về việc rà soát lại vụ án hình sự có mức án từ chung thân đến tử hình, nhưng đến nay vẫn còn khiếu nại để xem xét, giải quyết, khắc phục án oan sai:

Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 69/2013/QH13 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII (sau đây gọi chung là Nghị quyết 69), có đề ra một số yêu cầu đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và công tác của các Tòa án trong thời gian tới, trong đó có nhiệm vụ thực hiện tốt công tác giám đốc, kiểm tra, rà soát các vụ án hình sự đã xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII có mức án phạt tù từ 20 năm, chung thân đến tử hình, có đơn kêu oan kéo dài nhằm phát hiện án oan, sai để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

Thực hiện yêu cầu Nghị quyết 69 đề ra, trong thời gian qua Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành rà soát, kiểm tra 31 trường hợp có đơn kêu oan, đặc biệt là các vụ án được xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình, đảm bảo việc xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội; đồng thời, không bỏ lọt tội phạm. Qua kiểm tra cho thấy, về cơ bản việc xét xử của Tòa án là đúng pháp luật, tuy nhiên vẫn còn 04 trường hợp phải kháng nghị để giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm do việc điều tra chưa đầy đủ. Hiện nay đang tiếp tục xem xét 55 trường hợp còn lại để báo cáo Quốc hội về vấn đề này tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII theo đúng yêu cầu Nghị quyết 69.

Đồng thời, hiện nay để phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 74/2013/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về Chương trình hoạt động giám sát năm 2015 và báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII về kết quả kiểm tra, rà soát các vụ án hình sự đã xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII có mức án phạt tù từ 20 năm, chung thân đến tử hình, có đơn kêu oan kéo dài, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đang khẩn trương tích cực xây dựng kế hoạch về việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 74/2013/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về Chương trình hoạt động giám sát năm 2015 trong hệ thống Tòa án nhân dân, nhằm các mục tiêu là: Rà soát đầy đủ, chính xác các trường hợp oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật; Đảm bảo việc nắm bắt đầy đủ các thông tin về tình hình thực hiện các quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực tố tụng hình sự; Việc tự rà soát, kiểm tra phải được tiến hành thận trọng, khách quan, qua đó xem xét một cách kịp thời, chính xác các trường hợp có đơn kêu oan, đảm bảo việc xét xử không làm oan người vô tội, đồng thời không để lọt tội phạm; Thông qua kết quả rà soát phải xác định được trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng để xảy ra các trường hợp oan, sai; rút ra được những nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc xét xử oan, sai; đồng thời đảm bảo thực hiện tốt các quy định của pháp luật liên quan tới việc giải quyết các yêu cầu bồi thường trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

Đối với những vụ án lớn được dư luận xã hội quan tâm, lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp đều phân công Thẩm phán giỏi, có kinh nghiệm, bản lĩnh nghề nghiệp tập trung nghiên cứu hồ sơ, giải quyết tốt vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự, khắc phục tình trạng xét xử oan sai, trong thời gian tới Toà án nhân dân tối cao sẽ tập trung làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và Hội thẩm nhân dân trong hệ thống Tòa án, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán; đẩy mạnh việc đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa theo hướng để bảo đảm bị cáo, đương sự, luật sư và những người tham gia tố tụng khác được quyền trình bày hết ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan, nhằm làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án. Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên Tòa, trên cơ sở xem xét một cách khách quan, toàn diện các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để đảm bảo giải quyết vụ án đúng pháp luật; đồng thời, chú trọng hơn tới công tác tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và rút kinh nghiệm công tác xét xử. Bên cạnh đó chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức Tòa án các cấp. Tăng cường kỷ luật công vụ; xác định rõ trách nhiệm của cá nhân Thẩm phán và Hội đồng xét xử đối với những sai sót do lỗi chủ quan. Những trường hợp Thẩm phán xét xử oan người không có tội hoặc bỏ lọt tội phạm thì phải kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ trách nhiệm của Thẩm phán, trường hợp do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do năng lực yếu kém thì phải bị miễn nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại chức danh Thẩm phán. Những Thẩm phán có bản án, quyết định bị huỷ hoặc sửa do sai lầm nghiêm trọng, cho bị cáo hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật thì phải bị kiểm điểm, đánh giá về năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu do lỗi chủ quan của Thẩm phán thì có thể bị chuyển sang làm công tác khác hoặc khi hết nhiệm kỳ, Chánh án tạm dừng không tái bổ nhiệm từ 6 tháng đến 01 năm để tiếp tục kiểm điểm, rút kinh nghiệm, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Tăng cường công tác giám đốc việc xét xử, kịp thời phát hiện để uốn nắn, rút kinh nghiệm trong toàn ngành về những sai sót trong hoạt động xét xử.



19. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị nghiên cứu sớm xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật Hội thẩm nhân dân, để đáp ứng yêu cầu hoạt động cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Trả lời: Tại công văn số 485/TANDTC-TK ngày 29/8/2014

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XIII và theo sự phân công của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao đã chủ trì xây dựng dự án Luật tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) và đã trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIII vừa qua. Việc xây dựng dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được tiến hành trên cơ sở nhất thể hóa Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002. Theo dự thảo Luật tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) thì các quy định về Hội thẩm đã được thể hiện bằng một chương riêng, trong đó quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm, về tiêu chuẩn Hội thẩm, thủ tục bầu, cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm Hội thẩm, về nhiệm kỳ... đối với Hội thẩm.



20. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri đề nghị xem xét sớm có hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng thống nhất về thời điểm tính án tù đối với phạm nhân bị kết án chung thân và phạm tội mới trong thời gian đang chấp hành án tại trại giam theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, vì hiện nay đang áp dụng không có sự thống nhất giữa các phạm nhân tại trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng).

Каталог: userfiles -> files -> TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
TAI%20LIEU%20KY%20HOP%20THU%208 -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)

tải về 6.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương