CHƯƠng 1 CƠ BẢn về ĐẠi số trừu tưỢNG



tải về 383.36 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích383.36 Kb.
#31019
  1   2   3   4   5   6   7
CHƯƠNG 1

CƠ BẢN VỀ ĐẠI SỐ TRỪU TƯỢNG
Các thuật toán mật mã thực hiện biến đổi tin tức dưới dạng các số hoặc các phần tử trong không gian hữu hạn. Khi đó các phép mã và giải mã, thực hiện biến đổi tin tức từ một dạng này sang một dạng khác cần phải có đặc tính đóng (closure property) trong không gian hữu hạn. Tuy nhiên các toán tử số học thông thường trên các số – phép cộng, trừ, nhân, chia – không có các đặc tính này. Vì lý do này, các thuật toán mật mã hoạt động trong không gian hữu hạn để biến đổi tin tức, như đã biết, không chỉ dẫn tới các toán tử số học thông thường. Mà chúng làm việc trong không gian có các cấu trúc đại số riêng biệt, để bảo đảm đặc tính đóng.

Trong chương này, sẽ khảo sát về đại số trừu tượng (abstract algebra), nó là một ngành toán học liên quan đến việc nghiên cứu các cấu trúc đại số như nhóm, vành, trường, hay các cấu trúc tổng quát khác và nó có vai trò quan trọng trong mật mã hiện đại.



    1. NHÓM
      1. Nhóm


Định nghĩa 1.1.1 (Nhóm)

Nhóm (G, °) là một tập hợp G cùng với một phép toán hai ngôi, ký hiệu ° (là một ánh xạ từ tập G × G G) thỏa mãn các tiên đề sau:

G1. Tính đóng: Nếu a, bG, thì a ° bG.

G2. Tính kết hợp: (a ° b) ° c = a ° (b ° c), với a, b, cG.

G3. Phần tử đơn vị (trung hòa): Trong G tồn tại một phần tử được gọi là phần tử đơn vị e sao cho với aG thì a ° e = e ° a = a.

G4. Phần tử nghịch đảo: Với mỗi phần tử aG tồn tại một phần tử a-1, gọi là phần tử nghịch đảo của a, sao cho: a-1 ° a = a ° a-1 = e.



Chú ý: toán tử ° là ký hiệu chung và có thể đại diện cho toán tử cộng, nhân hoặc các toán tử toán học khác.

Định lý 1.1.1: Với aG, a -1 ° a = e.

Chứng minh: Khai triển a -1 ° a, có:

  • a -1 ° a = a -1 ° a ° e (theo G3)

  • a -1 ° a ° e = a -1 ° a ° (a -1 ° (a -1) -1) (theo G4, a -1 có một nghịch đảo ký hiệu là (a -1) -1)

  • a -1 ° a ° (a -1 ° (a -1) -1) = a -1 ° (a ° a -1) ° (a -1) -1 = a -1 ° e ° (a -1) -1 (theo G2 và G4)

  • a -1 ° e ° (a -1) -1 = a -1 ° (a -1) -1 = e (theo G3 và G4)

a -1 ° a = e

Định lý 1.1.2: Với aG, e ° a = a.

Chứng minh: Khai triển e ° a, có:

  • e ° a = (a ° a -1) ° a (theo G4)

  • (a ° a -1) ° a = a ° (a -1 ° a) = a ° e (theo G2 và định lý 1.1.1)

  • a ° e = a (theo G3)

e ° a = a

Định lý 1.1.3: Với a, bG, tồn tại duy nhất xG sao cho a ° x = b.

Chứng minh: Chắc chắn, tồn tại ít nhất một phần tử x như vậy, chẳng hạn đặt x = a -1 ° b, thì xG (theo G1) và do đó:

  • a ° x = a ° (a -1 ° b) (thế x)

  • a ° (a -1 ° b) = (a ° a -1) ° b (theo G2).

  • (a ° a -1) ° b= e ° b = b (theo G3).

Như vậy x này luôn tồn tại và thỏa mãn a ° x = b.

Để chỉ ra tính duy nhất, nếu a ° x = b, thì:



  • x = e ° x

  • e ° x = (a -1 ° a) ° x

  • (a -1 ° a) ° x = a -1 ° (a ° x)

  • a -1 ° (a ° x) = a -1 ° b

x = a -1 ° b

Định lý 1.1.4: Phần tử đơn vị của một nhóm (G, °) là duy nhất.

Chứng minh: Giả sử G có hai phần tử đơn vị là ef. Vậy thì e ° f = e (theo G3), nhưng cũng có e ° f = f (theo định lý 1.1.2)  e = f. Như vậy, có thể nói phần tử đơn vị của (G, ° ) thay vì một phần tử đơn vị. Khi đề cập những nhóm khác nhau, sẽ thường ký hiệu eG cho phần tử đơn vị của nhóm (G, °).

Định lý 1.1.5: Phần tử nghịch đảo của mỗi phần tử thuộc (G, °) là duy nhất, hay với aG, a ° x = e nếu và chỉ nếu x = a -1.

Chứng minh: Giả sử một phần tử gG có hai phần tử nghịch đảo, hk. Thì h = h ° e = h ° (g ° k) = (h ° g) ° k = e ° k = k (các đẳng thức nhận được theo G3, G4, G2, định lý 1.1.1 và định lý 1.1.2, theo thứ tự). Như vậy, có thể nói phần tử nghịch đảo của một phần tử x, thay vì một phần tử nghịch đảo.

Định lý 1.1.6: Với a  (G, °), (a -1) -1 = a.

Chứng minh: Ta có a -1 ° a = e, đi đến kết luận dựa vào định lý 1.1.4.

Định lý 1.1.7: Với a, b (G, °), (a ° b)-1 = b -1 ° a -1.

Chứng minh: Ta có (a ° b) ° (b -1 ° a -1) = a ° (b ° b -1) ° a -1 = a ° e ° a -1 = a * a -1 = e, có kết luận dựa vào định lý 1.4.

Định lý 1.1.8: Với a, x, y  (G, °), nếu a ° x = a ° y, thì x = y và nếu x ° a = y ° a, thì x = y.

Chứng minh:

Nếu a ° x = a ° y thì:



  • a -1 ° (a ° x) = a -1 ° (a ° y)

  • (a -1 ° a) ° x = (a -1 ° a) ° y

  • e ° x = e ° y

x = y

Nếu x ° a = y ° a thì



  • (x ° a) ° a -1 = (y ° a) ° a -1

  • x ° (a ° a -1) = y ° (a ° a -1)

  • x ° e = y ° e

x = y

Ví dụ 1.1.1 (Nhóm)

  1. Tập số thực (R) là một nhóm dưới phép cộng (+):

a. Tổng của hai số thực bất kỳ là một số thực (tính đóng).

b. Với a, b, c R: (a + b) + c = a + (b + c) (tính kết hợp).

c. Với a R: a + 0 = a (0 là phần tử đơn vị).

d. Với a R: –a + a = 0 (tồn tại phần tử đối lập).



  1. Tập số thực khác không (R#) là một nhóm dưới phép nhân (*):

a. Tích của hai số thực luôn là một số thực (tính đóng).

b. Với a, b, cR: (a * b) * c = a * (b * c) (tính kết hợp).

c. Với a R: a * 1 = a (1 là phần tử đơn vị).

d. Với a R: a * a -1 = 1 (tồn tại phần tử đối lập).



  1. Tập Z5 = {0, 1, 2, 3, 4} là một nhóm theo phép cộng modulo 5. Vì theo bảng tính toán dưới đây, nó hoàn toàn thỏa mãn 4 tiên đề của nhóm.

    +

    0

    1

    2

    3

    4

    0

    0

    1

    2

    3

    4

    1

    1

    2

    3

    4

    0

    2

    2

    3

    4

    0

    1

    3

    3

    4

    0

    1

    2

    4

    4

    0

    1

    2

    3

  2. Tương tự có thể chứng minh rằng tập Zn = {0, 1, 2, 3, …, n – 1} là nhóm đối với phép cộng theo modulo n, ký hiệu .

Định nghĩa 1.1.2 (Nhóm hữu hạn và vô hạn)

Nhóm G gọi là hữu hạn nếu như tập G có số lượng phần tử hữu hạn, và trường hợp ngược lại gọi là vô hạn.



Định nghĩa 1.1.3 (Nhóm abel hay nhóm giao hoán)

Nhóm G gọi là giao hoán nếu như với a, bG thì a ° b = b ° a.

Nói cách khác, nhóm abel là nhóm giao hoán. Sau này sẽ không khảo sát các nhóm không giao hoán, vì vậy mọi nhóm đều là nhóm abel, cho nên thuật ngữ “abel” thường bỏ qua.

Ví dụ 1.1.2


  1. Tập hợp của các số nguyên Z là nhóm đối với toán tử (), tức là cặp (G, ) – là nhóm, ở đây e = 0 và a–1 = – a. Đây là nhóm cộng, vô hạn và abel. (Theo G4: a-1 + a = 0  a-1 = -a).

Tập hợp của các số hữu tỷ Q, tập hợp của các số thực R, tập hợp của các số phức C cũng là nhóm cộng và vô hạn, trong đó phần tử đơn vị và ngược được xác định theo cùng quy tắc.

  1. Các phần tử khác không của tập hợp Q , RC đối với phép nhân – là các nhóm, trong đó e = 1 và a–1 là phần tử nghịch đảo, được xác định theo quy tắc thông thường. Ký hiệu các nhóm này là (Q, * ), (R, *) và (C, *). Các nhóm này được gọi là các nhóm nhân và vô hạn.

  2. Đối với số nguyên bất kỳ n ≥ 1, tập hợp các số nguyên theo modulo n hình thành lên nhóm hữu hạn, bao gồm từ n phần tử. Phần tử đơn vị của nhóm này là số 0, đối với phần tử a bất kỳ sẽ thực hiện điều kiện a–1 = na. Nhóm này được ký hiệu là Zn và ký hiệu đầy đủ của nhóm này là (Zn,  (mod n)). (Theo G4: a-1 + a = 0 mod n  a–1 = na).

Định nghĩa 1.1.4 (Bậc của nhóm)

Số lượng phần tử của tập hữu hạn G được gọi là bậc của G, được kí hiệu là G.



      1. Каталог: files -> FileMonHoc
        FileMonHoc -> NGÂn hàng câu hỏi lập trình cơ BẢn nhóm câu hỏI 2 ĐIỂM
        FileMonHoc -> CHƯƠng 2 giới thiệu về LÝ thuyết số
        FileMonHoc -> CÁc hệ MẬt khoá CÔng khai kháC
        FileMonHoc -> BỘ MÔn duyệt chủ nhiệm Bộ môn
        FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
        FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Ngô Thành Long ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
        FileMonHoc -> Chủ nhiệm Bộ môn Phan Nguyên Hải ĐỀ CƯƠng chi tiết bài giảNG
        FileMonHoc -> Khoa: CÔng nghệ thông tin cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
        FileMonHoc -> MẬt mã khóA ĐỐi xứng lý thuyết cơ bản của Shannon
        FileMonHoc -> Khoa công nghệ thông tin bài giảng LẬp trình cơ BẢn biên soạn

        tải về 383.36 Kb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương